Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
264 KB
Nội dung
Bài tập nhóm môn: Chính sách xóa đói giảm nghèo ĐỊNH NGHĨA VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ CHUẨN NGHÈO Ở VIỆT NAM Nhóm 01, 02 1. Nghèo đói 1.1 Định nghĩa về nghèo đói Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo nhưng phổ biến hơn cả là “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. * Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các các nhân thiếu những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi kinh tế tuyệt đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội. Điều này có nghĩa là mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ. Ranh giới nghèo khổ phản ánh mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định trong thời gian nhất định. Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những chính sách điều chỉnh xã hội trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia. Ranh giới nghèo khổ có thể được xếp theo cách tiếp cận “ đáp ứng nhu cầu cơ bản”, trong đó chỉ rõ mức dinh dưỡng tối thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác. Ích lợi của việc sử dụng phương pháp tiếp cận nghèo tuyệt đối là có thể theo dõi những thay đổi tình trạng phúc lợi của * Theo nghĩa tương đối nghèo là tình trạng thiếu hụt các nguồn lực của các cá nhân hoặc nhóm trong tương quan của các thành viên khác trong xã hội, tức là so với mức sống tương đối của họ. Như vậy, nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét Khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo tương đối liên quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về bất bình đẳng phân phối trong xã hội 1 . Phương pháp tiếp cận này cho thấy rằng nghèo khổ là khái niệm động thay đổi theo không gian và thời gian, cũng như theo trình độ học vấn và truyền thống . Đây là cách tiếp cận đói nghèo tập trung vào phúc lợi của tỷ lệ số dân nghèo nhất, có tính đến mức phân phối phúc lợi của toàn xã hội. Từ cách hiểu như trên, có thể nhận thấy khái niệm nghèo tương đối phát triển theo thời gian, tùy thuộc vào mức sống của xã hội. 1 Từ điển Xã hội học Oxford 2010 (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa dịch), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 370 - 373 1 Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian và không gian khác nhau. Bởi ranh giới của nghèo đói là không được hưởng hoặc được hưởng rất ít và không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Những ranh giới đó luôn luôn sát kề bên nhau và cũng rất dễ trồi lên sụt xuống, quan niệm hạt nhân ở trong định nghĩa này là ở nhu cầu cơ bản của con người. Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản ấy, con người không được hưởng và thỏa mãn. Trong cuốn khảo cứu dài 17 tập nhan đề The Life and Labour of the People in London (Cuộc sống và lao động của người dân London) (1989 - 1903), Booth sử dụng thu nhập như một thước đo nghèo đói. Khi đưa ra khái niệm mức nghèo, một mức mà dưới ngưỡng đó gia đình không thể có được những nhu cầu tối thiếu để tồn tại. Ông cũng đưa ra tính toán thu nhập để đáp ứng mức lương thiết yếu của họ, cộng thêm khoản chi quần áo và nhà ở. Ở Anh, các tác giả như BBuirian Abel – Smith và Peter Townsend đã định nghĩa theo nghĩa nghèo tương đối. Tác giả cho rằng, gia đình có thể có đủ nguồn lực để tồn tại nhưng điều đó không có nghĩa là họ có đủ điều kiện để mặc ấm và có thể mua được những vật dung lâu bền mới hay để tham gia vào các hoạt động xã hội và giải trí như những gia đình khác, do đó bị loại ra khỏi “đời sống bình thường của cộng đồng”. Những giải thích Marxist nhấn mạnh nguyên nhân gây ra nghèo đói là chủ nghĩa tư bản và lợi nhuận của các nhà tư bản trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Chủ nghĩa tư bản dựa trên sự bóc lột sức lao động, do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và những yêu cầu đặc thù của giới tư bản nên nảy sinh nhu cầu sử dụng lao động rẻ mạt và nảy sinh sức ép hạ thấp tiền lương và nó cũng đòi hỏi phải giữ mức thất nghiệp cao và giảm thiểu trợ cấp phúc lợi nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhận định này có nghĩa là mức nghèo là một chức năng thuộc bản chất của tổ chức kinh tế, là một chức năng của quá trình phân phối của cải và trợ cấp phúc lợi. Nghèo khổ không nhất thiết cần cho hoạt động trôi chảy của thị trường nhưng nó có thể có lợi về chính trị và kinh tế cho nhà cầm quyền để theo đuổi những chính sách nhằm tăng cường bất bình đẳng và nghèo khổ hơn là nhằm loại trừ những yếu tố ấy. Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về nghèo đói. Theo Hội nghị “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận thùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, trong đó 2 các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về nghèo đói còn để ngỏ về mặt lượng hóa, bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen ở Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một số định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Ngoài ra, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)- ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nooben về kinh tế năm 1998, cho rằng “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn. * Ở Việt Nam đói và nghèo thường được chia ra làm hai khái niệm riêng biệt: Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vẫn vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa- tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như không có. Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở… Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có. Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động. Về mặt năng lượng, nếu trong một ngày, con người chỉ được thỏa mãn mức 1500calo/ ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là đói gay gắt. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND) (1998-2000). Đói nghèo ở nước ta, ngoài những đặc điểm xét về phương diện kinh tế, còn có những đặc điểm về phương diện xã hội. Nhìn chung, khái niệm nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. Nghèo đói thường được phản ánh dưới ba khía cạnh: + Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người + Mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. + Không được hưởng cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng Ngưỡng nghèo hay mức nghèo 2 , là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác. Người ở ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng chi dùng tối thiểu đó. Khi nói đến đói nghèo là nói đến cá nhân con người, nhưng khi xây dựng chuẩn mực nghèo đói thì lại phải đặt con người trong khuôn khổ hộ gia đình để xem xét, do vậy trước hết cần hiểu thế nào là hộ nghèo? “Các hộ có thu nhập bình quân tính theo đầu người nằm dưới giới hạn nghèo được gọi là hộ nghèo. Theo đánh giá chung của nhiều nước, hộ có thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội là hộ nghèo”. Với quan niệm này, mức độ nghèo đói ở mỗi nước có trình độ phát triển kinh tế và thu nhập theo đầu người khác nhau sẽ khác nhau. Như vậy, quy mô nghèo đói của một vùng, một quốc gia được xác định bằng tỉ lệ số hộ nghèo đói trên tổng số hộ dân cư thuộc vùng hoặc quốc gia đó. Nhiều nước trên thế giới ấn định ngưỡng nghèo thành một điều luật. Ở các nước phát triển ngưỡng nghèo cao hơn đáng kể so với các nước đang phát triển. Hầu như mọi xã hội đều có các công dân đang sống nghèo khổ. Trên đây là những định nghĩa khác nhau về đói nghèo, bởi như đã nói ở trên đói nghèo không có một tiêu chuẩn hay chuẩn mực chung nào cho tất cả các quốc gia. Đói nghèo là một khái niệm động, nó còn thay đổi theo thời gian và không gian để định nghĩa ngày càng hoàn thiện hơn. - Tỷ lệ nghèo của xã hội 2 Vi.wikipedia.org 2010, Định nghĩa về Ngưỡng nghèo. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_ngh%C3%A8o 4 Ngưỡng nghèo là công cụ để đo tỷ lệ nghèo trong xã hội – một chỉ số quan trọng phản ánh mức sống của xã hội về mặt thu nhập cá nhân. Tỷ lệ nghèo là tỷ lệ số hộ có thu nhập dưới hoặc bằng chuẩn nghèo đối với toàn bộ số hộ trong quốc gia. Các cải cách kinh tế-xã hội như phúc lợi xã hội và bảo hiểm thất nghiệp được tiến hành dựa trên những phản ánh của các chỉ số như ngưỡng nghèo và tỷ lệ nghèo. - Các yếu tố của ngưỡng nghèo Việc xác định ngưỡng nghèo thường được thực hiện bằng cách tìm ra tổng chi phí cho tất cả các sản phẩm thiết yếu mà một người lớn trung bình tiêu thụ trong một năm. Phương pháp tiếp cận này dựa trên cơ sở rằng cần một mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo duy trì cuộc sống. Đây đã là cơ sở ban đầu của ngưỡng nghèo ở Hoa Kỳ, mức chuẩn này đã được nâng lên theo lạm phát. Trong các nước đang phát triển, loại chi dùng đắt nhất trong các khoản là trả cho thuê nhà (giá thuê căn hộ). Do đó, các nhà kinh tế đã đặc biệt chú ý đến thị trường bất động sản và giá thuê nhà vì ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng lên ngưỡng nghèo. Các yếu tố cá nhân thường được nghiên cứu như vị trí trong gia đình: người đó có phải là bố mẹ, người già, trẻ con, kết hôn hay không, v.v. - Các vấn đề trong việc sử dụng ngưỡng nghèo Sử dụng ngưỡng nghèo thường có vấn đề vì có một mức thu nhập tiệm cận trên ngưỡng này về bản chất không khác mấy so với mức thu nhập tiệm cận dưới: các hiệu ứng tiêu cực của nghèo có xu hướng liên tục hơn là rời rạc và mức thu nhập thấp tương tự tác động những người khác nhau theo những cách khác nhau. Để vượt qua được điều này, các chỉ số nghèo đói đôi khi được sử dụng thay vì ngưỡng nghèo; xem income inequality metrics. Một ngưỡng nghèo dựa trên phương pháp tiêu chuẩn đánh giá thu nhập định lượng, hay dựa trên số lượng thuần túy. Nếu các chỉ số phát triển con người khác như y tế và giáo dục được sử dụng thì các chỉ số này phải được định lượng, chứ không chỉ là một nhiệm vụ (kể cả đạt được) đơn giản. 1.2 Người nghèo là ai? Theo báo cáo Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên (2003) 3 thì: Nhận thức về nghèo khác nhau giữa các tầng lớp dân cư và các vùng. Người dân địa phương có sự so sánh khá chính xác về mức sống của các hộ gia đình trong làng; họ không đánh giá 3 Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên . 2003. 5 nghèo theo những cơ sở chuẩn nghèo của quốc gia. Nghèo ở đây không chỉ đơn thuần là nghèo về mặt thu nhập hay dinh dưỡng mà còn tương đối toàn diện hơn theo quan niệm của người dân. Những hộ khá giả có quan niệm về nghèo khác với những hộ nghèo. Tuy nhiên, những người khá giả và người nghèo vẫn có quan điểm chung về tình trạng nghèo. Thông qua việc đánh giá bằng thang đo từ 1-10 các tiêu chí sau, người ta có thể xác định được hộ nghèo. Các tiêu chí có ảnh hưởng đến giảm thu nhập, đời sống của từng hộ thuộc diện hộ nghèo: • Mất nguồn thu nhập chính do bị mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, rủi ro trong SXKD mà không có khả năng phục hồi và thiếu nguồn hỗ trợ từ họ hàng, người thân • Lao động chính chết hoặc mất khả năng lao động lâu dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới TN của hộ • Bán đất lo cho người bị ốm đau, bệnh nặng kéo dài hàng tháng • Có trẻ em trong độ tuổi đi học phải bỏ học vì không có tiền • Hộ có người vướng vào ma tuý, cờ bạc, nghiện rượu, trích hút bệnh xã hội • Mới tách hộ hoặc thêm con nhỏ không có thêm nguồn thu nhập • Gặp rủi do, phải bán đồ dùng gia đình, công cụ sản xuất để trang trải các bữa ăn hàng ngày • Một số rủi ro khác (như mất tài sản ) Hộ có khả năng rơi xuống nghèo là hộ có tổng số điểm từ 10 điểm trở lên. Đoàn RPGA 4 đã nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa những nhóm người khác nhau trong nhận thức về nghèo. Những người nghèo có khái niệm về nghèo rất khác với định nghĩa của CPVN. Vì vậy, người nghèo không biết được liệu họ có thuộc nhóm những người nghèo theo như sự phân loại của CPVN hay không. Điều này đã gây khó khăn cho họ trong việc đòi hỏi những quyền lợi của mình. Bảng 1: Nhận thức về đói nghèo của nhóm những người khá giả và nhóm những người nghèo Nhận thức về đói nghèo của nhóm những người khá giả Nhận thức về đói nghèo của nhóm những người nghèo 4 Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chương trình toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo (CPRGS) và bắt đầu quá trình triển khai thực hiện CPRGS ở cấp địa phương. RPGA là: Báo cáo nghèo và quản trị nhà nước có sự tham gia của người dân. 6 Là người nghèo có nghĩa là không có nhà gạch, không có vốn để kinh doanh, không có kinh nghiệm kinh doanh, không có những tài sản có giá trị như tivi hoặc xe đạp, thường xuyên bị ốm, già và cô đơn, sở hữu một vài gia súc, có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có nhiều con nhỏ, mất những lao động chính, mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức ăn cho quá hai tháng và phải nhặt củi để bán. Một hộ nghèo có nghĩa là có một ngôi nhà xây tạm bợ (không mái ngói, không tường gỗ), thường xuyên có người ốm, không có hoặc có ít gia súc, không có vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, không có các tài sản có giá trị (không có xe đạp), có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có quá nhiều con nhỏ, là người già và cô đơn, bị mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức ăn cho quá ba tháng và phải kiếm củi hoặc làm thuê để sống qua ngày. Đoàn RPGA nhận thấy khái niệm về nghèo của người dân địa phương thay đổi rất ít qua thời gian. Trong nhiều trường hợp, người nghèo không nhận thức được sự thay đổi của xã hội bên ngoài, họ dường như bị lãng quên, không còn hoài bão và đôi khi không có khái niệm về quá khứ hay tương tai. Điều đó là một trong những rào cản cho những người nghèo khó thoát nghèo được. 1.3 Các đặc trưng của người nghèo Trong nghiên cứu về người nghèo lâu nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, việc xác định đối tượng người nghèo thường dựa trên các yếu tố định lượng, dựa vào thu nhập để xác định “ngưỡng nghèo khổ”. Cách tiếp cận định lượng như vậy sẽ dẫn đến một khó khăn là không thể xác định được chân dung chung của người nghèo, không thể so sánh người nghèo tại các khu vực, các xã hội có trình độ phát triển khác nhau, có nền văn hoá hay lối sống không giống nhau. Vì vậy đã xuất hiện những nghiên cứu định tính nhằm xác định những đặc trưng của người nghèo dựa trên toàn bộ lối sống, quan niệm, lối ứng xử thường ngày của họ Chính từ đây, thuật ngữ “nền văn hoá nghèo khổ” (the culture of poverty) đã ra đời thông qua các công trình nghiên cứu định tính về người nghèo đô thị tại Mexico và Puerto Rico của nhà xã hội học - nhân học người Mỹ Oscar Lewis. Nền văn hoá nghèo khổ là một “mô hình sinh sống” (design of living) 7 của người nghèo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mô tả bức tranh đời sống của người nghèo mà theo đó, nhóm người nghèo thường có những đặc trưng sau: - Luôn sống trong tâm trạng bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội. - Luôn cảm thấy xa lạ ngay trên chính quê hương mình và thường tin rằng các thiết chế xã hội hiện hữu không thoả mãn những mong đợi và nhu cầu của họ. - Luôn cảm thấy không được trợ giúp, giúp đỡ đủ; tình trạng thất nghiệp cao, lương thấp. - Luôn nghĩ rằng mình ở vị trí thấp kém trong thang bậc xã hội, cảm thấy chẳng có quyền lực hay tiếng nói gì trong xã hội và chẳng xứng đáng với xã hội. - Không có cái nhìn dài hạn mà luôn chọn thái độ sống vì cái hiện tại, cái trước mắt. - Tin tưởng mạnh mẽ vào định mệnh. - Về đời sống gia đình, nét nổi bật là tỉ lệ ly hôn cao, trẻ em và phụ nữ bị bỏ rơi, do đó gia đình thường trở thành kiểu gia đình “mẫu hệ”. - Có xu hướng kết hôn rất sớm, làm cha mẹ ở độ tuổi thanh niên (teen parents); hôn nhân chủ yếu là “cặp đôi tự do”, có khi là cùng huyết thống. - Nhiều thế hệ sống chung nên qui mô gia đình thường lớn. - Cha mẹ thường lạm dụng quyền lực trong quá trình nuôi dạy con cái, rất ít có sự truyền thông với con cái, con cái thường bị đánh đập. - Trẻ em gần như không biết đến giai đoạn tuổi thơ do phải tham gia lao động rất sớm và thường có kinh nghiệm tình dục rất sớm. - Thường không quan tâm đến nền giáo dục chính thức, vì vậy con cái họ ít được trang bị những kỹ năng để thành công trong xã hội. - Có rất ít ý thức về lịch sử, thường chỉ biết đến những vấn đề của mình, hàng xóm của mình, lối sống của mình. - Không hề có ý thức giai cấp. - Quan niệm thành công là nhờ cơ may chứ không do nỗ lực bản thân. - Ít có thói quen tiết kiệm. - Thường không có thói quen tích luỹ lương thực, thường có thói quen mua thực phẩm với số lượng ít và mua nhiều lần trong ngày. - Việc thế chấp tài sản cá nhân rất phổ biến, thường thiết kế hệ thống tín dụng tự phát để vay mượn khi có nhu cầu. 8 - Về các đặc điểm khác có thể liệt kê như nạn nghiện rượu, thường sống ở nơi có mật độ dân số cao, thường dùng đến bạo lực để giải quyết các xung đột, bạo hành đối với nữ giới, có tư tưởng tập quần, tin vào sự thống trị của nam giới, trong cộng đồng thì các gia đình có gốc gác lâu đời thường chiếm ưu thế Oscar Lewis cho rằng những đặc trưng trên gần như đúng với mọi cộng đồng nghèo ở các nước đang phát triển, và những đứa trẻ khi lên sáu, bảy tuổi gần như đã nhập tâm những khuôn mẫu đó nên có thể nói nền văn hoá nghèo đói có tính liên thế hệ là vì vậy.[ 5 ] 1.4 Các yếu tố đo lường nghèo khổ Nghèo khổ là một khái niệm phức tạp và được thảo luận không chỉ dưới góc độ thu nhập mà còn dưới góc độ an ninh và rủi ro, bản sắc và hội nhập, và văn hóa. Có một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc đo lường sự nghèo khổ là tài sản, mối quan hệ và mức độ địa lý. 1.4.1 Tài sản và lợi tức Thu nhập là một yếu tố rất quan trọng và những nguồn lực tạo nên thu nhập được gọi là “tài sản” mà người nghèo đang sở hữu và sử dụng để thực hiện chiến lược sống của mình. Tài sản có thể tăng hay giảm, nhưng chúng thường có tính ổn định hơn là bản thân thu nhập và là một yếu tố quyết định quan trọng hơn đến phúc lợi và cơ hội cho sự cơ động xã hội. Tài sản có thể chia ra thành các loại khác nhau như: tài sản thiên nhiên, tài sản xã hội, tài sản con người, tài sản vật thể và tài chính. - Tài sản thiên nhiên bao gồm nguồn tài nguyên có ích cho cuộc sống con người như: rừng, nước, đất đai, cá và khoáng sản. Những nguồn tài nguyên này hợp thành môi trường. - Tài sản xã hội chỉ mối quan hệ tin cậy, có đi có lại hỗ trợ cho hoạt động tập thể; mối quan hệ thành viên trong nhóm chính thức và phi chính thức; và các mạng lưới giúp mọi người làm việc cùng nhau và tiếp cận được các thể chế và dịch vụ. Luật chính thức (có tính luật pháp hay tôn giáo) và không chính thức (Luật tục và luật mang tính địa phương) cũng là những dạng tài sản xã hội. - Tài sản con người là một khái niệm chỉ kỹ năng, kiến thức, niềm tin, quan điểm, khả năng làm việc và sức khỏe cho phép con người theo đuổi chiến lược sống của mình. 5 Tintuc.xalo.vn, Nhận diện người nghèo, truy cập ngày 18/12/2011, từ http://tintuc.xalo.vn/00- 765989969/Nhan_dien_nguoi_ngheo.html 9 - Tài sản vật thể chỉ những cơ sở vật chất cơ bản và những công cụ sản xuất cần thiết cho việc đảm bảo cuộc sống như đường giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống vệ sinh, nhà ở, năng lượng và dịch vụ. - Tài sản tài chính chỉ những nguồn lực tài chính mà người nghèo có bao gồm những khoản tiền (Ví dụ: tiền tiết kiệm, khoản vay) hay những nguồn tiền thường xuyên (Ví dụ lao động làm thuê, chuyển khoản, trợ cấp, v.v). Cơ hội là một trong những kênh quan trọng nhất để giảm nghèo. Cơ hội có thể được xem là sự kết hợp giữa hai yếu tố: sở hữu tài sản (ít nhất là tiếp cận với tài sản) và lợi tức thu được từ tài sản đó. Nhiều khi tài sản của người nghèo chỉ là sức lao động. Nhưng nếu không có được những công việc trả lương tốt, thì một mình tài sản này không đủ để đảm bảo thu nhập cho họ. Những tài sản chính khác gồm tay nghề, đất đai, sức lực và môi trường. Một trong những điểm mạnh của Việt Nam là đảm bảo trình độ học vấn tương đối cao của người dân, bao gồm một bộ phận lớn những người nghèo. Thông qua quá trình cải cách đất đai, cac hộ nông thôn ở đồng bằng đã có quyền sử dụng đất. Đã có những nỗ lực đáng kể nhằm cung cấp tài chính quy mô nhỏ cho các hộ nghèo. Tuy nhiên thị trường đất và vốn vẫn còn kém phát triển ở Việt Nam, trong khi đó hội nhập kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến lợi tức thu về từ lao động nói chung và kỹ năng nói riêng. Phát triển kinh tế nhanh có thể ảnh hưởng đến môi trường theo hướng đặc biệt bất lợi cho người nghèo. Nhìn chung quá trình phát triển đã làm thay đổi căn bản cơ cấu sở hữu tài sản và lợi tức thu về từ những tài sản đó, mà điều đó lại có tác động đến nghèo đói và bất bình đẳng. 1.4.2. Đất đai Đất đai là phần tài sản thiết yếu của người dân. Hầu hết mỗi người dân đều sinh sống trong một khu đất được tổ tiên để lại. Họ có thể có nhiều hoạt động kinh tế nhằm kiếm sống trên khu đất ấy, nhưng người nghèo chủ yếu sử dụng đất đai mình có để làm nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều hộ gia đình không có đất đai để trồng trọt và nhiều hộ gia đình có đất nhưng lại bán đi hoặc đem đi cầm cố để đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế khác hoặc bán đi do nghèo túng hoặc do các sự cố đột xuất trong gia đình. Đất đai của người nông dân ở nhiều nơi được mở rộng. Họ được cấp thêm đất hoặc họ xin thêm đất để làm kinh tế, nhất là trong kinh tế lâm nghiệp. Diện tích đất rừng được giao cho người dân trồng các cây lâu năm tăng dần qua các năm và phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. Mô hình VAC của người nông dân vẫn được ưa chuộng và được áp dụng trên diện rộng toàn quốc. Người nông dân 10 [...]... 1.790,00 Ru-pi Ấn Độ/tháng Ru-pi Ấn Độ/tháng 454,11 327,56 thôn Nê-pan Pa-ki-xtan Ru-pi Nê Pan/năm Ru-pi Pa-ki- 4.404,00 748,56 Xri Lan-ca xtan/tháng Ru-pi Xri Lan- 791,67 Trung Á A-déc-bai- Nghìn Ma-nat/năm 120,00 gian Ca-dắc-xtan Cư-rơ-g - Ten-ghê/tháng Sôm/năm 4.007,00 7.005,63 Dương Phi-ji Mic-rô-n - Đô la/tuần Đô la Mỹ/năm 83,00 767,58 xi-a Xa-moa Tôn-ga Tu-va-lu Ta-la/tuần Pan-ga/năm Đô la ÚC/tuần 592... 39,1 80,9 Pa-ki-xtan 1999 32,6 25,3 77,2 Xri Lan-ca 1995 25,2 6,6 45,4 Trung Á A-déc-bai-gian 2001 49,6 3,7 33,4 Ca-dắc-xtan 2002 27,9 0,1 8,5 Cư-rơ-gư-xtan 2000 52,0 0,9 27,2 Ta-gi-ki-xtan 2003 56,6 13,9 58,7 Tuốc-mê-ni-xtan 1998 29,9 12,1 44,0 U-dơ-bê-ki-xtan 2000 27,5 17,3 71,7 Thái Bình Dương Mic-rô-nê-xi-a 1998 27,9 5,2 19,7 Pa-pua Niu Ghi-nê 1996 37,5 24,6 54,4 Xa-moa 2002 20,3 5,5 Tôn-ga 2001 22,7... Minh đã có 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo Chuẩn nghèo đến năm 2002 là gần gấp đôi chuẩn nghèo quốc gia Trong giai đoạn 2 của Chương trình xóa đói giảm nghèo (200 4-2 010) Ở Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh được xem là tỉnh thành có chuẩn nghèo cao nhất ở Việt Nam và chuẩn nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy xu hướng tăng lên cùng với chuẩn nghèo quốc gia Bảng 5: Chuẩn nghèo của thành phố Hồ Chí Minh... hội và nghèo khổ, Viện Xã Hội Học Việt Nam, Hà Nội Song Linh, 2011, Việt nam vẫn là một nước nghèo Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/05/thu-tuong-viet -nam- van-la-nuoc-ngheo/ Tổng cục thống kê Việt Nam 2009, Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh thành phố Việt Nam, Nxb Thống kê, tr.175 Tổng cục Thống kê Việt Nam, Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển 198 6-2 005... biệt về chuẩn nghèo Kết luận: Như vậy, qua một số khái niệm cơ bản về nghèo đói, những chuẩn nghèo đã được phân tích một cách sâu sắc từ cấp quốc gia đến đơn vị hành chính phường xã sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về các chính sách xóa đói giảm nghèo và phạm vi của nó 14 Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Chuẩn nghèo, cận nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -. .. nghèo Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 ca-lo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày Phi-lip-pin lại lấy ngưỡng nghèo ở mức 2.000 ca-lo Tương tự, Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; Nê-pan: 2.124 ca-lo; Thái Lan: 2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo;... biệt chuẩn nghèo giữa các phường, xã của một địa phương * Sự khác biệt chuẩn nghèo của các phường xã ở Hà Nội: Theo quyết định của việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 đã quy định mức chuẩn nghèo và cận nghèo như sau: 13 Th.s Lê Văn Thành, Cơ sở khoa học và thực tiễn xác định chuẩn nghèo ở TP Hồ Chí Minh, Viện kinh tế, UBND TP Hồ Chí Minh, 2006, Trang 8-9 20 Chuẩn. .. về nguồn lực này.[6] 2 Chuẩn nghèo ở Việt Nam 2.1 Phương pháp xác định chuẩn nghèo Phương pháp chung để xác định nghèo đói là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người Có hai cách hiểu về nghèo khổ: Cách hiểu theo tiêu chuẩn thống kê thuần túy (thu nhập bình quân, calorie, v.v…) và cách hiểu theo chuẩn xã hội Tại Việt nam ngưỡng 6 Nguyễn Hữu Minh, 2006, Phân tầng xã hội và. .. Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; A-dec-bai-gian: 2.200 ca-lo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ngay trong một quốc gia mà người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau, ví dụ ở Xri Lan-ca, các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy 2.500 ca-lo làm ngưỡng nghèo Dưới đây là chuẩn mực nghèo của một số... cục Thống kê Việt Nam, Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển 198 6-2 005 Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=4326 8 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2002 Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo 2002 Hà Nội 15 Khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân của hộ gia đình Tuy vậy, tỉ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỉ . nhóm môn: Chính sách xóa đói giảm nghèo ĐỊNH NGHĨA VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ CHUẨN NGHÈO Ở VIỆT NAM Nhóm 01, 02 1. Nghèo đói 1.1 Định nghĩa về nghèo đói Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo. đang sống nghèo khổ. Trên đây là những định nghĩa khác nhau về đói nghèo, bởi như đã nói ở trên đói nghèo không có một tiêu chuẩn hay chuẩn mực chung nào cho tất cả các quốc gia. Đói nghèo là. có 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo đến năm 2002 là gần gấp đôi chuẩn nghèo quốc gia. Trong giai đoạn 2 của Chương trình xóa đói giảm nghèo (200 4-2 010). Ở Việt Nam, thành phố Hồ Chí