- Trình độ và sự hiểu biết của NĐT
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại VseC những năm qua 1 Bối cảnh TTCK Việt Nam trong những năm qua
2.2.1.1. Bối cảnh TTCK Việt Nam trong những năm qua
Ngày 28/07/2000, Trung tâm GDCK Tp HCM chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. Sau 10 năm vận hành và phát triển, đến nay thị trường đã thực sự trở thành một kênh thu hút vốn cho các doanh nghiệp và là một sân chơi lớn đối với các NĐT.
Có thể nói, TTCK Việt Nam thực sự được nhiều người biết đến và khởi sắc từ năm 2006 trở lại đây. Hẳn những thành viên tham gia thị trường sẽ không thể quên những cột mốc đáng chú ý mà thị trường đã tạo ra trong khoảng thời gian này.
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở GDCK Tp HCM, TTGDCK HN và thị trường OTC. Tính chung so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HNX-Index tăng tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng. Tính đến phiên 29/12/2006, Trung tâm GDCK Tp HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng. Còn tại TTGDCK HN, số lượng chứng khoán tham gia đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng. Xét riêng về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ TTCK chính thức Việt Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối năm, đã lên tới
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm, HNX-Index chạm mốc 459,36 điểm. Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, chỉ số của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-Index đạt 927,02 điểm, HNX-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VN-Index đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; HNX-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006.
Năm 2006 và 2007 là hai năm TTCK Việt Nam thực sự khởi sắc. Tuy nhiên, TTCK luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự bất ổn. Năm 2008 thực sự trở thành một năm đáng nhớ với những điểm nổi bật: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT. Các thông tin tác động xấu tới tâm lý NĐT trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK. Từ tháng 6 đến tháng 9/2008 được coi là một giai đoạn phục hồi ngắn hạn, nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM… và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. Nhưng sự phục hồi diễn ra không lâu, từ tháng 9/2008, VN-Index rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Sau hai năm gần như đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, TTCK Việt Nam đã tuột dốc thê thảm từ
mức 927,02 điểm của chỉ số VN-Index vào cuối năm 2007 xuống chỉ còn 315,62 điểm vào cuối năm 2008, tương ứng 66%. Chỉ số HNX-Index giảm tổng cộng 218,44 điểm (tương đương 67,51%) xuống 105,11 điểm. Giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh bình quân trên sàn GDCK Tp HCM trong năm 2008 chỉ đạt 462,7 tỷ đồng/phiên so với 767,1 tỷ đồng/phiên trong năm 2007.
Năm 2009 là một năm phục hồi tương đối ấn tượng của TTCK Việt Nam. Phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn GDCK Tp HCM được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu. Tính chung cả năm, VN-Index tăng 171,96 điểm tương ứng 58%, HNX-Index tăng
60,9%.
Thị trường ảm đạm, không có xu hướng tăng giảm rõ ràng, tâm lý NĐT chán nản là bức tranh TTCK Việt Nam năm 2010. Ngày 06/05, chỉ số VN- Index lên cao nhất với 549 điểm và giảm điểm thấp nhất tại ngày 25/08 khi đóng cửa chỉ số còn 423 điểm. Các sóng tăng trưởng trong năm cũng yếu ớt và thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ 1 tuần đến 1 tháng với cường độ thấp còn các sóng điều chỉnh lại diễn ra với cường độ mạnh và thời gian dài hơn. Thanh khoản suy yếu, niềm tin của NĐT vào thị trường mất dần. Đến hết năm 2010, VN-Index giảm còn 481,4 điểm tương ứng giảm 7%, HNX-Index giảm còn 112,6 điểm tương ứng giảm 37,4%, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên của cả hai sàn trong năm đạt khoảng 30,3 triệu cổ phiếu và giá trị bình quân khoảng 1,02 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1: Diễn biến chỉ số VN-Index từ 28/07/2000 đến 09/06/2011
Biểu đồ 2.2: diễn biến chỉ số HNX-Index từ 04/01/2006 đến 01/06/2011
Nguồn: www.cophieu68.com
Có thể nói không nơi nào mang lại mức sinh lời cao như TTCK, tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro cao như mức sinh lời mà nó mang lại. Điều này
tạo ra cho mỗi chủ thể tham gia thị trường những thách thức và cơ hội trong việc tìm kiếm lợi nhuận.
Các CTCK cũng là một chủ thể tham gia tích cực trên thị trường. Mục đích của họ trước hết và trên hết cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của các CTCK với các nghiệp vụ kinh doanh của mình cũng thăng trầm như chính TTCK vậy. Tuy nhiên mỗi CTCK khác nhau trong mỗi thời kỳ khác nhau lại đạt được kết quả có thể là tốt hơn hoặc xấu hơn so với trung bình thị trường. Điều này tùy thuộc vào nỗ lực của mỗi công ty bên cạnh sự tác động của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh thị trường biến động không ngừng và số lượng các CTCK ngày càng tăng.