MỤC LỤC
- Các pháp nhân là: doanh nghiệp Nhà Nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự.
Doanh số cho vay lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng của Ngân hàng, tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, khả năng trả nợ, mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành chủ yếu là người dân thuộc 12 xã thị trấn trong huyện cho nên đây cũng chính là vùng nghiên cứu của đề tài.
Huyện Châu Thành thực hiện phát triển kinh tế theo cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - thương mại, dịch vụ, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong những năm qua kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện có bước phát triển khá toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả. Theo sự biến đổi của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính Ngân hàng nói riêng và những yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988, NHNN Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng Phát triển nông thôn và hoạt động kinh doanh đa năng hơn. - Là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động chi nhánh, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực nghiệp vụ hoặc một số phũng chuyờn mụn nghiệp vụ, theo dừi và chỉ đạo các ngành chuyên môn (có văn bản riêng) và thực hiện giải quyết công việc đột xuất khác do Giám đốc giao.
+ Có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, thường xuyên thông tin kịp thời cho Giám đốc và các phòng ban do mình phụ trách về những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước và của NHNo có liên quan đế hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng các chi phí của năm 2007 ít hơn năm 2006 là do năm 2006 được xem là năm của nền kinh tế Việt Nam, kinh tế xã hội có nhiều tiến triển, đầu tư sản xuất tăng cao, là năm có nhiều sự kiện như hội nghị Apec, Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO, thị trường chứng khoán bùng nổ, lĩnh vực tài chính Ngân hàng phát triển nóng.
Nguyên nhân tăng trưởng trong cho vay trung hạn tăng cao trong năm 2007 là do tình hình giá cả lúa gạo, trái cây, thủy sản cuối năm 2006 có nhiều chiều hướng tích cực làm cho các hộ nông dân bắt tay cải tạo đất đai, đầu tư máy móc như mua máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp… mà các khoản vay này khó có thể thu hồi trong năm vì vậy phải cho vay trung hạn làm cho doanh số cho vay trung hạn tăng cao theo tỷ lệ %. Nguyên nhân là do chi phí để chăn nuôi là rất cao so với trồng trọt đặc biệt là nuôi trồng thủy sản như cá tra, chẳng hạn theo số liệu của phòng kế hoạch và kinh doanh thì số món vay của các hộ trồng trọt và chăn nuôi là tương đối bằng nhau, năm 2007 con số món vay mỗi ngành khoảng 4.000 món, nhưng xét về mặt giá trị thì doanh số cho vay ngành chăn nuôi cao hơn gấp đôi so với ngành trồng trọt Những năm gần đây giá cá tra hấp dẫn làm cho nông dân tăng cường đầu tư để nuôi, số hộ nuôi cũng ngày một tăng lên, theo số liệu từ phòng kế hoạch và kinh doanh thì tỷ trọng cho vay để nuôi cá tra liên tục tăng từ 40% đến 50% của ngành chăn nuôi trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007. Theo thời gian doanh số cho vay này cũng tăng lên đáng kể nguyên nhân là trong những năm gần đây có nhiều dự án đầu tư trên địa bàn, nhiều khu công nghiệp cũng mọc lên, nhu cầu đời sống dân cư được tăng lên đã làm cho doanh số cho vay các diện này cũng tăng, đúng với xu hướng hoạt động của Ngân hàng là duy trì và tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng tăng doanh số cho vay thêm các lĩnh vực khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2006 nông dân làm ăn khá, năng suất tăng mà giá cả hàng hóa thì thuận lợi, sản xuất có lời, người dân phấn khởi, từ đó công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng có nhiều thuận lợi hơn. Rừ ràng ta thấy doanh số thu nợ hộ SXNN năm 2006 thỡ tăng nhanh trong khi đó năm 2007 lại tăng nhẹ, ngay cả khi trong ngành chăn nuôi, ngành có doanh số cho vay cao cũng chỉ tăng được 1,3%. Thật ra đây không hoàn toàn là lỗi của Ngân hàng mà yếu tố quan trọng nhất là do tình hình kinh tế thị trường tác động, giá cả hàng hóa không ổn định và thường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các hộ nông dân trong năm 2007 mà báo đài tốn không ít bút mục để phân tích.
Tóm lại doanh số thu nợ của Ngân hàng có tăng nhưng chậm lại, nguyên nhân chính là do các yếu tố khách quan từ tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ SXNN. Nguyên nhân là vì năm 2007 doanh số cho vay của ngành trồng trọt rất cao còn của ngành trồng trọt thì ít hơn, năm 2006 thì ngược lại doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng cao hơn ngành chăn nuôi. Dư nợ cho vay hộ sản xuất của các hình thức cho vay trung và dài hạn trong năm 2006 và 2007 đã tăng như đã phân tích ở trên khiến cho dư nợ cho vay đối với hộ SXNN nói chung tăng lên đáng kể.
Đây là con số tương đối khả quan, giải thích cho nguyên nhân vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tốt như vậy là do đây là Ngân hàng nằm trên địa bàn mà khách hàng đa số là nông dân, họ chủ yếu vay để SXNN, chu kỳ sản xuất ngắn hạn nên các khoản vay này đa số chỉ là dưới 12 tháng. Các khoản cho vay hộ SXNN cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng, mặt khác đây cũng là sự cố gắng của Ban giám đốc như thường xuyên đôn đốc chăm lo cho công tác thu hồi nợ, các nguyên nhân này làm cho doanh vòng quay vốn tín dụng tương đối khả quan. Dư nợ trên tổng nguồn vốn luôn ở mức cao trên 90%, hệ số thu nợ tương đối chấp nhận được khoảng trên 80%, vòng quay vốn tín dụng cũng bình thường, tuy nhiên chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động không giảm mà lại có xu hướng tăng chứng tỏ nguồn vốn huy động ngày càng không đủ đáp ứng vốn vay của khách hàng.
Vốn để đầu tư cho trồng đậu nành cũng tương đương với trồng lúa, thường thì người dân canh tác đậu nành vào mùa hè thu trên đất ruộng, hiệu quả kinh tế thường cao hơn trồng lúa, tuy nhiên lại tốn công lao động hơn vì đậu nành là loại thu hoạch nhiều lần. Đây là công việc hết sức quan trọng, nếu làm không tốt thì Ngân hàng rất dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thiếu vốn cho vay, không thể đáp ứng vốn tín dụng cho người dân, ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, gây thiệt hại cho họ, ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Tình hình chi phí ở bảng 19 là mang tính đại diện, thực tế chi phí còn tùy thuộc vào từng hộ sản xuất có phương pháp tiết kiệm chi phí riêng, tùy độ phì nhiêu của đất, khả năng kháng bệnh của cây con giống, tình hình kinh tế của gia đình mà nhu cầu vay vốn của họ cũng khác, nếu gia đình làm ăn có lãi, có khả năng kinh tế thì thường vốn tự có tham gia trong dự án là lớn hơn 10% khi đó nhu cầu vốn vay của họ giảm xuống và đương nhiên Ngân hàng cho vay ít lại.
Các điểm yếu của nền kinh tế vốn tồn tại nhiều năm nay như kết cấu hạ tầng yếu kộm, nhất là giao thụng, thủy lợi, điện đó bộc lộ rừ nột qua thiờn tai năm 2007. Do vậy khả năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh hạn chế, thiệt hại gây ra rất nặng nề, hậu quả để lại là rất nghiêm trọng và lâu dài. Tóm lại, đối với các hộ SXNN ở huyện Châu Thành các năm qua nhất là năm 2007 chịu ảnh hưởng rất lớn tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước, đặc biệt là các yếu tố làm tăng chi phí SXNN như xăng dầu, giá cả hàng hóa nông sản, dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, các tin đồn thất thiệt gây không ít tổn thất trong nhân dân như chuyện ăn bưởi bị ung thư chẳn hạn.
Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Thu hồi nợ là vấn quan trọng của Ngân hàng, vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Chính vì lẽ đó Ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp để thu hồi cũng như theo dừi những khoản cho vay như: Tăng cường cụng tỏc rà soỏt phõn loại khỏch hàng, đưa ra các khách hàng có nguy cơ chuyển sang nợ xấu để tiến hành đôn đốc thu hồi nợ.