Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua (Trang 59 - 61)

- Nguyên nhân khách quan

3.2.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-

phần chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020

3.2.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 giai đoạn 2011- 2020

TTCK Việt Nam đã bước sang tuổi thứ 12, sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của TTCK, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2011 đã giúp thị trường khởi sắc và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường trong thập kỷ sắp tới. Chiến lược phát TTCK trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn

bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế.

Điểm đột phá của chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn 2011-2020 chính là sự phát triển về chất của thị trường. Với tinh thần đó, chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà UBCK, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của TTCK.

Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho TTCK, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và TTCK Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của NĐT...

Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý theo lộ trình như sau: giai đoạn 2011-2014 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.

Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ NĐT thiểu số...

Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển NĐT tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển NĐT tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của TTCK. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của NĐT cá nhân, khai thác cơ sở NĐT nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.

Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán việt nam những năm qua (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w