- Trình độ và sự hiểu biết của NĐT
2.2.2.3. Giá trị giao dịch
Số lượng tài khoản tăng lên là một dấu hiệu khả quan đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, mức phí mà Công ty thu được lại được tính trên giá trị giao dịch mà khách hàng thực hiện tại Công ty:
∑ Phí giao dịch thu được = ∑( Giá trị giao dịch x Tỷ lệ phí giao dịch) Do đó, để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động môi giới, cần sử dụng một chỉ tiêu mang tính định tính hơn số lượng tài khoản, đó là giá trị giao dịch. Sau đây là giá trị giao dịch và mức phí Công ty thu được qua các năm:
Bảng 2.4: Giá trị giao dịch và phí giao dịch tại VSeC qua các năm
Đơn vị: nghìn VNĐ
Năm 2009 2010 2011
Giá trị giao dịch 285.374.566 403.149.291 374,667,152 Phí giao dịch 748.871,946 1.153.301,035 1,086,534.958
Nguồn: BCTC của VSeC qua các năm
Bảng 2.5: Tăng trưởng giá trị giao dịch của VseC qua các năm
Đơn vị: nghìn VNĐ stt Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 Chênh lệch % Chênh lệch % 1 Giá trị giao dịch 117,774,725 41 -28,482,139 -7 2 Phí giao dịch 404,429 54 -66,766 -6
Giá trị giao dịch của Công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam năm 2010 tăng 41,3% so với năm 2009, chứng tỏ bên cạnh tác động từ sự phục hồi của thị trường, Công ty đã dần đi vào hoạt động ổn định sau 3 năm thành lập. Tuy nhiên, giá trị giao dịch năm 2011 giảm 7,1% so với năm 2010, điều này được giải thích bởi các nguyên nhân sau:
+ TTCK ảm đạm và sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô
2011 là năm chứng khoán gắn liền với chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng khó khăn của những tháng đầu năm đã hạn chế dòng tiền chảy vào TTCK. Với lãi suất đầu ra cao, cộng với sự không mặn mà của các ngân hàng thương mại, nó tạo lực cản cho dòng tiền vào TTCK, tạo nên một thị trường ảm đạm trong những tháng đầu năm.
Thông tư 13 được đưa ra vào tháng 5/2010 với thời hạn áp dụng dự kiến vào ngày 01/10/2010. Vào thời điểm đó NĐT dường như không để ý tới nội dung của thông tư này. Nhưng càng đến gần ngày áp dụng, nó lại là nguyên nhân chính gây nên một đợt sóng giảm dài và mạnh trên thị trường từ cuối năm 2010 sang đầu năm 2011. Không loại trừ tác động của những “nhà tạo lập thị trường” muốn té nước theo mưa, cố tình tạo một tâm lý bi quan cho NĐT để đẩy thị trường xuống sâu hơn.
Với nỗ lực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, ngân hàng nhỏ tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng. Cộng thêm lượng cổ phiếu chia tách, phát hành thêm của các doanh nghiệp đang niêm yết đã tạo nên một lượng cung ồ ạt trên thị trường. Trong khi đó, dòng tiền mới không được bổ sung vào thị trường, lượng tiền ít ỏi hiện tại đang có xu hướng rời bỏ thị trường do không có khả năng kiếm lời đã tạo nên một bức tranh ảm đạm cho TTCK Việt Nam năm 2011
chóng mặt vào những tháng cuối năm, kết thúc năm đạt 11,75% ( trong khi kế hoạch đề ra chỉ 7%), tình hình làm ăn không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước như vụ bê bối của tập đoàn Vinashin, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới…Tất cả những điều đó cộng với sự tình trạng tăng giảm điểm không rõ ràng của thị trường làm cho niềm tin của NĐT vào TTCK mất dần, thanh khoản thị trường giảm sút, thị trường giao dịch èo uột.
+ Thị trường khó khăn, sự cạnh tranh giữa các TTCK ngày càng khốc liệt
Theo thống kê từ Sở GDCK Tp HCM và TTGDCK HN, năm 2010, tổng giá trị giao dịch hai sàn xấp xỉ 621.000 tỷ đồng (trung bình 2493,9 tỷ đồng/ngày), giảm nhẹ so với mức 630.000 tỷ đồng trong năm 2009. Theo khảo sát từ các CTCK, hiện nay, mức phí môi giới trung bình từ 0,2 - 0,25%/giao dịch. Như vậy, tổng doanh thu phí toàn thị trường trong năm qua ước từ 2.484- 3.104 tỷ đồng. Chia con số này cho 105 CTCK đang hoạt động, ta có con số doanh thu môi giới trung bình từ 23,65 - 29,56 tỷ đồng/năm. Nhưng theo công bố từ hai Sở, 10 CTCK lớn nhất đã chiếm xấp xỉ 50% thị phần. Như vậy, 95 CTCK còn lại chia nhau "mẩu bánh" thị phần môi giới còn lại.
Sơ đồ 2.3: Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE năm 2011
Nguồn: www.hsx.vn
Là một công ty mới thành lập, vốn điều lệ nhỏ, khả năng cạnh tranh của VSeC thực sự rất thấp trong khi các công ty lớn trên thị trường ngày càng hoàn thiện về chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Khả năng cạnh tranh thấp thể hiện ở:
- Hệ thống cơ sở vật chất và phần mềm còn lạc hậu so với các công ty khác. Trước đây khi đặt lệnh khách hàng chỉ có thể đặt trực tiếp hoặc qua điện thoại mà không thể đặt lệnh trực tuyến (Hệ thống phần mềm giao dịch mới cho phép thực hiện các dịch vụ trực tuyến mới được áp dụng vào đầu năm 2011). Website của Công ty còn sơ sài và chưa có nhiều tiện ích cho khách hàng.
- Trình độ nhân viên môi giới còn chưa cao, bên cạnh việc đặt lệnh và thực hiện các thủ tục cho khách hàng thì vai trò cung cấp thông tin và tư vấn đầu tư còn chưa thể hiện được.
Tất cả những lý do trên giải thích vì sao giá trị giao dịch năm 2011 của công ty giảm so với năm 2010.
So sánh với các công ty khác có cùng mức vốn điều lệ và thời gian thành lập, ta cũng thấy giá trị giao dịch của VSeC khá nhỏ so với các công ty còn lại.
Bảng 2.6: Giá trị giao dịch tại các công ty chứng khoán năm 2010, 2011 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu CTCPCK Tràng An CTCPCK An Phát CTCPCK Việt Nam CTCPCK Golden Bridge GTGD 2010 19.818.471.57 2 8.900.916.676 403.149.29 1 64.162.299
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCK
Điều đó chứng tỏ Công ty còn cần nhiều nỗ lực và cố gắng để tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình trên TTCK Việt Nam.