1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam

32 486 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Người đồng tính và kết hôn đồng giới là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội Việt Nam. Mặc dù đây không còn là chủ đề mới mẻ, nhưng thái độ của cộng đồng với người đồng tính và những gì liên quan đến họ rất gay gắt và kỳ thị, khiến người đồng tính phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một trong những nguyên do của nhận thức và thái độ xã hội về vấn đề này có thể nằm ở sự thiếu hiểu biết và nhận thức về người đồng tính, về kết hôn đồng giới. Chính vì vậy, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều các chương trình truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết và chống sự kỳ thị đối với người đồng tính. Tuy các chương trình truyền thông đó đã mang lại một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về người đồng tính, mang lại hiệu quả khá khả quan nhưng nó vẫn chưa thật sự đủ mạnh để giúp cộng động hình thành nhận thức đúng và có hành vi chuẩn mực đối với người đồng tính. Với mong muốn tạo lập và xây dựng nên một chương trình truyền thông về vấn đề người đồng tình nhằm nâng cao hiểu biết, xóa bỏ mọi sự kỳ thị, tạo cái nhìn thiện cảm hơn của cộng đồng về người đồng tính và chấp nhận hôn nhân đồng giới tại Việt Nam, em đã chọn hướng đồ án môn học của mình với đề tài “LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC, CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM”.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Người đồng tính và kết hôn đồng giới là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội ViệtNam Mặc dù đây không còn là chủ đề mới mẻ, nhưng thái độ của cộng đồng vớingười đồng tính và những gì liên quan đến họ rất gay gắt và kỳ thị, khiến người đồngtính phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống Một trong những nguyên do củanhận thức và thái độ xã hội về vấn đề này có thể nằm ở sự thiếu hiểu biết và nhận thức

về người đồng tính, về kết hôn đồng giới Chính vì vậy, trên thế giới nói chung và tạiViệt Nam nói riêng đã có rất nhiều các chương trình truyền thông nhằm nâng cao hiểubiết và chống sự kỳ thị đối với người đồng tính Tuy các chương trình truyền thông đó

đã mang lại một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về người đồng tính, mang lại hiệu quả khákhả quan nhưng nó vẫn chưa thật sự đủ mạnh để giúp cộng động hình thành nhận thứcđúng và có hành vi chuẩn mực đối với người đồng tính

Với mong muốn tạo lập và xây dựng nên một chương trình truyền thông về vấn

đề người đồng tình nhằm nâng cao hiểu biết, xóa bỏ mọi sự kỳ thị, tạo cái nhìn thiệncảm hơn của cộng đồng về người đồng tính và chấp nhận hôn nhân đồng giới tại Việt

Nam, em đã chọn hướng đồ án môn học của mình với đề tài “LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC, CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM”

Nội dung đồ án sẽ được chia làm 2 chương, cụ thể là:

Chương 1: Phân tích bối cảnh và ý tưởng lập kế hoạch truyền thông nâng caonhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam

Chương 2: Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị ngườiđồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam

Đồ án môn học được thực hiện dựa trên kiến thực được học tại trường, kiếnthức xã hội và các tài liệu liên quan, do đó sẽ không tránh khỏi những sai sót Chính vìvậy, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và bạn đọc để đồ ánđược hoàn thiện hơn Thông qua đồ án môn học này, em xin được gửi lời cảm ơn đếnquý thầy cô giảng viên khoa Thương mại điện tử, đặc biệt là giảng viên bộ môn Lập kếhoạch truyền thông đại chúng – cô Lê Thị Hải Vân đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tìnhtrong quá trình em thực hiện đồ án môn học

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH iv

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ Ý TƯỞNG LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC, CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM 1

1.1 Tổng quan về Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường – iSEE 1

1.2 Phân tích bối cảnh 3

1.2.1 Thực trạng về sự kỳ thị người đồng tính và hôn nhân đồng tính tại Việt Nam 3

1.2.2 Các hoạt động chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng tính đã diễn ra tại Việt Nam 4

1.2.3 Lý do lựa chọn đề tài chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng tính tại Việt nam 9

1.2.4 Giới thiệu chung về kế hoạch truyền thông cho đề tài 10

1.2.5 Mốc thời gian trong kế hoạch truyền thông 12

1.3 Mô hình SWOT 13

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC, CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM 14

2.1 Mục tiêu truyền thông: 14

2.2 Đối tượng truyền thông 14

2.3 Chủ đề và Thông điệp truyền thông 15

2.3.1 Chủ đề truyền thông 15

2.3.2 Thông điệp truyền thông 15

Trang 3

2.5 Thiết lập ngân sách 23

2.6 Dự trù khủng hoảng và xử lý khủng hoảng 24

2.7 Đánh giá 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Logo của Tổ chức iSEE 1

Hình 1.2: Trang chủ website Tổ chức iSEE 2

Hình 1.3: Các hình ảnh trong ngày kỷ niệm IDAHOT lần thứ 10 tại Việt Nam 5

Hình 1.4: Các hoạt động trong sự kiện Vietpride 2014 tại Hà Nội 7

Hình 1.5: Nhiều bạn trẻ tham gia kí tên ủng hộ trong Ngày hội 9

Hình 1.6: Biểu tượng Hoa hồng cầu vồng 11

Hình 2.1: Trang Facebok chính thức của Tổ chức iSEE 17

Hình 2.2: Mẫu quảng cáo trên báo in và tạp chí 18

Hình 2.3: Logo và slogan chương trình sự kiện xuyên Việt “Color of Life” 20

Hình 2.4: Mẫu quảng cáo ngoài trời bằng phướn 21

Hình 2.5: Mẫu banner quảng cáo cho sự kiện “Color of Life” 21

Hình 2.6: Mẫu banner quảng cáo cuộc thi “Tôi là tôi” 22

Trang 5

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ Ý TƯỞNG LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC, CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG

GIỚI TẠI VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường – iSEE

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) là một tổ chức khoa học vàcông nghệ, hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội, nhằm hướng đếnmột xã hội văn minh, thịnh vượng, tự do, bình đẳng, nơi mọi người được đối xử côngbằng và những giá trị nhân bản được tôn trọng

Hình 1.1: Logo của Tổ chức iSEE

Tổ chức iSEE được thành lập vào ngày 17 tháng 7 năm 2007 với vị viện trưởngđầu tiên là ông Lê Quang Bình Trụ sở của iSEE được đặt tại phòng 203, tòa nhà LakeView, D10 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội Một số thông tin liên hệ của iSEE:

Điện thoại: +84 4 6273 7933

Email: isee@isee.org.vn

Website: www.isee.org.vn

Trang 6

Hình 1.2: Trang chủ website Tổ chức iSEE

Giá trị cốt lõi của Tổ chức iSEE

- iSEE tôn vinh sự đa dạng bởi khác biệt tạo nên một cuộc sống muôn màu thú

vị Qua công việc của mình, iSEE thúc đẩy việc đề cao những giá trị nhân văn,

không kỳ thị các nhóm thiểu số, trong đó có cộng đồng các dân tộc thiểu số,những người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam

- iSEE đấu tranh vì quyền con người vì ai sinh ra cũng có quyền bình đẳng,

quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc iSEE kêu gọi mọi người nâng

cao ý thức, biết trân trọng vai trò, giá trị và tiếng nói của từng thành viên trong

xã hội dù họ là ai, là thiểu số hay đa số, là đồng tính hay dị tính

- iSEE trân trọng mọi nền văn hóa bởi mỗi nền văn hóa đều có giá trị độc đáo riêng iSEE khuyến khích niềm tự hào về giá trị văn hóa và vẻ đẹp độc đáo của

từng nhóm thiểu số ở Việt Nam iSEE kêu gọi xã hội tôn trọng và không áp đặtcác giá trị văn hóa, vì mỗi nền văn hóa đều là khởi nguồn cho mọi giao lưu, đổimới và sáng tạo Cũng nhờ đó, các nền văn hóa trở nên phong phú hơn

- iSEE khuyến khích tự do thể hiện vì nó đem lại sự tự tin, sức sáng tạo và để những trái tim đến gần nhau hơn iSEE cổ vũ việc thể hiện chính mình, mở

Trang 7

hội Việc thể hiện cũng chính là cơ sở giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhau, thúcđẩy học hỏi, chia sẻ và cùng mưu cầu hạnh phúc.

1.2 Phân tích bối cảnh

1.2.1 Thực trạng về sự kỳ thị người đồng tính và hôn nhân đồng tính tại Việt Nam

Từ xưa đến nay, Việt Nam được biết đến là một đất nước phương Đông luôncoi trọng truyền thống, phong tục tập quán và nền văn hóa Á Đông Chính vì vậy màcon người Việt Nam phần lớn luôn sống một cách khép kín và tuân theo lề lối Điều đótạo nên một sự kỳ thị và phản đối mạnh mẽ khi nhắc đến hai từ “đồng tính” tại ViệtNam, đa số người Việt Nam vẫn coi đồng tính là một chứng bệnh hoặc là một trào lưu

mà giới trẻ đang đua theo Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề người đồng tính không cònnằm ở mức độ mập mờ - có hay không người đồng tính mà thực tế đã chứng minhbằng sự hiện hữu của họ Những website của người đồng tính, câu lạc bộ đồng tính, đang lên tiếng đấu tranh cho quyền được phép kết hôn của họ Thậm chí những tổchức, những viện nghiên cứu đã được thành lập để đòi lại những quyền lợi chính đángdành cho họ Những người đồng tính có ước mơ, khát khao và có khả năng để xâydựng một gia đình hạnh phúc theo nhu cầu tình cảm của họ Đó là ước mơ, là khátkhao từ tận trái tim họ - những con người muốn được sống đúng với cảm xúc củamình Vì vậy, họ cần được xã hội thừa nhận để có được quyền mưu cầu hạnh phúc nhưbao người bình thường khác Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự kỳ thị người đồng tính vàphản đối kết hôn đồng giới vẫn đang diễn ra một cách mạnh mẽ và kịch liệt

Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 1,65 triệu người đồng tính vàlưỡng tính, chiếm 3-5% dân số cả nước, trong độ tuổi từ 15 đến 59 và đa phần trong số

họ đang phải chịu đựng sự kỳ thị, định kiến xã hội và kể cả bạo lực Họ phải chịunhiều thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe Trên thếgiới hiện nay đã có 11 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới và điều này đang ảnhhưởng không nhỏ đến thái độ và sự nhìn nhận của mọi người đối với người đồng tính

Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính Mặc dùLuật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người đồng giới, LuậtHôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những ngườicùng giới tính" từ 1-1-2015 Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hônnhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8)

Trang 8

Tuy vậy, đám cưới đồng tính từng được tổ chức ở Việt Nam Ngày 7 tháng 4năm 1997, hãng thông tấn Reuters đưa tin về đám cưới đồng tính đầu tiên ở thành phố

Hồ Chí Minh giữa hai người nam Tiệc cưới diễn ra tại một khách sạn với 100 kháchmời, và bị nhiều người dân phản đối Ngày 7 tháng 3 năm 1998, hai người đồng tính

nữ làm đám cưới tạiVĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được chấp nhận.Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua quy định cấm hôn nhân đồng tính vàotháng 6 năm 1998

Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến áitrong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy

Năm 2008, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định việc "xác định lại

giới tính" đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được

định hình chính xác Khác với người đồng tính, những người này là do bị dị tật bẩmsinh về thể xác, cần phẫu thuật để điều chỉnh lại bộ phận bị dị tật Tháng 7 năm 2012,

Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó có thể côngnhận hôn nhân đồng tính; việc này làm nhiều báo chí nước ngoài cho rằng Việt Nam

có khả năng trở thành nước châu Á đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính Ngày 1tháng 1 năm 2015, một chỉnh sửa mới từ luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực,trong đó quy định sẽ không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, coi như hủy

bỏ luật cấm năm 2000 Tuy nhiên, theo Điều 8 về “Điều kiện kết hôn” có ghi "Nhànước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Như vậy, nhữngngười đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng sẽ không được pháp luật giải quyếtnếu có tranh chấp xảy ra khi chung sống

1.2.2 Các hoạt động chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng tính đã diễn ra tại Việt Nam

 Kỷ niệm Ngày Quốc tế Chống kỳ thị người đồng tính, song tính và chuyển

giới (IDAHOT) lần thứ 10

Những người ủng hộ người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam đã

tổ chức một sự kiện đặc biệt để chúc mừng sự tiến bộ của Việt Nam trong việc giảm

kỳ thị phân biệt đối xử Cùng phối hợp với các cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

và Liên minh Quyền giới tính (SRA), một nhóm các tổ chức phi chính phủ tại Việt

Trang 9

Nam đã kêu gọi hành động ủng hộ hơn nữa Sự kiện này được tổ chức tại Hà Nội vàongày 17/05/2014, nhân kỷ niệm IDAHOT lần thứ 10.

Hình 1.3: Các hình ảnh trong ngày kỷ niệm IDAHOT lần thứ 10 tại Việt Nam

Mặc dù IDAHOT đã được tổ chức trên toàn cầu từ năm 2004, tuy nhiên tại ViệtNam lần đầu tiên sự kiện này được diễn ra là vào năm 2011 với sự hỗ trợ của LiênHợp Quốc Kể từ đó, nó đã thu hút được sự chú ý của các nhà hoạch định chính sáchViệt Nam, lãnh đạo các ban ngành, các phong trào xã hội, cộng đồng và truyền thônghướng đến những vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử mà những người đồng tính, song

tính và chuyển giới (LGBT) phải trải qua Năm nay, chủ đề " Tự do thể hiện" đã được

lựa chọn làm thông điệp chính Trong sự kiện diễn ra tại Hà Nội, các bên liên quan đãkêu gọi Chính phủ Việt Nam phải hành động nhiều hơn nữa Để nhấn mạnh thông điệpcủa sự kiện, các diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ đã biểu diễn trên sân khấu một tiết mụcnhằm diễn tả việc kỳ thị và phân biệt đối xử đã ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam nhưthế nào

Trang 10

Đánh giá hiệu quả truyền thông của sự kiện Kỷ niệm Ngày chống kỳ thị người đồng tính (IDAHOT) lần thứ 10

Sự kiện Kỷ niệm Ngày chống kỳ thị người đồng tính được xem là một hoạtđộng thường xuyên và diễn ra hằng năm ở rất nhiều quốc gia trên thế giới Bằng cáchoạt động truyền thông thiết thực và nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức lớn ởtrong và ngoài nước, sự kiện đã gây ảnh hưởng và tác động khá mạnh mẽ đến nhậnthức của mọi người về sự kỳ thị người đồng tính và hôn nhân đồng giới

 Chuỗi sự kiện VietPride 2014

VietPride (Tự hào Việt) là một sự kiện thường niên của cộng đồng người đồngtính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam (gọi tắt là LGBT) Chương trình lần thứ

3 với chủ đề "Hãy cứ sống! Hãy cứ yêu!", được diễn ra trên 17 tỉnh/thành của ViệtNam Ở mỗi địa phương, cộng đồng LGBT và người ủng hộ đều có những hoạt độngkhá thú vị như hội thảo chuyên đề, triển lãm, chiếu phim, giao lưu chia sẻ, đạp xe, đi

bộ diễu hành, nhảy flashmob và cả những chương trình văn nghệ do chính cộng đồnggóp sức thực hiện Tại TP.HCM, chương trình được diễn ra trong 4 ngày, từ 18/7 đến21/7/2014 với các hoạt động xen kẽ như hội thảo chuyên đề, đêm tiệc cộng đồng,chiếu phim, triển lãm Nổi bật là sự kiện ngoài trời được mang tên “Hãy cứ sống! Hãy

cứ yêu!”, với phần quy định trang phục màu hồng để tham gia lễ diễu hành khắp trungtâm thành phố (20/7) Tại Hà Nội, sự kiện đã diễn ra trong 3 ngày (ngày 1 đến 3/8) vớichủ đề “Tay trong tay” Nhiều các hoạt động sôi nổi chủ đề LGBT như các cuộc hộithảo, các buổi chiếu phim, văn nghệ Đặc biệt, hoạt động diễu hành bằng xe đạptruyền thống của Viet Pride được tổ chức vào ngày cuối cùng (3/8)

Trang 11

Hình 1.4: Các hoạt động trong sự kiện Vietpride 2014 tại Hà Nội

Chương trình do Trung tâm ICS (tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngườiLGBT tại Việt Nam) tổ chức Sự kiện chính là nơi để cộng đồng LGBT được gần lạivới nhau, có thêm niềm tin, phấn đấu của mình trong cuộc sống Đây còn dịp mànhững người thân, cha mẹ, người ủng hộ và bất kỳ ai trong xã hội được hiểu thêm về

họ và can đảm thể hiện sự ủng hộ của mình với cộng đồng LGBT

Đánh giá về hiệu quả truyền thông của chuỗi sự kiện Vietpride 2014:

Vietpride là sự kiện truyền thống được tổ chức hàng năm của cộng đồng LGBT,tính đến 2014, Vietpride đã trải qua 3 năm tổ chức và càng ngày càng nhận được sựủng hộ của tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam, đã phần nào giúp những conngười đồng tính vượt lên số phận và dần hòa nhập được với cuộc sống như bao conngười bình thường khác, họ đã nhận được nhiều hơn những cảm thông và chia sẻ từ

Trang 12

chính người thân, bạn bè và mọi người chứ không phải gánh chịu sự kỳ thị và phânbiệt nặng nề như trước đây Trước đó, giới truyền thông đã có nhiều bài viết tiêu cực

về cộng đồng LGBT vì họ không có nhiều thông tin Nhưng những năm gần đây, hìnhảnh người LGBT đã xuất hiện rất tích cực trên nhiều tờ báo và đặc biệt sau khi sự kiệnVietpride diễn ra Đã có rất nhiều người đồng tính không dám bày tỏ cảm xúc củamình, không nhận được sự chia sẻ nào thì giờ đây Vietpride đã giúp họ công khai đượcgiới tính thật của mình và còn nhận được rất nhiều sự cảm thông và giúp đỡ từ mọingười Vietpride dường như đã mở ra một con đường sáng cho những người đang ởtrong bóng tối

Tuy vậy, Vietpride là một sự kiện chỉ mới diễn ra và tác động đến những đốitượng sống ở các thành phố lớn tại Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, ĐàNẵng,…nhưng cũng chỉ là một bộ phận nhỏ Nhìn chung tại Việt Nam, những sự kỳthị và phản đối người đồng tính vẫn còn rất nhiều và mạnh mẽ, những hoàn cảnhngười đồng tính phải sống trong sự mặc cảm và chịu đựng dư luận xã hội vẫn khôngđếm xuể, những cuộc hôn nhân đồng giới vẫn phải chịu sự soi mói và mỉa mai của xãhội Thực trạng kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới vẫn còn là một vấn đề nangiải

 Ngày hội vận động “Ủng hộ hôn nhân đồng giới”

Ngày 12/5/ 2014, tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM đã diễn ra Ngày hội “Vận động 1.000.000 chữ ký ủng hộ hôn nhân đồng giới” Đây là thông điệp, là lờigửi gắm của cộng đồng người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới Ngày hội diễn ravới nhiều hoạt động: Vận động 1.000.000 chữ ký ủng hộ hôn nhân cùng giới, cung cấpnhững kiến thức về LGBT, giao lưu với cộng các cặp đôi, phụ huynh của ngườiLGBT, chia sẻ quá trình làm Luật, giao lưu với các chuyên viên tâm lý và nhảyFlashmob "Thức tỉnh đón Cầu vồng"

Tại ngày hội, cộng đồng LGBT, phụ huynh và những người quan tâm đượccung cấp những tài liệu, kiến thức nói về người Đồng tính, Song tính và Chuyển giớinhằm giúp mọi người nhìn nhận một cách chính xác và hiểu rõ hơn về những ngườiđang bị xã hội kỳ thị

Trang 13

Hình 1.5: Nhiều bạn trẻ tham gia kí tên ủng hộ trong Ngày hội

Ký tên ủng hộ quyền kết hôn của các cặp đồng tính tại Việt Nam được rất nhiềungười quan tâm, nhiều bạn trẻ đã ký tên vào bảng danh sách 1.000.000 người ủng hộcộng đồng LGBT và hôn nhân đồng giới Nhiều dải băng, huy hiệu hình bảy sắc Cầuvồng được nhiều người chọn mua để cột trên đầu, treo ba lô trong quá trình tham giangày hội với mong muốn khẳng định sự đa dạng của cộng đồng, của xã hội Đồng thờithức tỉnh chính bản thân những người LGBT phải sống thật với chính mình

Ngày hội do Trung tâm Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của người Đồng tính, Songtính và Chuyển giới (ICS) tổ chức nhân ngày Thế giới chống kỳ thị người Đồng tính,Song tính và Chuyển giới (17/5)

Đánh giá hiệu quả truyền thông cuả Ngày hội vận động “Ủng hộ hôn nhân đồng giới”

Ngày hội vận động “Ủng hộ hôn nhân đồng giới” đã tạo được một tác động tíchcực đến nhận thức và suy nghĩ của cộng đồng về người đồng tính tại thành phố Hồ ChíMinh – một thành phố lớn và trọng điểm của Việt Nam Sự kiện đã tạo được sự thu hút

và quan tâm không ít của mọi người và giới truyền thông Tuy nhiên, sự kiện vẫn chỉdiễn ra tại một thành phố, quy mô nhỏ, chưa tác động mạnh mẽ đến xã hội

1.2.3 Lý do lựa chọn đề tài chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng tính tại

Việt nam

Bất kể bạn là ai, bạn ở đâu và bạn được sinh ra trong hoàn cảnh nào thì mỗingười chúng ta cũng đều có tất cả những quyền con người như nhau Đó là quyền

Trang 14

được yêu thương, quyền được sống, quyền được thể hiện, quyền được tôn trọng,…vàhơn hết là quyền được là chính mình, được sống với đúng với cảm xúc của mình Thếnhưng, cuộc sống là muôn hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ, không ai sinh ra mà cóquyền tự lựa chọn giới tính cho mình, chính vì vậy đã có những số phận con ngườisinh ra là giới tính này nhưng cảm xúc và tâm hồn lại thuộc một giới tính khác, họ bịhấp dẫn bởi những người cùng giới tính với mình, họ không thuộc giới tính nam hay

nữ mà chúng ta gọi họ là người đồng tính Chính vì sự khác biệt đó mà họ đã phải chịu

sự kỳ thị và ánh mắt soi mói từ những người bình thường Tại Việt Nam nói riêng vàtrên một số đất nước khác nói chung, vấn đề bảo vệ và chống kỳ thị người đồng tínhvẫn còn rất hạn chế, Pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận giới tính thứ ba và bảo vệhôn nhân đồng giới

Vì vậy, có rất nhiều các đơn vị, viện nghiên cứu đã tổ chức rất nhiều cácchương trình truyền thông với mục đích nhằm nâng cao ý thức, chống kỳ thị ngườiđồng tính và kết hôn đồng tính tại Việt Nam Đã có rất nhiều các chương trình thànhcông và tác động không nhỏ đến nhận thức của mọi người Tuy nhiên, nhìn chung các

sự kiện vẫn chưa có một sự đột phá, chưa có sự đặc biệt để tạo ra một cái nhìn mới mẻ,tạo được nhiều hơn sự quan tâm và thu hút công chúng, chưa truyền được nguồn cảmhứng và thông điệp của chương trình đến với công chúng để đạt được hiệu quả truyềnthông tốt nhất Chính vì điều đó, cộng với sự tôn trọng và cảm thông sâu sắc nhữngcon người đồng tính, với mong muốn xây dựng và thực hiện được một hoạt độngtruyền thông để nâng cao nhận thức cho mọi người về những người đồng tính, xóa bỏmọi sự kỳ thị để hướng đến sự bình đẳng và hạnh phúc trong xã hội, tôi đã lựa chọn vàthực hiện đề tài này

1.2.4 Giới thiệu chung về kế hoạch truyền thông cho đề tài

Giới thiệu đề tài “Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam”

Kế hoạch truyền thông này sẽ thu hút sự tham của toàn bộ người dân tại ViệtNam chứ không chỉ tại các tỉnh thành phố lớn thông qua các cuộc thi được tổ chức.Người dân ở nông thôn hay miền núi dù không có điều kiện tham gia các hoạt độnglớn nhưng sẽ biết đến chương trình và có thể tham gia các hoạt động nhỏ Đó là điều

Trang 15

Việt khắp mọi miền Bên cạnh đó, các hoạt động chính trong kế hoạch truyền thôngvẫn sẽ tổ chức tại 5 tỉnh thành lớn, đó là Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng,Cần Thơ Đây là các tỉnh thành trọng điểm trong nước, dễ dàng thu hút công chúng vàgiới truyền thông.

Chương trình truyền thông sẽ lấy biểu tượng là hoa hồng cầu vồng, vừa thể hiệnđược màu sắc chủ đạo của cộng động LGBT là 7 sắc cầu vồng, hoa hồng cầu vồng cònmang ý nghĩa của sự hạnh phúc

Hình 1.6: Biểu tượng Hoa hồng cầu vồng

Mục tiêu truyền thông:

- Nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về người đồng tính cho tất cả côngdân Việt Nam

- Xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối với người đồng tính

- Người đồng tính có thể công khai giới tính thật của mình, có thể mở lòng

và sống hòa nhập với cộng đồng

- Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ hôn nhân đồng giới

Đối tượng truyền thông

Kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kếthôn đồng giới tại Việt Nam này sẽ hướng đến nhóm công chúng là người dân trên đấtnước Việt Nam, có độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi, phần đông thuộc các tỉnh thành phố lớnnhư Hồ Chí Minh, Hà Nội, Việt Nam, Cần Thơ, Hải Phòng,…Bởi vì đây là nhóm côngchúng chiếm đa số theo thống kê về tỉ lệ người đồng tính tại Việt Nam Trong đó,nhóm đối tượng mục tiêu mà hoạt động hướng đến đó là cộng đồng người đồng tính,người thân bạn bè của họ, các cấp chính quyền và giới truyền thông

Trang 16

1.2.5 Mốc thời gian trong kế hoạch truyền thông

Mốc thời gian chính diễn ra các hoạt động truyền thông là vào tháng 5, bởi vì:

- Trong tháng 5 có Ngày Quốc tế chống kỳ thị người đồng tính (17/5), đâyđược coi là một ngày kỷ niệm của thế giới, sẽ thu hút được sự quan tâm

và chú ý nhiều hơn của công chúng, đặc biệt là giới truyền thông

- Tháng 5 là tháng vào mùa hạ, thời tiết nắng ráo sẽ thuận tiện cho việc tổchức các chương trình truyền thông như tổ chức sự kiện hay hoạt độngngoài trời, thuận tiện cho việc di chuyển và nhờ đó sẽ được đông đảocông chúng tham gia hơn

Kế hoạch truyền thông không chỉ diễn ra chủ yếu trong tháng 5 mà còn đượcchia ra thành 3 mốc thời gian:

 Giai đoạn trước khi diễn ra các hoạt động truyền thông chính:

Giai đoạn này sẽ được thực hiện bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 Đây là giaiđoạn thực hiện việc quảng bá cho những hoạt động truyền thông sẽ diễn ra

 Giai đoạn diễn ra các hoạt động truyền thông chính

Thời gian chính của giai đoạn này là tháng 5, đặc biệt ngày 17/5

 Giai đoạn sau khi diễn ra các hoạt động truyền thông chính

Đây là giai đoạn sau khi tổ chức các hoạt động truyền thông chính trong kếhoạch truyền thông, là khoảng thời gian xem xét và đánh giá về hiệu quả màchương trình truyền thông mang lại

Ngày đăng: 05/07/2017, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w