tóm tắt luận án tiến sĩ đạo đức phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ phật giáo tt huế hiện nay

36 614 1
tóm tắt luận án tiến sĩ đạo đức phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ phật giáo tt huế hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ VĂN TRÂN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử Mã số: 60 22 80 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS.Hoàng Thị Thơ 2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng HÀ NỘI - 2013 HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS.Hoàng Thị Thơ 2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội Vào hồi … giờ… phút, ngày … tháng… năm… Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Gia đình Phật tử và công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế hiện nay. Tạp chí Công tác Tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ số 11(63)/2011. 2. Đạo đức Phật giáo với đạo đức cá nhân và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí Giáo dục lý luận Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, số 10/2012. 3. Đạo đức Phật giáo với bảo vệ môi trường trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí Công tác Tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ số 11(75)/2012 4. Đạo đức Phật giáo với đạo đức gia đình và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, số 12(189)/2012. 5. Đạo đức Phật giáo góp phần xây dựng và bảo tồn những giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tạp chí Quản lý nhà nước, Học Viện Hành chính, số 12(203)/2012. 6. Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về các hoạt động Tôn giáo ở Thừa Thiên Huế - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính, số 7/2013 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chọn vấn đề “Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ Triết học, tác giả xuất phát từ những căn cứ sau đây: Trước hết, từ thực tiễn đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay đang phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hoá, bên cạnh những thành tựu cơ bản, mặt trái của nó cũng là những nhân tố làm suy thoái đạo đức xã hội. Trong đó thanh niên là bộ phận bị tác động và nhạy cảm nhất. Vì vậy, giáo dục đạo đức thanh thiếu niên đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Thứ hai, Huế là một trong những trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam. Phật giáo chi phối mạnh mẽ đời sống tâm linh, văn hoá, của nhân dân TT Huế. Nghiên cứu giá trị đạo đức Phật giáo từ góc nhìn triết học, đạo đức học, giáo dục học là cách để nhận thức, phát huy một cách khoa học vai trò của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức xã hội nói chung và đối với giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế nói riêng. Đó chính là cơ sở khoa học để kết hợp bảo tồn, phát huy được văn hóa, đạo đức truyền thống đối với Huế Thứ ba, Gia đình Phật tử - một mô hình phát huy được giáo dục đạo đức Phật giáo cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo, đã được thử nghiệm ở TT Huế và cho thấy nó có khả năng phối hợp với các chủ thể giáo dục khác trong xã hội (hệ thống giáo dục nhà trường, các tổ chức Thanh vận và các tổ chức chính trị-xã hội khác) nhưng chưa được đánh giá, nhìn nhận một cách toàn diện cho công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo nói riêng. Thứ tư, bản thân tác giả Luận án là người Huế, nguyên là một cán bộ Thanh vận, nay đang nghiên cứu, giảng dạy Triết học, Quản lý nhà nước về tôn giáo mong muốn hoàn thiện kiến thức nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý của mình, cụ thể là: Tiếp tục hoàn thiện lý luận chung về đạo đức Phật giáo và giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở TT Huế; Đóng góp lý luận cho công 1 tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế; Góp phần tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Huế nói chung và thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo nói riêng; Góp phần bổ sung cho các giải pháp quản lý tôn giáo, đoàn thể tôn giáo, trong đó có GĐPT ở TT Huế. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn “Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Luận án nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở TT Huế, trên cơ sở làm rõ đạo đức Phật giáo và những giá trị cơ bản của nó cần được kế thừa và phát huy trong sự kết hợp với các tổ chức xã hội nhằm hoàn thiện hơn nữa việc giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Thứ nhất: Khái quát nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và vai trò của những giá trị tích cực của chúng đối với cá nhân (tín đồ) và xã hội qua công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ và thực tiễn xây dựng và phát triển GĐPT; Thứ hai: Khái quát về Phật giáo Huế và làm rõ vai trò giáo dục đạo đức của nó trong công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế qua GĐPT; Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp về nhận thức và thực tiễn đối với các chủ thể giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở TT Huế cũng như các địa phương có Phật giáo trong cả nước qua mô hình GĐPT. 2 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của Luận án tập trung vào thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo trên địa bàn TT Huế và chủ yếu là đoàn sinh trong GĐPT. Về mặt không gian, Luận án giới hạn trong phạm vi tỉnh TT Huế. Về thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác Lê-nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, đạo đức tôn giáo và giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời, Luận án vận dụng kết hợp các phương pháp logic và lịch sử, so sánh và đối chiếu, phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá. Luận án còn kết hợp thêm các phương pháp liên ngành khoa học xã hội như: đạo đức học, giáo dục học, tôn giáo học, nhân học tôn giáo, xã hội học (khảo sát, điều tra, chọn mẫu, xử lý số liệu ) đề khảo cứu đối tượng nghiên cứu của đề tài . 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về lý luận Thứ nhất, Luận án khái quát những giá trị, nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và phát huy chúng trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế phù hợp với nhu cầu phát triển đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Thứ hai, Luận án đánh giá công tác giáo dục đạo đức Phật giáo đối thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo qua mô hình GĐPT ở TT Huế và làm rõ khả năng kết hợp với các chủ thể giáo dục khác trong xã hội. 5.2. Về thực tiễn 3 [...]... hưởng của công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo qua mô hình GĐPT ở TT Huế nói riêng, Việt Nam nói chung Qua đó sẽ có đánh giá khách quan, đúng mức hơn về công tác giáo dục đạo đức cho tín đồ Phật giáo trẻ tuổi ngày nay Như vậy, nghiên cứu Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay có thể là một đóng góp có ý nghĩa lý luận và thực... Phật pháp, đạo đức không đảm bảo 3.3.3 Gia đình, xã hội - những chủ thể cùng tham gia giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế 23 Vai trò của gia đình, môi trường xã hội TT Huế trong giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế Thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo là một bộ phận của thanh thiếu niên Việt Nam, chủ thể giáo dục đạo đức cho đối tượng này không chỉ là Giáo hội Phật giáo, ... của thanh niên 24 Sự kết hợp này sẽ tác động mạnh tới đạo đức của thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo trên phương diện sau: Thứ nhất, tác động đến nhận thức, tư tuởng của thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thứ hai, tác động đến hành vi đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TIN ĐỒ PHẬT GIÁO THỪA THIÊN HUẾ... triển và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên qua mô hình GĐPT 2 Về đạo đức, đạo đức Phật giáo, đạo đức xã hội và giáo dục đạo đức Nhóm tư liệu này thể hiện trên hai khuynh hướng chính đó là đạo đức học, đạo đức Phật giáo Đặc biệt nhóm đạo đức Phật giáo làm cơ sở lý luận chung cho Luận án khái quát các giá trị đạo đức của Phật giáo từ góc độ Triết học, Đạo đức học, Giáo dục học để xây... nhất, Luận án bước đầu khẳng định những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo đối với công tác giáo dục đạo đức, xác định vai trò tích cực của GĐPT trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thứ hai, Luận án góp phần đánh giá một cách có hệ thống mục đích, tôn chỉ, nội dung và phương thức hoạt động của GĐPT trong công tác giáo dục đạo đức Phật giáo cho thanh thiếu niên tín đồ. .. theo phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - CNXH” là việc làm cần thiết 3.3 Vai trò của Phật giáo TT Huế trong công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo 3.3.1 Vai trò thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế trong truyền thống và hiện nay Thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế tiếp nối truyền thống lịch sử của các thế hệ tín đồ Phật giáo TT Huế đóng góp cho dân tộc, cho Huế qua các thời... tố tác động đến đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo không thể không đánh giá tổng hòa các nhân tố tác động, chi phối quá trình giáo dục đặc biệt yếu tố gia đình, môi trường xã hội Huế có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế Vai trò của các tổ chức Thanh vận trong giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thanh thiếu niên. .. thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay Do đó Luận án có thể tiếp tục kế thừa và triển khai các ý mới như sau: - Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về đạo đức, đạo đức xã hội, đạo đức tôn giáo (Phật giáo) , nền tảng triết học và giá trị của đạo đức Phật giáo, Luận án góp phần làm sáng tỏ vai trò thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo đức Phật giáo - Từ thực tiễn đạo đức xã... giáo đối với giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế qua GĐPT cần những giải pháp tổng hợp, kết hợp hài hòa giữa nhà trường-gia đình-xã hội trong giáo duc thanh thiếu niên Trước hết là cần có quan điểm khách quan, khoa học về những vấn đề tôn giáo, Phật giáo, đạo đức Phật giáo và GĐPT; cần nhìn nhận vai trò của đạo đức Phật giáo trong giáo dục thanh thiếu 28 niên tín đồ Phật giáo TT Huế qua... lượng tín đồ kế cận của tôn giáo (Phật giáo) trong cộng đồng tín ngưỡng đặc thù Bởi vậy, việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ (Phật giáo) không thể tách biệt khỏi giáo dục đạo đức tôn giáo (đạo đức Phật giáo) với đạo đức xã hội mà phải có sự kết hợp một cách thích hợp để 9 phát huy được những giá trị tích cực của đạo đức tôn giáo đang phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu tiến bộ của đạo . thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở TT Huế; Đóng góp lý luận cho công 1 tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế; Góp phần tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức. nêu trên, tác giả chọn Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay làm đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1 công tác giáo dục đạo đức cho tín đồ Phật giáo trẻ tuổi ngày nay. Như vậy, nghiên cứu Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay có thể là một đóng

Ngày đăng: 18/12/2014, 13:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HÀ NỘI - 2013

  • MỞ ĐẦU

  • 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan