dư luận xã hội về kết hôn đồng giới ở việt nam - môn xã hội học gia đình

20 2.8K 8
dư luận xã hội về kết hôn đồng giới ở việt nam - môn xã hội học gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA Xà HỘI HỌC ***** ***** BÀI TIỂU LUẬN MÔN Xà HỘI GIA ĐÌNH Dư luận xã hội về “kết hôn” đồng giới ở Việt nam GV :Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm Sinh viên : Phạm Thị Thoa Lớp : K54 XHH MSSV : 09031230 Hà Nội, 01/2013 1 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề: Tại một số quốc gia trên thế giới như: Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép kết hôn đồng giới nam 2001. Sau đó 10 quốc gia khác ( Bỉ, Tây Ban Nha, Cannada, Nam Phi, Thụy Điển, Bồ Đào Nha,, Iceland, Argentina và Đan Mạch) năm tiểu bang Hoa kỳ ( Massachusetts. Connecticut, Vermont, New Hampshire) cùng với thủ đô Mexico cũng cho phép “kết hôn” đồng giới có thể kết hợp dân sự với nhau như: giới tính thứ ba được công nhận và được pháp luật bảo vệ quyền lợi của họ. Tại đó, người đồng tính được nhiều người nhìn nhậ như một bộ phận của cộng đồng tương tự ác nhms nam, nhóm nữ khác. Tuy nhiên tại Việt nam, người đồng tính chưa được như vậy. (nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/) Các tổ chức khác nhau đưa ra dự đoán hoặc ước tính số người đồng tính một cách khác nhau. Theo một báo cáo được công bố tại hội nghị khoa học kỹ thuật do Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, chưa có những số liệu chắc chắn, đáng tin cậy về số lượng đồng tính nam ở Việt Nam. Tuy vậy, theo một nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn, số đồng tính nam ước tính là khoảng 70.000 người. Nhưng theo một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện tại Việt Nam, con số này lại vào khoảng 50.000- 125.000 người. Chưa có số liệu chính thức về số lượng người đồng tính nhưng một thực tế không 2 thể phủ nhận là họ có thể ở bất kì đâu, thành phần xã hội phong phú và đa dạng về hoàn cảnh sống, trình độ học vấn, Trong xã hội Việt Nam truyền thống , người xưa quan niệm về hôn nhân gia đình là : “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” do vậy mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Ngày nay, người trẻ tự do hơn trong việc lựa chọn người bạn đời cho mình, vì vậy họ cũng tự do hơn trong tình yêu. “Sống thử trước hôn nhân” là một trong những xu hướng đã và đang được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Bên cạnh đó thì mô hình gia đình cũng có nhiều sự thay đổi, gia đình đơn thân không còn là chuyện hiếm hoi trong xã hội hiện nay. Hôn nhân đồng giới [HNĐG]. Hay “kết hôn” đồng giới là một hiện tượng xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với những xu hướng hôn nhân mới ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Chính vì là một hiện tượng xã hội, HNĐG cần được tìm hiểu, xem xét dưới góc nhìn của xã hội học. Tuy nhiên ở Việt nam việc “kết hôn” đồng giới vẫn chưa được pháp luật công nhận. (nguồn: khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính”-Trần Thu Quỳnh) Việc “kết hôn” được xác lập từ khi 2 người hoàn thành thủ tục đăng kí tại phường/xã/nơi cư trú theo quy định, Bất cứ giấy tờ nào xác lập chỉ có 1 mục đích cao nhất là đảm bảo quyền lợi cho người liên quan. Hai người đăng kí kết hôn, họ được pháp luật bảo vệ theo luật hôn nhân gia đình. Hôn nhân là việc trọng đại của cả đời người, tuy nhiên ở Việt nam việc xác nhận “kết hôn” đồng tính vẫn chưa được pháp luật công nhận Đồng thời có những Dư luận trái chiều về việc kết hôn đồng tính, có thể ủng hộ hoặc không ủng hộ việc “kết hôn đồng giới”. Ngoài ra còn có những luồng dư luận lên án, phê phán,kì thị, định kiến và phân biệt đối xử việc kết hôn đồng giới. Xã hội có thể có nhiều đóng góp quan trọng nhưng những người “kết hôn” đồng giới vẫn chưa được xã hội công nhận và còn chịu nhiều kì thị. Vì vậy có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với những người đồng tính. Khiến họ ngày càng xa lánh với xã hội. Do vậy dư luận xã hội về “kết hôn” đồng giới ở Việt nam là một vấn đề cấp bách của xã hội và cần được toàn xã hội quan tâm và chia sẻ. Do đó tôi đã chọn vấn đề này trong bài tập của mình. 3 2. Các khái niệm sử dụng Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thực của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này. Gay (từ tiếng Anh) chỉ người đồng tính nam, lesbian hay đọc ngắn là les là chỉ người đồng tính nữ. Đồng tính luyến ái được coi là một dạng trong thang liên tục của thiên hướng tình dục. Kì thị: là việc găn một cái nhãn hay tên tiêu cực nhằm tách biệt một cá nhân hay một nhóm ra khỏi cộng đồng. Định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay phụ nữ. Phân biệt đối xử: là kì thị được chuyển thành hành động thể hiện qua sự dối xử không công bằng với người (nhóm người) bị kì thị. Phân biệt đối xử xảy ra khi có sự phân biệt đối với một người và kết quả là người đó bị đối xử không công bằng và không đúng mức họ đáng được hưởng. Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi hai từ “Public”: Công khai, công chúng. Và “Opinion” : ý kiến, quan điểm. Hiện nay thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu khoa học, cũng như trong đời sống hàng ngày. Theo các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ, Dư luận xã hội là sự phán xét đánh giá chung của các nhóm người đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Theo từ điển Xã hội học: Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ đề của mối quan tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng các phương pháp thống kê trong điều tra chọn mẫu được coi là Dư luận xã hội. Theo các nhà xã hội học: Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội; Dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận. 4 Các chức năng của dư luận xã hội: đánh giá, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, giáo dục, giám sát, tư vấn, phản biện, giải tỏa tâm lý – xã hội. Cơ chế hình thành dư luận xã hội: các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai đoạn: 1) Giai đoạn tiếp nhận thông tin; 2) giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; 3) giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; 4) giai đoạn hình thành dư luận chung (Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 27). Các con đường hình thành dư luận xã hội: Chủ yếu có 2 con đường sau:1) Hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân: con đường này phổ biến trong các xã hội khi chưa có các phương tiện truyền thông đại chúng. 2) Hình thành qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền thông đại chúng: sự phổ biến thông tin qua con đường này rất nhanh. Thông tin ban đầu đến với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người. Về vai trò to lớn của dư luận xã hội, C. Mác cho rằng: dư luận xã hội là dư luận của nhân dân: “Các đại biểu thưởng xuyên kêu gọi sự ủng hộ của dư luận nhân dân và đem đến cho dư luận nguồn phát ngôn ý kiến thực sự của mình” và Ph.Ăngghen nhận định: sự tiến bộ to lớn trong dư luận xã hội là tiền đề của các biến đổi xã hội. Trong xã hội hiện đại, Dư luận xã hội thường được phản ánh qua các phương tiện truyền thông đại chúng, và truyền thông địa chúng qua các sản phẩm của mình lại làm tăng thêm Dư luận xã hội. “Kết hôn” đồng giới: Là hôn nhân giữa những người cùng giới tính (Nam – Nam; Nữ - Nữ). Những cuộc hôn nhân này không được luật pháp Việt Nam công nhận. Hiện tại đã có một số nước cho phép “kết hôn” đồng giới như Mỹ nhưng cũng có những nước mà kết hôn hay yêu đương đồng giới có thể bị khép vào tội chết như Ả rập.  Trong bài chủ yếu sử dụng khái niệm “kết hôn” đồng giới. Và sự nhìn nhận đánh gái của xã hội về vấn đề “kết hôn” đồng giới 3. Lý thuyết áp dụng: sử dụng lý thuyết dán nhãn Howard Becker (1928) - nhà Xã hội học Mỹ - là người có công định hình lý thuyết dán nhãn. Ông khẳng định rằng sự lệch lạc chỉ có thể định nghĩa như "hành vi mà con người được gọi như thế”vì sự lệch lạc có tính tương đối và phụ thuộc vào tình huống tương tác xã hội cụ thể. 5 Trong tác phẩm “Người Ngoài cuộc” của Howard Becker, 1963 cho rằng “Các nhóm xã hội tạo ra sự lệch lạc xã hội bằng cách đặt ra những quy tắc nếu vi phạm chúng thì sẽ lệch lạc và bằng cách áp cho những quy tắc này cho những người nào đó và gán nhãn cho họ là người ngoài cuộc”. Theo quan niệm này, lệch lạc không phải là cái chất của dạng hoạt động của một người nào đó làm ra mà là hậu quả của việc người khác áp dụng quy tắc thưởng phạt cho người “vi phạm” Và, sự dán nhãn trong thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” các cá nhân vào vai trò sai lệch. Có nghĩa là, kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ nhưng kéo dài mãi hoạt động lệch lạc của họ; và bằng cách đó, củng cố và xác định một cương vị “người ngoài cuộc” Người đồng tính, bản thân họ không xấu, nhưng chính xã hội, cộng đồng “dán” cho họ một cái nhãn “xấu”, mà cái nhãn ấy luôn gắn với những hành vi tình dục của họ, bởi mọi người cho rằng, những người đồng tính là biến thái, lập dị; là nguy cơ lây HIV/AIDS cho cộng đồng Từ đó, họ xử sự như một người không bình thường; họ luôn lo sợ mọi người “lên án” và rồi, họ phải sống lùi vào “bóng tối”, sống khép mình trong “cái bọc” của một người bình thường. Nhưng, đâu ai nghĩ rằng, họ cũng là một thực thể xã hội, có học vấn, trình độ và có khả năng cống hiến nhiều cho xã hội. Ở lý thuyết này, chúng ta thấy rằng khả năng của nhóm xã hội (Cộng đồng, gia đình ) là nhóm có quyền lực đã “dán nhãn” “lệch lạc” cho những người ở các nhóm yếu thế hơn - người đồng tính - vì họ không có khả năng chống đối lại những phản kháng của nhóm xã hội có quyền lực. Ngoài ra, không chỉ xã hội, cộng đồng “dán nhãn” mà chính bản thân họ cũng “tự” dán nhãn cho mình. Do đó, trong cuộc sống, người đồng tính không chỉ bị sự kỳ thị của cộng đồng mà còn có sự kỳ thị chính bản thân họ. Sự phân biệt đối xử và kỳ thị của cộng đồng đối với đồng tính không chỉ là do nhận thức của cộng đồng, xã hội mà nguyên nhân sâu xa là mọi người “gán” cho họ một “cái nhãn xấu” và “cái nhãn” ấy gắn với họ cả cuộc đời. 6 B. GIẢI THÍCH VÀ BIỆN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ 1. Vấn đề “kết hôn” đồng tính hiện nay Hiện nay chưá có một nghiên cứu cụ thể nào về “kết hôn” đồng tính ở Việt nam. Tuy nhiên qua một số nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu và tìm hiểu về “kết hôn”đồng tính thì: Qua kết quả khảo sát của tác giả về nhận thức của giới trẻ đối với hiện tượng HNĐG, kết quả là có 76.8% số người cho rằng hiện nay Việt Nam đã có HNĐG và 23.2% cho rằng chưa có hiện tượng này. Bên cạnh đó, khi được hỏi về quan niệm đối với HNĐG trên 4 thang điểm là: 1.Rất ủng hộ, 2.Ủng hộ, 3.Không ủng hộ, 4. Rất không ủng hộ thì giá trị trung bình Mean=2.61, độ lệch chuẩn Std.Deviation =0.71. Như vậy số người trả lời không ủng hộ HNĐG cao hơn số người ủng hộ HNĐG, độ lệch chuẩn thấp(0.71) nên các giá trị trên thang điểm phân phối đồng đều nhau. Tuy số người không ủng hộ HNĐG chiếm số lượng cao hơn nhưng số người ủng hộ trong nghiên cứu cũng khá cao: có 40% giới trẻ từ ủng hộ cho đến rất ủng hộ HNĐG hiện nay (bảng 4). Bảng : Quan niệm giới trẻ về HNĐG Nguồn:Cuộc khảo sát tháng 4 năm 2011 Tương tự như vậy, khi được hỏi giới trẻ có ủng hộ hay không khi bạn bè của họ có xu hướng HNĐG thì giá trị trung bình của thang điểm Mean=2.7, độ lệch chuẩn Std.Deviation 7 Quan niệm Số người Tỷ lệ % Rất ủng hộ 12 6.3 Ủng hộ 64 33.7 Không ủng hộ 100 52.6 Rất không ủng hộ 14 7.4 Tổng 190 100 =0.67, cho thấy số người ủng hộ khi bạn bè có HNĐG ít hơn số người không ủng hộ nhưng sự chênh lệch là không nhiều, có 33.7% người từ ủng hộ cho đến rất ủng hộ nếu bạn bè của họ có xu hướng HNĐG, và có 6.3% người (Nguồn:Nhận diện quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hôn nhân đồng giới năm 2011-Nguyễn Hồ Phương Trâm ) Trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay bàn rất nhiều về vấn đề này nhất là sau đám cưới của hai sinh viên nữ ở Hà Nội (youtube.com) đã làm xôn xao dư luận và chiếm được đa số lời bình ủng hộ cho sự can đảm của hai bạn trẻ. Con số thống kê do P.Krémer công bố trên tờ Le Monde (Pháp) từ gần mười năm trước cho biết ở Pháp có khoảng 50% số người đồng tính đang sống cặp đôi với nhau, 10% đang có con cái và 40-50% số người đồng tính muốn được làm cha mẹ. Như vậy hiện tượng cặp đôi đồng tính đã tạo ra một mô hình gia đình mới mà cha mẹ là người đồng giới (homoparental) và con cái không phải là người có quan hệ máu mủ với cha mẹ (do các cặp vợ chồng đồng tính không thể sinh con từ hành vi tình dục đồng tính của mình). Và đây là một vấn đề xã hội cần xem xét. (nguồn: http://danluat.thuvienphapluat.vn/hon-nhan-dong-tinh-ung-ho-hay-khong-ung-ho- 76378.aspx) Cũng giống như một số nghiên cứu khác, tác giả Lương Đức Hoà với “Nghiên cứu về sự nhận dạng, các mối quan hệ và hành vi tình dục và nguy cơ lây nhiễm HIV giưa những người đồng tình ở Khánh Hoà, Việt Nam” được thực hiện vào năm 2004 với sự hỗ trợ tài chính của quỹ Rockefeller và Ford. Nghiên cứu đã tìm hiểu sự nhận dạng tình dục, các mối quan hệ, hành vi, khả năng bị tổn thương, sự kì thị và phân biệt đối xử của xã hội của nhóm đông giới tại thành phố Nha Trang, Khánh Hoà. Lương Đức Hoà đã thành công trong việc khắc hoạ các trường hợp người đồng tính, MSM điển hình, những người đã phải chịu đựng dư luận gay gắt của xã hội, sự xa lánh, phân biệt đối xử và những đấu tranh của chính họ để vượt qua khó khăn. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra khoảng trống về mặt chính sách trong chiến lược phòng chống HIV/AIDS của chính phủ Việt Nam đối với người đồng tính. (nguồn: “Nghiên cứu về sự nhận dạng, các mối quan hệ và hành vi tình dục, nguy cơ lây nhiễm HIV giữa những người MSM ở Khánh Hòa, Việt Nam”, Lương Đức Hòa. Dẫn nguồn: khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính”-Trần Thu Quỳnh) 8 Nghiên cứu “Nam có quan hệ với nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục” của tác giả Khuất Thu Hồng và các đồng nghiệp năm 2005 với sự tham gia của 36 người đồng tính và 7 nhóm người cung cấp thông tin quan trọng gồm có các cán bộ y tế, thành viên gia đình và bạn của những người đồng tính đã chỉ ra răng đồng tình ở Hà Nội rất đa dạng về thành phần xã hội và định hướng tình dục. Hầu hết những người này đều đã trải nghiệm sự kì thị và phân biệt đối xử rất nặng nề từ những thành viên gia đình mình và từ xã hội. Nhiều người đồng tính đã tìm cách di cư đến nơi ở mới để trốn tránh những áp lực trong môi trường sống hiện tại. Họ cũng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS mà nguyên nhân là do thiếu hiểu biết về thực hành tình dục an toàn và những rào cản được tạo ra bởi sự kì thị đã ngăn cản nhóm đồng tính tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm. (Nguồn: Trích Khuất Thu Hồng và các đồng nghiệp (2005), Nam có quan hệ với Nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục. Nghiên cứu định tính tại Hà Nội. _dẫn nguồn: khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính”-Trần Thu Quỳnh) Đề tài “Đồng tính ái dưới góc độ của y học và xã hội học” được trình bày bởi Bác sĩ Trương Trọng Hoàng, Thạc sĩ Khoa học Xã hội Sức khỏe, Bộ môn Khoa học Hành vi & Giáo dục Sức khỏe đã đưa ra khái niệm về đồng tính ái (ĐTA). Thật sự, ĐTA là (tiếng Anh là homosexuality và tiếng Pháp là homosexualité) là tình trạng một người có ham muốn gần gũi và quan hệ tình dục (QHTD) với người cùng giới tính. (dẫn nguồn: khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính”-Trần Thu Quỳnh) Dưới góc độ y học, người ĐTA là người có cơ quan sinh dục bình thường và có thể quan hệ với người khác phái để sinh con bình thường. Nếu người ĐTA không bộc lộ thì bản thân y học hiện tại không có cách nào để nhận biết ai đó là ĐTA hay không. Từ năm 1990 trong Phân loại bệnh quốc tế phiên bản 10 (ICD-10), Tổ chức Y tế Thế giới đã không xem đồng tính ái là một bệnh nữa mà chỉ coi đây là một khuynh hướng tình dục (sexual orientation). Nghiên cứu cũng bàn đến nguyên nhân dẫn đến ĐTA nhưng hiện vẫn còn nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề này. Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt cũng đưa ra cái nhìn tổng thể về ĐTA qua nghiên cứu “Đồng tính dưới cái nhìn của tâm lý học”. Tiến sĩ cho rằng đồng tính là một khuynh hướng, một lựa chọn và 9 được diễn tả qua những thao thức, những tình cảm, những yêu đương và cả những chia sẻ về đời sống sinh lý giữa những người cùng giới tính ( Dẫn Nguồn: khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính”- Trần Thu Quỳnh) Tại Việt Nam chúng ta hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính nhưng luật hôn nhân gia đình Việt Nam cấm hôn nhân giữa hai người cùng giới tính. Ở châu Á, thái độ kỳ thị của xã hội Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thậm chí tới năm 1996, bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan còn đề nghị lập một trung tâm giáo dục dành riêng cho người đồng tính luyến ái, những người mà ông ta cho rằng “bị bệnh cả về tâm lý lẫn thể xác”. Ðiểm khác nhau là, tại Việt Nam, với cấu trúc chính trị hiện nay và với sự non nớt của xã hội công dân (civil society), những người đồng tính luyến ái không tự tổ chức được mình. Trong khi đó, cộng đồng đồng tính luyến ái tại những nước khác như Malaysia hay Phillipines đã từ lâu có những tổ chức bảo vệ quyền lợi của họ, không chỉ hài lòng với sự không cấm đoán của xã hội mà đòi hỏi được chấp nhận như những công dân bình đẳng. (Nguồn: http://yume.vn/news/doi-song/tinh-yeu-gioi-tinh/dong-tinh-co-trai-nguoc-voi-tu- nhien.35A99C01.html) Nghiên cứu : Thái độ xã hội với người đồng tính” thực hiện năm 2010-2011 (phỏng vấn định lượng 854 người và phỏng vấn sâu 31 người ở 4 địa bàn là Hà nội, Hà nam, TP HCM và An Giang), cho thấy hiểu biết của xã hội về đồng tính còn rất hạn chế. Gần 90% người đã hiểu sai, ít hoặc nhiều về người đồng tính và kỳ thị họ. Trên 75% người được hỏi ủng hộ quyền của người đồng tính, đặc biệt là quyền chung sống và quyền nhận con nuôi. Tuy nhiên, chỉ có 36% ý kiến ủng họ cho phép người đồng tính kết hôn. "Một nhà phân tâm học từng nói 'Con người có một trí tuệ nhưng đừng quên con người có những bản năng' và bản năng của con người là hoạt động tính giao khác dấu có từ ngàn đời nay. Hôn nhân đồng tính là trái quan niệm xã hội ngàn năm nhưng nó vốn không trái với tự nhiên", (nguồn: http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/nguoi-viet-chua-thich-hon-nhan- dong-gioi-2401877.html). 10 [...]... Trâm 6 “Những quốc gia ủng hộ kết hôn đồng giới _ http://vi.wikipedia.org/wiki/) 7 http://danluat.thuvienphapluat.vn/hon-nhan-dong-tinh-ung-ho-hay-khong-ung-ho- 76378.aspx 8 http://yume.vn/news/doi-song/tinh-yeu-gioi-tinh/dong-tinh-co-trai-nguoc-voi-tu- nhien.35A99C01.html 9 http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/nguoi-viet-chua-thich-hon-nhan-dong-gioi2401877.html 10 http://www.youtube.com/watch?v=ZTSsl2Qo7BE&feature=related... cụ thể nào về kết hôn đồng giới, tuy nhiên có một số nghiên cứu đã quan tâm nhiều về vấn đề đồng tính, cũng như có một số khảo sát nghiên cứu về một số vấn đề liên quan về đồng tính, cũng như khảo sát ý kiến của dư luận về ấn đề đồng tính 2 Dư luận về kết hôn đồng tính hiện nay Nhìn chung, ở Việt Nam thái độ của xã hội đối với :kết hôn đồng tính là kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện... các đồng nghiệp 3 Trần Minh Giới, nguyên cán bộ chương trình của UNESCO – Nhận thức về HIV/AIDS và nguy cơ nhiễm HIV của những người đồng tính nam tại Hải Phòng 4 Khoá luận tốt nghiệp : Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính - Trần Thu Quỳnh 19 5 Nhận diện quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hôn nhân đồng giới. - năm 201 1- Nguyễn Hồ Phương Trâm 6 “Những quốc gia ủng hộ kết hôn ... hướng tình dục bình thường) không dám yêu nữa Và chuyển sang tìm kiếm sự đồng cảm của những người cùng giới và tình yêu phát sinh Qua bài nghiên cứu tôi cũng mong dư luận xã hội có một cái nhìn rộng mở hơn về kết hôn đồng giới Hy vọng trong một tương lai không xa pháp luật Việt Nam công nhận hôn nhân” đồng giới như là một xu hướng tất yếu, phù hợp với nhu cầu xã hội C KẾT LUẬN Nếu ai đã từng lắng nghe... lờ, không quan tâm Một tỉ lệ rất nhỏ người dân có thái độ cởi mở với người đồng tính Nhiều người bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với người đồng tính Chưa có ghi nhận nào về sự khuyến khích, cỗ vũ việc kết hôn đồng tính 2.1 Nhà nước Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính , nhưng luật hôn nhân và gia đình cấm hôn nhân đồng giới Các chính quyền trong lịch sử Việt. .. đáng của công dân là người đồng tính”(.nguồnhttp://m.24h.com.vn/tin-tuc-trongngay/dam-cuoi-dong-tinh-ho-rat-dung-cam-c46a458357.html) Theo PGS, tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình bày tỏ quan điểm: "Hiện ở nước ta, người đồng tính vẫn chưa được xã hội thừa nhận Ngay các chuyên gia y tế vẫn còn chưa thống nhất với nhau về bản chất của hiện tượng này, có ý kiến cho rằng đó là ảnh hưởng của việc đua đòi, a... thức cao, trình độ học vấn cao, vấn đề đồng tính trong tương lai những kiến thức về đồng tính kết hôn đồng tính sẽ được cá nhân, xã hội chấp nhận và ủng hộ Ai cũng có nhu cầu tìm hạnh phúc của mình Vậy tại sao pháp luật Việt nam không thể có cái nhìn thoáng hơn về việc kết hôn đồng giới Bởi đã là con người ai cũng ó nhu cầu mưu cầu hạnh phúc cho 17 riêng mìnhvà hãy để người đồng tính họ sống thật... những định hướng tích cực cho người đồng tính”.( nguồn: http://m.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/dam-cuoi-dong-tinh-ho-rat-dung-cam-c46a458357.html) Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc công ty luật Fanci, cho biết: “Theo điểm 5, điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những cùng giới tính Luật này dựa trên quan điểm cho rằng những người cùng giới tính có quan hệ yêu đương, tình... nhóm xã hội (Cộng đồng, gia đình ) là nhóm có quyền lực đã “dán nhãn” “lệch lạc” cho những người ở các nhóm yếu thế hơn - người đồng tính - vì họ không có khả năng chống đối lại những phản kháng của nhóm xã hội có quyền lực Ngoài ra, không chỉ xã hội, cộng đồng “dán nhãn” mà chính bản thân họ cũng “tự” dán nhãn 18 cho mình Do đó, trong cuộc sống, người đồng tính không chỉ bị sự kỳ thị của cộng đồng. .. Nam chưa bao giờ đưa ra luật về quan hệ đồng tính, kết hôn đồng tính Luật Hồng Đức có đề cập đến hãm hiếp, ngoại tình, và loạn luân nhưng không nhắc gì đến đồng tính hay kết hôn đồng tính Chính quyền thực dân Pháp cũng không cấm đoán các hành vi đồng tính trong các thuộc địa Mặc dù mại dâm nữ là phạm pháp, luật pháp không đề cập gì đến mại dâm nam Tuy nhiên, những hành vi đồng tính, kết hôn đồng . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA Xà HỘI HỌC ***** ***** BÀI TIỂU LUẬN MÔN Xà HỘI GIA ĐÌNH Dư luận xã hội về kết hôn đồng giới ở Việt nam GV :Th.s. http://danluat.thuvienphapluat.vn/hon-nhan-dong-tinh-ung-ho-hay-khong-ung-ho- 76378.aspx 8. http://yume.vn/news/doi-song/tinh-yeu-gioi-tinh/dong-tinh-co-trai-nguoc-voi-tu- nhien.35A99C01.html 9. http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/nguoi-viet-chua-thich-hon-nhan-dong-gioi- 2401877.html 10 với những người đồng tính. Khiến họ ngày càng xa lánh với xã hội. Do vậy dư luận xã hội về kết hôn đồng giới ở Việt nam là một vấn đề cấp bách của xã hội và cần được toàn xã hội quan tâm và

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  • KHOA XÃ HỘI HỌC

  • ***** *****

  • GV :Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm

  • Sinh viên : Phạm Thị Thoa

  • Lớp : K54 XHH

  • MSSV : 09031230

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của vấn đề:

  • 2. Các khái niệm sử dụng

  • 3. Lý thuyết áp dụng: sử dụng lý thuyết dán nhãn

  • B. GIẢI THÍCH VÀ BIỆN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ

  • 1. Vấn đề “kết hôn” đồng tính hiện nay

  • 2. Dư luận về “kết hôn” đồng tính hiện nay

    • 2.1. Nhà nước

    • 2.2 Trên các phương tiện truyền thông

    • 2.3 Những người thân của người đồng tính

    • 2.4 Tự kì thị của người đồng tính

    • 3. Nguyên nhân của sự kỳ thị

    • 4. Hậu quả của sự kỳ thị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan