ĐẾN NĂM 2007 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.3.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế
Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 129.541 176.883 219.211 47.342 36,5 42.328 23,9 Trồng trọt 26.721 34.007 34.023 7.286 27,3 16 0,05 Chăn nuôi 75.200 100.344 10.632 25.144 33,4 1.288 1,3 Cho vay khác 27.620 42.532 83.556 14.912 54,0 41.024 96,5 II. Trung hạn 11.710 12.324 9.996 614 5,2 -2.328 -18,9 SXNN 100 180 190 80 80,0 10 5,6 Cho vay khác 11.610 12.144 9.806 534 4,6 -2.338 -19,3 Tổng cộng (I +II) 141.251 189.207 22.9207 47.956 34,0 40.000 21,1
Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh
Rõ ràng ta thấy doanh số thu nợ hộ SXNN năm 2006 thì tăng nhanh trong khi đó năm 2007 lại tăng nhẹ, ngay cả khi trong ngành chăn nuôi, ngành có doanh số cho vay cao cũng chỉ tăng được 1,3%. Thật ra đây không hoàn toàn là lỗi của Ngân hàng mà yếu tố quan trọng nhất là do tình hình kinh tế thị trường tác động, giá cả hàng hóa không ổn định và thường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các hộ nông dân trong năm 2007 mà báo đài tốn không ít bút mục để phân tích. Chẳng hạn như sự tăng giá của xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc… làm cho chi phí người SXNN tăng cao. Khiến họ không có lời thậm chí lỗ, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của họ.
Tóm lại doanh số thu nợ của Ngân hàng có tăng nhưng chậm lại, nguyên nhân chính là do các yếu tố khách quan từ tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ SXNN. Đây là yếu tố khách quan mà bất cứ Ngân hàng nào cũng tìm mọi biện pháp khắc phục.
Chính vì doanh số thu nợ năm 2007 tăng không đáng kể nên làm cho dư nợ năm này tăng cao mà ta sẽ phân tích ở phần sau đây.