Đặc biệt, trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta”, trên cơ sở tổng kết lại toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như thực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN NAM HƯNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT VÀ VẬN DỤNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Mai Hội đồng chấm luận văn: PGS.TS Dương Văn Thịnh, Chủ tịch
PGS.TS Phạm Ngọc Anh, Phản biện 1 PGS.TS Nguyễn Mạnh Tường, Phản biện 2 PGS TS Đỗ Thị Hòa Hới, Thư ký
PGS TS Lại Quốc Khánh, Ủy viên
HÀ NỘI, 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thanh Mai Các số liệu và nguồn tài liệu được dẫn trích trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước Nhà trường và pháp luật về lời cam đoan này của tôi
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Nam Hưng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thanh Mai – Người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Triết – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản về triết học để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này trong điều kiện tốt nhất
Trang 4MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT Error! Bookmark not defined
1 1 Vị trí vấn đề đoàn kết trong tư duy và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh
Error! Bookmark not defined
1 1 1 Vị trí vấn đề đoàn kết trong tư duy của Hồ Chí Minh Error! Bookmark not defined
1 1 2 Vị trí vấn đề đoàn kết trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Error! Bookmark not defined
1 2 Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Error! Bookmark not defined
1 2 1 Cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí MinhError! Bookmark not defined
1 2 1 1 Cơ sở lý luận Error! Bookmark not defined
1 2 1 2 Cơ sở thực tiễn Error! Bookmark not defined.
1 2 2 Mục đích và đối tượng đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh………… …36
1 2 2 1 Mục đích đoàn kết……….……….36
1 2 2 2 Đối tượng đoàn kết Error! Bookmark not defined
1 2 3 Nguyên tắc và phương pháp đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh Error! Bookmark not defined
1 2 3 1 Nguyên tắc đoàn kết Error! Bookmark not defined
1 2 3 2 Phương pháp đoàn kết Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY……… 65
2 1 Nhận thức của Đảng về tính cấp thiết của việc xây dựng khối đại đoàn kết
Error! Bookmark not defined
Trang 52 2 Thực trạng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết ở nước ta
trong những năm vừa qua Error! Bookmark not defined
2 2 1 Những thành tựu và nguyên nhân Error! Bookmark not defined
2 2 2 Những hạn chế và nguyên nhân Error! Bookmark not defined
2 2 2 1 Những hạn chế Error! Bookmark not defined
2 2 2 2 Nguyên nhân của những hạn chế Error! Bookmark not defined
2 3 Một số giải pháp nhằm vận dụng thành công tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết ở nước ta hiện nay Error! Bookmark not defined
2 3 2 Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh ở
nước ta hiện nay Error! Bookmark not defined
2 3 2 1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để khai thác những
nội dung, khía cạnh có giá trị Error! Bookmark not defined
2 3 2 2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động quần chúng Error! Bookmark not defined.
2 3 2 3 Phát huy vai trò và nâng cao năng lực của chủ thể vận dụng 99
C KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined
Trang 63
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XX là thế kỷ đã ghi lại nhiều biến cố thăng trầm của dân tộc Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé vì chính nghĩa, đã dũng cảm đương đầu, chiến đấu và chiến thắng hai kẻ thù “to” trong lịch sử lúc bấy giờ chính là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ Song cũng chính trong hoàn cảnh cam go này đã sản sinh ra cho dân tộc ta biết bao những người con ưu tú Trong số những Người con đó, chúng ta không thể không nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Người đã suốt đời đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung
Cũng chính vì lẽ đó mà lịch sử nước ta kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi, công lao cũng như tư tưởng và đạo đức của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Vị thế ấy của cá nhân Hồ Chí Minh đã được xác
lập và ngày càng được khẳng định thông qua những “chiến công hiển hách, vang dội
non sông, chấn động địa cầu” của cách mạng Việt Nam Và cũng chính thực tiễn đã
chứng minh rằng: khi nào chúng ta xa rời hoặc quán triệt không đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh thì khi đó cuộc cách mạng mà chúng ta đang thực hiện không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí là thất bại Nói về điều này, chính đồng chí Võ Nguyên Giáp
- một trong những người thấm nhuần sâu sắc và vận dụng thành công tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của Quân đội ta, đã từng
đưa ra những nhận định vô cùng xác đáng Đặc biệt, trong bài viết: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta”, trên cơ sở
tổng kết lại toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như thực tiễn cách mạng Việt
Nam, Đại tướng viết: “tôi muốn nói với đồng bào, đồng chí, đặc biệt là thế hệ trẻ
một chân lý đã ăn sâu trong tâm tư và tình cảm của tôi Chân lý ấy là: Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo những điều mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin thì thắng lợi Làm sai tư tưởng Hồ Chí Minh thì thất bại” Những lời lẽ và nhận định, được đưa ra từ một người với tư cách là người mà
Bác và Đảng đã trao nhiệm vụ thành lập, lãnh đạo và chỉ huy Quân đội nhân dân
Trang 74
Việt Nam từ những ngày đầu, là một nhân chứng lịch sử, đã đi qua suốt thế kỷ XX, một thế kỷ đầy thử thách khốc liệt và thắng lợi vẻ vang đối với dân tộc ta thì chắc hẳn trong mỗi chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa về tính chân thực của nó
Mặc dù đã đi xa gần nửa thế kỷ, song những tư tưởng - lý luận cách mạng, cũng như thành quả trong thực tiễn của những tư tưởng và quá trình hoạt động cách mạng của Người để lại cho dân tộc ta, cùng toàn thể nhân loại là một di sản vô cùng quý giá Điều này một lần nữa cho thấy Hồ Chí Minh xứng đáng là một vị lãnh tụ thiên tài, một nhà hoạt động thực tiễn tài ba đồng thời là một nhà lý luận xuất sắc
Trong số các di sản Người để lại cho dân tộc ta thì tư tưởng về đại đoàn kết là một tư tưởng nổi bật, bao trùm, xuyên suốt, nhất quán cả trong tư duy lý luận và thực tiễn của Người Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt Nam yêu nước, là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn, đưa tới thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975
Song, theo Hồ Chí Minh, thắng đế quốc, phong kiến là nhiệm vụ không dễ,
nhưng thắng bần cùng lạc hậu còn khó khăn hơn Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đánh
đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều”[11, tr 139] Để hoàn thành một nhiệm vụ “khó khăn hơn nhiều”so
với trước kia, tất yếu phải có sức mạnh lớn hơn trước Điều ấy có nghĩa là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay khó khăn hơn trước bội phần và đòi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết dân tộc
Như vậy có thể thấy rằng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì đoàn kết có vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp duy trì, bảo vệ nền độc lập dân tộc và quan trọng hơn cả là đưa dân tộc Việt Nam, xã hội Việt Nam ngày một phát triển và đi lên Như trên đã trình bày, trong lịch sử, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đoàn kết đã cùng với quân dân Việt Nam lập được biết bao chiến
công “lừng lẫy non sông, chấn động địa cầu” Và trong giai đoạn hiện nay, nhiêm vụ
hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là phải ra sức: “xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[12, tr 84] Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, chúng
Trang 85
ta phải song song tiến hành nhiều biện pháp khác nhau, một trong số đó là chúng ta phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết nói chung và vai trò của đoàn kết nói riêng đối với sự vận động phát triển, để từ đó khai thác và phát huy những giá trị vượt thời đại trong nội dung tư tưởng của Người
Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Tư tưởng đoàn kết của
Hồ Chí Minh và vận dụng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những hoạt động thực tiễn của Người đối với cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng thế giới nói chung từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở
cả trong và ngoài nước Đặc biệt, kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho mọi hành động tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6 - 1991) thì công cuộc nghiên cứu về Hồ Chí Minh, nhất là trên bình diện tinh thần tư tưởng càng được đẩy mạnh Để việc nghiên cứu có thể diễn ra rộng rãi, phổ biến và hiệu quả hơn
Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 23 - CT/TƯ “về đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền,
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới” và chỉ thị 06 - CT/TƯ chủ
trương vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Hưởng
ứng tinh thần chỉ đạo từ chỉ thị của Bộ chính trị, rất nhiều nhà khoa học của cả trong
và ngoài nước tiếp tục đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về Hồ Chí Minh Kết quả của quá trình nghiên cứu đó đã được thể hiện thông qua hàng loạt các sách chuyên khảo, giáo trình, luận văn, luận án, các bài viết tạp chí… hay các công trình nghiên cứu
khoa học khác Liên quan đến đề tài “Tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh và vận
dụng ở Việt Nam hiện nay”có thể kể đến một vài công trình sau:
+ Sách chuyên khảo và giáo trình:
Trước hết, chúng ta phải nhắc tới chương trình KX02 07 do PGS PTS Phùng
Hữu Phú làm chủ nhiệm Ở công trình này, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều hướng và tập trung chủ yếu vào những nội dung cụ thể như: Đề tài khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói chung, tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc nói riêng không phải ra đời từ một mảnh đất trống mà hình thành, phát triển và hoàn thiện trên nền tảng: kế thừa truyền thống đoàn
Trang 96
kết, cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam; sự khảo cứu, trải nghiệm về những bài học thất bại, thành công của phong trào cách mạng trong nước và thế giới… Tuy nhiên, tiền đề lý luận đóng vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định nhất tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc chính là chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là những quan điểm duy vật lịch sử về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp và tập hợp lực lượng Bên cạnh đó, lòng yêu thương con người và tinh thần khoan dung là nhân tố chủ quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hình thành nên tư tưởng của Người về đại đoàn kết Không những thế, đề tài còn khẳng định quá trình hoạt động thực tiễn của
Hồ Chí Minh cũng góp phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển tư tưởng của Người về đoàn kết Cũng ở công trình này, các tác giả cũng thống nhất với nhau rằng: theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để tinh thần đoàn kết có thể được khơi dậy và phát huy một cách hiệu quả thì cần phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do tập thể các nhà khoa học, giảng viên có
kinh nghiệm của một số trường Đại học, PGS TS Phạm Ngọc Anh chủ biên (2009),
đã trình bày phân tích một cách rõ ràng đầy đủ các nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh Trong đó, công trình dành toàn bộ chương 5 của cuốn sách để luận giải Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
+ Luận văn, luận án:
Luận văn của Học viên Lê Thị Mai “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương
giáo”, năm 2005, trong luận văn này tác giả đã khái quát lại toàn bộ quá trình hình
thành tư tưởng về đoàn kết lương – giáo ở Việt Nam trong lịch sử tư tưởng của dân tộc Trong đó, luận văn dừng lại và đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng về đoàn kết lương - giáo của Hồ Chí Minh Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa có tính chất phê phán các tư tưởng trong lịch sử, đồng thời bổ sung thêm nhiều nội dung cho phù hợp với tình hình mới Nhờ đó tư tưởng đoàn kết lương – giáo của Hồ Chí Minh đã thực sự được khơi dậy và đóng vai trò quan trong trong tiến trình cách mạng Việt Nam
Trang 107
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Việt Hải: Tìm hiểu tư tưởng đại đoàn kết dân
tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1998 Để làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết, luận văn đã tập trung phân tích làm rõ những khía cạnh khác nhau trong tư tưởng của Người như: mục đích đoàn kết chính là khơi dậy sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam để đáp ứng những nhiệm vụ cấp bách của dân tộc trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Cũng theo luận văn thì để tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc có thể phát huy thế mạnh thì tinh thần đó phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Trên cơ sở thừa nhận vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm vận dụng phù hợp, có hiệu quả tư tưởng của Người về đoàn kết trong điều kiện lịch sử mới
+ Bài báo khoa học:
Tác giả Nguyễn Thanh Tịnh trên Tạp chí Tuyên giáo, có bài viết: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc” Ở bài viết này, tác giả đã khái quát một cách
ngắn gọn, súc tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, cách thức, tập hợp lực lượng và đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Cụ thể, theo tác giả, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc cao nhất khi thực hiện đại đoàn kết
là đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của toàn dân lên trên hết, trước hết Theo Người, đoàn kết toàn dân càng rộng rãi thì thắng lợi càng to, thành tích càng lớn Vì vậy, trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong cách mạng CNXH, phải thường xuyên khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết
Tác giả Hồ Thanh Hải, có bài viết: “Vận dụng tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ
Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng ở các cơ quan, đơn vị hiện nay”, đăng
trên Tạp chí Lý luận của Ban Tuyên giáo Trung ương Bài viết này tập trung phân tích những vấn đề mang tính chất vận dụng quan điểm Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng ở các cơ quan, đơn vị hiện nay ở góc độ một
số bài học như: đoàn kết quyết định đến hiệu quả công việc, đoàn kết phải chân thành, lâu dài, thân ái giúp nhau cùng tiến bộ, phát huy vai trò, sức mạnh của các tổ
chức chính trị - xã hội Không những thế, tác giả còn lưu ý: “Nước ta hiện nay, đội
ngũ cán bộ, đảng viên còn ở tuổi đoàn chiếm một tỷ lệ khá lớn Điều này cho thấy rằng, công tác đoàn có một vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ củng cố và tăng