1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ xác định tài sản tdtt ở một số tỉnh, thành phía bắc để phục vụ quản lý THE DỤC THỂ THAO ở nước ta

29 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 244,63 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGÔ TRANG HƯNG XÁC ĐỊNH TÀI SẢN THỂ DỤC THỂ THAO Ở MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHÍA BẮC ĐỂ PHỤC VỤ QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO Ở NƯỚC TA Chuyên ngành : Giáo dục thể chất. Mã số : 62.14.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013 Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục Thể thao. Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Dương Nghiệp Chí 2. GS.TS Ngô Thắng Lợi Phản biện 1: PGS. TS Lương Kim Chung Phản biện 2: PGS. TS Lê Thị Anh Vân - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Thể dục thể thao vào hồi giờ ngày tháng năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2. Thư viện Viện khoa học Thể dục thể thao. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Việc thiếu cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp tính toán về mối quan hệ đặc thù của nhân tố tài sản TDTT trong lôgic quản lý TDTT quần chúng, là một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng các luận chứng khoa học để quy hoạch phát triển TDTT ở một số tỉnh thành phía Bắc, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Căn cứ cách thức phân loại tài sản cố định (TSCĐ), thực trạng TDTT quần chúng và điều kiện kinh tế hiện nay, nhân tố tài sản TDTT nêu trên có thể là công trình TDTT. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn tiếp cận vấn đề quản lý TDTT thông qua đề tài: “Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta”. Mục đích nghiên cứu: Giúp các nhà quản lý dự báo một số chỉ tiêu cần thiết đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT tỉnh thành (dẫn chứng ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang) trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu 1: Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Mục tiêu 2: Ứng dụng phương pháp tính và dự báo định mức kinh doanh tài sản trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT đến năm 2020 (giới hạn tài sản công về công trình TDTT trong TDTT quần chúng của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang). 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Từ xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT, đề tài đã chỉ ra được mối liên hệ phụ thuộc, quan hệ cung cầu giữa công trình TDTT và dịch vụ TDTT. Giả thiết để thiết lập phương trình hành vi cho mối liên hệ này là: Công suất công trình TDTT (người) = Dịch vụ TDTT (người) Từ giả thiết, đề tài đã lượng hoá được 10 phương pháp tính toán và phiếu khảo sát công trình TDTT. Các phương pháp tính toán gắn liền với công cụ và lý thuyết kinh tế, khoa học quản lý, khoa học TDTT để phục vụ quy hoạch phát triển TDTT và chuyển đổi cơ sở thể thao (CSTT) sang cơ chế cung ứng dịch vụ. Việc ứng dụng phiếu khảo sát công trình TDTT và 10 phương pháp tính toán mà đề tài lựa chọn đều chưa được ứng dụng trong quản lý TDTT quần chúng ở nước ta. Những cơ sở lý luận và các phương pháp tính toán là cơ sở ban đầu để xây dựng mô hình toán kinh tế, nhằm cân bằng giữa nguồn lực công trình TDTT (đầu vào) và dịch vụ TDTT (đầu ra). Việc phát triển mô hình quản 2 lý kinh tế công trình TDTT, để tiếp cận vấn đề quản lý TDTT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính là những đóng góp mới của luận án. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 187 trang A4 bao gồm: Mở đầu (04 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (54 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (16 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (104 trang); phần kết luận và kiến nghị (02 trang). Trong luận án có 35 biểu bảng, 02 hình, 06 sơ đồ và 07 đồ thị. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 83 tài liệu tham khảo, trong đó có 70 tài liệu bằng tiếng Việt, 08 tài liệu bằng tiếng nước ngoài, 05 trang thông tin điện tử và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về tài sản TDTT ở trong và ngoài nước 1.2. CSTT công lập cung ứng dịch vụ và sự cần thiết ứng dụng phương pháp tính toán kinh tế phục vụ quản lý TDTT 1.3. Tóm tắt chương tổng quan Ở nước ngoài, tài sản TDTT chịu sự chi phối bởi các nguồn tài trợ. Để nhận tài trợ từ các tổ chức bảo trợ, đa số các tổ chức thể thao hoặc hiệp hội thể thao ở các nước phải trình bày các văn bản hoạch định phát triển (kế hoạch, quy hoạch, chiến lược); báo cáo hoặc nộp các báo cáo thống kê có liên quan đến tài sản TDTT nói chung và công trình TDTT nói riêng. Tuy nhiên, những luận cứ hoạch định như vậy ở nước ta còn rất mới mẻ, ít nhất là trong thống kê và tính toán về công trình TDTT. Từ những nghiên cứu về quản trị thể thao và tài sản TDTT ở nước ngoài, đối chiếu với kết quả phân tích ở trong nước, cho thấy: Ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về tài sản TDTT. Các phương pháp tính toán sử dụng trong quy hoạch công trình TDTT còn rất hạn chế. Ứng dụng công cụ và lý thuyết kinh tế phục vụ quản lý TDTT chưa đầy đủ, chưa có trong quy hoạch dài hạn TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đặc biệt là lý thuyết về nhu cầu, lý thuyết sản xuất và lý thuyết về doanh nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả và khả năng thực hiện quy hoạch (ít nhất ở góc độ quy hoạch công trình TDTT) theo chuỗi thời gian là chưa rõ ràng. Cần thiết phải sử dụng công cụ và lý thuyết kinh tế, phương pháp luận khoa học trong quy hoạch và khai thác công trình TDTT, nhằm phân bổ nguồn lực tối ưu, đảm hoạt động TDTT hài hoà giữa lợi nhuận và phúc lợi xã hội. 3 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Tài sản TDTT trong quy hoạch phát triển TDTT quần chúng ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: Tài sản TDTT được giới hạn ở TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu Nhà nước là công trình TDTT trong quy hoạch TDTT đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 2. Phương pháp phỏng vấn. 3. Phương pháp nghiên cứu hệ thống. 4. Phương pháp toán kinh tế. 2.3. Tổ chức nghiên cứu. 2.3.1.Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2006 đến tháng 11/2011 và được chia thành 3 giai đoạn nghiên cứu như trình bày cụ thể trong luận án. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Viện Khoa học TDTT, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang 3.1.1. Các khái niệm và đặc tính của tài sản, trong đó có tài sản TDTT a. Khái niệm tài sản, trong đó có tài sản TDTT Qua việc khảo sát các khái niệm, định nghĩa tài sản ở nước ngoài và Bộ luật Dân sự Việt Nam cho thấy: các định nghĩa về tài sản đều sử dụng cách thức phân loại mà không đưa ra một phạm vi cụ thể, song gắn với quyền sở hữu. Từ khái niệm tài sản và TDTT thì khái niệm tài sản TDTT nằm trong khái niệm chung về tài sản và thuộc phạm trù văn hoá xã hội. Để hiểu khái niệm tài sản TDTT cần thông qua việc phân loại và quyền sở hữu. b. Phân loại tài sản Căn cứ phân loại TSCĐ và tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ đã được Bộ Tài chính quy định, thì TSCĐ, trong đó có tài sản TDTT, được phân thành hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. 4 Việc dùng tài sản TDTT để tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm sinh lợi sẽ giống như hoạt động của một doanh nghiệp. Xét về mặt giá trị và tính chất luân chuyển của tài sản, toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp được chia làm 2 loại: tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) và tài sản dài hạn (TSCĐ). Trong đó, TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển dài. Căn cứ vào hình thái biểu hiện, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. c. Hình thức, quyền sở hữu và tài sản của Nhà nước Từ những phân tích tổng hợp về hình thức, quyền sở hữu và tài sản của Nhà nước cho thấy: công trình TDTT là TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu Nhà nước (tài sản công) và thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Công trình TDTT công lập được hình thành từ ngân sách Nhà nước (NSNN) và đất đai dành cho TDTT. 3.1.2. Phân loại, cấu trúc, đặc thù tài sản và sản phẩm TDTT 3.1.2.1. Cấu trúc tài sản TDTT Dưới góc độ chuyên môn, tài sản TDTT có thể phân làm hai nhóm chính: (1) Tài sản TDTT thành tích cao và thể thao nhà nghề; (2) Tài sản TDTT quần chúng. Cấu trúc của tài sản TDTT quần chúng được trình bày như sơ đồ 3.2. Sơ đồ 3.2 Sơ đồ khung cơ cấu đặc thù tài sản TDTT quần chúng Nội hàm cụ thể của từng loại tài sản TDTT quần chúng theo sơ đồ 3.2 được trình bày cụ thể trong luận án. Trong đó, công trình TDTT: là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế cho hoạt động TDTT. 5 3.1.2.2. Phân loại và đặc điểm thành phần vốn công trình TDTT a. Phân loại công trình TDTT Thực tiễn cho thấy có nhiều loại công trình TDTT, song theo tài liệu đã xuất bản năm 1999 của Uỷ ban TDTT, chúng chủ yếu ở các dạng: sân tập (sân vận động, sân tập đa năng), nhà tập (nhà thể thao, gian phòng thể thao đa năng) và các công trình mặt nước (bể bơi, sân băng ). Theo ý nghĩa chức năng, mỗi công trình TDTT chia thành 3 nhóm cơ sở: công trình TDTT cơ bản, công trình hỗ trợ và công trình phục vụ quản lý. b. Đặc điểm thành phần vốn công trình TDTT Công trình TDTT có các loại vốn cố định (TSCĐ) và vốn lưu động (tài sản lưu động), đặc điểm quan trọng nhất của chúng được thể hiện ở chỗ những đồng vốn này được dùng để tạo ra không phải là của cải vật chất, mà là những dịch vụ TDTT. Do vậy, vai trò đặc thù của từng loại vốn có những khác biệt với nhau về mặt mục đích, cách thức sử dụng và tốc độ luân chuyển. Vốn cố định của các công trình TDTT là những phương tiện (sản xuất) được sử dụng để tổ chức và điều khiển những dịch vụ TDTT. Khác biệt với những cơ sở sản xuất của nhiều ngành, nơi mà những thành tố, yếu tố tích cực của vốn cố định là máy móc và các trang thiết bị, công cụ sản xuất còn thành phần thụ động là nhà và các công trình xây dựng. Còn ở những công trình TDTT, phương tiện lao động chủ yếu lại chính là nhà và những công trình xây dựng thể thao với các trang thiết bị đi kèm. Những nguồn vốn cố định của các công trình TDTT không giống nhau về cấu trúc, về đặc tính và về mục đích sử dụng. Ở những sân vận động lớn thì vốn cố định có ý nghĩa quan trọng hơn, thể hiện ở những hạng mục xây dựng phục vụ khán giả, khán đài và trang bị ở khán đài (sân vận động Mỹ Đình). Nhưng ở một số trường hợp khác, khuôn khổ vốn cố định chiếm ưu thế lại là những công trình kiến thiết thể thao cơ bản. Ngoài ra, còn có những vấn đề sau đây liên quan đến điểm khác biệt trong những nguồn vốn cố định của công trình TDTT: Thứ nhất, chúng trực tiếp tham gia vào việc phục vụ dân sinh trong thời gian dài và nhiều lần mà không thay đổi hình dạng tự nhiên. Thứ hai, giá trị của công trình dần dần, theo từng phần được chuyển dịch sang chi trả cho việc thực hiện những dịch vụ TDTT (khấu hao TSCĐ). 6 Vốn lưu động của những công trình TDTT bao gồm những vật chất cơ bản và vật liệu bổ trợ có giá trị dịch vụ dưới một năm. Đặc điểm cơ bản của vốn lưu động là giá trị của chúng được chi phí để thực hiện dịch vụ hoàn toàn và ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn. Nó thường gắn với biến phí khi tính giá thành sản phẩm dịch vụ TDTT. 3.1.2.3. Sản phẩm của ngành TDTT và phân loại dịch vụ TDTT a. Sản phẩm của ngành TDTT: Những dịch vụ văn hóa xã hội như là sản phẩm cơ bản của ngành TDTT. Văn hóa và thể thao là một trong các ngành của lĩnh vực không sản xuất, mà kết quả lao động là các dịch vụ. Khác với hàng hóa sản xuất và tiêu thụ, các dịch vụ được tiến hành cùng một lúc, liên quan đến vấn đề này thì sản xuất và tiêu thụ không thể tích lũy được. Nếu quá trình tích lũy những dịch vụ xảy ra thì đương nhiên ở dạng nâng cao trình độ văn hóa của người dân, trong đó có trình độ tập luyện thể thao. Những đặc điểm khác biệt của dịch vụ văn hóa xã hội so với các loại dịch vụ vật chất và hàng hóa: (1) Tính không cảm nhận được; (2) Tính không phân chia được của cải dịch vụ văn hóa xã hội ra khỏi cội nguồn của nó; (3) Tính không ổn định của chất lượng; (4) Không lưu giữ lại được. Vì vậy, đòi hỏi nhà sản xuất và phân phối chúng phải sử dụng những phương pháp đặc biệt để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này có hiệu quả. b. Phân loại dịch vụ TDTT: Phân tích trọn gói các dịch vụ TDTT cho thấy, dịch vụ văn hóa xã hội chiếm ưu thế so với loại hình dịch vụ vật chất. Tổng hợp các cách phân loại thì dịch vụ TDTT, mỗi CSTT có thể sản xuất và đưa vào phục vụ 8 hoặc 6 hạng mục, như trình bày cụ thể trong luận án. 3.1.3. Một số thuộc tính của tài sản TDTT quần chúng Điều kiện hình thành tài sản TDTT quần chúng: thị trường TDTT quần chúng do người tiêu dùng cấu thành; thị trường TDTT quần chúng là cơ sở vận hành và phát triển tài sản TDTT quần chúng. Các điều kiện phát triển tài sản TDTT quần chúng là: Nhu cầu TDTT quần chúng đạt đến số lượng cần thiết (ở đây chú ý có sự trải nghiệm và tăng kiến thức của người tiêu dùng). Nguồn kinh tế đầu tư cho TDTT quần chúng phải đạt mức độ nhất định. Phong trào TDTT quần chúng đạt đến trình độ và quy mô nhất định. Lao động phục vụ TDTT quần chúng có sự cải thiện ở mức độ cần thiết. Tư liệu và đối tượng lao động TDTT quần chúng cải thiện tốt. 7 Quan hệ cung cầu là nền tảng quan trọng để xây dựng một trạng thái cân bằng trong quản lý công trình TDTT theo phương thức kinh doanh dịch vụ và đáp ứng phúc lợi xã hội. 3.1.4. Những chỉ tiêu về tài sản và phát triển TDTT quần chúng trong quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Tài sản TDTT nêu trong quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là phù hợp với lý luận về cơ cấu tài sản TDTT quần chúng. Chủ yếu là công trình TDTT như theo phân loại công trình TDTT hiện hành, phần lớn thuộc sở hữu Nhà nước với dòng vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách. Trong quy hoạch TDTT, cả hai tỉnh đều chưa làm nổi bật được cơ sở tính toán để xác định các mục tiêu về số lượng công trình TDTT, đặc biệt là số lượng từng loại công trình TDTT. Các chỉ tiêu đặt ra trong quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang chưa có sự phân tích cụ thể, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa số lượng công trình TDTT và dịch vụ TDTT. Những cơ sở lý luận và thực tiễn về những mối quan hệ này được trình bày cụ thể trong mục 3.1.5 của luận án. Đây là vấn đề đặt ra trong quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, cần tiếp tục được giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của người dân và dự báo nhu cầu tập luyện TDTT trong tương lai. 3.1.5. Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT 3.1.5.1. Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT Dưới góc độ cơ sở lý luận thì mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT là sự thống nhất về quản lý kinh tế. Được thể hiện thông qua sơ đồ 3.5: Sơ đồ 3.5 Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT (dưới góc độ cơ sở lý luận) 8 Từ những cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT phải được xem xét trên cả ba yếu tố: nguồn lực, quá trình quản lý, kết quả. Căn cứ phương pháp nghiên cứu hệ thống, vấn đề xác định mối quan hệ giữa công trình TDTT và quản lý TDTT thực chất là xác định mối quan hệ giữa đầu vào (công suất công trình TDTT) và đầu ra (dịch vụ TDTT). Vì trong trường hợp này, chúng ta chưa có mô hình quản lý kinh tế tài sản TDTT. Từ những phân tích và cơ sở lý luận, thì mối quan hệ giữa đầu vào (công trình TDTT) và đầu ra (dịch vụ TDTT) là mối liên hệ phụ thuộc. Tức là công suất công trình TDTT thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng người tham gia hoạt động TDTT, để đảm bảo phân bổ nguồn lực tối ưu nhất. Để thiết lập một phương trình hành vi cho mối liên hệ này, đề tài đặt ra giả thiết sau: Công suất công trình TDTT (người) = Dịch vụ TDTT (người) Như vậy, dấu "=" trong phương trình được hiểu như một mối liên hệ phụ thuộc. Từ giả thiết, đề tài đã sơ đồ hoá các vấn đề có liên quan nhằm biểu diễn mối liên hệ giữa công trình TDTT và dịch vụ TDTT như trình bày ở sơ đồ 3.6. Sơ đồ 3.6 Mối liên hệ giữa công trình TDTT và dịch vụ TDTT (dưới góc độ mô hình toán kinh tế) Qua sơ đồ 3.6 cho thấy: giữa công suất công trình TDTT và dịch vụ TDTT luôn diễn ra cân bằng động với nhau về lượng người tập và môn thể thao. Để đảm bảo trạng thái cân bằng thì cần phải tính toán đến nhiều biến (nội sinh, ngoại sinh), tham số. Song các mối liên hệ phụ thuộc này vận động theo một trật tự có thể xác định được nhờ ứng dụng các phương pháp tính toán. 3.1.5.2. Lựa chọn các tiêu thức thống kê công trình TDTT phục vụ quản lý kinh tế [...]... tiễn quản lý TDTT quần chúng ở các cấp khác nhau 25 C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A Kết luận 1 Đề tài đã xác định được những cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang Quản lý TDTT quần chúng về tài sản TDTT là quá trình quản lý kinh tế Đề tài đã xây dựng được phiếu khảo sát công trình TDTT bao gồm 9 tổng thể bộ phận với 63 tiêu thức, tiêu chí và được đa số đối... luận án: Thông qua phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã xác định được mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT quần chúng là sự thống nhất về quản lý kinh tế, mối liên hệ giữa công trình TDTT (đầu vào) và dịch vụ TDTT (đầu ra) là mối liên hệ phụ thuộc Đây là cơ sở lý luận quan trọng để xác định công trình TDTT nhằm mục tiêu tối ưu hoá nguồn lực đầu vào Đồng thời được làm căn cứ tính toán... dịch vụ công trình TDTT trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT Dự báo đất cơ sở TDTT với dân số của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang: Cơ sở dự báo được căn cứ theo mục tiêu đạt 2 - 3 m2/người, dự báo dân số, quy hoạch đất cơ sở TDTT Kết quả trình bày ở bảng 3.16 trong luận án Qua kết quả thu được cho thấy, ở mức dự báo dân số tăng ở mức trung bình, đất cơ sở TDTT dự báo đến năm 2020 của tỉnh Bắc. .. chính xác bằng các trị số (giá trị bằng số) thể hiện được trạng thái (số lượng, giá trị, biến động) của công trình TDTT Nhờ việc xác định cơ sở lý luận, đề tài đã tổng hợp được 10 phương pháp tính toán là: (1) Nhu cầu công trình TDTT (2) Khả năng cần phục vụ cùng lúc của công trình TDTT (3) Tỷ lệ cung cấp công trình TDTT cho người dân 10 (4) Công suất trung bình của công trình TDTT (5) Xác định giá thành, ... quy chuẩn để phục vụ quản lý TDTT quần chúng Thông qua nhiều điểm mới đã gợi mở trong luận án, ngoài tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, phạm vi nghiên cứu của đề tài cần tiếp tục được mở rộng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý TDTT ở Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Ngô Trang Hưng, Dương Nghiệp Chí (2012), “Đặc điểm và phân loại sản phẩm ngành TDTT , Tạp... khi so sánh với những tác giả khác: Từ giả thuyết đặt ra nên mối quan tâm chủ yếu của đề tài là mối liên hệ giữa công trình TDTT và dịch vụ TDTT phục vụ quản lý kinh tế TDTT Công cụ lựa chọn là các phương trình hành vi, phương pháp tính toán để phục vụ hai vấn đề lớn của công trình TDTT: điều tiết và kinh doanh 11 Đã bước đầu phát triển một mô hình quản lý kinh tế phục vụ quy hoạch công trình TDTT và... thu)×12 tháng thoà vốn = (5.600.000/50.400.000) × 12 = 1.3 tháng Tuy nhiên, ở đây ta có thể dựa vào số ca (sản lượng hoà vốn) để xác định thời gian hoà vốn là: 168/3 = 56 ngày Để thuận tiện khi ứng dụng trong thực tiễn, đề tài xác định điểm hoà vốn và biểu diễn trên đồ thị 3.6 Đồ thị 3.6 Đồ thị xác định điểm hoà vốn cho dịch vụ thuê sân bóng đá và trọng tài Những phân tích trên là nền tảng để hình thành. .. lược giá dịch vụ thể dục thể thao , Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, số 2, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tr 26 - 29 4 Ngô Trang Hưng, Dương Nghiệp Chí (2012), “Ứng dụng phương pháp OLS xác định tốc độ tăng trưởng thời kỳ hiện tại, dự báo tỷ lệ và số người tập luyện TDTT thường xuyên đến năm 2020 của tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, số đặc biệt,... hệ số tin cậy cao (Cronbach’s Alpha = 0.998) Như vậy, đề tài đã lựa chọn được 9 tổng thể bộ phận với 61 tiêu thức được dùng để thống kê công trình TDTT Các tiêu thức này được trình bày thành phiếu kiểm kê công trình TDTT (xem phụ lục 2 trong luận án) 3.1.5.3 Cơ sở xây dựng phương pháp tính toán về quản lý kinh tế công trình TDTT Dưới góc độ toán học, phương pháp xác định là cách thức định lượng một. .. cơ sở TDTT đạt 3m /người thì đến năm 2020 với mức dự báo dân số tăng cao, thì diện tích đất cơ sở TDTT của tỉnh Bắc Ninh là 355.2 ha, Bắc Giang là 512.1 ha Dự báo đất cơ sở TDTT với tỷ lệ người tham giam tập luyện TDTT thường xuyên của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang: Ứng dụng tiêu chuẩn giả định theo bảng 3.7, bảng 3.8, bảng 3.12 đến bảng 3.14 trong luận án và các quy chuẩn khác, đề tài dự báo đất cơ sở TDTT . HƯNG XÁC ĐỊNH TÀI SẢN THỂ DỤC THỂ THAO Ở MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHÍA BẮC ĐỂ PHỤC VỤ QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO Ở NƯỚC TA Chuyên ngành : Giáo dục thể chất. Mã số : 62.14.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta . Mục đích nghiên cứu: Giúp các nhà quản lý dự báo một số chỉ tiêu cần thiết đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT. luyện TDTT trong tương lai. 3.1.5. Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT 3.1.5.1. Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT Dưới góc độ cơ sở lý luận thì mối quan hệ giữa tài sản TDTT

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w