1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của nguyễn tuân

81 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 366,5 KB

Nội dung

Nếu đặt phóng sự Nguyễn Tuân bên cạnh các phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang…và xem xét đánh giá một cách công bằng, khách quan chúng ta sẽ thấy phóng sự của N

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Quan niệm về đề tài

Nguyễn Tuân là một nhà văn đa tài, ông thành công ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, phê bình văn học và đặc biệt thành công ở thể tuỳ bút Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về phóng sự của Nguyễn Tuân để thấy được vị trí, giá trị và những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Tuân ở mảng sáng tác này

Qua đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định phóng sự không tách rời mà thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân; khẳng định hai phóng sự của ông là những thiên phóng sự thực thụ xét trên phương diện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật Do chưa có công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên luận nào về phóng sự Nguyễn Tuân nên chúng tôi gặp không ít khó khăn khi thực hiện đề tài này Tác giả luận văn cũng không hy vọng trong khuôn khổ luận văn này có thể nói được thấu triệt những giá trị cũng như phát hiện được hết những sáng tạo độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân Rất mong thầy cô và các bạn đồng nghiệp cùng quan tâm để việc nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân ngày càng hoàn thiện hơn, trả lại đúng vị trí xứng đáng cho phóng sự của tác giả này

2 Lý do chọn đề tài

2.1 Vài nét về tiểu sử Nguyễn Tuân

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại phố Hàng Bạc- Hà Nội Quê ông ở làng Mọc, xã Nhân Mục nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội Thân sinh ông là cụ Nguyễn An Lan, thường gọi là cụ Tú Lan - một nhà nho tài hoa bất đắc chí và có ảnh hưởng lớn đến cá tính Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân học hết bậc thành chung (tương đương phổ thông cơ sở) thì bị đuổi học vì tham gia bãi khoá phản đối một số giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam, lúc đó là vào năm

Trang 2

1929 Sau đó ông cùng mấy người bạn quá cảnh sang Thái Lan thì bị bắt đưa về Hà Nội rồi bị tù giam ở Thanh Hoá (năm 1930) Năm

1941 ông lại bị bắt và quản thúc ở trại tập trung Vụ Bản - Nho Quan

- Ninh Bình vì có quan hệ với một số phần tử chính trị chống đối chính quyền thực dân Pháp

Ông bắt đầu viết báo, viết văn từ những năm 1930, 1931 nhưng

mãi đến khoảng 1938, 1939 mới thành danh với tập tuỳ bút Một

chuyến đi và tập truyện ngắn Vang bóng một thời Sáng tác của

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài chính: giang hồ xê dịch (còn gọi là chủ nghĩa xê dịch) - đi không mục đích, đi để thay đổi thực đơn cho giác quan; vang bóng một thời - dựng lại những vẻ đẹp thời phong kiến xưa mà giờ chỉ còn vang bóng; đời sống trụy lạc - rượu, thuốc phiện, ả đào

Sau Cách mạng tháng Tám, vốn có tinh thần yêu nước thiết tha, Nguyễn Tuân hăng hái tuyên bố “lột xác” và tham gia tích cực vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như công cuộc kiến thiết đất nước Ông đi nhiều, viết nhiều, ca ngợi vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam trong xây dựng và chiến đấu

Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà Nhà văn Nguyễn Minh Châu coi ông là một cái định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ Ông cũng là tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc và đầy khổ hạnh Ông sáng tác không ngừng nghỉ cho đến khi qua đời - ngày 28 tháng 7 năm 1987

Ông xứng đáng được coi là một cây bút lớn, một nhà văn hoá lớn

và được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt I (năm 1996)

2.2 Lý do chọn đề tài

Trong số nhà văn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp Sự nghiệp sáng tác của ông đa dạng về thể

Trang 3

loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí, phóng sự…) và không thuần nhất về quan điểm nghệ thuật Giới nghiên cứu văn học, cho đến nay, chưa chú ý đến phóng sự của Nguyễn Tuân mà chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết của tác giả này Như thế không có nghĩa là phóng sự của ông kém cỏi về chất lượng nội dung hay nghệ thuật Mảng phóng sự vẫn nằm trong sự thống nhất với phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân Nếu có chăng chỉ là số lượng phóng sự của ông quá ít ỏi, vả lại đặt phóng sự bên các tác phẩm nổi tiếng khác của ông như tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết thì nó bị chìm đi Nếu đặt phóng sự Nguyễn Tuân bên cạnh các phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang…

và xem xét đánh giá một cách công bằng, khách quan chúng ta sẽ thấy phóng sự của Nguyễn Tuân không thua kém về nội dung xã hội cũng như chất lượng nghệ thuật, nếu như không muốn nói là ông có những đóng góp không thể phủ nhận cho thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 Đó chính là vấn đề mà chúng tôi, qua đề tài này, muốn làm rõ để chúng ta có cái nhìn đầy đủ và công bằng hơn về sự nghiệp của Nguyễn Tuân

Với những lý do trên, chúng tôi cho rằng nghiên cứu về phóng

sự của Nguyễn Tuân có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không nhỏ:

* Ý nghĩa khoa học:

Nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân góp phần soi sáng, bổ sung thêm một bộ phận không thể bỏ qua trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Tuân, đồng thời giúp hiểu rõ thêm quan điểm và phong cách nghệ thuật của ông Đây là một nhà văn thống nhất về phong cách nhưng quan điểm nghệ thuật thì rất phức tạp Vả lại, việc nghiên cứu này còn góp phần nhất định vào việc nghiên cứu, đánh giá thành tựu phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói riêng và lịch sử phát triển thể loại phóng sự nói chung ở Việt Nam Sở dĩ nói như vậy là vì, trong chừng mực nào đó, Nguyễn Tuân đã mở rộng phạm vi phản ánh cho phóng

Trang 4

sự, đem đến những khả năng và phương thức phản ánh mới mẻ, độc đáo cho thể loại này Phóng sự của Nguyễn Tuân cho chúng ta thấy phóng sự không chỉ bó hẹp ở việc phản ánh những hiện thực nhỡn tiền

mà còn phản ánh một cách hấp dẫn những bi kịch trong thế giới tinh thần con người; thể loại này vốn đòi hỏi tôn trọng hiện thực khách quan song dưới ngòi bút Nguyễn Tuân cái Tôi chủ quan của người nghệ sĩ vẫn không hề bị yếu tố khách quan lấn lướt…

* Ý nghĩa thực tiễn:

Từ góc độ thực tiễn, nghiên cứu phóng sự của Nguyễn Tuân giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy Nguyễn Tuân ngày càng toàn diện hơn Chúng ta thấy được sự phong phú về mặt thể loại cũng như đa dạng về phong cách nghệ thuật cùng những khía cạnh tư tưởng của một người nghệ sĩ tài hoa và đầy cá tính Nguyễn Tuân Đồng thời qua nghiên cứu phóng sự của ông, chúng ta sẽ thấy được nội dung xã hội độc đáo cùng phong cách riêng của những phóng sự này Về đại thể,

có thể nói đây là những phóng sự về bi kịch tinh thần của xã hội giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 mang đậm chất chủ quan cá nhân của cái Tôi tác giả Chúng ta có thể thấy phần nào hiện thực xã hội thực dân phong kiến cùng nhỡn quan tinh thần, nhỡn quan xã hội của nhà văn này

3 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn, sự nghiệp văn chương của ông được rất nhiều các nhà nghiên cứu văn học quan tâm nghiên cứu Trước tiên phải kể đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, người đã dày công nghiên cứu về Nguyễn Tuân một cách khá toàn diện và sâu sắc Ông cung cấp cho độc giả một cái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân

từ thân thế, sự nghiệp đến quan điểm nghệ thuật, phong cách ngôn từ

và thể loại… Tiếp đến là các giáo sư Phan Cự Đệ, Phong Lê, Trương Chính… mỗi người đều có những hướng nghiên cứu riêng và có giá trị khoa học cũng như giá trị thực tiễn sâu sắc Tuy nhiên, cho đến nay,

Trang 5

vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về phóng sự Nguyễn Tuân Có chăng chỉ là những nhận xét khái quát, những đánh giá về mặt nào đó trong các công trình nghiên cứu của một vài học giả, chưa đủ để làm nổi bật các đặc điểm phóng sự của Nguyễn Tuân cũng như chưa làm nổi bật được những đóng góp của ông ở lĩnh vực này Qua khảo sát, chúng tôi thấy phóng sự Nguyễn Tuân được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Ngọc Phan, Hà Văn Đức…xin dẫn ra đây một số nhận xét

về phóng sự Nguyễn Tuân của các học giả này:

Vũ Ngọc Phan: “Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc (Mai

Lĩnh- Hà Nội, 1941) chỉ là một thiên phóng sự về thuốc phiện, chia

làm hai quyển, mà đáng lý phải mang chung một nhan đề: Ngọn đèn

dầu lạc.

Đây là tâm trạng, là tình cảnh những người dưới quyền lực Nàng

Tiên Nâu Nào họp nhau để nói xấu người vắng mặt (Ngọn đèn dầu

lạc, tr.29), nào tính ích kỷ phô bày một cách thản nhiên giữa một chỗ

cực kỳ bẩn thỉu (Ngọn đèn dầu lạc, tr.51), nào sự dối trá, xa lánh đối với cả những người rất thân (Tàn đèn dầu lạc, tr.12), nào những cái vui buồn không chừng, phút đến rồi phút đi (Tàn đèn dầu lạc, tr.45 và

46), rồi là những cách bòn rút của kẻ đã nương nhờ cửa Phật mà vẫn không dứt tình được với ả phù dung Đó là tất cả những tâm trạng và cảnh huống gây nên bởi ả phiền

Nguyễn Tuân viết thiên phóng sự này khá tài tình, nhưng cái giọng khinh bạc vẫn là cái giọng bao hàm cả mọi việc; người đọc thấy

rõ ở đó sự linh hoạt, khác hẳn những thiên tuỳ bút lê thê của ông”

(Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại, tập I, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà nội, 1989)

Tác giả Hà Văn Đức cho rằng: “Hai thiên phóng sự Ngọn đèn

dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc viết về tình cảnh và tâm trạng của những

người nghiện thuốc phiện Tác giả đã lý giải những hành vi tâm địa

Trang 6

thấp hèn như nói xấu nhau, dối trá lừa lọc nhau, ích kỷ đến độ trắng trợn của những kẻ nghiện hút Nguyễn Tuân miêu tả những cảnh huống và tâm trạng ấy một cách sinh động, với giọng văn tài hoa và khinh bạc vốn có của mình.”

(Trích từ chương XXII - Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb

Giáo dục, 1997)

Phóng sự cũng nằm trong mảng đề tài về đời sống trụy lạc của Nguyễn Tuân, xin dẫn ra đây nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh về đề tài trụy lạc trong sáng tác Nguyễn Tuân, để trên cơ sở ấy chúng ta có thêm căn cứ để đánh giá phóng sự của ông: “Viết về đề tài truỵ lạc, thực ra không chỉ có Nguyễn Tuân Nhưng Nguyễn Tuân viết không giống một cây bút nào khác Dĩ nhiên ông không viết như những nhà văn hiện thực phê phán mô tả trụy lạc như là một tệ nạn xã hội Nhưng ông cũng không viết như những cây bút tự nhiên chủ nghĩa, mượn cớ tả thực để gợi trí tò mò tục tĩu Đồng thời cũng không thi vị hoá thuốc phiện, gái điếm như nhiều cây bút lãng mạn khác.[…] Điều Nguyễn Tuân muốn nói (LTT) không phải là bản thân sự trụy lạc

mà là tâm trạng khủng hoảng cực độ của một thanh niên trí thức bất mãn với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của nó nhưng tự biết không sao thoát được, do không có lý tưởng cũng có, nhưng trước hết

là do yếu hèn, bất lực Anh ta lao vào hành lạc để tiêu sầu, lấy cái ồn

ào của truy hoan để khuấy động một cách giả tạo những ngày tháng trống rỗng của mình.”

(Nguyễn Đăng Mạnh - Những bài giảng về tác gia văn học Việt

Nam hiện đại- Nxb Đại học Sư phạm, 2005)

Nhìn chung đó là những nhận xét đánh giá khái quát xác đáng về mặt này, mặt kia, song chưa đủ để làm nổi bật hết các khía cạnh giá trị của phóng sự Nguyễn Tuân Thực trạng này không phải là do chất lượng phóng sự của Nguyễn Tuân kém cỏi mà có lẽ là vì phóng sự bị chìm đi bên các tác phẩm nổi tiếng khác của ông Đồng thời, một phần

Trang 7

là do quan điểm nhìn nhận văn học thời kỳ trước đây nặng về chủ nghĩa đề tài nên chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức tới mảng sáng tác này của ông.

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai tập phóng sự duy nhất trong

sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân được sáng tác trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945, đó là:

+ Ngọn đèn dầu lạc, Nxb Mai Lĩnh, 1939 Tập phóng sự này

bỏ, có khi cắt bỏ cả một trang, thậm chí cả chương sách)

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp phân loại - thống kê, phương pháp tiếp cận hệ thống… Nhưng phương pháp chủ yếu của luận văn này là so sánh văn học So sánh phóng sự của Nguyễn Tuân với một số phóng sự của các tác giả khác cùng thời (Ngô Tất Tố, Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng…) nhằm khẳng định giá trị không thua kém cùng những sáng tạo độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của luận văn gồm ba chương:

Trang 8

- Chương 1: Phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của

Nguyễn Tuân

* Nguyễn Tuân bắt đầu nghề viết với tư cách một nhà báo

* Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực

* Phóng sự không nằm ngoài đề tài đời sống truỵ lạc của Nguyễn Tuân

- Chương 2: Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc - những thiên

phóng sự thực thụ

* Phóng sự của Nguyễn Tuân phản ánh một tệ nạn xã hội nhức nhối - nạn thuốc phiện

* Tư liệu phóng sự của Nguyễn Tuân phong phú, xác thực

* Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự Nguyễn Tuân

- Chương 3 : Nét riêng của phóng sự Nguyễn Tuân.

* Phóng sự Nguyễn Tuân thể hiện sự uyên bác hơn đời

* Phát hiện mới về nhân vật “ vang bóng một thời”

* Cảm giác dữ dội, thú vị trong phóng sự Nguyễn Tuân

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 PHÓNG SỰ THỐNG NHẤT TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

CỦA NGUYỄN TUÂN

Phóng sự của Nguyễn Tuân tuy số lượng ít ỏi nhưng nó không hề tách rời hay lạc lõng, mà thống nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như phong cách nghệ thuật của ông Hoạt động nghệ thuật của Nguyễn Tuân rất phong phú và đa dạng Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng với những thiên tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết đặc sắc mà còn là diễn viên kịch, diễn viên điện ảnh và đặc biệt, ông còn là một nhà báo với những thiên phóng sự độc đáo không thua kém gì phóng

sự của các nhà phóng sự nổi tiếng cùng thời như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Tam Lang…Có thể nói hai phóng sự

Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941) của Nguyễn

Tuân là những đóng góp không thể phủ nhận hay lãng quên của Nguyễn Tuân cho thể loại phóng sự ở Việt Nam giai đoạn 1930-

1945 Sở dĩ nói phóng sự thống nhất trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân bởi vì Nguyễn Tuân bắt đầu bước vào nghề viết với tư cách một nhà báo mà “phóng sự là đứa con đầu của nghề báo” (Vũ Ngọc Phan) Thứ đến là đề tài mà phóng sự của ông đề cập không nằm ngoài đề tài trụy lạc - một trong ba đề tài lớn của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám 1945 Đồng thời phóng sự cũng không nằm ngoài cảm hứng hiện thực (Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực, điều này sẽ được nói rõ ở phần sau) cũng như phong cách nghệ thuật của ông Những điều này càng khẳng định việc nghiên cứu phóng sự của tác giả này là cần thiết, qua đó, có cái nhìn đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác, tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Trang 10

1 Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp viết văn với tư cách một nhà báo

Nguyễn Tuân bắt đầu vào nghề viết từ khoảng đầu những năm

ba mươi của thế kỷ XX, sau khi ra tù, với tư cách một nhà báo Ông

vừa soạn những bản tin ngắn cho tờ Trung Bắc tân văn vừa gửi đăng một số bài thơ, truyện ngắn, phóng sự trên các báo Đông Tây, An Nam

tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy …với các bút danh : Ngột Lôi Quật, Thanh

Hà, Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Tuân, Nguyễn Tuân, Tuấn Thừa Sắc v.v…Ông bắt đầu sống với ngòi bút từ năm 1937 và được độc giả chú

ý khi tập du ký Một chuyến đi được đăng báo năm 1938 ( xuất bản thành sách năm 1941) Hai phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn

đèn dầu lạc (1941) là những sáng tác có giá trị của Nguyễn Tuân ở

quãng đời làm báo của mình Về sau, vì nhiều lí do, ông không viết phóng sự nữa, chuyển hẳn sang sáng tác văn học và đặc biệt thành công ở thể tuỳ bút- một thể loại rất gần gũi với phóng sự

Vậy tại sao hai phóng sự chỉ xuất hiện đột xuất trong hành trình sáng tác của ông, sau đó, Nguyễn Tuân không viết phóng sự nữa? Hãy bắt đầu từ việc so sánh tỉ lệ phóng sự trong hành trình sáng tác và danh mục tác phẩm của ông để tìm lời giải đáp

* Giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945:

- Một vụ bắt rượu lậu (truyện ngắn), Đông Dương tạp chí, số 29,

ngày 27- 11- 1937

- Một chuyến đi (du ký), đăng báo năm 1938, Tân Dân, Hà Nội xuất

bản thành sách năm 1941

- Vang bóng một thời ( tập truyện ngắn), đăng báo năm 1939, Tân

Dân, Hà Nội xuất bản thành sách năm 1940

- Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1939.

- Thiếu quê hương (tiểu thuyết), đăng báo năm 1940, Anh Hoa, Hà

Nội, xuất bản năm 1943

- Xác ngọc lam (truyện ngắn), Tạp chí Thanh Nghị, 1943.

Trang 11

- Tàn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941.

- Chiếc lư đồng mắt cua (tuỳ bút), Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941.

- Tuỳ bút I, Cộng sự, Hà Nội, 1941.

- Tuỳ bút II, Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943.

- Tóc chị Hoài (tuỳ bút), Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943.

- Những đứa con hoang, Giai phẩm, Nxb Đời nay, Hà Nội, 1943.

- Vô đề (sau đổi là Lột xác - truyện), Tạp chí Văn mới, 1945.

- Nguyễn (tập truyện), Thời đại, Hà Nội, 1945.

* Giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945:

- Chùa Đàn (truyện), Quốc văn, Hà Nội, 1945.

- Đường vui (tuỳ bút), Hội văn nghệ Việt Nam, 1949.

- Tình chiến dịch ( 1950).

- Thắng càn (truyện), Văn nghệ, 1953.

- Chú Giao làng Seo (sách Kim Đồng), 1953.

- Bút ký đi thăm Trung Hoa , Văn nghệ, Hà Nội, 1955.

- Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình, Văn nghệ ( tập I, 1955; tập II,

1956)

- Truyện một cái thuyền đất (sách Kim Đồng), 1958

- Sông Đà (tập tuỳ bút), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960.

- Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (bút kí), Hội văn nghệ, Hà Nội, 1972.

- Ký, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976.

- Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập), Nxb Văn học, Hà Nội, 1981.

- Chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986.

- Cảnh sắc và hương vị đất nước (tuỳ bút), Nxb Tác phẩm mới, Hà

Nội, 1986

Trang 12

- Nguyễn Tuân toàn tập (2000).

(Thư mục tác phẩm này được chúng tôi tham khảo trong cuốn:

Tôn Thảo Miên (tuyển chọn và giới thiệu)- Nguyễn Tuân- về tác gia

và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2003, tr.31,32; Cuốn: Nguyễn Đăng Mạnh

- Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học

Sư phạm, 2005, tr.251)

Nếu nhìn vào hành trình sáng tác và danh mục tác phẩm của Nguyễn Tuân, chúng ta thấy cả hai phóng sự của ông đều thuộc giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945 và chiếm tỉ lệ rất ít ỏi Chúng ta đều biết phóng sự không xa lạ với nghề báo Có thể nói, bằng báo chí, phóng sự tìm được con đường nhanh nhất để đến với công chúng và tạo được dư luận rộng rãi, kịp thời mà không phải loại hình nào cũng có được Báo chí đáp ứng được một trong những yêu cầu có tính đặc trưng của phóng sự- một thể loại phản ánh cuộc sống với yêu cầu hàng đầu là tính thời sự trực tiếp và đáp ứng một vấn đề cấp bách nào đó mà xã hội đang quan tâm Sở dĩ sau hai phóng sự này, Nguyễn Tuân không viết phóng sự nữa có lẽ là vì ông nhận thấy “những sản phẩm về tinh thần mà căn cứ hẳn vào thời sự, nếu không thành đoảng

vị thì là nhạt thếch, một khi nó không còn ở địa hạt thời sự nữa Có ai nhắc tới một bài báo rất hay của hôm qua, hôm kia hoặc là năm vừa rồi

đâu Ấy, xưa nay những cái gì nảy mầm bén rễ trên thời thượng của

một thời khắc đều có những số mệnh yểu như thế.” (chương I - TĐDL) Ông chiêm nghiệm về số phận của một bài báo: “Nội tác phẩm trong nghề cầm bút, bạc nhất có nhẽ là những bài báo Có hay tám vạn nghìn tư, qua tới ngày hôm sau chứ đừng nói chi đến năm sau

là đã trở nên vô vị rồi Ai nhắc tới làm gì.” (chương I - TĐDL) Mà như chúng ta đã biết hầu hết các phóng sự lúc bấy giờ đều đến với độc giả thông qua các trang báo Có lẽ vì thế mà Nguyễn Tuân quay ra nghề viết văn Bởi ông quan niệm: “Tôi muốn quay ra nghề viết văn Thời gian có bao giờ làm già và chết được một cuốn tiểu thuyết hoặc

Trang 13

một vở kịch đâu, nếu truyện và kịch có một giá trị văn chương.” (chương I - TĐDL) Thực ra đấy cũng là khát vọng của những người nghệ sĩ chân chính, muốn khẳng định mình bằng những tác phẩm nghệ thuật có giá trị để đời, vượt thời gian Đây cũng là một khía cạnh tư tưởng đáng trân trọng của Nguyễn Tuân, cho thấy cái cốt cách nghệ sĩ chân chính của ông, nhất là trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ Mặt khác, một trong những nguyên tắc phản ánh của phóng sự là phải tôn trọng sự thật khách quan, hư cấu và tưởng tượng không phải là thế mạnh của thể loại này, trong khi, phong cách của Nguyễn Tuân là cái tôi chủ quan luôn đậm nét và cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lãng mạn chi phối hầu hết các trang viết của ông Một lý do nữa là sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân tự nguyện đi theo cách mạng Cuộc sống cách mạng tuy gian khổ nhưng Nguyễn được làm công dân một nước độc lập tự do, được giải phóng khỏi cái ngột ngạt tù túng cùng những câu thúc của chế độ cũ trước đây Ông làm lành với xã hội, hoà mình vào cuộc sống của nhân dân Có lẽ vì thế mà cảm hứng hiện thực phê phán trước đây được thay thế bằng cảm hứng lãng mạn Ông tập trung ngòi bút của mình cho việc ca ngợi nhân dân, ca ngợi cách mạng trong công cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc Phải chăng đó là những lý do mà sau hai phóng sự này, Nguyễn Tuân không viết phóng sự nữa chăng?

2 Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực

Sở dĩ phải nói điều này bởi vì hai phóng sự của Nguyễn Tuân đề cập đến một hiện thực rất nhỡn tiền ở xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945- đó là nạn thuốc phiện Đồng thời, ông đã sử dụng bút pháp hiện thực làm chủ đạo khá thành công trong hai tác phẩm này Nói chung, mọi người đều biết đến Nguyễn Tuân với tư cách một nhà văn lãng mạn với cá tính sáng tạo đặc sắc và độc đáo qua

những tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), tiểu thuyết Thiếu

quê hương (1943)… Song thực tế, ông đã từng là nhà văn sáng tác theo

Trang 14

bút pháp hiện thực Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có những phát hiện thú vị: “Vào khoảng 1937 và đầu 1938, người ta thấy xuất hiện trên tờ

Đông Dương tạp chí (do Nguyễn Giang tái bản) một loạt truyện ngắn

của Nguyễn Tuân viết theo lối hiện thực trào phúng kiểu “xã hội ba đào ký” của Nguyễn Công Hoan Một điều thú vị là trong số truyện

ngắn này, có những nhân vật ưa thích của Nguyễn Tuân trong Vang

bóng một thời sau này (những ông Tú, ông Ấm, ông Khoá…) bị đem

ra chế riễu (Đánh mất ví; Đông phương là Đông phương, Tây phương

là Tây phương …) Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Tuân nói chung, thoải mái, hồn nhiên, đôi khi rất gần với tiếng cười dân gian

(Một vụ bắt rượu lậu , Mười năm trời mới gặp cố nhân ) Có những truyện không có ý nghĩa gì sâu sắc lắm, nhưng cũng có nhiều truyện, xét về nội dung hiện thực và tính chiến đấu, không thua kém gì những truyện ngắn hay tiểu phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố thời

kỳ Mặt trận Dân chủ (Một vụ bắt rượu lậu, Thời sự) Thời sự phê phán bọn làm báo xỏ xiên, bịp bợm Một vụ bắt rượu lậu đả kích vào bản

chất tàn ác và thói nhũng nhiễu đục khoét dân đen của bọn Tây Đoan

và bọn quan lại ngày trước Những truyện ngắn trên không nói gì nhiều lắm về tài năng Nguyễn Tuân, nhưng giúp người đọc hiểu được một mặt của tư tưởng nghệ thuật của ông: ông sẽ không đi tiếp con đường của chủ nghĩa hiện thực phê phán nữa, nhưng cái nhìn hiện thực

về mặt xã hội với tinh thần phê phán, sau này vẫn thể hiện trong nhiều tác phẩm của ông dù viết theo xu hướng cảm hứng nào” (Nguyễn

Đăng Mạnh - Những bài giảng văn về tác gia văn học Việt Nam hiện

đại, Nxb Đại học Sư phạm, 2005, tr.263) Hai phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941) cũng không nằm ngoài mạch

cảm hứng này của Nguyễn Tuân Bằng vốn sống và sự trải nghiệm của chính bản thân mình những ngày “phóng túng hình hài”, “tự thiêu diệt” mình gần mười năm trong khói thuốc phiện, Nguyễn Tuân đã phơi bày chân thực và sống động nạn thuốc phiện đã trở nên nhức nhối trong xã hội lúc bấy giờ Thế giới nghiện hiện lên đông đúc với đủ mọi

Trang 15

loại người, thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau Chân dung các nhân vật cũng như đời sống tinh thần của họ, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân hiện lên hết sức sinh động Nói chung, nghiên cứu phóng sự của ông, chúng ta nhận thấy tuy chỉ viết hai tập phóng sự với dung lượng không nhiều, khoảng gần hai trăm trang sách, nhưng với những sáng tạo độc đáo cả trên phương diện nội dung cũng như phương thức phản ánh, Nguyễn Tuân đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 Chính vì vậy càng không thể bỏ qua những phóng sự của Nguyễn Tuân khi nghiên cứu về nhà văn này.

3 Phóng sự của Nguyễn Tuân không nằm ngoài đề tài đời sống trụy lạc - một trong ba đề tài lớn của ông trước Cách mạng tháng Tám 1945

Nói phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Tuân, trước hết, là vì đề tài mà phóng sự Nguyễn Tuân đề cập thuộc một trong ba đề tài lớn của ông trước Cách mạng tháng Tám 1945 Đó là

đề tài đời sống trụy lạc Trước Cách mạng tháng Tám 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân tập trung vào ba đề tài chính: giang hồ xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống trụy lạc

Đề tài giang hồ xê dịch in đậm dấu ấn trong một loạt tác phẩm:

Một chuyến đi (1938), Tuỳ bút I (1941), Tuỳ bút II (1943), Thiếu quê hương (1943)… Nguyễn Tuân thể hiện đề tài này như là một phản ứng

trước sự câu thúc, gò bó trong cuộc sống cũng như trong văn chương lúc bấy giờ Con người có tâm hồn lãng mạn, phóng túng, tự do ấy lao vào giang hồ xê dịch để “thay thực đơn cho giác quan” - ông chủ trương “lấy sự hoàn toàn phát triển giác quan của mình làm lẽ chính cuộc sống” Ông nâng chủ nghĩa xê dịch lên thành một triết lý sống Với Nguyễn Tuân, đi là “hình thức tốt đẹp nhất của sự thoát ly”, thoát

ly khỏi cái tủn mủn, ngột ngạt của cuộc sống hàng ngày Quan niệm ấy phảng phất triết lý “hành động để hành động”, hành động cũng là một

Trang 16

cách thoát ly của Andre Gide Nhưng “xê dịch” mãi cũng mệt mỏi chán chường, có lúc ông đã phủ nhận chính cái thuyết lý xê dịch của mình: “Không bao giờ người ta có thể nâng sự xê dịch lên đến thành một lý tưởng được” Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “Xét cho cùng thì chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân là một hình thức thoát ly vào không gian, là một cách phản ứng lại cái môi trường xã hội, tù đọng, trì trệ, buồn tẻ, một cách phủ nhận thực tế xã hội thực dân nô lệ tủi nhục, khiến người dân mất nước sống giữa quê hương mà vẫn thấy xa

lạ, vẫn cảm thấy “ thiếu quê hương”

Đề tài vẻ đẹp vang bóng một thời cũng là một trong những thành công lớn của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945 Thất vọng trước cuộc sống hiện tại, Nguyễn tìm về với những cái đẹp của quá khứ mà giờ chỉ còn “vang bóng” với hi vọng tìm lại hơi ấm, niềm tin cho cuộc sống hiện tại đang buồn tẻ, tù đọng, trì trệ, tối tăm Bởi ông quan niệm xã hội hiện đại với mối quan hệ kiểu con buôn, tiền trao cháo múc, không có chỗ cho Cái Đẹp tồn tại, thậm chí, nó giết

chết Cái Đẹp Tiêu biểu cho đề tài này là Tuỳ bút I (1941), Tuỳ bút II (1943) và đậm nét hơn cả là tập truyện ngắn Vang bóng một thời

(1940) Ở đó, Nguyễn Tuân làm sống lại những nét đẹp xưa của thời phong kiến với những ông Nghè, ông Cử, ông Tú, ông Ấm … cùng lối sống nhàn tản và những thú chơi phong lưu, cầu kì Sẽ rất nhầm nếu cho rằng Nguyễn Tuân là người đi theo chủ nghĩa phục cổ Quay về với quá khứ không phải ông muốn khôi phục lại cái thời phong kiến đã suy tàn mà chỉ là muốn lưu giữ lại những cái Đẹp của một thời đã qua giờ chỉ còn vang bóng, xét cho cùng đó là một khía cạnh của chủ nghĩa lãng mạn lúc bấy giờ Thực chất nó chính là thái độ bất mãn, phủ nhận, quay lưng lại cái thể chế xã hội thực dân phong kiến đương thời của số đông các nhà văn lãng mạn lúc bấy giờ, trong đó, có Nguyễn Tuân

Thái độ phủ nhận xã hội ấy còn dẫn Nguyễn Tuân tới con đường thoát li tiêu cực, lao vào cuộc sống trụy lạc với bàn đèn thuốc phiện,

Trang 17

tiếng hát ả đào như một con người hư hỏng Sáng tác ở mảng đề tài

truỵ lạc này, ngoài tuỳ bút Chiếc lư đồng mắt cua (1941), ông còn có hai tập phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941)

Đây là hai phóng sự duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông viết về nạn thuốc phiện Có thể nói các tác phẩm này đã ghi lại tâm trạng của chính Nguyễn Tuân những ngày “phóng túng hình hài”, “tự thiêu diệt mình” trong khói thuốc phiện Ngày ấy là vào khoảng đầu những năm

ba mươi của thế kỷ XX, khi ông vừa ra khỏi nhà lao tỉnh Thanh Hoá với tâm trạng “Ở tù về, tôi chỉ thèm chơi”, một năm giam cầm “đã tạc lên mặt tôi những nét chắc chắn của hoài nghi” Còn gia đình thì nể sợ một ông con, một ông chồng “đại bất đắc chí” Đó là lý do khiến ông lao vào cuộc sống trụy lạc như một con người hoàn toàn hư hỏng Thực ra, viết về đề tài trụy lạc không chỉ có Nguyễn Tuân mà Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam đều có những phóng

sự về đề tài này Nhưng Nguyễn Tuân viết không giống một cây bút nào khác Ông không viết như những nhà văn hiện thực phê phán mô

tả trụy lạc như là một tệ nạn xã hội với thái độ phê phán trực tiếp, gay gắt quyết liệt, cũng không viết như những cây bút tự nhiên chủ nghĩa, mượn cớ tả thực để gợi trí tò mò tục tĩu Nguyễn Tuân cũng không thi

vị hoá thuốc phiện, gái điếm như nhiều cây bút lãng mạn khác Hai

phóng sự Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc cùng với tuỳ bút Chiếc

lư đồng mắt cua giống như lời thú tội về một quãng đời chơi bời, lêu

lổng của chính tác giả, nhưng không hẳn là có sự ăn năn, hối hận sâu sắc vì nhân vật Tôi nhiều phen muốn làm lại cuộc đời nhưng không bao giờ thực hiện được Nói cách khác, “viết về đề tài trụy lạc nhưng điều Nguyễn Tuân muốn nói không phải là bản thân sự trụy lạc mà là tâm trạng khủng hoảng cực độ của một thanh niên trí thức bất mãn sâu sắc với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của nó nhưng tự biết không sao thoát được, do không có lý tưởng cũng có, nhưng trước hết

là do yếu hèn, bất lực Anh ta lao vào hành lạc để tiêu sầu, lấy cái ồn

ào của truy hoan để khuấy động một cách giả tạo những ngày tháng

Trang 18

trống rỗng của mình” (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, sđd) Chính đặc điểm này tạo nên sự độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân, đồng thời, trong chừng mực nào đó, cũng làm phong phú cho thể loại phóng sự Việt Nam nói chung, phóng sự giai đoạn 1930- 1945 nói riêng Nói cách khác, Nguyễn Tuân đã góp vào thể loại phóng sự Việt Nam những thiên phóng sự về bi kịch tinh thần một thời đại.

Trang 19

CHƯƠNG 2 NGỌN ĐÈN DẦU LẠC VÀ TÀN ĐÈN DẦU LẠC – NHỮNG

THIÊN PHÓNG SỰ THỰC THỤ

Nói Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc là những phóng sự

thực thụ của Nguyễn Tuân bởi vì hai tác phẩm này của ông đáp ứng đầy đủ các đặc điểm, yêu cầu, chức năng của thể loại phóng sự Thực

ra, thể loại phóng sự ở nước ta mới xuất hiện vào khoảng đầu những năm ba mươi cùng với sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như văn hóa tinh thần mà nguyên nhân chính là do công cuộc

“khai hóa văn minh” của thực dân Pháp Tác giả Lê Tràng Kiều cho rằng những người mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta là ba nhà văn

họ Vũ: Tam Lang - Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu - Vũ Bằng và người thứ

ba là Thiên Hư - Vũ Trọng Phụng (Lê Tràng Kiều – Nhà văn tả thực

mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện

tuyển chọn giới thiệu trong cuốn: Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác

phẩm, Nxb Giáo dục, 2003, tr.316) Theo Từ điển tiếng Việt của

Hoàng Phê, phóng sự là thể văn chuyên miêu tả những việc thật có

tính thời sự xã hội Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có giải thích : “Phóng sự là một thể thuộc loại hình kí Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ, việc nhằm làm sáng

tỏ trước công luận một sự kiện, một số vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương hay toàn xã hội Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để

họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi Vì thế, người viết phóng sự thường sử dụng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại chỗ… Ngày nay họ còn sử dụng cả những phương tiện máy móc (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim….) vào công việc này Việc sử dụng

Trang 20

một số các phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật… khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở thành văn học, một số tác phẩm thuộc loại này thường được chấp nhận như là những tác phẩm văn học có giá trị” (tr.256,257).

Nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân chúng ta sẽ thấy nội dung phản ánh trong phóng sự của ông là nạn thuốc phiện đã thâm nhập vào

đủ mọi thành phần xã hội, đủ mọi lứa tuổi, huỷ hoại nghiêm trọng thể xác và tinh thần con người, nó đã thực sự trở thành một nỗi nhức nhối đòi hỏi xã hội phải quan tâm giải quyết Mục đích của tác giả khi phơi bày đủ mọi cảnh huống tâm trạng của các con nghiện là để thức tỉnh

họ hoàn lương nếu không muốn trở thành phế nhân, cảnh báo chính quyền đương thời về lối sống sa đoạ đang trở lên báo động, không thể làm ngơ Cũng như các phương thức biểu đạt trong phóng sự của ông

đã đạt đến độ nhuần nhuyễn giữa văn phong báo chí và văn phong

nghệ thuật… Tất cả đã chứng tỏ Ngọn đèn dầu lạc (viết tắt là NĐDL)

và Tàn đèn dầu lạc (viết tắt là TĐDL) là những thiên phóng sự thực

thụ, giá trị của nó không thua kém các phóng sự của các tác giả khác cùng thời Có khác chăng, các tác giả phóng sự khác viết về những hiện thực nhỡn tiền của đời sống xã hội còn Nguyễn Tuân, thông qua thế giới nghiện, để viết về bi kịch tinh thần của giới trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám 1945

1 Phóng sự của Nguyễn Tuân phản ánh một tệ nạn xã hội nhức nhối - nạn thuốc phiện

Giai đoạn 1930- 1945, phóng sự phát triển rực rỡ cả về số lượng

và chất lượng với hàng loạt các tên tuổi như Trọng Lang, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyễn Đình Lạp, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân…(phóng sự phát triển mạnh nhất ở giai đoạn 1936- 1939, khi Phong trào Mặt trận Dân chủ thắng thế) Phóng sự thu hút chú ý của độc giả không chỉ bởi những vấn đề thời sự nóng hổi mà

Trang 21

nó đề cập mà còn ở chất lượng nghệ thuật của tác phẩm Khả năng nhạy cảm trước các vấn đề xã hội cộng với năng khiếu bẩm sinh của một nhà văn đã tạo nên các thiên phóng sự không chỉ đáp ứng nhu cầu thời sự trước mắt mà còn có giá trị nghệ thuật lâu dài Nhìn chung, các cây bút phóng sự đều tập trung phơi bầy những vấn đề mặt trái của xã hội đã trở nên cấp bách, đang được xã hội quan tâm, đòi hỏi phải được giải quyết Song mỗi tác giả lại đi vào những địa hạt riêng và có cách thức thể hiện riêng tạo ra sự phong phú cho thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945.

Trước khi nói về nội dung xã hội của phóng sự Nguyễn Tuân, chúng ta cần điểm qua một số tác giả phóng sự cùng những đóng góp của họ, xét về mặt nội dung xã hội, để từ đó có sự nhìn nhận đánh giá công bằng, khách quan hơn với phóng sự của Nguyễn Tuân Vấn đề từ trước đến nay, có thể do nhiều lý do này khác, nên chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức

Trước hết là Ngô Tất Tố, người thành công nhất ở những phóng

sự viết về cuộc sống nông thôn, tiêu biểu là phóng sự Tập án cái đình (1939) và Việc làng (1940) Tác giả vạch trần những phong tục đồi bại

ở thôn quê, những đám kiện cáo, ẩu đả vì tranh giành ngôi thứ chốn sân đình, thần tích hoang đường của các làng Ông xem chúng như là cái gì vô lí, quái gở, mọi rợ, qua đó, đặt trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề đó đối với chính quyền thực dân đương thời Không

dừng lại ở những hiện tượng tiêu cực trên bề mặt như phóng sự Làm

dân của Trọng Lang mà thông qua việc miêu tả nạn xôi thịt ở chốn

đình trung, Ngô Tất Tố lên án bọn cường hào lý dịch lợi dụng những hương ước hủ tục để bóc lột nông dân Đó là cái lí do chủ yếu cắt nghĩa tại sao những hủ tục vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác, không

ai dám đụng chạm đến Cũng thông qua hai thiên phóng sự về những

hủ tục này, tác giả lên án chính sách ngu dân thâm độc của bọn thực dân Pháp ở thuộc địa, tố cáo những thủ đoạn bóc lột của bọn tay sai

Trang 22

cường hào lý dịch ở nông thôn và là đòn đánh mạnh vào chủ nghĩa phục cổ lúc bấy giờ, đồng thời, nói nên nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Nếu thế mạnh và sở trường của Ngô Tất Tố là những phóng sự

về xã hội nông thôn thì sở trường của Vũ Trọng Phụng - “ông vua phóng sự Bắc kì”, lại là những phóng sự về xã hội thành thị Tiêu biểu

là các phóng sự Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ

lấy Tây Với ngòi bút tả chân hiện thực, tác giả đã phần nào phản ánh

được tình trạng bần cùng phá sản, lưu manh hoá của tầng lớp tiểu tư sản, dân nghèo thành thị, tình trạng bất công cùng đầy rẫy những tệ nạn trong xã hội thành thị lúc bấy giờ Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho đô thị mở rộng Nhiều người nông dân bỏ thôn quê nghèo ra thành thị với hi vọng đổi đời Nhưng cuộc sống của

họ nơi đô thị ra sao? Phóng sự Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng

đã phơi bầy tất cả ra ánh sáng Những người thôn quê khốn khó trở thành món hàng bán mua Thành phố là một cái “cạm bẫy người” khổng lồ Ở đó, họ lại “chết đói lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà” Ở

đó, “giá con người ngang hàng với giá của loài vật” Tương lai của họ

là “bọn trẻ đực vào nhà Hoả Lò và bọn trẻ cái làm nghề mại dâm” Đằng sau cái vẻ hào nhoáng của ánh đèn hoa lệ là đầy rẫy những tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, mại dâm; là đời sống khốn khổ của người dân lao động trong những ngôi nhà ổ chuột sau khi đã bị các ông chủ vắt

kiệt đến những giọt mồ hôi cuối cùng Cạm bẫy người của Vũ Trọng

Phụng là phóng sự về nạn cờ bạc bịp Ông đã miêu tả những ngón nghề tinh vi mà các con bạc dùng để sát phạt nhau trong các chiếu bạc- một thế giới của sự lừa lọc và ăn cướp trắng trợn Bạn bè, bố con, bác cháu đều “ăn thịt” lẫn nhau “Mình không xơi thì cũng đến lượt chán vạn thằng khác nó xơi”, triết lý sống đó của những con bạc không chỉ làm tan nát bao nhiêu gia đình mà còn làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả phơi bày hiện thực mà còn là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho toàn xã hội

Trang 23

Vẫn trong mảng đề tài đời sống xã hội đô thị còn có phóng sự Tôi kéo

xe của Tam Lang không chỉ miêu tả nỗi cực nhọc của người phu xe

“miệng thở, mũi thở, cả tai cũng thở” mà còn vạch trần sự táng tận lương tâm của những kẻ giàu có ngồi trên xe khi chúng cố tình ăn quỵt

tiền công của người kéo xe; phóng sự Hà Nội lầm than của Trọng

Lang viết về cuộc sống của những cô gái nhảy vì miếng cơm manh áo

họ phải đi làm gái nhảy Cuộc sống của họ cũng hết sức khốn khó

“chuyên lấy rau cà làm món bổ dưỡng”…

Nguyễn Tuân không viết về xã hội nông thôn như Ngô Tất Tố Cũng khai thác đề tài cuộc sống trụy lạc ở xã hội thành thị như Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp… nhưng ông

có hướng tìm tòi riêng không lẫn với các tác giả khác Không viết về nạn mại dâm hay cờ bạc bịp như Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Đình Lạp, Nguyễn Tuân phóng bút vào địa hạt chưa ai đề cập đến, đó là nạn thuốc phiện Với giọng văn tài hoa và khinh bạc, nghệ thuật kể chuyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả chân dung, cảnh huống tâm trạng sinh động, bằng hai phóng sự của mình, Nguyễn Tuân đã làm hiện lên chân thực, sống động cả một thế giới nghiện thuốc phiện cùng tình cảnh và tâm trạng của những người nghiện Tác giả đã khắc hoạ sinh động đủ mọi loại người thuộc đủ mọi thành phần xã hội trong cái thế giới nghiện, lý giải những hành vi và tâm địa thấp hèn như nói xấu nhau, dối trá lừa lọc nhau, ích kỉ, ăn chằn, hút chạc… đến độ trắng trợn của những kẻ nghiện hút Qua đó, Nguyễn Tuân nêu lên một vấn đề xã hội nhức nhối không thể làm ngơ, cần phải được giải quyết Đó là nạn thuốc phiện cùng với sự tàn phá thể xác, tinh thần con người, băng hoại đạo đức truyền thống… đã đến lúc báo động, chính quyền thực dân cần phải có trách nhiệm quan tâm giải quyết

1.1 Thế giới nhân vật trong phóng sự Nguyễn Tuân

Mở đầu thiên phóng sự Ngọn đèn dầu lạc, thông qua việc miêu

tả cảnh đưa ma chủ tiệm thuốc phiện Phùng Văn Trô, tác giả đã cho

Trang 24

người đọc xem một đoạn phim toàn cảnh cái thế giới nghiện mà ở đó

có đủ mọi thành phần xã hội, mọi giới tính, mọi lứa tuổi, đủ cả người

ta lẫn người Tây Tất cả chìm trong không gian của tang tóc và muội đèn dầu lạc Ngoài ông Tây lai Paul Q, hai người giúp việc tin cẩn của chủ tiệm Phùng Văn Trô là chú Cẩu, chú Trương và một vài con cháu trong nhà, đám ma chủ tiệm thuốc phiện Phùng Văn Trô còn có vô số những con nghiện đi đưa ma ông vua tiệm : “Đàn ông có, đàn bà có Này là một ông bác sĩ, này là một ông y sĩ, này là những thiếu phụ An Nam có những cái tên đầm nghe rất du dương Và những ông chủ tiệm […] Thật là cả một cái thế giới nghiện đang làm tối xẫm cả một con đường rộng sáng Ngoài cái màu đen của tang tóc, lại còn cái màu cáu sỉn của xảm của sái, của muội đèn dầu nữa.” (chương I - NĐDL) Nghệ thuật miêu tả đậm chất điện ảnh cùng những so sánh độc đáo, sắc sảo của Nguyễn Tuân cho người đọc thấy toàn cảnh thực trạng nạn thuốc phiện thực sự đã trở nên báo động, không thể làm ngơ Thuốc phiện, xảm, sái, muội đèn dầu lạc cùng ma lực của nó lây lan, bao trùm toàn xã hội, làm cho bức tranh xã hội trở nên xám xịt, đầy tử khí Theo ngòi bút miêu tả của tác giả, đi vào cận cảnh thì hoá ra trong cái thế giới nghiện

ấy, đa số là những công chức, viên chức đương thời, có đủ cả những ông thông , ông phán, ông tham đã về vườn Họ hút thuốc phiện có sổ chịu, thanh toán vào lương tháng, loại có quyền thế thì trả theo quý Họ không dưỡng già theo kiểu “vui thú điền viên” mà “phần nhiều đã lấy cái tiệm hàng Buồm này làm cái vườn cảnh Ở đây, “có cây trăm thước,

có hoa bốn mùa” Hoa bốn mùa là cái ngọn đèn dầu lạc cháy cả đêm lẫn ngày; cây trăm thước là cái luồng khói đưa lên từ con tim bấc lúc lụt ống muống, sa vào cái bầu pha lê” (chương VII - NĐDL)

Cái môi trường xã hội đầy tử khí ấy như một thứ vi trùng xâm nhập, tấn công không chỉ vào những viên chức đã nghỉ hưu mà nó còn tấn công cả vào giới trẻ, không trừ một ai: “Một người con trai sinh trưởng ở đất Hà Nội, trừ phi hắn suốt đời ở nhà đóng cửa đọc sách thánh hiền không bước chân ra đến ngoài thì không kể, còn thì đều biết

Trang 25

đến cái toà nhà nhũn nhặn này” (chương VII - NĐDL) Toà nhà nhũn

nhặn này chính là cái tiệm hút ở phố Hàng Buồm - “Ở đấy là bao

nhiêu khởi điểm của những lịch sử nghiện ngập” (chương VII - NĐDL) Bằng thực tế quãng đời làm bạn với thuốc phiện gần mười năm của mình, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra trong cái thế giới nghiện

ấy có sự góp mặt của nhiều con nghiện thuộc tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức Hãy nghe đám con nghiện kháo nhau: “Này, sao trong đám nghiện, làng báo, làng thơ, làng tiểu thuyết có đủ rồi Đông lắm, ấm cúng lắm Đãn hiềm thiếu một ít ông nhạc sĩ, hoạ sĩ Có cái bọn này không thấy xông vào các tiệm Hay tụi ấy đều có bàn thờ bày ở nhà? ” (chương V - NĐDL) Không chỉ có đám trí thức Tây học mà cả trí thức Nho học cũng không thoát khỏi cám dỗ của a phiến mà tiêu biểu

là nhân vật ông Ấm X (chương V - TĐDL) Có thể nói đây là nhân vật

tiêu biểu đại diện cho lớp trí thức Nho học lỡ thời, bất đắc chí trong cái thế giới nghiện hút lúc bấy giờ: “Ông Ấm X là cái còn xót lại của một cái gì sắp hết nhẵn Giữa thời đại mới, ông là một thứ người cũ Ông lạc loài vào giữa phong hội mới để làm một người đại biểu xoàng xĩnh cho cái thế hệ đã sắp chấm dấu hết” Đây là một khía cạnh mới và thú

vị về loại nhân vật “vang bóng một thời” trong sáng tác của Nguyễn Tuân (Điều này sẽ được chúng tôi trình bày ở chương cuối của luận văn này)

Con người giang hồ, xê dịch đã giúp Nguyễn Tuân đi nhiều, biết nhiều Người đọc phóng sự Nguyễn Tuân vô cùng sửng sốt vì ông phát hiện ra ngay cả chốn nhà Phật vốn là nơi diệt dục vậy mà cũng không thoát khỏi ma lực của Ả Phiền (a phiến) Theo bước hành hương của tác giả về chốn chùa chiền Yên Tử - Quảng Ninh, độc giả sẽ vô cùng sửng sốt và bất ngờ vì “Một vùng Yên Tử, chùa nào cũng có bàn đèn Khách thập phương có nổi cơn nghiện trong chùa thì cứ bạch thực cùng sư cụ.” (chương VIII - TĐDL) Nguyễn Tuân đã không ngần ngại chỉ mặt vạch tên từng vị hoà thượng núp bóng Bồ Đề không phải để nghiên cứu kinh Phật mong muốn lên cõi Niết Bàn, hay cứu nhân độ

Trang 26

thế như các vị chân tu thường làm mà là để ngày ngày tìm cảm giác siêu thoát trong khói thuốc phiện Đó là Tâm Hoan hoà thượng ở chùa Giải Oan, sư cụ Tâm Nhiên trụ chì chùa Cả (Hoa Yên Tự), sư Tổ chùa Vân Tiên…Thì ra, nạn thuốc phiện không chỉ hoành hành ở chốn phồn hoa đô hội mà nó đã tấn công cả vào chốn cửa Thiền, cửa Phật rồi Đây cũng là một đặc điểm của phong cách sáng tác Nguyễn Tuân - thích truy tìm những khía cạnh độc đáo, mới lạ của hiện thực, gây ấn tượng bất ngờ và cảm giác mạnh cho độc giả.

Sẽ rất thiếu sót nếu không nói đến nhân vật Tôi trong phóng sự Nguyễn Tuân Nhân vật Tôi trong phóng sự của ông không chỉ là người quan sát, ghi chép, kể lại mà còn là nhân chứng sống, một nạn nhân của chính nạn thuốc phiện ấy Cái điều đáng quý, đáng trân trọng

ở kẻ tự nhận mình là kẻ “phóng túng hình hài” là ở chỗ dám tự mổ xẻ mình, dám lật mặt trái của chính mình trước cuộc đời và công luận Ở đời, người ta nói cái xấu của người khác thường là dễ hơn nói cái xấu của chính mình Nguyễn Tuân hơn người là ở chỗ dám nhìn thẳng vào chính mình, bộc bạch chân thành và dũng cảm những thói hư tật xấu của chính mình Đấy là bản lĩnh, là đạo đức đáng trọng của nhà văn này Trong chừng mực nào đấy có thể nói nhân vật Tôi là loại dân nghiện có nhân cách bởi vì trong trụy lạc mà không sa đoạ, vẫn biết ăn năn, sám hối Nhân vật Tôi ấy vừa đi tìm hoan lạc vừa tố cáo chủ nghĩa cá nhân ích kỷ của chính mình: “Vì nàng, tôi đã hy sinh bao nhiêu thứ tình thiêng liêng Tình vợ, tình bạn, tình của một công dân trai tráng đối với đát nước giữa những giờ trọng đại Thế mà nàng cũng chưa vừa lòng Nàng còn muốn tôi tự diệt tôi đi nữa Nàng là cái hiện thân của một con hồ ly trong truyện Liêu Trai yêu người thư sinh, rút hết tinh khí của thư sinh chán rồi rút cục là biến mất và để lại cho trần gian một cái xác co quắp, hình thù cổ quái Nàng quả là một người nhân tình nghiệt chướng và nghiệt chướng Cái giống thuốc phiện vốn

là độc Nó là một cái địa ngục trên hòn đảo không có tên ở giữa biển đại dương mà chúng ta là những tù trọng án bị vĩnh viễn đầy ra đấy

Trang 27

Nếu ở cái xã hội đầy tội lỗi của chúng mình, có những tên tử tù còn muốn vượt ngục, còn muốn chọc thủng cái lưới canh phòng chặt chẽ, thì tôi, một dân nghiện chân chính, tôi, đêm nay cũng có cái tư tưởng muốn thoát ly thuốc phiện Bởi vì tôi đã biết chán tôi cũng như có những lúc tôi đã đem cái sự nghiện hút của mình ra mà ngạo nghễ với thiên hạ.” (chương II - NĐDL) Cái Tôi của Nguyễn Tuân trong cái tối xẫm của những ngày tháng nghiện ngập vẫn biết trọng liêm sỉ, trọng danh dự con người- ông gọi là cái “nhất điểm linh đài” Ông cho rằng

nếu mất danh dự, mất tín nhiệm là mất tất cả, là thanh toán đời mình

rồi: “Các ngài đừng nên bĩu môi Tôi mà cũng biết xấu hổ à? Một người đã vô sở bất chí đến như tôi mà cũng dám nói đến lòng liêm sỉ ư? Không, tôi thành thực lắm mà, ít ra là ở phút này Không, dù sao tôi

cũng còn chút ít cái gì của thằng người Cái nhất điểm linh đài trong người tôi chưa chịu lụi tắt hẳn […] Lần này người bạn mày tao chí tớ

của tôi lại gọi tôi là ông Thôi thế là hết, là mất Tôi dơm dớm nước mắt Đến như người bạn bền nhất của tôi mà cũng không cho tôi một mảy may tín nhiệm nữa, thì là phá sản rồi, thì là tôi thanh toán đời tôi rồi” (chương II - NĐDL) Đây là một trong những trang phóng sự độc đáo, rất Nguyễn Tuân, không thể lẫn với các nhà văn khác Đây là lời

tự bạch, sám hối của một cái Tôi chưa hoàn toàn thiêu diệt mình trong khói thuốc phiện, vừa như xưng tội trước toà án lương tâm, đạo đức vừa như thanh minh chiêu tuyết cho lòng mình- lương tâm của “một dân nghiện chân chính” quyết không để ả phù dung biến mình trở thành phế nhân Và đặc biệt là con người ấy vẫn còn nghĩ đến cái trách nhiệm công dân trai tráng của mình đối với đất nước giữa những giờ trọng đại Phải chăng đấy là tinh thần dân tộc kín đáo của Nguyễn Tuân chăng? Rõ ràng ngay cả thời kỳ sáng tác bế tắc nhất, Nguyễn Tuân vẫn không hoàn toàn quay lưng lại với cuộc đời

Qua thế giới nhân vật đông đúc với đủ mọi loại người kể cả người Ta lẫn người Tây, người Tàu, già và trẻ, trí thức Nho học, trí thức Tây học, kể cả chốn phàm tục lẫn chốn tu hành…có thể nói ma

Trang 28

lực của thuốc phiện đã bao trùm và vươn cái vòi bạch tuộc xâm nhập vào đông đảo các thành phần xã hội, không chỉ ở chốn phồn hoa đô hội

mà cả ở chốn thâm sơn cùng cốc, trở thành một đại nạn mà các nhà chức trách trong xã hội ấy không thể làm ngơ

1.2 Thuốc phiện huỷ hoại cả thể xác và nhân cách

Không chỉ dừng lại ở việc liệt kê đủ loại nhân vật trong cái thế giới nghiện, để nhấn mạnh việc thuốc phiện đã trở thành đại nạn không thể làm ngơ bởi nó không chỉ huỷ hoại thể xác mà còn nguy hại hơn ở chỗ nó như con “hồ li tinh hút hết sinh khí”, huỷ hoại nhân cách của những ai làm bạn với nó, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ sinh động đủ loại chân dung thể xác cũng như tinh thần của con nghiện

Với thuốc phiện, khi đã nghiện thì kẻ sống cũng như người chết rồi, hình hài của họ khác gì nhau đâu Muốn biết sức huỷ hoại của thuốc phiện đối với thể xác người ta như thế nào, hãy xem tác giả mô

tả cái sắc mặt của người nghiện đã chết với người nghiện đang sống

“Không, cũng không khác gì mấy Nước da xám bệch, cặp môi thâm

và tí lòng trắng ở cặp mắt mệt mỏi của chú Trô, cũng chỉ đến xám bệch, thâm và mệt mỏi bằng cái nước da, bằng cặp môi và mắt của một

số đông những bạn tôi đang sống nhan nhản ở giữa Hà Nội của tiệm hút” (chương I - NĐDL) Rùng rợn nhất là cảnh đám con nghiện vây quanh bên bàn đèn trông giống những “cái xác chết đợi nhập quan”, như “một bức hoạ bằng thứ thơ đầy tử khí” (chương V - NĐDL) Nguyễn Tuân đã miêu tả chân thực đến sởn tóc gáy những cơn thuốc phiện vật con nghiện: người mỏi, buồn chân buồn tay muốn đập phá, nặng hơn thì thấy nó như có ròi đục trong tuỷ xương, bụng thấy no tuy miệng đói, lúc nào cũng chỉ muốn nằm thôi, “… hai vai mỏi luôn Khớp xương như rão hết cả ra Mí mắt rất nặng Mồm bã ra Thấy nước sợ như người bị chó dại cắn […] Cáu một cách vô lý với mọi

người.” ( chương XI - NĐDL) Nói chung, nói đến dân nghiện thuốc

phiện, qua phóng sự Nguyễn Tuân, người ta hình dung ra hình hài tiều

Trang 29

tụy, dở người dở ngợm, nhếch nhác bẩn thỉu: mắt trắng dã, môi thâm

sì, đầu bù răng bựa, quần áo xô xệch Nhấn mạnh tác hại của thuốc phiện, ông còn dẫn lời của ông Trương Quốc Dụng - vị quan to triều

vua Tự Đức - trong cuốn Thoát thực kí văn: “Nha phiến do ở Tầu, Tây

đưa lại, hình trạng giống như cứt gà, có thể làm nát ruột gan, có thể làm mất thần trí người ta Người nào nghiện nó cũng phải khuynh gia bại sản, hại tính hại đời Cái độc của loài cây cỏ, không có thứ gì khốc

liệt bằng nó.” (chương V - TĐDL)

Thật vậy, với thuốc phiện, một khi đã nghiện, thì con nghiện

không còn tâm trí đâu để nghĩ đến thời gian, đến Tạo Vật, Tự Nhiên,

với họ, thế giới thu hẹp lại quanh cái bàn đèn thuốc phiện Nói cách khác, thuốc phiện đã nô dịch hoàn toàn tâm trí của con nghiện: “nói

đến giết thời giờ còn ai bền và kéo dài bằng dân ken cờ” Tác giả gọi

đó là đức tính “kềnh càng” và là “đức tính số một của dân nghiện”

(chương I - NĐDL) Thuốc phiện không chỉ làm con nghiện vô cảm

với thời gian mà còn hơn thế, con nghiện sẵn sàng chà đạp lên tất cả những đạo lý tình cảm thiêng liêng của con người Hãy nghe một con nghiện sau gần mười năm làm bạn với ả phiền đã tự sám hối: “Tôi làm bạn với nàng, đến bây giờ đã mười năm thiếu mấy tháng Bao nhiêu là

kỉ niệm Ngày vui, tôi gọi đến nàng Đêm buồn, tôi cũng gọi đến nàng

Xa nàng, tôi thấy nhớ Rồi đau, rồi ốm Thiếu nàng, đôi phen tôi đã thấy cuộc đời là vắng vẻ Vì nàng, tôi đã hy sinh bao nhiêu là thứ tình thiêng liêng Tình vợ, tình bạn, tình của một công dân trai tráng đối với đất nước giữa những giờ trọng đại Thế mà nàng vẫn chưa vừa lòng Nàng còn muốn tôi tự diệt tôi đi nữa.” (chương II - NĐDL) Nói cách khác, thuốc phiện không chỉ huỷ hoại thể xác làm cho con nghiện tiều tuỵ, xơ xác về hình hài mà nó còn hút hết tâm trí, huỷ hoại nhân cách của họ, biến họ thành người vô tình với người thân, vô trách nhiệm với đất nước, tự huỷ diệt một cách vô nghĩa chính sự sống của mình Khả năng quan sát sắc sảo giúp Nguyễn Tuân phát hiện ra đủ thói hư tật xấu của dân nghiện Vô công rồi nghề, phần lớn thời gian

Trang 30

họ thường hay tụ tập bên khay đèn để hút thuốc phiện và nói xấu người vắng mặt (chương IV - NĐDL) Ích kỷ vô trách nhiệm với những người thân như Lưu Thần (chương II - TĐDL) Lưu Thần bị

“thuốc phiện bỏ tù” tới mức, bỏ mặc vợ con, không thể rời xa được cái thế giới tiệm hút ở Hà Nội để về giỗ kỵ Có thể nói anh ta đã bị thuốc phiện bào mòn nhân cách trở thành một người con bất hiếu, người cha, người chồng vô trách nhiệm, người bạn bất tín với bạn bè, vô trách nhiệm với công việc Thuốc phiện không chỉ làm cho người nghiện bẩn thỉu nhem nhuốc ở ngoại hình mà còn làm cho nhân cách khả ố, nhếch nhác bẩn thỉu, vô sỉ, ví như nhân vật Ba Quynh (chương IV - NĐDL) Có thể nói, Ba Quynh là bức chân dung điển hình cho loại con nghiện vô học, nhếch nhác từ ngoại hình đến nhân cách: “Này, tôi mời các ông các bà thử ngắm hộ tôi xem Ông Quynh nhà tôi mặc một cái áo vải trắng dài cũ, thời gian đã bắt ngả màu khói gác bếp, chân đi một đôi giày tầu đế cao su Khăn sếp đội trên đầu mép đã lòi ruột con bấc trắng; chữ nhân sộc sệch và tụt mất một nửa, thành ra khăn đã hoá chữ nhất; và mấy vành khăn bóng nhoáng như quệt mỡ, tìm mãi không thấy được lấy một hạt cát của thứ hàng lượt Cái khăn ấy, ông Quynh nhà tôi chỉ cầm ở tay lấy điệu, chứ tôi chưa bao giờ thấy ông đội nó lên

đầu Đầu luý ấy à? Tóc lông cò, mái tóc gọng kính và tóc gáy cụp chân

soắn vào như tóc các nhà thầy xấu chân máu Nước da thì bợt ra như sắc mặt một thằng chết đường bị sương móc làm nhợt bệch ra từ hôm trước, mắt trắng dã, môi thâm sì Cái thứ môi thâm dày cặp nướng chả được, mỗi lúc cười huếch ra, lại để lộ ra ít cái răng đen hạt huyền múi na; cái bựa răng ấy mà làm chất gắn chân muỗi Sài Gòn tàn diêm, thì

có đốt chết cả một toán lính cũng còn thừa vô khối Kinh nhất là cái hơi người ông ta Khét lèn lẹt Lại còn mùi thuốc sái nữa Phải, cứ lướt qua người ông Ba Quynh là đủ biết ông ấy nghiện ngập Khói ngọn đèn dầu lạc tẩm mãi cái áo của ông đến nỗi gọi áo là dẻ lau thì tủi cho ông ta quá nhưng tưởng cũng không có danh từ nào đúng hơn được Lại còn những cái móng tay thì là sự kiệt tác của bẩn thỉu Trông mười

Trang 31

đầu móng để tang, cố cậy ra mà viên lại thành một cục lớn thì có nhẽ được đến mấy đồng cân cáu ghét ba thứ rượu, sái, dầu hoà lại” Không cần bình phẩm gì thêm, cái ngoại hình ấy đã tự nói lên phần nào cái nhân cách nhếch nhác, khả ố, vô sỉ của con nghiện này Y sộc vào nhà người lạ chèo kéo cứ ngậu cả lên Giữa đường, giữa phố, y cười nói

“như một người ngậm ngải vào rừng tìm kỳ, lúc quá ngày quên đường

về, hoá điên xé quần áo và cười nhẩy như người rừng giữa sơn cước”, không cần để ý đến thái độ của người tiếp chuyện mình như thế nào

Người phàm tục đã vậy, đám nhà sư vốn là những người được coi là kẻ sinh ra để cứu nhân độ thế, truyền dạy đạo lý ở đời cho chúng sinh Vậy mà vì thuốc phiện nên không chỉ sao nhãng Phật pháp mà còn sa đoạ nhân cách Sư Tâm Hoan để có tiền hút thuốc phiện đã trở thành một lái buôn thuốc phiện, không chỉ tích trữ buôn bán thuốc phiện kiếm lời mà còn ăn bớt tiền trùng tu chùa để hút thuốc phiện Tác giả đã không ngần ngại khi viết về chùa Giải Oan, nơi hoà thượng Tâm Hoan trụ trì như thế này: “Thấy nhà chùa nói đến chuyện trùng tu chùa hàng năm, tôi mới để ý đến mấy mẩu gỗ vứt ngổn ngang ở trước cửa chiền Tất cả bấy nhiêu gỗ, có lẽ cũng nấu vừa nồi bánh chưng to

đủ cho mộ gia đình năm miệng ăn tết đến hôm hoá vàng thôi Ngờ đến lòng sư cụ chùa đây đã phải tàn nhẫn bóc lột Phật Tổ, sẻ rất nhiều của của nhà chùa cho được đủ hút, tôi nhớ thêm rằng ban nãy lên chỗ bệ thờ Phật, tôi thấy bát nhang nào cũng không được đầy chân nhang Lơ thơ quá cái bát nhang ở chùa Bà Đanh nơi bờ sông Châu Giang Chẳng nhẽ ở đây sư và tiểu xỉa răng dữ dội đến thế? Thế này thì ra hương và nến đã biến cả sang khói thuốc và dầu lạc rồi Nơi tam bảo chùa Giải Oan, hương có lạnh, khói có tàn, thì nơi cỗ tĩnh của Tâm Hoan hoà thượng, hoạ chăng mới ấm được ngọn đèn.” (chương VIII - TĐDL) Thuốc phiện đã làm cho sư Tân Hoan mất hết cả tự trọng khi sà vào bàn đèn cùng nằm “thụ a phiến” với khách thập phương Thậm tệ hơn,

vị hoà thượng này còn xé cả sách Kinh Phật để lau chùi bàn đèn thuốc phiện phục vụ cho cái thú vui hút thuốc phiện của mình Không chỉ có

Trang 32

hút thuốc phiện, vị hoà thượng này còn phàm tục hơn cả những kẻ phàm tục, đi tu nhưng vẫn ăn mặn, nói láo, đánh bạc ăn tiền, chửi tục… Có thể nói nhân vật Tâm Hoan hoà thượng là điển hình cho loại con nghiện nhà Phật phá giới Phải đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ khi người ta đang hô hào chấn hưng Phật giáo thì mới thấy được giá trị phê phán sâu sắc và thâm thuý của những trang phóng sự này.

Chúng ta đánh giá cao các phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp…vì nội dung xã hội tích cực của các phóng sự ấy thì tại sao lại không xem xét đúng mức hơn đến phóng sự của Nguyễn Tuân? Thiết nghĩ, Nguyễn Tuân phơi bầy tình trạng sa đoạ, truỵ lạc cùng với sức huỷ hoại ghê gớm về thể xác và tinh thần con người của thuốc phiện để thức tỉnh cộng đồng xã hội quan tâm giải quyết, để những con nghiện tỉnh ngộ nếu không muốn trở thành “phế nhân” lại kém giá trị xã hội và không đáng trân trọng hay sao? Ngay trong xã hội hiện tại của chúng ta ngày nay, vấn

đề này vẫn còn nguyên tính thời sự của nó đấy thôi!

2 Tư liệu trong phóng sự của Nguyễn Tuân phong phú và xác thực

Chúng ta đều biết hư cấu và tưởng tượng không phải là thế mạnh của thể loại phóng sự Sức thuyết phục của phóng sự là ở những cứ liệu, số liệu cụ thể, chính xác theo kiểu “nói có sách, mách có chứng” Điều dễ nhận thấy trong phóng sự Nguyễn Tuân là các sự kiện thường được gắn với thời gian, địa điểm xác thực, nhân vật thường có tên tuổi đích danh Nói về cái chết của ông vua tiệm Phùng Văn Trô, tác giả dẫn: “Và ngay buổi chiều hôm mồng 2- 5, chú Trô đã thở hơi cuối cùng trong căn buồng số 3 nhà thương Khách, y như một cái tim bấc lúc cạn phao dầu ở một bữa thuốc ban ngày.” (chương I - NĐDL) hoặc là: “Đêm hôm 26 tháng hai ta, trong chùa Giải Oan có hai cái bàn đèn thuốc phiện đang nhấp nháy con bấc, cháy sáng ngời như chấp cả sức sáng của mấy cây dầu và nến bạch lạp lèo tèo nơi tam bảo Một bàn đèn của bạn tôi Một bàn đèn của sư cụ Tâm Hoan” (chương VIII -

Trang 33

TĐDL, tr.87) Viết về các tiệm hút, tác giả xác minh cụ thể tên chủ tiệm, tên phố, thậm chí chính xác đến cả số nhà: “Hôm nay sà vào cái tiệm hút của chú khách Síu ở phố Hàng Đàn, cái chú Síu vừa là chủ tiệm hút số nhà 84, vừa là chủ hiệu cao lâu Hoa Mỹ xế cửa tiệm, tình

cờ tôi lại gặp Trần Bình Dân, một người làm đi làm lại cuộc đời mấy lần rồi mà giờ vẫn giúp tôi nướng một điếu nhựa cho nó sùi mặt quỷ lên.” (chương I - TĐDL) Và đây nữa, địa chỉ cái tiệm hút của Ba Quynh: “Đấy là tấm bìa dầy, có đánh máy chữ: Nguyễn Văn Quynh,

Salon de thè, đầu vẹo phố La - tật và Ngõ - gạch, HANOI” (chương IV

Trọng Phụng, trong Lục xì, đã thống kê những số liệu kinh hoàng:

“Năm 1937, Hà Nội có 5000 gái điếm, 16 nhà thổ chung, 15 nhà điếm riêng, 377 phòng ngủ trong các nhà săm” Nguyễn Đình Lạp, trong

phóng sự Thanh niên truỵ lạc, thống kê được “Hà Nội có hai vạn thanh

niên sa ngã chơi bời đủ kiểu” Nguyễn Tuân đã thu thập được các số liệu về số tiệm hút, phần trăm thuế của chính quyền đối với việc kinh doanh tiệm hút ở Hà Nội (chương V - TĐDL); số liệu về lượng thuốc phiện bán trên thị trường cùng các vụ bắt bớ dân buôn bán thuốc phiện

ở Pháp (chương VII - TĐDL) Phơi bày cái tệ nạn thuốc phiện đã trở

thành đại nạn, trong phóng sự Tàn đèn dầu lạc, Nguyễn Tuân thống kê

được toàn Hà Nội “có 370, gần bốn trăm cái tiệm” lớn nhỏ (chương VI

- TĐDL, tr.54), “một vùng Yên Tử, chùa nào cũng có bàn đèn” (chương VIII - TĐDL, tr.79,80) Ông còn dẫn ra các số liệu về các vụ bắt bớ con nghiện và dân buôn thuốc phiện ở Pháp để chứng tỏ sự nghiệt ngõng của nhà nước và pháp luật Pháp đối với tệ nạn này (chương VII - TĐDL) Trong khi đó ở thuộc địa An Nam, chỉ tính riêng ở Hà Nội, chính quyền thực dân Pháp lại cho phép mở hàng trăm

Trang 34

các tiệm hút công khai Những cứ liệu này còn có tác dụng lật tẩy thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp đằng sau cái gọi là “Phong trào vui vẻ trẻ trung”, “ Văn minh Âu hoá”… lúc bấy giờ Thực chất là mị dân, làm băng hoại đạo đức, lối sống, huỷ hoại nòi giống, và ru ngủ tinh thần đấu tranh của người dân An Nam ta.

Trong hai tập phóng sự của mình, Nguyễn Tuân đã thể hiện vốn hiểu biết rất phong phú của mình thông qua việc sử dụng những nguồn

tư liệu phong phú đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực (văn học, sử học, y học, dược học, tâm thần học ), vừa hấp dẫn thị hiếu hiếu kì của độc giả vừa đảm bảo tính chân thực, khách quan, tăng sức thuyết phục cho những trang phóng sự

Đó là những mẩu chuyện cổ tích hấp dẫn li kì của người Ba Tư

về sự tích cây thuốc phiện (chương VIII - NĐDL) Truyện kể rằng:

“…Ngày xưa, ở nước Ba Tư, có một người đàn bà đẹp Nàng bị chồng phụ tình, ruồng bỏ đến nỗi nàng phải tự ải Xuống dưới tuyền đài, nàng nguyện có được tái sinh thì phải trả thù cho tất cả cái giống đàn ông rất bạc Xét đến tập hồ sơ của nàng, vua Diêm Vương thấy oan

khuất bèn cho gần bệ rồng và hỏi: “Ta thấy con là oan khổ, muốn cho

con lại đầu thai lên làm người, con nghĩ sao?” Nàng nghĩ kĩ, quỳ tâu:

“Muôn tâu Bệ hạ, thần thiếp xin Bệ hạ cho hoá làm cây thuốc phiện mọc trên mặt đất dương gian Thần thiếp không dám làm người đẹp nữa.” Thấy mặt rồng tỏ ý không hiểu, nàng tâu tiếp: “Sở dĩ thần thiếp lìa cõi dương, xuống đây làm oan quỷ của tình trường, là vì thần thiếp thấy rõ sự bạc đen của lòng người Nay lại được đầu thai lên mà lại đẹp như kiếp trước, thần thiếp e rằng còn phải tự ải nữa Cúi xin Bệ

hạ, cho thần thiếp được làm cây thuốc phiện, sự gì xảy đến cho cây thuốc phiện, sự đó sẽ xảy đến và thần thiếp xin cam chịu” Đức vua cõi

âm bèn chuẩn cho Từ ngày ấy, xứ Ba Tư có cây thuốc phiện chi chít những trái phù dung Và người thế gian, một khi đã tìm tới nàng, thì những thứ bạn bầu ấy thảy đều trung thành cả Không diễn lại cái trò

Trang 35

phụ tình như ở kiếp trước Hoặc người ta có ruồng bỏ nhưng không bao giờ dứt được Nàng phù dung sinh đẻ rất nhiều và bây giờ cả một

xứ Ba Tư mông mênh là bờ cõi của nàng Cánh đồng cây phù dung trông cứ ngút ngàn” Tác giả kết luận “Đấy là lịch sử cây thuốc phiện” Té ra, thuốc phiện là hiện thân của mĩ nhân bị phụ tình, của oan quỷ tình trường, nay hiện hữu trên thế gian này để trả thù sự bạc đen của lòng người Ai mà làm bạn với nàng đương nhiên là sẽ chịu một kết cục bi thảm rồi Trong chừng mực nào đó có thể nói dân nghiện hầu hết là những kẻ cùng hội cùng phường cùng chung mối hận của kiếp oan tình không thể hoá giải được và không biết chia sẻ cùng ai Nói phóng sự Nguyễn Tuân là những phóng sự về bi kịch tinh thần là vì thế

Đặc biệt là Nguyễn Tuân dẫn ra những ghi chép của ông Trương

Quốc Dụng trong cuốn Thoát thực kí văn về nguồn gốc cũng như

những giai thoại li kì về sức huỷ hoại của ma tuý đối với không chỉ con người mà cả với loài vật (chương VII - TĐDL) Theo nguồn tư liệu này, nguồn gốc thuốc phiện là “do ở Tàu, Tây đưa lại” Thú vị, bất ngờ và hấp dẫn nhất là những giai thoại về sức huỷ hoại của thuốc phiện không chỉ đối với con người mà cả loài vật được ông Trương Quốc Dụng ghi chép trong cuốn sách này: “có người thông sư họ Lý, triều nhà Thanh, cũng nghiện thứ đó (thuốc phiện) Đi cả ngày trên con đường Trực Lệ mà không được hút, hắn chết ngay trên xe, cửu khiếu

có trùng bò ra; trùng có mỏ nhọn và cứng (!) và giống như con bọ gậy trong nước

“Ông ta (ông Thị Lang - Nguyễn Đình Tân) lại nói: Khi vào chơi nhà một người nọ, ghế chiếu rất sạch sẽ, tự nhiên có một con mối ở trên mái nhà rơi xuống rồi chết Hỏi người bên cạnh, họ nói nhà này vẫn hay hút thuốc phiện ở chỗ đó Con mối đó cũng nghiện thuốc (!) Bây giờ có khách, lâu lắm không được ngửi khói thuốc nên

nó chết

Trang 36

Gần đây ở bộ Công, có viên Viên Ngoại nghiện thuốc phiện Người đó rất khoẻ mạnh, đương độ trung niên bỗng bị bệnh nặng Khi nguy kịch, giọt nước không thể vào miệng, nhưng vẫn lấy tay vẫy đứa đầy tớ hút thay rồi lấy ống tre mà thổi khói vào miệng Người đó nuốt cái khói hà đó Một lúc thì chết Đáng sợ như thế”.

Quả thật khi nghe những giai thoại này độc giả thực sự thấy ghê

sợ đến sởn tóc gáy với thuốc phiện bởi vì nếu hút thuốc phiện là đồng nghĩa với việc làm bạn với tử thần Đặc biệt là con nghiện không được chết toàn thây Nói văn Nguyễn Tuân thường tạo cảm giác mạnh là vì thế Thiết nghĩ, giai thoại có thể không có thật nhưng dù sao nó cũng

có nguồn gốc sự thật Vì vậy không thể cho đó là những chuyện nhảm nhí được Vấn đề là Nguyễn Tuân muốn cho độc giả thấy được sức hủy hoại đáng sợ của thuốc phiện để cảnh tỉnh mọi người, cảnh báo xã hội cần phải quan tâm

Nguyễn Tuân còn tra cứu và đưa ra những kết quả điều tra về tác động của thuốc phiện đối với hệ thần kinh con người trong các tài liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài: “Nói về a phiến, L

Laloy, trong cuốn Yên kinh - tôi dịch chữ Le Livre de la fumée - có nói

rằng người ta biết chích quả phù dung ra lấy nhựa nấu thuốc từ cuối nhà Minh Trong sách ấy, tác giả còn dạy người ta những điều kiện và

lễ nghi khi hấp yên và giảng:

Đấng tông đồ Lão học, không làm gì cả Đạo vô vi! Không nhất

cử, không nhất động, kẻ ấy chỉ có hút Thế là gần được đạo, Đạo ả Phiền.” (chương VII - TĐDL)

Về trạng thái tâm thần khi bị thuốc phiện kích thích, cũng được Nguyễn Tuân dẫn ra những nghiên cứu của Marise Quelin:

“- Hút thuốc phiện trắng (cocain), người ta bị một cơn điên chốc lát Cơn điên ấy gây cho ta sức bành trướng sáng tạo, cho ta năng lực

và đem lại cho ta cái lý tưởng của Nietzche - người xướng lên cái thuyết người hùng thờ sức mạnh

Trang 37

Thuốc phiện đen làm tê liệt não cân hoàn toàn, đem lại cho ta cái

lý tưởng của Phật giáo” (chương VII - NĐDL)

Không chỉ có những tư liệu được khai thác trong văn học, tâm thần học, dược học mà Nguyễn Tuân còn viện dẫn cả tư liệu về sử học

có liên quan đến thuốc phiện, để truy tìm nguồn gốc cái danh từ “phế nhân” do ai đặt ra đầu tiên để chỉ người nghiện Đó là vụ chiến tranh nha phiến và tên tuổi của ông Tổng đốc Lưỡng Quảng - Lâm Tắc Từ ở

xứ Tầu: “Có lẽ người đầu tiên xướng lên danh từ này tặng cho kẻ đem đời mình gắn liền với Ả Phiền, người ấy là Tổng đốc Lưỡng Quảng - Lâm Tắc Từ, người kép chính trong vụ Nha phiến chiến tranh Hồi ấy trong khu vực hai tỉnh Hoa- Nam, Tổng đốc ra lệnh ai nghiện thì phải

đi mua lấy thuốc mà hút và ở ngực bó buộc đeo một tấm mộc bài có khắc hai chữ: Phế nhân Ví chẳng khác kẻ mắc chứng phong hủi phải mặc thứ áo riêng chùm kín người và đi đến đâu lắc chuông cho người

ta lánh mình, ở thời trung cổ bên Tây phương.” (chương VII - TĐDL) Tất cả các tư liệu ấy là bằng chứng đầy sức thuyết phục về tác hại của thuốc phiện đối với con người, thậm chí là đối với sự sống của sinh vật nói chung Nếu mọi người biết quý trọng sự sống của mình thì hãy từ

bỏ thuốc phiện Cộng đồng cũng không thể làm ngơ khi nạn thuốc phiện ngang nhiên hoành hành, huỷ hoại thể xác, nhân cách con người, băng hoại đạo đức xã hội

Những con số và cứ liệu trong phóng sự của Nguyễn Tuân không

hề khô cứng, nhàm chán Nhà văn tổ chức diễn đạt các tư liệu ấy sống động và hấp dẫn Dưới ngòi bút của ông, tư liệu, số liệu không còn là những con số chết mà trở nên sinh động và có hồn Tác giả không sử dụng phép liệt kê số liệu khô khan mà đưa chúng vào trong các câu chuyện của con nghiện quanh bàn đèn hoặc vào các phần chú thích cuối các trang phóng sự Hãy nghe những thông tin về chính sách thuế của chính quyền đương thời đối với các chủ tiệm thuốc phiện qua cuộc đối thoại giữa chủ tiệm Ba Quynh với một dân nghiện:

Trang 38

“- Này, bác nộp thuế nhà nước với nhà Đoan như thế nào?

- A, hai mươi hai đồng năm hào Salon de thé hạng tư Năm giường Tức là có năm mâm hút Trước kia thì có mười sáu đồng mấy hào thôi Người ta cứ trông số khay đèn mà đánh thuế Khai man thế nào được

- Thế hạng nhất thì mấy chục?

- Chả rõ Nhưng đánh vào loại hạng nhất thì như là tiệm mụ…phố B ấy Và Salon de thé vào loại hạng nhì thì như là nhà bà đốc Tr

ấy To tiền lắm.” (chương IV - TĐDL)

Đây là cuộc trò chuyện ở tiệm hút nhà kí Lượng mà qua đó, chúng ta biết được giá cả từng lạng sái thuốc phiện:

“- Sái? Tôi tưởng ăn thua gì mấy hở ông?

- Cậu tưởng! Theo thời giá 5p20 một lạng sái nhất; 4p20 một lạng sái nhì Tôi bán khi được hời giá, có lúc sái nhất tới 6p00” (chương VII - TĐDL)

Còn đây là những dòng chú thích mà ở đó chứa những số liệu cụ thể về chính sách của Nhà nước Pháp với nạn a phiến ở quốc gia này:

“Năm 1927, sở cánh sát Pháp bắt tất cả là 257 vụ “chơi” a phiến; 135

vụ ở các quận hạt và 122 vụ riêng ở vùng Ba Lê Và sự khám xét các

tư gia bị tình nghi có hấp yên cũng trong một năm ấy đã phát giác ra ở cảng Toulon có chín tiệm hút và hít (hít thuốc phiện trắng) và ở cảng Marseille, không kém gì, cũng có được tám tiệm” (chương VII - TĐDL, tr.72)

Có khi là những số liệu dẫn ra kèm những lời bình luận khi trực tiếp, khi gián tiếp, hài hước, sắc sảo, thông minh mà thâm thuý:

“Trong tiệm hút chú Tắc, có đến chín mười người đang nhao nhao lên vì giá thuốc lên và cùng đọc một lúc mấy tờ nhật báo buổi sáng cùng phát hành ngày 1er Aviril 1910

Trang 39

Theo nghị địng quan Toàn quyền đã ký ngày 29-3-10, thì giá thuốc phiện của các cờ bài lớn bán cho người dùng đều tăng lên 22 phần trăm giá cũ”

Trời ôi! “Thế này thì ra a phiến bán theo giá kim cương”, một

ông tham theo điệu tuồng và thở dài mạnh quá, làm tắt phụt ngọn đèn khói dầu lạc bay khét mù và béo ngậy.” (chương VIII - TĐDL)

Những thủ pháp đó làm tăng tính chân thực khách quan cũng như sức thuyết phục của các tư liệu, đồng thời, làm cho những trang phóng sự vốn là văn báo chí trở nên đậm chất văn chương nghệ thuật Cũng cần phải nói thêm rằng việc tác giả đưa ra các số liệu về các vụ bắt bớ của Nhà nước Pháp đối với tệ nạn này ở Pháp cho thấy chính quyền quốc gia này thấy rõ tác hại của việc sử dụng thuốc phiện và nghiêm khắc ngăn chặn tệ nạn này Trong khi đó ở thuộc điạ An Nam, chính quyền thực dân Pháp lại cho phép kinh doanh hàng trăm tiệm hút mà chỉ tính riêng ở Hà Nội đã có tới “370, gần bốn trăm cái tiệm”

Ý nghĩa tố cáo chính sách thâm độc của chính quyền thực dân Pháp trong việc mị dân, huỷ hoại giống nòi người An Nam cũng từ đó mà toát lên

3 Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự Nguyễn Tuân

Nghệ thuật tiếp cận hiện thực là cách nhìn mới mẻ, độc đáo về một sự vật, sự việc, hiện tượng, con người… làm cho vấn đề nổi bật và sâu sắc hơn Như đã nói ở trên, cũng giống như nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán, các phóng sự đều tập trung đề cập đến những vấn đề mặt trái của xã hội đương thời Nếu như hiện thực từ những khuôn mẫu cuộc đời được các nhà văn hiện thực phê phán dùng trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu tài tình để tạo nên những điển hình bất hủ thì với các nhà phóng sự, hư cấu và tưởng tượng không phải là những thủ pháp đắc địa của họ Sức thuyết phục của phóng sự, trước hết, là ở khả năng phản ánh chân thực đến từng chi tiết sự kiện, đối tượng được miêu tả, đem đến cho người đọc cái cảm giác được sống y

Trang 40

như thật Để làm được công việc này, các nhà phóng sự không chỉ là người quan sát, ghi chép và kể chuyện mà còn là người chứng kiến và tham gia vào các sự kiện.

Tam Lang đã phải làm anh kéo xe để viết phóng sự Tôi kéo xe

gây chấn động làng văn làng báo, vạch trần bộ mặt bọn trưởng giả

cùng những thảm cảnh của người phu xe Để có thiên phóng sự Cơm

thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng đã sắm vai một dân cơm thầy cơm cô la

cà khắp các sòng bạc ở Hà Nội Ngô Tất Tố viết được Dao cầu thuyền

tán vạch trần đủ mọi mánh khoé thủ đoạn bọn lang băm là bởi kinh

nghiệm thực tế những ngày làm chủ hiệu thuốc Thọ dân y quán ở phố Sinh Từ- Hà Nội Để viết Hà Nội lầm than, Thạch Lam cũng đã phải

mục kích sở thị những đêm hát “Tôi thuật lại dưới đây một buổi đi hát

mà không bao giờ tôi quên được vì cái buổi hát ấy làm cho tôi hiểu rõ

những sự khổ sở của chị em cô đào” (Chung quanh cái thây ma)

Trọng Lang “tha ngòi bút khắp các chỗ mà người ta không dám bước

chân đến nữa” khi viết “Hà Nội lầm than” Nói chung, số đông các tác

giả phóng sự ấy đều tìm cách “sắm vai” này vai kia để thâm nhập thực

tế Đây là một cách thức khá phổ biến của các nhà phóng sự khi tiếp cận hiện thực

Cách tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Nguyễn Tuân không

giống với họ Ông viết Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc là viết lại

quãng đời sống “phóng túng hình hài, tự thiêu diệt mình” gần mười năm trong khói thuốc phiện của chính bản thân mình Sau khi ra tù (khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX), ông mang nặng tâm

lý hoài nghi, chán nản “một năm giam cầm đã tạc nên mặt tôi những nét chắc chắn của hoài nghi” Tâm lý hoài nghi và “ bất đắc chí” ấy đã khiến ông lao vào cuộc sống trụy lạc như một con người hoàn toàn hư hỏng Chính vì vậy tất cả những gì có liên quan đến thuốc phiện trong phóng sự của Nguyễn Tuân không phải chỉ là nghe thấy, nhìn thấy, ghi chép, kể lại mà hơn thế nữa, là sự trải nghiệm của chính bản thân tác

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w