1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua

77 563 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 478 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 1.1. Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán. 1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): “Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.” CTCK thành lập và hoạt động được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp. Để được cấp Giấy phép này CTCK phải có đủ các điều kiện sau: + Có phương án hoạt động kinh doanh chứng khoán phù hợp với ngành chứng khoán. + Có trụ sở đảm bảo các yêu cầu sau: - Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu 1 năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m 2 ; - Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng; thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán (GDCK); trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng; hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với CTCK có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán; SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh - Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; - Có hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc + Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Cụ thể, vốn điều lệ cho mỗi nghiệp vụ như sau: - Môi giới chứng khoán: 25 tỷ VNĐ - Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ VNĐ - Tự doanh: 100 tỷ VNĐ - Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ VNĐ Trong trường hợp CTCK xin hoạt động cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của những loại hình kinh doanh mà CTCK được cấp giấy phép. + Có hai loại nhân sự cần thiết cho CTCK: - Cá nhân được cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán trong CTCK (Giám đốc, Tổng giám đốc, nhân viên kinh doanh): tiêu chuẩn hành nghề của họ và quy chế CTCK quy định, bao gồm: có đủ năng lực pháp lý và hành vi dân sự, có đủ các chứng chỉ đào tạo và chuyên môn cần thiết, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nộp lệ phí đầy đủ - Người đại diện cho CTCK: đây là người hành nghề tham gia vào hoạt động chứng khoán của CTCK. Họ thường là Giám đốc, Tổng Giám đốc, Phó giám đốc) chịu trách nhiệm chính về hoạt động của công ty ở Sở GDCK, các chi nhánh. Người đại diện cho CTCK phải đáp ứng các điều kiện như: có đủ trình độ chuyên môn, được UBCKNN cấp giấy phép hành nghề. Ở Việt Nam, các CTCK hiện nay hoạt động theo Luật Chứng khoán ngày 29/06/2006 và Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK. Theo đó toàn bộ quá trình thành lập, SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh hoạt động của công ty được quy định rõ ràng về mặt luật pháp và những quy định này sẽ được thay đổi tùy theo tình hình hoạt động thực tế của thị trường. 1.1.2. Phân loại CTCK 1.1.2.1. Phân loại theo mô hình tổ chức của CTCK + CTCK theo mô hình chuyên doanh: hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK độc lập, chuyên môn hóa đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia vào kinh doanh chứng khoán. Mô hình này có ưu điểm là hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK phát triển, tuy nhiên lại hạn chế khả năng san bằng rủi ro kinh doanh. + CTCK theo mô hình đa năng: - Công ty đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty con kinh doanh độc lập. - Công ty đa năng toàn phần: các ngân hàng thương mại được kinh doanh tổng hợp (chứng khoán, bảo hiểm, tiền tệ). Mô hình này có ưu điểm là giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhưng một khi thị trường có biến động mạnh thì hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nếu không tách bạch các nghiệp vụ kinh doanh. 1.1.2.2. Phân loại theo hình thức kinh doanh của CTCK - Công ty môi giới: loại công ty này còn được gọi là công ty thành viên vì nó là thành viên của Sở GDCK. Công việc kinh doanh chủ yếu của công ty môi giới là mua và bán chứng khoán cho khách hàng của họ trên Sở GDCK mà công ty đó là thành viên. - Công ty đầu tư ngân hàng: loại công ty này phân phối những chứng khoán mới phát hành cho công chúng qua việc mua chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và bán lại các chứng khoán này cho khách hàng theo SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh giá tính gộp cả lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty này còn gọi là nhà bảo lãnh phát hành. - Công ty giao dịch phi tập trung: Công ty này mua bán chứng khoán trên thị trường OTC. - Công ty dịch vụ đa năng: những công ty này không bị giới hạn hoạt động ở một lĩnh vực nào của TTCK. Ngoài các dịch vụ trên họ còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, niêm yết chứng khoán trên Sở GDCK, ủy nhiệm các giao dịch buôn bán cho khách hàng trên thị trường OTC. Sự kết hợp giữa sản phẩm và kinh nghiệm của công ty sẽ quyết định cơ sở những dịch vụ mà họ có thể cung cấp cho khách hàng. - Công ty buôn bán chứng khoán: là công ty đứng ra mua bán chứng khoán với chi phí do công ty tự chịu. Công ty phải cố gắng bán chứng khoán với giá cao hơn giá mua vào. Vì vậy loại công ty này hoạt động với tư cách là người ủy thác chứ không phải là đại lý nhận ủy thác. - Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng: loại công ty này nhận chênh lệch giá qua việc buôn bán chứng khoán, do đó họ còn được gọi là nhà tạo lập thị trường, nhất là trên thị trường OTC. 1.1.3. Vai trò của CTCK - Vai trò huy động vốn Các CTCK là các trung gian tài chính có vai trò huy động vốn, tức là họ là các kênh chuyển vốn từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Các CTCK thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và môi giới chứng khoán. - Vai trò xác định giá chứng khoán Thông qua Sở GDCK, thị trường OTC, các CTCK cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp NĐT có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình. SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh - Vai trò thực hiện tính thanh khoản của chứng khoán Các CTCK thực hiện cơ chế chuyển đổi này, từ đó giúp NĐT thực hiện mong muốn chuyển tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại một cách ít thiệt hại nhất. - Thúc đẩy vòng quay chứng khoán Các CTCK cũng là người tạo ra sản phẩm bằng cách cung cấp cho khách hàng các cách đầu tư khác nhau. Qua đó họ góp phần làm tăng vòng quay của chứng khoán qua việc chú ý đến nhu cầu của người đầu tư, cải tiến các công cụ của mình sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính Các CTCK với dịch vụ tổng hợp không chỉ thực hiện lệnh của khách hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn, cung cấp các thông tin đa dạng, nghiên cứu thị trường cho các công ty cổ phần và các cá nhân đầu tư. Công ty có thể tư vấn về thu thập và xử lý thông tin và các khả năng về cơ hội đầu tư, triển vọng ngắn và dài hạn của TTCK và các công ty trong thời gian hiện tại và tương lai, tư vấn đầu tư chứng khoán - Cung cấp các sản phẩm đầu tư Các sản phẩm đầu tư hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhận thức của khách hàng đối với thị trường tài chính ngày càng rõ ràng hơn, các CTCK cũng nỗ lực tiếp thị sản phẩm hơn. Các CTCK có các dịch vụ yểm trợ to lớn đối với thị trường, vì mỗi loại sản phẩm tài chính có những quy trình riêng biệt và nhu cầu của khách hàng là đa dạng khác nhau. 1.1.4. Các nghiệp vụ của CTCK CTCK hoạt động theo các nguyên tắc bắt buộc như: giao dịch trung thực và công bằng vì lợi ích của khách hàng, kinh doanh có kỹ năng, có tinh thần trách nhiệm, ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh của công ty, đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ kinh doanh của CTCK thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: - Môi giới chứng khoán - Tự doanh chứng khoán - Bảo lãnh phát hành chứng khoán - Tư vấn đầu tư chứng khoán CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định trên, CTCK được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác. 1.1.4.1. Môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là việc CTCK làm trung gian thực hiện mua bán chứng khoán cho khách hàng. CTCK nhận các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh đó vào Sở GDCK và hưởng hoa hồng môi giới. Nghiệp vụ môi giới do đó còn được hiểu là làm đại diện, được ủy quyền thay mặt khách hàng mua bán một hoặc một số loại chứng khoán. 1.1.4.2. Tự doanh chứng khoán Tự doanh chứng khoán là việc CTCK sử dụng vốn kinh doanh của mình để mua bán chứng khoán nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợi của chính mình. Đó là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá. Ở Việt Nam, theo Luật Chứng khoán ngày 29/06/2006 thì nghiệp vụ tự doanh là việc CTCK mua bán chứng khoán cho chính mình. Mục đích của hoạt động tự doanh là dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, kinh doanh đầu tư, kinh doanh hùn vốn, can thiệp bảo vệ giá chứng khoán, thu lợi từ chênh lệch giá. SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh Hoạt động tự doanh giúp làm tăng tính sôi động và tính thanh khoản cho TTCK. Tuy nhiên CTCK có thể thao túng thị trường, thông đồng với nhau để làm giá chứng khoán, gây tổn hại cho các NĐT nhỏ. 1.1.4.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Hoạt động bảo lãnh phát hành gồm: - Nghiên cứu và tư vấn cho tổ chức phát hành về các thủ tục và phương pháp phát hành cơ cấu giá - Thỏa thuận với các nhà bảo lãnh phát hành khác trong việc tiếp thị, phân phối chứng khoán. - Quản lý phân phối và thanh toán chứng khoán. - Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và dịch vụ sau khi phát hành. - Đại lý phân phối chứng khoán. 1.1.4.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động tư vấn liên quan đến chứng khoán hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích, đưa ra lời khuyên có liên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Tư vấn đầu tư bao gồm tư vấn mua bán chứng khoán, tạo dựng danh mục đầu tư và quản trị điều hành tài sản đầu tư. Theo Luật Chứng khoán của Việt Nam ban hành ngày 29/06/2006 thì tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK cung cấp cho NĐT kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh Nội dung tư vấn đầu tư chứng khoán bao gồm: - Tư vấn chiến lược và kỹ thuật giao dịch. - Cung cấp kết quả phân tích chứng khoán và TTCK. Các nội dung này phải có cơ sở hợp lý và phù hợp dựa trên thông tin đáng tin cậy, phân tích logic. CTCK không được đảm bảo cho khách hàng kết quả đầu tư trừ trường hợp đầu tư vào những sản phẩm đầu tư có thu nhập cố định, không được trực tiếp hay gián tiếp bù đắp một phần hoặc toàn bộ các khoản thua lỗ của khách hàng do đầu tư chứng khoán, trừ trường hợp việc thua lỗ của khách hàng là do lỗi của CTCK, không được quyết định đầu tư thay cho khách hàng. CTCK phải có trách nhiệm ngăn ngừa xung đột lợi ích liên quan đến tư vấn đầu tư chứng khoán, phải công bố cho khách hàng biết trước về những xung đột lợi ích có thể phát sinh giữa CTCK, người hành nghề chứng khoán và khách hàng. CTCK, người hành nghề chứng khoán phải công bố lợi ích của mình về chứng khoán mà mình sở hữu cho khách hàng đang được tư vấn về chứng khoán đó. Bên cạnh dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán các CTCK còn cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp. Dịch vụ này bao gồm: - Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn quản trị công ty cổ phần. - Tư vấn phát hành, chào bán, niêm yết chứng khoán. - Tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp. - Tư vấn tài chính khác phù hợp quy định của pháp luật. 1.1.4.5. Các nghiệp vụ phụ trợ - Nghiệp vụ cho vay ứng trước tiền bán Khách hàng có thể vay ứng trước số tiền bán chứng khoán ngay sau khi có thông báo khớp lệnh thay cho việc chờ tới ngày T+3. Mức phí nhỏ, thủ tục SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh đơn giản, nhanh chóng. CTCK sẽ đại diện cho khách hàng làm các thủ tục cần thiết với ngân hàng. - Nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán CTCK có thể cho vay cầm cố chứng khoán trên cơ sở đề nghị của khách hàng. Đây là khách hàng có nhu cầu vay tiền dựa trên tài sản đảm bảo là chứng khoán trên tài khoản. Họ sẽ đề nghị vay vốn cầm cố chứng khoán niêm yết đang lưu ký tại CTCK. Trước tiên, họ làm thủ tục vay vốn, CTCK sẽ phong tỏa chứng khoán được cầm cố, làm thủ tục cho vay cầm cố. Sau khi hồ sơ vay được duyệt, CTCK sẽ thông báo cho Trung tâm lưu ký chứng khoán về trường hợp cầm cố chứng khoán để vay tiền để Trung tâm làm thủ tục chuyển chứng khoán sang tài khoản cầm cố. Nếu có nhu cầu, khách hàng có thể yêu cầu bán số chứng khoán cầm cố, khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán cầm cố sẽ được dùng để trả nợ và lãi vay, phần còn lại sẽ được trả về tài khoản của khách hàng. Tỷ lệ vay tính trên thị giá chứng khoán cầm cố do CTCK quy định. - Nghiệp vụ repo chứng khoán Đây là nghiệp vụ bán chứng khoán cho CTCK và thỏa thuận sẽ mua lại trong một kỳ hạn nhất định. Về bản chất, repo giống như một khoản vay có đảm bảo bằng các chứng khoán. - Giao dịch ký quỹ Giao dịch ký quỹ là việc mua chứng khoán mà NĐT chỉ cần có một số tiền nhất định trong tổng số giá trị chứng khoán đặt mua, phần còn lại sẽ do công ty môi giới cho vay. Sau đó khi NĐT bán chứng khoán, công ty môi giới sẽ thực hiện lệnh bán và thu về phần vốn cho vay, bao gồm cả vốn gốc và lãi. SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh 1.2. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 1.2.1. Khái niệm nghiệp vụ môi giới chứng khoán TTCK là loại thị trường đặc biệt, ở đó thực hiện trao đổi, mua bán các loại chứng khoán, những hàng hóa này khác với các loại hàng hóa thông thường. Trên thị trường này có nhiều người tham gia, nhưng số lượng người có khả năng phân tích và xác định được giá cả của chứng khoán còn hạn chế. Nguyên tắc trung gian trở thành một nguyên tắc hoạt động không thể thiếu của TTCK. Nguyên tắc này đòi hỏi việc giao dịch, mua bán hàng hóa trên thị trường phải thực hiện qua các tổ chức, cá nhân làm trung gian, đó là CTCK và nhân viên môi giới, người hành nghề môi giới chứng khoán. Trong quá trình phát triển của thị trường, với tư cách làm trung gian môi giới, người môi giới thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa bằng cách rút ngắn khoảng thời gian tìm kiếm và gặp gỡ giữa người mua và người bán, đặc biệt đối với loại hàng hóa mà người có nhu cầu mua không dễ gặp người có nhu cầu bán. Nghề môi giới chứng khoán trên TTCK được hình thành trong mối quan hệ hữu cơ qua lại giữa nhân viên môi giới với các CTCK và chính mối quan hệ tương quan này lại tác động đến sự vận hành và phát triển của TTCK. Theo Luật Chứng khoán ngày 29/06/2006: “Nghiệp vụ môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.” Như vậy: - Quyết định mua bán là do khách hàng đưa ra và CTCK phải thực hiện theo lệnh đó. - CTCK đứng tên mình thực hiện các giao dịch theo lệnh của khách hàng. - Việc hạch toán giao dịch phải được thực hiện trên các khoản thuộc sở hữu của khách hàng. SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 [...]... tất cả lỗi cho người môi giới Khi đó, môi giới chứng khoán bước tới một trình độ cao hơn và thực sự trở thành sản phẩm của thị trường tài chính bậc cao SV: Nguyễn Minh Thái Lớp: CQ 46/17.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 2.1 Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam 2.1.1 Quá trình... + Công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM + Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM SECURITIES CORPORATION + Tên viết tắt: VSeC + Trụ sở Công ty: Tầng 8, 59 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội Công. .. và hoạt động môi giới tại Vsec trong những năm qua 2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại VseC những năm qua 2.2.1.1 Bối cảnh TTCK Việt Nam trong những năm qua Ngày 28/07/2000, Trung tâm GDCK Tp HCM chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam Sau 10 năm vận hành và phát triển, đến nay thị trường đã thực sự trở thành một kênh thu hút vốn... môi giới sẽ chào bán hoặc chào mua cổ phiếu này cho chính mình với giá ở giữa các mức giá trên Bằng cách đó chuyên gia môi giới đã thu hẹp chênh lệch giá mua và giá bán cổ phiếu đó Trong trường hợp này chuyên gia môi giới hoạt động với tư cách một nhà giao dịch - Môi giới trái phiếu - Môi giới trái phiếu là những người môi giới tại quầy giao dịch trái phiếu Người môi giới trái phiếu thường là người môi. .. điều kiện cạnh tranh, các quy định về luật pháp tại Việt Nam và trên trường quốc tế Với việc cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp và thuận tiện, VSeC đặt mục tiêu sẽ khẳng định tên tuổi và tìm được chỗ đứng của mình trên TTCK Việt Nam 2.1.2 Cơ cấu của công ty chứng khoán Việt Nam Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam Đại hội cổ đông HĐQT Ban kiểm soát Ban giám đốc Kiểm soát nội... của Sở GDCK được gọi là nhà môi giới thừa hành” hay “ môi giới tại sàn giao dịch” - Môi giới độc lập Ở Mỹ, môi giới độc lập hay còn gọi là môi giới hai đô-la là thành viên của Sở và không thuộc một CTCK nào Môi giới hai đô-la có thể sở hữu hoặc thuê chỗ trên Sở Môi giới này có thể thực hiện lệnh cho tất cả CTCK thuê họ Trường hợp người môi giới của CTCK không có khả năng thực hiện các lệnh giao dịch... lĩnh vực thu hút nhiều lao động có kỹ năng, làm phong phú thêm môi trường kinh doanh 1.2.4 Quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán (2) (1) (3) Công ty chứng khoán Khách hàng (4) Sở GDCK OTC Thị trường thứ 3 (5) (1): Hoạt động phát triển cơ sở khách hàng Nhân viên môi giới bằng các kỹ năng và quan hệ của mình để tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng,... vực nào, mảng hoạt động nào của công ty mình Nếu mục tiêu của CTCK là phát triển hoạt động môi giới nhằm tạo vị thế của công ty trên thị trường, đưa hình ảnh của công ty đến với NĐT, họ sẽ đầu tư phát triển trình độ khoa học- công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đến cho NĐT Ngược lại, nếu công ty đã có hệ thống dịch vụ môi giới chất lượng... dịch vụ môi giới chứng khoán, nhờ đó mà doanh thu của các nhà môi giới chứng khoán cũng sẽ phát triển TTCK càng phát triển càng yêu cầu nhà môi giới có trình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt và nhạy bén với những thay đổi của thị trường Khi đã có những điều đó, những thuận lợi từ thị trường sẽ thực sự trở thành cơ hội tốt cho người môi giới phát triển nghề nghiệp, CTCK sẽ gặt hái nhiều thành công -... tư trong toàn Công ty; - Thực hiện hoạt động tự doanh: Mua, bán chứng khoán (niêm yết và chưa niêm yết) cho Công ty; - Thực hiện triển khai các dự án đầu tư của Công ty, làm chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn + Phòng phân tích- tư vấn - Tiến hành điều tra, nghiên cứu và lập cơ sở dữ liệu của các công ty niêm yết, công ty đại chúng đồng thời phân tích và đánh giá tình hình của doanh nghiệp, môi trường đầu . 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 1.1. Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán. 1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán Theo Quy chế Tổ chức và hoạt. Sở GDCK mà công ty đó là thành viên. - Công ty đầu tư ngân hàng: loại công ty này phân phối những chứng khoán mới phát hành cho công chúng qua việc mua chứng khoán do công ty cổ phần phát hành. CTCK - Công ty môi giới: loại công ty này còn được gọi là công ty thành viên vì nó là thành viên của Sở GDCK. Công việc kinh doanh chủ yếu của công ty môi giới là mua và bán chứng khoán cho

Ngày đăng: 18/12/2014, 19:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VSeC qua các năm. - thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của VSeC qua các năm (Trang 40)
Bảng 2.2: Tăng trưởng kết quả kinh doanh của VSeC qua các năm - thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua
Bảng 2.2 Tăng trưởng kết quả kinh doanh của VSeC qua các năm (Trang 41)
Sơ đồ 2.2: Quy trình ngiệp vụ môi giới tại VSeC - thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua
Sơ đồ 2.2 Quy trình ngiệp vụ môi giới tại VSeC (Trang 42)
Bảng 2.4: Giá trị giao dịch và phí giao dịch tại VSeC qua các năm - thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua
Bảng 2.4 Giá trị giao dịch và phí giao dịch tại VSeC qua các năm (Trang 46)
Sơ đồ 2.3: Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn  HOSE năm 2011 - thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua
Sơ đồ 2.3 Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE năm 2011 (Trang 48)
Bảng 2.6: Giá trị giao dịch tại các công ty chứng khoán năm 2010,  2011 - thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua
Bảng 2.6 Giá trị giao dịch tại các công ty chứng khoán năm 2010, 2011 (Trang 49)
Bảng 3.1: Mô hình SWOT của công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam Điểm mạnh - thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua
Bảng 3.1 Mô hình SWOT của công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam Điểm mạnh (Trang 57)
Bảng 3.2: Phân loại khách hàng cá nhân/ tổ chức - thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua
Bảng 3.2 Phân loại khách hàng cá nhân/ tổ chức (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w