Một số đặc trưng nổi trội của Phật giáo TT Huế

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ đạo đức phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ phật giáo tt huế hiện nay (Trang 25 - 26)

Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đa phần là các phái Thiền. Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã biến đổi, thích nghi với văn hóa, tín ngưỡng bản địa và tâm lý, lối sống người Việt, tiếp biến thành dòng Thiền mang đậm sắc thái Việt Nam như Trúc Lâm Yên tử, Liễu Quán… Với đặc trưng riêng biệt của vùng giao thoa văn hóa, tín ngưỡng của hai miền Bắc, Nam; vùng pha trộn lối sống của cư dân bản địa và di dân mới định cư… Phật giáo TT Huế mang đậm bản sắc pha trộn giửa ba yếu tố Thiền, Tịnh, Mật nhưng đậm nét hơn là Thiền, Tịnh. Điều đó tạo ra nét đặc trưng riêng biệt của Phật giáo TT Huế.

Trên cơ sở triết lý Thiền và Tịnh độ, Phật giáo TT Huế đã dung hòa với những tư tưởng của Nho và Lão, đề cao lối sống tâm linh, với giá trị hướng nội, hình thành tư tưởng “nhập thế”, quan niệm sống: “Phật tại tâm”, “Phật có trong mỗi con người”… như là tôn chỉ về phẩm chất làm người và “đạo” làm người, không thủ tiêu đấu tranh mà hoằng dương Phật pháp, cứu độ chúng sinh…

Sự hoằng dương ấy không chỉ xuất phát từ khi Thiền phái Liễu Quán-Thiền phái tiêu biểu cho Phật giáo Huế xuất hiện mà còn thông qua phong trào Chấn hưng Phật giáo trong những năm đầu của thế kỷ XX, gắn liền với sự ra đời của GĐPT; phong trào đấu tranh Phật giáo miền Nam, Phật giáo TT Huế chống Pháp, chống Mỹ và tay sai trước 1975 và đặc biệt là phát triển Phật giáo theo tinh thần “Đạo pháp-dân tộc-chủ nghĩa xã hôi” hiện nay. Phật giáo trở thành tín ngưỡng tiêu biểu của cư dân TT Huế.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ đạo đức phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ phật giáo tt huế hiện nay (Trang 25 - 26)

w