1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc

65 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Liên Quan Đến Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
Tác giả Nguyễn Hữu Hòa
Người hướng dẫn TS. Mai Văn Nam
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tín Dụng Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

Trang 1

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong bối cảnh nhộn nhịp hội nhập nền kinh tế thế giới này, Việt Nam đangnổi lên như một ngôi sao sáng cho các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài Cụ thểnăm 2007 tốc độ phát triển kinh tế của nước ta đạt 8,4%, kim ngạch xuất khẩu là48,4 tỷ USD Việt Nam có được lợi thế nữa là nền kinh tế, chính trị, xã hội luôn

ổn định và có chiều hướng ngày một tốt hơn

Lúc này đây, điều mà mọi người quan tâm chính là đào tạo nguồn nhân lực

và phát triển thị trường tài chính đủ mạnh để “chơi” tốt ở một không gian vôlượng Thị trường tài chính mạnh, hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tếnước nhà mà ở đó các Ngân hàng - trái tim của thị trường tài chính có nhiệm vụđầu tàu giúp thị trường tài chính phát triển tạo tiền đề để phát triển kinh tế nóiriêng và đất nước nói chung Chính vì lẽ đó lĩnh vực Ngân hàng đang trở thànhtâm điểm thu hút mọi sự chú ý từ mọi người Ai cũng muốn biết lợi nhuận thực tếcủa một Ngân hàng mình quan tâm là bao nhiêu? Tình hình hoạt động kinhdoanh như thế nào? Tình trạng nợ xấu đang ở mức nào?

Theo kết quả công bố của một số Ngân hàng thì trong năm 2007 các Ngânhàng gặt hái được rất nhiều thành công, là một trong các lĩnh vực phát triển mạnhnhất tại Việt Nam Ước tính năm 2007, tổng huy động vốn của hệ thống tín dụngtăng đột biến, khoảng 50% so với năm 2006 Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh(TP HCM), kỷ lục được xác lập ở mức tăng khoảng 55%; tại Hà Nội là 36,1%.Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống cũng đột biến kể từ năm 2004, dự tính tăng tới40%; riêng tại TP.HCM lên tới 51%, tại Hà Nội là khoảng 38,5% Những con sốtrên cho thấy sự sôi động của dòng tiền ra – vào các Ngân hàng Riêng về tốc độcho vay lại dẫn đến những lo ngại về tăng trưởng nóng, chất lượng tín dụng và làmột tác động đẩy lạm phát tăng cao Còn về lợi nhuận mới chỉ có chín tháng đầunăm 2007, lợi nhuận của nhiều Ngân hàng cổ phần đã tăng gần gấp rưỡi tổng lợinhuận của cả năm 2006 Dẫn đầu danh sách những Ngân hàng thương mại có lợi

Trang 2

1.470 tỉ đồng, kế đến là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với hơn1.000 tỉ đồng, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) gần 500 tỉ đồng, Ngân hàngXuất nhập khẩu VN (Eximbank) 473 tỉ đồng, Ngân hàng Quân đội 445 tỉ đồng,Ngân hàng Quốc tế (VIB) 310 tỉ đồng, Quả là một con số ấn tượng, tuy nhiênđây chỉ là công bố trên báo, đài, internet mà thôi liệu mức độ tin cậy có 100%?Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn (NHNo&PTNT) chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Thápcũng đạt nhiều hiệu quả Tuy nhiên thực tế hoạt động của NHNo&PTNT chinhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đặc biệt là hoạt động tín dụng đangnhư thế nào? Có gặp khó khăn, trở ngại gì không? Tình tình thu nợ, nợ xấu cóhiệu quả không?…Để trả lời những câu hỏi này ta tiến hành phân tích hoạt độngtín dụng mà chủ yếu đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuấtnông nghiệp (SXNN) vì đây là đối tượng chiếm tỷ trọng cao nhất, mang tínhtruyền thống trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính vì vậy phân tíchhoạt động tín dụng hộ SXNN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thànhtỉnh Đồng Tháp đang là vấn đề cấp thiết hiện nay để thấy được thực trạng hoạtđộng tín dụng của chi nhánh như thế nào từ đó đề ra phương hướng, biện phápgiúp bản thân Ngân hàng hoạt động tốt hơn.

1.1.2 Căn cứ nghiên cứu

1.1.2.1 Căn cứ thực tiễn

Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là một huyện mang đậm nét đặc trưngcủa miền sông nước Cửu Long, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nhưtrồng lúa, khoai, cây ăn trái, nuôi cá, heo, bò…, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu,nhỏ lẻ mang tính tự phát, không theo quy hoạch, theo ý muốn tức thời không cócái nhìn tổng thể lâu dài Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang nóng vàđang hoà mình vào nền kinh tế thế giới trong mấy năm gần đây làm cho ngườinông dân nói chung và nông dân ở huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp nói riêngchịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ đặc biệt là về giá cả các mặt hàng gắn liền vớinông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn, thuốc thú y, xăng dầu,nhân công… và gần đây là lãi suất Ngân hàng có nhiều thay đổi tăng trong mấytháng đầu năm 2008 đã gây không ít khó khăn cho các hộ nông dân Từ nhữngnhân tố trên đã đẩy chi phí SXNN ở địa phương lên rất cao Tuy nhiên người dân

Trang 3

không thể không sản xuất, mà sản xuất thì vốn ở đâu cho đủ? Đi vay tư nhân?Không thể vay tư nhân vì lãi suất rất cao, chính vì lẽ đó hoạt động tín dụng củaNHNo&PTNT huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp sẽ góp phần không nhỏ trongviệc cung ứng nguồn vốn cho các hộ SXNN địa phương, tạo sự luân chuyển,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế Vai trò của NHNo&PTNThuyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việcchuyển dịch cơ cấu sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển góp phầntăng trưởng nền kinh tế địa phương theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước.

1.1.2.2 Căn cứ khoa học

Có một vấn đề mà ai cũng biết là trong hoạt động tín dụng của các Ngânhàng, vấn đề chất lượng tín dụng luôn được dặt lên hàng đầu Chúng ta muốnkhách quan đánh giá được chính xác chất lượng tín dụng của Ngân hàng thì saukhi phân tích tình hình doanh số cho vay, dư nợ cho vay, doanh số thu nợ, nợ quáhạn phải sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính như: tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số thu nợ,vòng quay vốn tín dụng… Căn cứ vào các chỉ tiêu này, ta có thể phân tích, đánhgiá để xác định mức độ an toàn và chất lượng tín dụng của một Ngân hàng

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp ta hiểu được thực trạng hoạt độngtín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đốivới hộ SXNN trên địa bàn trong ba năm từ 2005 đến 2007 Trên cơ sở đó giúp ta

có cái nhìn khách quan về chính Ngân hàng, đưa ra sự đánh giá và các phươnghướng, biện pháp giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của hộSXNN ở huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng để thấy được công táchuy động vốn đối với địa bàn ra sao, khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn củangười dân như thế nào

- Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với hộ SXNN để thấyđược thực trạng tín dụng của thành phần này như thế nào

- Đưa ra phương hướng và biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín

Trang 4

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Luận văn này được thực hiện trên số liệu tại chi nhánh NHNo&PTNThuyện Châu Thành mà cụ thể là các số liệu có được từ phòng kế hoạch và kinhdoanh Các số liệu chủ yếu liên quan đến tình hình hoạt động tín dụng của địaphương huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

- Vì thời gian có hạn chế nên số liệu được dùng để sử dụng cho luận văn là

thông tin từ năm 2005 - 2007

- Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/02/2007 đến ngày25/5/2007

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Vì thời gian thực hiện không nhiều, kiến thức tích luỹ ở ghế nhà trường làchủ yếu mà lĩnh vực về Ngân hàng thì rất rộng nên luận văn chỉ giới hạn nghiêncứu ở những nội dung sau:

- Tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung vàchủ yếu đi vào phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với hộ SXNNtrên địa bàn huyện Châu Thành qua các năm từ 2005 đến 2007 để thấy rõ thựctrạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Mà trong hoạt động tín dụng của Ngânhàng bao gồm các lĩnh vực như tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, dư nợcho vay, doanh số thu nợ Phân tích hoạt động tín dụng cũng đồng nghĩa với việcphân tích các vấn đề trên

- Phân tích thêm các chỉ số tài chính liên quan đến hoạt động tín dụng từ đómới có cái nhìn khách quan hơn trong việc đánh giá

- Từ việc phân tích trên sẽ rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của Ngânhàng để đưa ra phương hướng phát huy, khắc phục cũng như tìm ra nhữngnguyên nhân ảnh hưởng đến mặt hạn chế đó

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để thu hút ngàycàng nhiều khách hàng, hạn chế rủi ro trong cho vay và tạo thêm uy tín cho chinhánh để tạo thêm nguồn vốn cho khách hàng vay nhằm giải quyết được phầnnào nhu cầu của khách hàng

Trang 5

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua một sốtài liệu nghiên cứu, phân tích về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tíndụng trong Ngân hàng nói riêng Qua quá trình lược khảo các đề tài đó, em nhậnthấy vấn đề tín dụng đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích rất sâu, kỹlưỡng và đầy đủ Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu

đó vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng hộ SXNN của NHNo&PTNT chinhánh huyện Châu Thành để thực hiện đề tài Sau đây là một số tài liệu mà em cóđiều kiện tham khảo trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài:

- “Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại” trong Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (2006) của Thái Văn

Đại Ở đây giúp em hiểu được các lý thuyết về tín dụng cũng như cách thức phântích số liệu

-“ Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy” luận văn (2007) của Sinh viên Ngô Thị Thuý

Diễm Tài liệu này giúp em biết được cách thức trình bày, bố trí luận văn

- “Hiệu quả cho vay vốn hộ sản xuất vùng Đông Nam Bộ của NHN o&PTNT Việt Nam” theo “Thông tin Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam” số

211, tháng 10/2007 Tài liệu này giúp em hiểu về các hộ SXNN ở nước ta hơn

- Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2007 trích từ website:

http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns080115141647.Trang này giúp ta có cái nhìn tổng thể nền kinh tế Việt Nam năm 2007 và xuhướng sắp tới

Trang 6

CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng

Tín dụng xuất phát từ chữ Hy Lạp “Creditum” có nghĩa là tin tưởng, tínnhiệm Tiếng Anh là Credit, theo nghĩa Việt Nam tín dụng là sự vay mượn,chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hoặctiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau đó hoàn trả lại với một lượng giátrị lớn hơn

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình tháikinh tế - xã hội Ngày nay, tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:

- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình tháikinh tế hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc vàlãi sau một thời gian nhất định

- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốnlẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa

- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lờihứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia

Như vậy, “tín dụng” có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưngnội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất Chúng đều phản ánhmột bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bênđược ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại

Cụ thể hơn, tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa mộtbên là các tổ chức tín dụng, còn bên kia là những chủ thể kinh tế khác trong xãhội trên cơ sở hoàn trả và có lãi Một quan hệ kinh tế được gọi là tín dụng phải có

ba nội dung cơ bản sau:

- Có sự chuyển giao một lượng giá trị từ người này sang người khác

- Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời

- Khi hoàn trả lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèmtheo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

Trang 7

+ Đối với doanh nghiệp: tín dụng là cầu nối tiết kiệm và đầu tư.

+ Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn

2.1.2.3 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội

- Khả năng cung ứng vốn của tín dụng tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa

và dịch vụ ngày càng gia tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển, từ đó làm thỏa mãn vànâng cao đời sống của người dân

- Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh, qua đó giúp giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm công

ăn việc làm cho người lao động

- Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống người dân được ổn định, aicũng có công ăn việc làm là những tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội

Và tín dụng là một nhân tố tích cực tao ra những tiền đề đó

Trang 8

2.1.2.4 Tín dụng góp phần mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và giao lưu quốc tế

Nếu tín dụng không chỉ phát triển ở phạm vi quốc nội mà còn có thể mởrộng ra phạm vi quốc tế thì có thể giúp đỡ và giải quyết nhu cầu vốn lẫn nhautrong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiệnxích lại gần nhau hơn và cùng phát triển

2.1.3 Phân loại tín dụng

2.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thườngđược sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ chonhu cầu sinh hoạt của cá nhân

- Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm;được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng

và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm Loại tíndụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mởrộng sản xuất với quy mô lớn

2.1.3.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các

tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sảnxuất…

- Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định

2.1.3.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho cácdoanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hànghóa

- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng

- Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tậpcủa sinh viên

Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thể có nhiều hình thứctín dụng khác

Trang 9

2.1.3.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ

- Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng làngười trực tiếp trả nợ

- Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay vàngười trả nợ là hai đối tượng khác nhau

2.1.3.6 Căn cứ vào tính chất của khoản vay

- Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật

tư, tài sản tương đương đảm bảo

- Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần cóhàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các

tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng

Trang 10

2.1.4 Rủi ro tín dụng

2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng

do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ củamình theo cam kết hay nói cách khác là xác suất mà khách hàng vay trì hoãn trảhoặc thậm chí không trả các khoản vay đã đến hạn như trong cam kết

2.1.4.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có thể được phân loại theo nhiều cách tùy mô hình hoạtđộng và tiêu thức phân loại của mỗi Ngân hàng:

- Phân loại theo đối tượng vay có: rủi ro khách hàng cá thể, rủi ro công ty,rủi ro quốc gia

- Phân loại theo sản phẩm có: rủi ro của sản phẩm nội bảng (cho vay, thấuchi, chiết khấu), rủi ro của các sản phẩm ngoại bảng trong tài trợ thương mại(trong thanh toán L/C, bảo lãnh…)

- Phân loại theo giai đoạn phát sinh rủi ro có: rủi ro phát sinh trong giaiđoạn thẩm định, rủi ro phát sinh trong giai đoạn giải ngân và rủi ro phát sinhtrong giai đoạn quản lý khoản vay của khách hàng

2.1.5 Một số hình thức tín dụng đặc thù

- Cho vay ủy thác:

+ Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác

+ Cho vay bằng nguồn vốn các dự án do các tổ chức tài chính, tiền tệhoặc tổ chức xã hội trong và ngoài nước tài trợ

- Cho vay ưu đãi và cho vay dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà Nước

2.1.6 Nguyên tắc và điều kiện cho vay

2.1.6.1 Nguyên tắc cho vay

- Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích theo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng vốn vay của sử

dụng vốn vay tạo điều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng Đểthực hiện tốt điều này, mỗi lần vay vốn khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn,trong giấy này khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình vàkèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Khách hàng vay vốn phải

Trang 11

sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết, nếu Ngân hàng phát hiện kháchhàng sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trướchạn.

- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi và trả đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của

tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụngvốn trong một thời gian nhất định Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch,Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽchuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay Khi kết thúc

kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) và mộtkhoản chi phí cho việc sử dụng vốn vay Nguyên tắc này bảo đảm cho tiền vayđược thu hồi đầy đủ và có sinh lời

2.1.6.2 Điều kiện cho vay

Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điềukiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợpvới quy định của pháp luật

- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ,Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam, và hướng dẫn của NHNo & PTNTViệt Nam

2.1.7 Đối tượng cho vay

- Các pháp nhân là: doanh nghiệp Nhà Nước, hợp tác xã, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các

tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự

- Cá nhân

- Hộ gia đình

Trang 12

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Công ty hợp danh

2.1.8 Thể loại và thời hạn cho vay

2.1.8.1 Thể loại cho vay

- Cho vay ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

- Cho vay trung hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 thángđến 60 tháng

- Cho vay dài hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trởlên

2.1.8.2 Thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ,đời sống Thời hạn cho vay theo thỏa thuận được xác định phù hợp với chu kỳsản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng

- Cho vay trung và dài hạn: thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh, dịch vụ, đời sống Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thờihạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chấtnguồn vốn cho vay của Ngân hàng

2.1.9 Trả nợ gốc và lãi

- Khi khách hàng đi vay nợ Ngân hàng, nếu trả nợ trước hạn, số lãi phải trảchỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ

- Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn

và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc không được gia hạn nợ thì Ngânhàng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn

- Trường hợp khách hàng có nợ quá hạn thì lãi vay được tính như sau:+ Lãi trong hạn tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày đáo hạn đã thỏa thuậntheo hợp đồng tín dụng hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng đã ký kết

+ Lãi quá hạn tính từ ngày chuyển sang nợ quá hạn đến ngày khách hàngtrả hết nợ quá hạn

Trang 13

2.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.2.1 Doanh số cho vay

Là số tiền mà Ngân hàng bỏ ra cho các thành phần kinh tế trong và ngoàinước vay để thực hiện những mục đích cụ thể Doanh số cho vay lớn hay nhỏ còntuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng của Ngân hàng, tuỳ thuộc vào tình hìnhtài chính, khả năng trả nợ, mục đích sử dụng vốn của khách hàng

2.2.2 Dư nợ cho vay

Là khoản tiền mà Ngân hàng bỏ ra cho khách hàng vay chưa thu hồi nhưngcòn trong hạn Dư nợ cho vay phản ánh thực tế tình hình hoạt động của Ngânhàng Dư nợ cho vay giúp ta thấy được nhu cầu vay vốn, thời hạn vay vốn để đầu

tư của nền kinh tế

2.2.3 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu hồi vốn cho vay đối vớinhững khoản cho vay trước kia Trong quá trình hoạt động cho vay thì mỗi hợpđồng cho vay đều có thời hạn riêng do khách hàng và Ngân hàng thỏa thuận vớinhau Khi đến hạn thì khách hàng phải thanh toán số tiền vay này cho Ngânhàng Nếu đến hạn mà khách hàng không thanh toán nợ cho Ngân hàng thì khoảncho vay này gọi là nợ xấu

2.2.4 Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản dư nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định số 493 và18/2007/QĐ-NHNN

- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năngthu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơcấu lại

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

Trang 14

Nợ xấuTổng dư nợ

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thờihạn đã cơ cấu lại

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

Tổng dư nợ : Tổng số tài sản cho vay khách hàng

Hệ số tín dụng cho phép phải từ 5% trở xuống thì mới tốt, hệ số này càngnhỏ càng tốt

2.2.6 Hệ số dư nợ trên vốn huy động

Hệ số dư nợ trên vốn huy động =

Hệ số dư nợ trên vốn huy động cho biết một đồng vốn mà Ngân hàng huyđộng được thì có bao nhiêu đồng đem cho vay Hệ số này đo lường hiệu quả sửdụng nguồn vốn của Ngân hàng

2.2.7 Hệ số dư nợ trên tổng nguồn vốn

Hệ số dư nợ trên tổng nguồn vốn =

Hệ số dư nợ trên tổng nguồn vốn cho biết trong một đồng mà Ngân hàngđem cho vay thì có bao nhiêu đồng tổng nguồn vốn góp vào Chỉ tiêu này cho

Dư nợ cho vayVốn huy động

Dư nợ cho vayTổng nguồn vốn

Trang 15

biết lượng tiền mà Ngân hàng đang có là đủ mạnh trong lĩnh vực đầu tư haykhông?

2.2.8 Vòng quay tín dụng

Vòng quay tín dụng =

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển nguồn vốn cho vay, phản ảnh thờigian thu hồi vốn vay của khoản cho vay là nhanh hay chậm Chỉ tiêu này chothấy sự hiệu quả trong hoạt động cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng Thương

2 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn này được hoàn thành dựa trên cơ sở những kiến thức đã học ởtrường và từ thực tế trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nghiên cứu dựa vàothảo luận và trao đổi ý kiến với các anh chị, cô, chú trong cơ quan thực tập và vớicác bạn sinh viên cùng thực tập, cụ thể:

2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành chủyếu là người dân thuộc 12 xã thị trấn trong huyện cho nên đây cũng chính làvùng nghiên cứu của đề tài Khách hàng của hoạt động tín dụng tại Ngân hàngđược phân loại, sắp xếp theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh tế

Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Trang 16

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu của Ngân hàng như: Các báocáo tài chính, cẩm nang tín dụng từ phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyệnChâu Thành

- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, báo chí Ngân hàng, những

tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng, internet

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phương pháp bình quân số học để xác định số dư cuối kỳ và đầukỳ

- Sử dụng phần mềm Excel tính toán các chỉ số tài chính liên quan

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để tính tốc độ tăng trưởngqua các năm

Trang 17

CHƯƠNG 3GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH

3.1.1 Vị trí địa lý

Châu Thành là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giápvới sông Tiền, phía nam giáp vời huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, phía Đônggiáp với thị xã Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với thị xã Sa Đéc.Huyện Châu Thành hiện có 11 xã và 1 thị trấn: An Hiệp, An Bình, Tân PhúTrung, Tân Phú, Tân Nhuận Đông, Hoà Tân, Phú Long, An Nhơn, Phú Hựu, AnKhánh, An Phú Thuận và thị trấn Cái Tàu Hạ, tổng cộng có 45 ấp

Huyện Châu Thành nằm cặp sông tiền với chiều dài 12 km, có sông Sa Đécchảy qua, có hệ thống kênh trục chính nối ra sông Hậu, ngoài việc cung cấp nướcngọt còn tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển giao thông thủy.Đồng thời huyện nằm cách Quốc Lộ 1A cách cầu Mỹ Thuận 4 km, dọc Quốc Lộ

80 và tỉnh lộ 853 - 854 với chiều dài 36 km Ngoài ra còn có 12 đường huyện.Đâylà điều kiện tốt cho việc vận tải lương thực, thuỷ sản, vật tư … đáp ứng chonhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

3.1.2 Diện tích

Diện tích đất tự nhiên của huyện Châu Thành theo thống kê của ban địachính huyện là 246.000 ha chiếm 7,23% diện tích đất của tỉnh Đồng Tháp.Trong đó đất sử dụng cho SXNN là 36.970 ha, đất chuyên dùng là 882,7 ha, đất ở

là 1.317,2 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 855 ha, đất chuyên dùngkhác là 2.400 ha Huyện có nhiều kênh rạch chằng chịt bồi đắp cho đồng ruộng,đất đai khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạnghóa cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao

3.1.3 Tài nguyên đất đai và khí hậu

Huyện Châu Thành Là một huyện cù lao chịu ảnh hưởng thủy triều củasông Tiền Quanh năm có nước ngọt dồi dào, phù sa bồi đắp khi lũ về, đất đaimàu mỡ lại chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, có hai mùa

Trang 18

rõ rệt Nhiệt độ trung bình 26,4oC, lượng mưa hàng năm 1500mm Huyện ChâuThành có các yếu tố trên nên rất thuận lợi để SXNN.

3.1.4 Về tình hình kinh tế xã hội và nguồn nhân lực

Huyện Châu Thành có tổng số dân là 157.713 (năm 2000) chiếm 9,93% vềdân số của tỉnh, mật độ 674 người/km2

Tổng số hộ trong huyện là 32.877 hộ trong đô hộ sản xuất nông nghiệpchiếm 73,65% cả huyện Số người trong độ tuổi lao động là 74.926 người (trong

đó nông nghiệp chiếm 86%)

Đất đai thì màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm, nguồn nước ngọt dồidào, thời tiết khí hậu ôn hòa Lực lượng lao động đồi dào, nông dân có nhiềukinh nghiệm trong SXNN nên thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng thâmcanh, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Huyện Châu Thành thực hiện phát triển kinh tế theo cơ cấu nông nghiệp công nghiệp - thương mại, dịch vụ, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nôngthôn, trong những năm qua kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện có bướcphát triển khá toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả Tốc độ tăngtrưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 là 9,37%, riêng năm 2005 là12,02%, năm 2006 là 13.85%, năm 2007 là 14.53%

-Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2007 là 32.447 ha, giảm so với năm 2006

là 2.214 ha Tổng sản lượng lương thực thu hoạch đạt 163.865 tấn, năng xuấtbình quân đạt trên 5 tấn/ha, bình quân lương thực đạt 998 kg/người

Cơ cấu kinh tế như sau: khu vực nông nghiệp, thủy sản chiếm 69%, côngnghiệp-xây dựng chiếm 12% còn lại 19% là thương mại dịch vụ Các ngành nghềchủ yếu của huyện như SXNN (năm 2007 là 20.177 ha) trồng chủ yếu là lúa(15000 ha) và cây ăn trái (5000 ha) như nhãn, cam, quýt, bưởi, ổi, xoài …, Thủysản (107 ha) chủ yếu nuôi cá da trơn, tôm càng xanh, cá lóc, điêu hồng… Sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… phát triển khá ở các lĩnh vựcngoài quốc doanh, các ngành nghề truyền thống cũng được phát huy như: Sảnxuất gạch ngói, đóng xuồng ghe, lò rèn, làm bột đã thu hút hàng ngàn lao độngnhàn rỗi góp phần giải quyết việc làm cho trên 90.000 người dân trong và ngoàihuyện Giá trị tổng sản lượng từ khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàdịch vụ năm 2007 đạt 123.662 triệu đồng, năm 2006 đạt 108.052 triệu đồng.Tại

Trang 19

trung tâm các xã thuộc huyện đều có các chợ xã, các mặt hàng buôn bán đa dạng,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là bà con nông thôn ở vùng sâu

3.1.5 Thực trạng các hộ SXNN tại huyện Châu Thành

Hộ SXNN ở huyện Châu Thành nói riêng và của tỉnh Đồng Tháp nói chungđểu có những nét cơ bản giống nhau Đây là những hộ gia đình sống chủ yếu làlàm nghề nông như làm ruộng, chăn nuôi heo, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủysản, Đặc điểm chung của các hộ SXNN là mang tính chất nhỏ lẻ, không tậptrung, trình độ canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên

Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp cũng thể hiện những đặc điểm rất rõ nétcủa vùng đồng bằng sông Cửu Long Dân cư đa số sống ở nông thôn chiếmkhoảng 80% dân số của huyện, nghề nghiệp chủ yếu làm nghề nông, sống hòamình với ruộng vườn

Trong SXNN địa phương đã chú trọng thay đổi cơ cấu giống lúa có năngsuất chất lượng cao, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng và có hiệu quả.Huyện đã đầu tư xây dựng các đồng mẩu, các hợp tác xã nông nghiệp, thực hiệnchương trình khuyến nông và phòng trừ dịch hại tổng hợp Tổng diện tích gieotrồng lúa năm 2007 là 32.447 ha, giảm so với năm 2006 là 2.214 ha Tổng sảnlượng lương thực thu hoạch đạt 163.865 tấn, năng xuất bình quân đạt trên 5tấn/ha, bình quân lương thực đạt 998 kg/người

Diện tích vườn của huyện Châu Thành là 6.133 ha, trong đó vườn chuyêncanh là 5.668 ha , diện tích vườn tạp còn 464 ha Ngoài việc trồng cây ăn tráinhư: nhãn, cam, quýt, bưởi, ổi, xoài … nông dân còn phát triển nuôi trồng thủysản nhằm tận dụng diện tích ao hồ, bãi bồi Về chăn nuôi gia súc, gia cầm cóbước phát triển đáng kể, nhất là chăn nuôi heo Tổng số gia súc gia cầm năm

2005 là 345.898 con (trong đó gia súc 41.683 con, gia cầm 304.215 con)

Những năm gần đây do tình giá cả hàng hóa, chi phí đầu vào tăng cao lạithêm có nhiều dịch bệnh lây lan kéo dài khiến cho lợi nhuận bị giảm sút, nhu cầuvốn của người dân tăng cao rất cần đến nguồn vốn từ phía Ngân hàng Điều nàyđòi hỏi Ngân hàng phải có phương hướng dự trù nguồn vốn đủ để đáp ứng vốncho các hộ SXNN

Trang 20

3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH

Giám đốc: Ông Trần Công Quyền

Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng đã qua ba lần đổi tên Theo sự biếnđổi của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính Ngân hàng nói riêng và nhữngyêu cầu cần thiết trong lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988, NHNN Việt Nam chinhánh huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng Phát triển nông thôn và hoạtđộng kinh doanh đa năng hơn Tháng 10 năm 1990 lại đổi tên thành NHNohuyện Châu Thành

Trong quá trình hoà nhập vào cơ chế mới, hoạt động của Ngân hàng gặpkhông ít khó khăn Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên màNHNo huyện Châu Thành ngày càng khẳng định đượcvị trí của mình trong quátrình đưa nền kinh tế huyện nhà ngày một phát triển đi lên Ngày nay, chi nhánhNHNo&PTNT huyện Châu Thành đã thật sự trở thành người bạn đáng tin cậycủa các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinhdoanh và nông dân trên địa bàn huyện

Như vậy, xét về mặt pháp lý thì NHNo&PTNT nông thôn huyện ChâuThành là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tín dụng với các loại hình kinhdoanh chủ yếu sau:

- Nhận tiền gởi ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ(USD)

- Phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích với các kỳ hạn tương ứng

- Nhận dịch vụ mở tài khoản của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và doanhnghiệp nhà nước

Trang 21

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh thông qua hệ thốngmáy vi tính một cách an toàn, chính xác.

- Cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế bao gồm: ngắn hạn, trunghạn và dài hạn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, xây dựng, nhà ở, kinh

tế phục vụ gia đình…, với thủ tục thật đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và tiệnlợi

- Cầm cố các loại giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu…doNHNo&PTNT phát hành, và cầm cố các loại trái phiếu kho bạc nhà nước

- Thực hiện các dịch vụ cho vay uỷ thác

- Thực hiện các dịch vụ cho thuê tài chính

- Thực hiện các dịch vụ về công tác ngân quỹ thu đổi ngoại tệ

Phòng hành chánh nhân sự

Phòng kế toán, Ngân quỹ

Trang 22

Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Châu Thành gồm có Ban giám đốc(01Giám đốc và 01 Phó giám đốc) và 03 phòng ban trực thuộc Tùy tình hình đặcđiểm của mỗi phòng ban mà có nhiệm vụ riêng.

3.2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

3.2.2.2.1 Giám đốc

- Giám đốc phụ trách chung về hoạt động của NHNo huyện Châu Thành,thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, thực hiệncác công việc của Phó giám đốc

- Chịu trách nhiệm cuối cùng về các quyết định giải quyết công việc củaphó Giám đốc trong phạm vi công việc được phân công ủy quyền

- Tại các cuộc hợp của ban Giám đốc, Giám đốc thông tin cho các thànhphần dự hợp về các chủ trương, chính sách và quan điểm của Đảng, Nhà Nước,các ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh

- Ngoài những lĩnh vực đã phân công hoặc ủy quyền cho phó Giám đốc, cáctrưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ Với cương vị phụ trách chung, Giám đốctrực tiếp chỉ đạo, giải quyết một số công việc sau:

+ Các lĩnh vực nghiệp vụ mà Giám đốc trực tiếp giải quyết

+ Những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều phòng chuyên mônnghiệp vụ đã được phó Giám đốc phụ trách chỉ đạo nhưng còn có ý kiến khácnhau

+ Quyết định hoặc thông qua nội dung việc triển khai, thử nghiệm các sảnphẩm dịch vụ mới

+ Những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của phó Giámđốc

+ Theo yêu cầu điều hành thấy cần thiết phải trực tiếp giải quyết một sốcông việc để phân công cho phó Giám đốc

3.2.2.2.2 Phó Giám đốc

- Là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động chi nhánh, trực tiếp phụtrách một số lĩnh vực nghiệp vụ hoặc một số phòng chuyên môn nghiệp vụ, theodõi và chỉ đạo các ngành chuyên môn (có văn bản riêng) và thực hiện giải quyếtcông việc đột xuất khác do Giám đốc giao

Trang 23

- Khi giải quyết công việc được phân công, phó Giám đốc nhân danh Giámđốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quả công việc đó.Trong phạm vi công việc được phân công, phó Giám đốc có trách nhiệm:

+ Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiệnnhiệm vụ chung theo quy chế, quy định và các văn bản khác có liên quan đếnhoạt động kinh doanh

+ Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực được phân công.Đối với những vấn đề vướng mắc liên quan đến cơ chế, pháp luật mà chưa cópháp luật, NHNN và NHNo quy định thì phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo củaGiám đốc trước khi giải quyết

+ Tổ chức triển khai, thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới sau khi đượcGiám đốc chấp nhận

+ Có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các phòngchuyên môn, thường xuyên thông tin kịp thời cho Giám đốc và các phòng ban domình phụ trách về những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước và củaNHNo có liên quan đế hoạt động kinh doanh

+ Hàng tháng duyệt chương trình công tác của trưởng phòng chuyên mônnghiệp vụ do mình trực tiếp phụ trách và ít nhất một tháng một lần có tráchnhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác đó Thường xuyênthông báo cho các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ về những chủ trươngchính sách của Đảng, Nhà nước của NHNo và chỉ đạo của Giám đốc liên quanđến lĩnh vực công tác của phòng chuyên môn nghiệp vụ đó

3.2.2.2.3 Phòng hành chính nhân sự

- Đề xuất hoàn thiện và lưu giữ hồ sơ theo đúng qui định của Nhà Nước, củaNgân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ viênchức (CBVC) trong đơn vị

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh

- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, hiện công tác quản lý hànhchánh, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, y tế, bảo vệ

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa mua sắm tài sản, quản lýnhà ở tập thể, nhà khách, nhà nghĩ của đơn vị

Trang 24

- Giúp Ban giám đốc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức thi đua,khen thưởng phát triển mạng lưới và thực hiện chính sách cho lao động trong đơnvị.

- Thực hiện các loại báo cáo theo chế độ

- Thực hiện công việc chi lương cho CBVC trong đơn vị

- Tổ chức, phân công, theo dõi, bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sảnnhà nước trong đơn vị

- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng chóng cháy nổtại đơn vị

- Thực hiện công tác xét khen thưởng, nâng lương, xét thi đua, xét hợp đồnglao động trong chi nhánh

- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và thămhỏi CBVC

- Tổ chức quản lý lao động, quản lý thực hiện các nội quy, quy định của cơquan

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao

3.2.2.2.4 Phòng kế hoạch & kinh doanh

Bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 cán bộ tín dụng

Trưởng phòng: Chỉ đạo điều hành công việc trong phòng và làm tham mưucho ban giám đốc Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của cá cán bộ tín dụng,nghiên cứu xây dựng các đề án chiến lược, tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt độngkinh doanh tại đơn vị, và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công.Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng, điều hành các công việc trongphòng Nhiệm vụ của phòng kế hoạch & kinh doanh như sau:

- Tổ chức, thực hiện, theo dõi các chỉ tiêu của kế hoạch tỉnh giao

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn của đơn vị

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm

- Tổ chức phân loại khách hàng và và đề xuất các chính sách ưa đãi đối vớitừng loại khách hàng, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn để tùynguyên nhân và biện pháp khắc phục

- Thực hiện phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mụckhách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao

Trang 25

- Trực tiếp thẩm định và đề xuất cho vay, bảo lãnh các dự án tín dụng theophân cấp ủy quyền

- Giúp Ban Giám đốc hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác tíndụng, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng

- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tại đơn vị

- Thực hiện các loại báo cáo theo định kỳ, đột xuất

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao

3.2.2.2.5 Phòng kế toán – ngân quỹ

- Thực hiện công tác phân tích tài chính và đề xuất biện pháp nâng cao nănglực tài chính

- Theo dõi quản lý vốn tài sản, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùngtheo quy định

- Thực hiện việc xây dựng, bảo vệ, quyết toán, chi tiêu kế toán tài chính vớiNHNo tỉnh

- Cân đối, sử dụng mua sắm, sửa chữa tài sản không vượt quá chỉ tiêu tỉnhgiao

- Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, nghiệp vụ thanh toán,chuyển tiền theo quy định của NHNN và NHNo Việt Nam

- Tổng hợp thống kê và lưa trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt độngcủa chi nhánh vào máy tính

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định

- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ tại đơn vị

- Phối hợp các phòng, tổ để giải quyết các nghiệp vụ chuyên môn nhằmthực hiện các nghiệp vụ được giao

- Nghiên cứu đề xuất các ứng dụng tin học vào trong chuyên môn nghiệp vụ

để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban Giám đốc giao

3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

3.3.1 Thuận lợi

Sở dĩ NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành có được sự tăng trưởngkhông ngừng qua các năm một phần cũng có được những thuận lợi như sau:

Trang 26

- Là chi nhánh hoạt động đầu tiên trong lĩnh vực Ngân hàng trên địa bàn,đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Có truyền thống lâu đời, người dân tin tưởng

- Đội ngũ cán bộ quan tâm, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

- Được sự quan tâm, chỉ đạo từ cấp trên, sự hậu thuẫn sâu sắc từ các cấpchính quyền địa phương

- Được một lợi thế nữa là Ngân hàng có mang tên “Nông nghiệp” rất dễhiểu, gần gũi với nông dân nên họ thường chọn chi nhánh làm đối tác cho mình

- Những năm gần đây lại có nhiều đợt dịch hại trên cây trồng như rầy nâu,bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa Dịch cúm H5N1 trên gia cầm, dịch tai xanhtrên heo…

- Giá cả hàng hóa leo thang, đặc biệt trong thời gian gần đây mà chủ chốt làgiá xăng dầu gây hoang mang trong nhân dân ảnh hưởng đến quyết định đầu tưsản xuất, làm ăn

- Nuôi trồng thủy sản chưa có quy hoạch tổng thể, còn mang tính tự phátgây thất thoát, dội hàng rớt giá

- Tỷ trọng nông nghiệp còn cao trong nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cònchậm

- Chưa có chợ đầu mối, buôn bán còn nhỏ lẻ, nông dân hay bị thương lái épgiá

Ngoài ra chi nhánh còn gặp những khó khăn khác như:

Trang 27

- Sự cạnh tranh (lãi suất, cách thức tiếp cận khách hàng) gần đây từ cácNgân hàng ở Thị Xã Sa Đéc và các nơi lân cận như Ngân hàng Phát triển nhàĐBSCL, Sacombank, Ngân hàng Công thương, làm chia sẻ thị phần với chinhánh Hiện tại thị phần của chi nhánh khoảng 60%.

- Lãi suất Ngân hàng cũng được điều chỉnh liên tục gây tâm lý lo âu cho cácnhà đầu tư

3.4 TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2007

Bảng1: Tình kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành trong

tiền

(%

)

Sốtiền (%)

1 Thu nhập

14.30 0

20.08 0

Nguồn: phòng kế hoạch&kinh doanh

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánhhuyện Châu Thành trong 3 năm qua là khá tốt Lợi nhuận năm sau đều tăng so

Trang 28

với năm 2005, đến năm 2007 thì lợi nhuận cũng tăng nhưng không bằng năm

2006, cụ thể năm 2007 lợi nhuận tăng 350 triệu đồng tức tăng 7,7% Nguyênnhân làm cho lợi nhuận của năm 2007 tăng không bằng so với năm 2006 có thểgiải thích là do năm 2006 lợi nhuận tăng quá cao khiến ta cảm thấy năm 2007 lợinhuận tăng không đáng kể, nhưng thật sự thì lợi lợi nhuận như vậy cũng đángđược biểu dương, đó là sự cố gắng không ngừng của tập thể lãnh đạo và nhânviên của chi nhánh Cụ thể ta xem xét tình hình thu nhập và chi phí của Ngânhàng để có cái nhìn chính xác hơn

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình chi phí của Ngân hàng đểu tăngqua các năm, nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội huyện có nhiều tiếntriển, người dân có nhiều dự án đầu tư, sản xuất nên rất cần vốn vay từ Ngânhàng Từ đó Ngân hàng tìm cách nâng cao các nguồn vốn huy động, vay từ Ngânhàng cấp trên để có đủ vốn cho vay Điều này làm cho chi phí trả lãi cũng tănglên nên tổng chi phí tăng lên Cụ thể tăng nhiều nhất là loại hình huy động vốn,chi phí cho các loại tiền gởi từ địa phương năm 2006 tăng 3.320 triệu đồng tứctăng 62,4% so với năm 2005 Đến năm 2007 chi phí này cũng tăng nhưng khôngbằng năm 2006, chỉ tăng 10,6% tương đương 920 triệu đồng Bên cạnh đó, vìkhông chủ động được hết nguồn vốn cho vay do huy động không đủ, Ngân hàng

đã vay từ cấp trên và khoản chi phí cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phícủa Ngân hàng Năm 2006 chi phí này là 5.980 triệu đồng tức tăng 1.750 triệuđồng tương đương 41,4% so với năm 2005 Năm 2007 loại chi phí này cũng tăngnhưng cũng giống như chi phí trả lãi tiền gởi, chi phí vốn vay có tốc độ tăngkhông bằng năm 2006, chỉ tăng 20,6% tương ứng 1.230 triệu đồng Ngoài ra cácchi phí khác như mua sắm công cụ lao động, sửa chữa tài sản cũng tăng qua cácnăm Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng các chi phí của năm 2007 ít hơn năm

2006 là do năm 2006 được xem là năm của nền kinh tế Việt Nam, kinh tế xã hội

có nhiều tiến triển, đầu tư sản xuất tăng cao, là năm có nhiều sự kiện như hộinghị Apec, Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO, thị trường chứng khoánbùng nổ, lĩnh vực tài chính Ngân hàng phát triển nóng Các nhân tố này cũng tácđộng đến địa phương như giá cả các loại trái cây, lúa, thủy sản cũng bắt đầu tănglên khiến các hộ SXNN tăng gia sản xuất, cần nhiều vốn Do đó Ngân hàng cầnthêm nhiều vốn và tăng cường huy động cũng như đi vay Hơn nữa chi phí năm

Trang 29

2006 tăng quá nhanh chính vì thế làm Ban giám đốc đã có nhiều chính sáchkhông để cho chi phí tăng quá nhanh cho phù hợp với tình hình năm 2007.

Chi phí tăng qua các năm tăng như trên đã phân tích cũng không ảnh hưởnglớn đến lợi nhuận của chi nhánh vì ta thấy tình hình thu nhập cũng tăng nhanhqua các năm Cụ thể năm 2006 các khoản thu từ hoạt động tín dụng năm 2006 sovới năm 2005 tăng 5.670 triệu đồng tương đương 40,1%, sang năm 2007 là 1.330triệu đồng tương đương 6,7%, thu từ hoạt động khác như thu từ phí dịch vụ, thubất thường cũng tăng không kém, đặc biệt ở năm 2007 tăng 478,6% tương ứng1.340 triệu đồng Kết quả là làm cho tổng thu nhập năm 2006 so với năm 2005tăng 40,4%, năm 2007 tăng 13,3% so với năm 2006 Thu nhập tăng cao qua cácnăm lớn hơn chi phí làm cho lợi nhuận đạt được là đáng kể, tuy nhiên do tìnhhình chi phí năm 2007 tăng tương đối nhanh trong khi thu nhập thì tăng chậmlàm cho lợi nhuận năm này chỉ tăng 350 triệu đồng Dù vậy, đây cũng là thànhquả đáng khích lệ

Để thấy rõ hơn về tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm ta xem biểu

đồ sau:

0100020003000400050006000

Trang 30

Bất kỳ một tổ chức, cơ quan nào cũng luôn phất đấu để đạt được nhữngthắng lợi về mục đích hoạt động của mình Để thực hiện được điều này phải xácđịnh cho được mục tiêu qua từng thời kỳ, từng năm hoạt động Căn cứ vào tìnhhình kinh tế xã hội, đặc điểm nông nghiệp của địa phương, tình hình hoạt độngcủa những năm trước và phương hướng, nhiệm vụ của tương lai, NHNo&PTNTchi nhánh huyện Châu Thành cũng luôn xác định mục tiêu hoạt động của mình,

cụ thể trong năm 2008 so với năm 2007 như sau:

- Mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng 20%

- Dư nợ tăng 12%

- Nợ xấu phấn đấu dưới 3%

- Lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 15%

- Tiếp tục giữ vững vị thế, thế mạnh của mình ở địa bàn đặc biệt trong lĩnhvực nông nghiệp nông thôn, phấn đấu tăng trưởng cho vay các lĩnh vực khác

Trang 31

CHƯƠNG 4PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỪ NĂM 2005

ĐẾN NĂM 20074.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng bao gồm nhiều loại như huy động vốncho vay, chiết khấu giấy tờ có giá Trong đó hoạt động cho vay là quan trọngnhất, tuy nhiên mọi Ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng thương mại (NHTM)rất chú trọng vào hoạt động huy động vốn để chủ động được nguồn vốn củamình, nếu Ngân hàng nào huy động không đủ để cho vay thì sẽ đi vay, thường làvay từ Ngân hàng cấp trên

Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu

Thành qua 3 năm từ 2005 đến 2007

ĐVT: Triệu đồng

So sánh2006/2005 2007/2006

II Vốn điều chuyển 68.760 77.267 121.350 8.506 12,4 44.083 57,1

Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh

Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động nguồn vốn của chi nhánh luôntăng trưởng qua các năm Năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2006 Cụ thể năm

2007 tốc độ tăng trưởng vốn huy động là 18,9% trong khi năm 2006 tăng trưởng

là 17,2% Trong đó đáng chú ý nhất là tiền gởi không kỳ hạn và tiền gởi kỳ hạntrên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động Trongtiền gởi không kỳ hạn thì khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế như bảo

Trang 32

Còn khách hàng của tiền gởi kỳ hạn trên 12 tháng chủ yếu là dân cư, họ gởi tiềntheo 2 hình thức lãnh lãi bậc thang (80%) và theo thời hạn (20%)

Cả hai hình thức huy động bằng tiền gởi không kỳ hạn và có kỳ hạn trên 12tháng đều chiếm tỷ trọng và tăng trưởng cao Nguyên nhân Ngân hàng có nhiềuchính sách thu hút vốn từ nền kinh tế như phát hành các kỳ phiếu Ngân hàng vớilãi suất hấp dẫn, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện, thu nhập ngày càngtăng, ý thức gởi tiền vào Ngân hàng để lấy lãi ngày một được nhận rõ, cácphương thúc thanh toán không dùng tiền mặt được các tổ chức kinh tế lựa chọnngày một nhiều hơn Bên cạnh đó chúng ta thấy tỷ trọng tiền gởi dân cư ngàymột tăng lên điều này càng chứng tỏ các cá nhân có xu hướng lựa chọn Ngânhàng làm đối tác của mình, đây là một tín hiệu khả quan, hy vọng xu hướng nàyđược duy trì và phát triển hơn nữa để doanh số huy động vốn của chi nhánh tănglên nhanh chóng đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng

Dưới đây là tình hình lãi suất huy động của Ngân hàng tại thời điểm hiệntại

Lãi suất tiền gởi kỳ hạn:

Bảng 3: Tình hình lãi suất kỳ hạn của chi nhánh NHNo&PTNN huyện Châu Thành tháng 02 năm 2008.

Kỳ hạn Lãnh lãi trước (%) Lãnh lãi sau (%)

Nguồn: Phòng kế toán, ngân quỹ

Lãnh lãi hàng tháng là 0,79%/ tháng (đối với kỳ hạn 12 tháng), 0,80%/tháng (đối với tiền gởi 13 tháng)

Hình thức tiết kiệm bậc thang như sau:

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Văn Đại, (2006). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng, tủ sách ĐHCT. TP. CT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng
Tác giả: Thái Văn Đại
Năm: 2006
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2007). Giáo trình quản trị Ngân hàng, tủ sách ĐHCT. TP. CT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị Ngân hàng
Tác giả: Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt
Năm: 2007
3. Nguyễn Thị Mùi, (2006). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
4. Thị trường tài chính, (2007). “Hiệu quả cho vay vốn kinh tế hộ sản xuất vùng Đông Nam bộ của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam”, thông tin Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, (211), Tr. 26-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả cho vay vốn kinh tế hộ sản xuất vùng Đông Nam bộ của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam”, "thông tin Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam
Tác giả: Thị trường tài chính
Năm: 2007
5. Lê Văn Tư, (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: Lê Văn Tư
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của NHN o &PTNT chi nhánh huyện Châu  Thành - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Hình 1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của NHN o &PTNT chi nhánh huyện Châu Thành (Trang 21)
Hình   2:   Biểu   đồ   thể   hiện   sự   tăng   trưởng   lợi   nhuận   qua   các   năm   của   NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua 3 năm 2005-2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
nh 2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng lợi nhuận qua các năm của NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua 3 năm 2005-2007 (Trang 29)
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành  qua  3 năm từ 2005 đến 2007 - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Bảng 2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm từ 2005 đến 2007 (Trang 31)
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm 2005-2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Bảng 4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm 2005-2007 (Trang 33)
Hình 4: Sự tăng trưởng của các nguồn vốn qua 3 năm từ 2005-2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Hình 4 Sự tăng trưởng của các nguồn vốn qua 3 năm từ 2005-2007 (Trang 34)
Hình 5: Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay hộ  SXNN   qua 3 năm 2005- 2005-2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Hình 5 Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay hộ SXNN qua 3 năm 2005- 2005-2007 (Trang 38)
Hình 6:  Tỷ trọng doanh số cho vay của Ngân hàng qua  3 năm 2005-2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Hình 6 Tỷ trọng doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2005-2007 (Trang 38)
Bảng 8: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh qua 3 năm - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Bảng 8 Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh qua 3 năm (Trang 39)
Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Bảng 9 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ (Trang 40)
Bảng 10: Dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh từ 2005 đến 2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Bảng 10 Dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh từ 2005 đến 2007 (Trang 41)
Bảng 11: Dư nợ theo thành ngành nghề kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Bảng 11 Dư nợ theo thành ngành nghề kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ (Trang 42)
Bảng 12: Cơ cấu tổng dư nợ hộ SXNN của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến  2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Bảng 12 Cơ cấu tổng dư nợ hộ SXNN của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007 (Trang 43)
Hình 7: Sự tăng trưởng dư nợ  của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Hình 7 Sự tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007 (Trang 44)
Hình 8:  biểu đồ so sánh giữa hệ số rủi ro tín dụng của Ngân với 5% - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Hình 8 biểu đồ so sánh giữa hệ số rủi ro tín dụng của Ngân với 5% (Trang 50)
Bảng 22: Tình hình chi phí trồng đậu nành trên 1ha đất ruộng năm 2007. - Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Bảng 22 Tình hình chi phí trồng đậu nành trên 1ha đất ruộng năm 2007 (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w