Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn tâm thần học (Trang 26 - 27)

a) Tự sát liên quan đến nhân tố tâm lý:

− Liên quan đến các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống: xung đột cá nhân (vợ chồng, gia đình...).

− Liên quan đến sự mất mát: người thân chết, tổn thất lớn về tài chính...

− Liên quan đến sự bế tắc trong cuộc sống và nghề nghiệp không có lối thoát.

− Liên quan đến danh dự cá nhân, gia đình, dòng tộc.

− Liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

− Cá nhân bất mãn hoặc yêu sách khi không đạt được, nảy sinh ý tưởng doạ tự sát và tự sát thật sự.

− Ở người không bị bệnh tâm thần: do quá nhục nhã, quá thất vọng, phạm tột quá lớn, do đau khổ vì quá nhiều bệnh…mà ẩn chứa trong đó sự sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, chán nản cao độ không lối thoát.

b) Tự sát liên quan đến bệnh cơ thể và tâm thần:

− Các bệnh cơ thể mạn tính: đái đường, bệnh gan, thận...

− Động kinh, CTSN, ung thư: tự sát xảy ra như cơn xung động cảm xúc.

− Các rối loạn tâm thần thường gặp:

+ Trạng thái trầm cảm nặng có loạn thần, thường kèm theo hoang tưởng bị tội. BN cho mình có phẩm chất xấu, có tội lớn không đáng sống nên phải chết mới giải thoát được.

+ Do hoang tưởng bị chi phối: thường có hoang tưởng bị chi phối, hoang tưởng bị hại kéo dài làm cho BN đau khổ quá mức.

+ Do ảo giác chi phối: thường có ảo thanh ra lệnh, hoặc mạt sát phê phán nghiêm khắc.

3. Xử trí:

(1) Nguyên tắc: để đề phòng mưu toan tự sát.

- Trong lâm sàng, hết sức chú ý phát hiện sớm hội chứng trầm cảm và theo dõi chặt chẽ. - Khi đã bắt đầu xuất hiện ý tưởng bị tội phải cho vào viện, tiến hành điều trị ngay, và

cho thi hành chế độ theo dõi ngày và đêm.

- Trong phòng riêng và trong người bệnh nhân không để 1 vật gì có thể dùng để tự sát (dây, vật nhọn, lưỡi dao, thuốc ngủ….). Tuy nhiên không thể lường trước tất cả các hình thức tự sát (cắn lưỡi, đâm đầu vào tường, gục đầu vào chậu nước, nhét ruột bánh mì đầy mồm và mũi). Vì vậy chủ yếu vẫn là điều trị tích cực và theo dõi sát sao.

(2) Điều trị:

Liệu pháp tâm lý: tìm hiểu và giải thích hợp lý cho BN nhận thức đúng, loại trừ ý tưởng,

hành vi tự sát. Hiệu quả tốt cho những trường hợp tự sát do căn nguyên tâm lý hoặc trầm cảm nặng.

Liệu pháp hoá dược: nhằm trực tiếp tác động vào các nhân tố, nguyên nhân gây tự sát.

Tự sát do trầm cảm nặng Tự sát do hoang tưởng, ảo giác

Amitriptylin 25 mg x 2 – 6 viên/ngày. Levomepromazin 25 mg x 2 – 6 viên/ngày

Haloperidol 5 mg x 1 – 4 viên/ngày. Amitriptylin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày

Hoặc: Remeron 30 mg x 1 – 2 viên/ngày. Ozapin 10 mg x 1 – 2 viên/ngày Levomepromazin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày Hoặc: Risperdal 2 mg x 2 – 4 viên/ngày Amitriptylin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày Levomepromazin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày − Liệu pháp sốc điện:

+ Phối hợp với liệu pháp tâm lý và liệu pháp hoá dược, có hiệu quả nhanh và chắc chắn.

+ CCĐ: tự sát có CTSN, bệnh cơ thể nặng (tim mạch, hô hấp, gan, thận....)

+ Liệu trình sốc: ngày 1 lần, đến khi BN hết ý tưởng tự sát. Trường hợp nặng, có thể sốc đúp trong một lần sốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn tâm thần học (Trang 26 - 27)