Gia đình, xã hộ i những chủ thể cùng tham gia giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ đạo đức phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ phật giáo tt huế hiện nay (Trang 30 - 32)

cũng có số hạn chế cơ bản sau:

Trước hết, đó là nội dung giáo lý và đạo đức Phật giáo được đề cao, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ kết cấu chương trình giáo dục. Vì vậy, những mặt hạn chế của đạo đức Phật giáo: “Mặt trái của phương thức

giải thoát có tính cá nhân”, quan niệm nhân quả “ai làm nấy chịu”, “lập trường tôn giáo có tính bi quan”, “nhìn cuộc đời là ảo”... cũng hàm chứa trong chương trình nội dung giáo dục

Tư tưởng chủ đạo của chương trình giáo dục là các triết thuyết của giáo lý Phật giáo, nhấn mạnh tư tưởng từ bi, hỷ xả; loại bỏ Tham, Sân, Si; đề cao tư tưởng “vô chấp”... song vô hình chung lại tạo cái nhìn đời bi quan, coi đời là bể khổ, là cái tất yếu, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa. Hoặc là Phật giáo đề cao chữ “Nhẫn”, giáo dục đức nhẫn nhục trước mọi nghịch cảnh và cho đó là phương châm xử thế tốt. Quan niệm ấy làm cho thanh thiếu niên TT Huế có thái độ cam chịu, giảm tính tích cực xã hội, nhụt ý chí phấn đấu và khát vọng vươn lên, làm hạn chế khả năng thích ứng trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và sôi động của cơ chế thị trường.

Khách quan đánh giá rằng, trong một giai đoạn nhất định, nội dung giáo dục của GĐPT đã vượt qua giới hạn tu học như lồng ghép nội dung chính trị vào tài liệu giáo dục của GĐPT, ít đề cập thậm chí mờ nhạt nội dung lịch sử, trách nhiệm công dân. Vì vậy, trong tư duy thông thường của đoàn sinh thì đạo pháp là trên hết.

GĐPT chịu ảnh hưởng và chi phối khá lớn bởi đội ngũ huynh trưởng, điều này khá bất cập trong giải quyết mục tiêu đào tạo và thực tế năng lực của huynh trưởng trong thực tại, nhất là khi một bộ phận huynh trưởng bị lợi dụng, lôi kéo của lực lượng thù địch hoặc trình độ Phật pháp, đạo đức không đảm bảo.

3.3.3. Gia đình, xã hội - những chủ thể cùng tham gia giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáoTT Huế TT Huế

Vai trò của gia đình, môi trường xã hội TT Huế trong giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế

Thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo là một bộ phận của thanh thiếu niên Việt Nam, chủ thể giáo dục đạo đức cho đối tượng này không chỉ là Giáo hội Phật giáo, GĐPT mà nó còn có các yếu tố xã hội khác. Khi xem xét các yếu tố tác động đến đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo không thể không đánh giá tổng hòa các nhân tố tác động, chi phối quá trình giáo dục đặc biệt yếu tố gia đình, môi trường xã hội Huế có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế.

Vai trò của các tổ chức Thanh vận trong giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo

Thanh thiếu niên Phật giáo là một bộ phận của thanh thiếu niên TT Huế. Trên cơ sở phong trào cách mạng, các tổ chức Thanh vận đã thu hút hàng vạn thanh thiếu niên tham gia trong đó có thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo. Qua phong trào, thanh niên được cống hiến, rèn luyện, trưởng thành, tạo ra những lớp thanh niên mẫu mực, những công dân tốt. Tuy nhiên, vai trò định hướng giáo dục và phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức Thanh vận còn khá khiêm tốn và hiệu quả thấp đối với thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo.

Nhiều cơ sở tổ chức Đoàn ở nông thôn còn trắng, không có vai trò thực sự trong xã hội. Tổ chức đoàn ở những vùng Phật giáo trọng điểm, chưa thực sự là lực lượng nòng cốt trong tập hợp thanh niên. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh vận yếu và thiếu, kiến thức về tôn giáo đối với cán bộ thanh vận còn hạn hẹp. Để đạt mục đích giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo qua GĐPT thì phải có sự phối kết hợp, liên kết hoạt động giữa tổ chức Thanh vận với GĐPT trên một số lĩnh vực tiêu biểu như:

- Hoạt động xã hội và đáp ứng nhu cầu thanh niên về học tập, cống hiến,việc làm,thu nhập... - Công tác xã hội và sinh hoạt cộng đồng.

- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí...

Sự kết hợp này sẽ tác động mạnh tới đạo đức của thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo trên phương diện sau:

Thứ nhất, tác động đến nhận thức, tư tuởng của thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo. Thứ hai, tác động đến hành vi đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo.

Chương 4

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ đạo đức phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ phật giáo tt huế hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w