Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc (Trang 41 - 42)

ĐẾN NĂM 2007 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.4.1Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ cùng dư nợ đầu kỳ.

Ta có bảng tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế như sau:

Bảng 10: Dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh

GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Hữu Hòa

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 128.322 146.363 199.554 18.041 14,1 53.191 36,3 DNTN, Cty TNHH 2.800 3.200 6.170 400 14,3 2.970 92,8 Hộ SXNN 109.590 121.822 163.362 12.232 11,2 41.540 34,1 Cho vay khác 15.932 21.341 30.022 5.409 34,0 8.681 40,7 II. Trung hạn 17.020 20.646 28.509 3.626 21,3 7.863 38,1 Hộ SXNN 147 93Trang 41799 -54 -36,7 706 759,1

Nhìn chung tình hình dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp qua 3 năm ngày một tăng lên, đặc biệt là năm 2007 mức tăng trưởng dư nợ cho vay là 36,6% tương đương 61.054 triệu đồng cao hơn cả năm 2006 chỉ 14,9% tương đương 21.667 triệu đồng.

Tình hình dư nợ đối với các hộ SXNN cũng tăng theo xu hướng chung của Ngân hàng. Trong đó tăng nhiều nhất là hình thức dư nợ cho vay trung hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng nhưng không bằng. Cụ thể cho vay trung hạn hộ SXNN năm 2007 tăng đến 759,1% so với năm 2006 trong khi đó cho vay ngắn hạn đối với hộ SXNN tăng 34,1% Nguyên nhân của sự tăng trưởng này vì doanh số cho vay trung hạn năm 2007 tăng một cách đột biến mà ta đã phân tích ở phần trước cộng với doanh số thu nợ năm 2007 lại không tăng mấy đã làm cho dư nợ cho vay trung hạn năm nay tăng cao.

Để biết được các ngành nghề trong dư nợ cho vay đối với hộ SXNN trong 3 năm qua như thế nào ta tiến hành phân tích dư nơ theo ngành nghề kinh tế.

Một phần của tài liệu Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc (Trang 41 - 42)