Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
477,46 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II ĐỀ TÀI: SO SÁNH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC GVHD : ThS. Phạm Thành Hiền Thục Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Lớp : K49E Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2012 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 DANH SÁCH NHÓM 1. Huỳnh Thị Diễm 1001017038 2. Nguyễn Thị Đinh San 1001017248 3. Trần Thị Thanh Tâm 1001017255 4. Hứa Viết Thanh Tân 1001017257 5. Nguyễn Đoàn Châu Thanh 1001017267 6. Nguyễn Thị Như Thủy 1001017302 7. Nguyễn Tuấn Vũ 1001017365 8. Trần Thị Bích Phượng 1001017526 9. Nguyễn Thị Thanh Tâm 1001017536 10. Phạm Thiên Vũ 0951015906 2 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 MỤC LỤC 3 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển nhanh chóng và đầu tư nước ngoài đang trở thành xu thế quan trọng, các nước đang và kém phát triển có rất nhiều cơ hội để cải thiện và phát triển nền kinh tế nước nhà nhờ việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng để có được lợi thế so với các nước khác trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì các nước phải không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư trong nước. Và Việt Nam không phải là quốc gia ngoại lệ. Trải qua 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số bất cập. Do đó, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực” để có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về môi trường đầu tư ở Việt Nam, đồng thời, qua đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ những nước trong khu vực. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi không tránh khỏi sai sót, mong cô và các bạn thông cảm. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: nguyendoanchauthanh@gmail.com. Xin chân thành cám ơn! 4 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm Theo báo cáo phát triển thế giới 2005: môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Môi trường đầu tư quốc gia là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư 1.2.1.1 Các yếu tố tự nhiên và kinh tế 1.2.1.2 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên - Vị trí địa lý: một quốc gia được cho là có thế mạnh về kinh tế khi nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động có đường giao thông quốc tế (đường biển, đường hàng không, …). Yếu tố vị trí địa lí ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới môi trường đầu tư. - Tài nguyên thiên nhiên: quốc gia nào được ưu đãi một nguồn tài nguyên dồi dào phong phú thì có thể dựa vào việc khai thác nguồn tài nguyên đó nhằm tích lũy vốn cho phát triển. Đây là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn. Ví dụ như Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản nhưng lại có nền kinh tế phát triển vào loại hàng đầu trên thế giới. 1.2.1.3 Lao động và dân số - Lao động quyết định đến sự tăng trưởng của một quốc gia. Nhân tố tác động tới chất lượng của môi trường đầu tư là chất lượng lao động và nhân tố chất lượng lao động ngoài việc phụ thuộc vào yếu tố văn hóa truyền thống nó còn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống 5 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của quốc gia đó. Như vậy, giáo dục đào tạo có vai trò trọng tâm làm tăng chất lượng nguồn vốn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư. - Yếu tố dân số có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường đầu tư. Một quốc gia có dân số đông là thị trường tiêu thụ sản phẩm đầy tiềm năng và để xem xét thị trường tiêu thụ sản phẩm cần tìm hiểu kết cấu của dân số (ví dụ dân số trẻ hay già, nhiều nam hay nữ ….) 1.2.1.4 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cảng biển, cảng hàng không,… Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố làm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, ngược lại việc cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí sản xuât cúa nhà đầu tư và tạo ra những rào cản với môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường đầu tư tốt sẽ góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng và cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố quan trọng cải thiện môi trường đầu tư. Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố hết sức cần thiết đối với việc phát triển kinh tế, làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn, tiềm năng hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 1.2.1.5 Các ngành công nghiệp phụ trợ Ngành công nghiệp phụ trợ là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp và chia sẻ trong chuỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có tính chất bổ trợ ở các khâu của quá trình sản xuất. Ngành công nghiệp phụ trợ bao gồm sản xuất chi tiết linh kiện, các công nghệ sản phẩm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành phụ trợ càng mạnh thì tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp mũi nhọn càng lớn, cơ hội thành công trong cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. Do vậy các nhà đầu tư thường quan tâm tới hoạt động và sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Sự hiện diện của các cụm công nghiệp phụ trợ 6 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 là một lợi thế cho nhà đầu tư, giúp họ giảm thiểu chi phí sản xuất và quốc gia nào có một ngành công nghiệp phụ trợ phát triển cũng có lợi thế trong thu hút nguồn vốn đầu tư. 1.2.2 Môi trường chính trị kinh tế Các nhà đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường đầu tư với mức độ ổn định về kinh tế và chính trị. Sự ổn định về chính trị và tiềm lực kinh tế vững chắc, dồi dào, bền vững là cơ sở cho an toàn tài chính. An toàn tài chính là một trạng thái tài chính ổn định không bị nguy hiểm từ các tác động bên ngoài hay bên trong, không tự gây hại cho mình đồng thời ngăn chặn được sự tấn công phá hoại từ bên ngoài. Chỉ khi có sự đảm bảo an toàn về tài chính thì các nhà đầu tư mới có thể yên tâm khi mang vốn đi đầu tư. 1.2.3 Thể chế kinh tế 1.2.3.1 Khái niệm Thể chế kinh tế là những quy tắc, cơ chế thực hiện và tổ chức gắn liền được hình thành một cách tất yếu nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của các chủ thể hoạt động tìm kiếm lợi nhuận cùng các lợi ích xã hội khác trong một nền kinh tế nhất định, phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế tương ứng. Theo nghĩa hẹp, thể chế kinh tế thường được đề cập như là thể chế kinh tế chính thức. Về phương diện này thể chế kinh tế được hiểu là những quy định được thể hiện thành văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan tố chác có thẩm quyền ban hành nhằm điêu chỉnh các quan hệ kinh tế nói chung. 1.2.3.2 Phân loại Khi đặt thể chế kinh tế trong mối quan hệ với môi trường đầu tư thì thể chế được phân loại thành: - Thể chế kinh tế đối với việc giảm thiểu chi phí đầu tư: bao gồm các thể chế về tài chính như chính sách về thuế và tín dụng - Thể chế kinh tế giảm thiểu rủi ro của hoạt động đầu tư: bao gồm mức độ ổn định của chính sách hay thể chế kinh tế, thể chế đảm bảo quyền tài sản của nhà đầu tư. 7 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 - Thể chế kinh tế đối với tăng cường cạnh tranh: thuôc nhóm thể chế này là những quy tắc hay quy định luật pháp về việc thừa nhận việc điều tiết đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường. 1.2.3.3 Ảnh hưởng của thể chế kinh tế tới môi trường đầu tư a) Ảnh hưởng của thể chế liên quan tới chi phí hoạt động sản xuất của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư - Thể chế thuế và môi trường đầu tư: tác động của thuế đối với tính hấp dẫn của môi trường đầu tư thường được nhìn thấy một cách trực tiếp. Thực tế cho thấy một sự tác động ngược chiều giữa mức thuế suất cao và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư; với mức thuế cao thường làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và do đó làm mức tăng trưởng kinh tế giảm. Thể chế thuế ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư song môi trường đầu tư tốt phải đảm bảo lợi ích của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp, do đó để nhà đầu tư có cơ sở hạ tầng thuận lợi thì cần phải đánh đổi giữa thuế và lợi nhuận. - Thể chế thị trường tài chính và tác động tới môi trường đầu tư: thể chế này có quan hệ mật thiết với chi phí của doanh nghiệp và do đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư nếu như tính hoàn thiện cao. Ngược lại nếu thể chế này làm tăng chi phí đầu tư sẽ làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.Tác động của thị trường tài chính với hiệu quả thấp, tính thiếu ổn định cao thường làm chi phí đầu tư cao. b) Ảnh hưởng của nhóm thể chế liên quan tới rủi ro trong hoạt động đầu tư đối với môi trường đầu tư - Nhóm thể chế này chịu tác động mạnh mẽ của chính phủ do vậy những quy tắc do chính phủ đặt ra liên quan tới vấn đề này sẽ có tác động rất lớn với tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. - Sự ổn định của thể chế kinh tế: sự bất ổn định luôn đóng vai trò trung tâm trong những cân nhắc về đầu tư, bất ổn định trong chính sách là những nhân tố cản trở lớn nhất đối với các quyết định đầu tư. Khi những chính sách, thể chế kinh tế không ổn định hoặc 8 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 thiếu minh bạch sẽ làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Những lo ngại về sự không ổn định của chính sách có thể bắt đầu từ tính chất mơ hồ của chính sách hoăc thể chế hiện hành. Thậm chí ngay cả khi chính sách được thể hiện một cách rõ ràng trên giấy tờ thì chưa hẳn đã hết quan ngại về viêc các chính sách đó được thực thi như thế nào trên thực tế. Một môi trường đầu tư được coi là hấp dẫn khi và chỉ khi các thể chế loại trừ hay hạn chế tối đa những bất định đối với nhà đầu tư. - Thể chế đảm bảo quyền tài sản bao gồm hiến pháp, những quy định về chế độ sở hữu, hệ thống luật pháp và các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền tài sản …Việc đảm bảo quyền tài sản có ý nghĩa hai mặt đối với việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn. Việc đảm bảo quyền tài sản bảo đảm cho nhà đầu tư thu được thành quả từ công cuộc đầu tư của mình. Khi các quyền tài sản được bảo vệ bởi một thể chế phù hợp, minh bạch thì các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đem vốn đi đầu tư và làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Thể chế đảm bảo quyền tài sản cải thiện môi trường đầu tư rõ rệt qua các chức năng cụ thể như xác lập quyền về đất đai, tạo sự thuận lợi trong việc thực hiện hợp đồng. Đối với các tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, phát minh, thương hiệu, bản quyền tác giả … để có được chúng phải đòi hỏi rất nhiều chi phí. Do vậy trong hoạt động của các tập đoàn, doang nghiệp phát triển luôn có sự hiện diện của của thể chế đảm bảo việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy một môi trường đầu tư được coi là hấp dẫn khi cơ chế đảm bảo quyền tài sản trí tuệ mạnh. c) Ảnh hưởng của nhóm thể chế liên quan tới cạnh tranh đối với môi trường đầu tư - Thể chế điều tiết đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường.Thể chế điều tiết có thể tác động đến môi trường đầu tư qua những ảnh hưởng của nó đối với cạnh tranh, cạnh tranh đóng vai trò quan trọng đối với môi trường đầu tư bằng cách tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới và mang động lực để các nhà đầu tư tiến hành đổi mới và nâng cao năng suất. Việc dỡ bỏ những cản trở từ hoạt động diều tiết phi lý của chính phủ là một trong những cách thức làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Những hồ sơ và thủ tục cồng kềnh là biểu hiện tính rối của thể chế điều tiết. Việc làm thủ tục đâu tư kinh 9 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 doanh rắc rối làm mất thời gian và làm gia tăng chi phí của nhà đầu tư do đó làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Việc loại bỏ hay giảm bớt các rào cản thể chế để tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường và tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng hơn. 10 [...]... hiện so sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với các quốc gia phát triển hơn trong khu vực là Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia Thông qua đó nhìn nhận rõ hơn về những mặt mạnh, mạnh yếu trong môi trường đầu tư của Việt Nam; đồng thời tổng hợp những giải pháp giúp Việt Nam thu hút mạnh hơn các nguồn đầu tư trưc tiếp nước ngoài 14 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực CHƯƠNG.. .So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực CHƯƠNG 2 Nhóm 6 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM Việt Nam đứng thứ hai về mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong cuộc khảo sát của Hội động tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC) 1; xếp thứ bảy về điểm đầu tư dài hạn tốt nhất trong báo cáo “Thế giới năm 2050” của Ngân hàng HSBC 2; sắp hạng thứ mười bốn trong báo cáo “Chỉ số. .. 2011 11 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 dẫn, cơ sở hạ tầng được phát triển thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài Tất cả các nhân tố trên đã giúp Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh trong môi trường đầu tư quốc tế của nước ta với các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia hay Hàn Quốc Kể từ sau khi gia nhập WTO năm 2007, cũng là 20 năm khi nước. .. NSLĐ của Việt Nam tăng trung bình 4.67% trong giai đoạn 1986-2009 vẫn thấp hơn tốc độ tăng của Trung Quốc (7.26%), xét về con số tuyệt đối chỉ bằng 40% của Thái Lan và 52.6% của Trung Quốc 31 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 - Năm 2010: Năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt mức 2072 USD/1 người lao động, đứng ở mức thấp nhất trong số các nước Châu Á được so sánh. .. chấp luồng gió ngược của kinh tế thế giới 13 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 Theo như tình hình môi trường đầu tư ở nước ta qua các năm như đã đề cập ở trên, chúng ta có thể nhìn nhận chung rằng bên cạnh những tiềm năng mạnh mẽ thu hút đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta vẫn chủ yếu là ở khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị sản... về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Năm 2012, dù kinh tế thế giới có biến động xấu nhưng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn khả quan Nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài vẫn tin tư ng vào sự ổn định của nền kinh tế và môi trường chính trị xã hội của Việt Nam và đánh giá nước ta là nơi có nhiều tiềm năng để đầu tư Dựa vào các khuynh hướng gần đây, rõ ràng Việt Nam dường như đang đi đúng hướng trong. .. rưỡi lần năng suất lao động Việt Nam Trong khi tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam năm 2010 chỉ đạt 3,94% thì các nước láng giềng đều có mức tăng rất nhanh (trên 5%) Vì vậy, nếu không có nhưng tác động tích cực thì Việt Nam khó có thể bắt kịp được tăng trưởng năng suất của các nước trong khu vực 32 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 Có thể nói nguyên... thu hút đầu tư nước ngoài Mặt khác, môi trường kinh tế mặc dù còn thấp nhưng vẫn tăng trưởng khá ổn định, đời sống nhân dân các vùng không ngừng được năng cao, môi trường sinh hoạt văn hóa thân thiện tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài dễ hòa nhập với cuộc sống tại Việt Nam 35 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 Tuy nhiên, công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn... tin đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu 2012” của Công ty tư vẫn quốc tế A.T Keaarney Những con số ấn tư ng này đã phần nào cho chúng ta cái nhìn tổng quan chung về môi trường đầu tư quốc tế của Việt nam trong con mắt của các chủ đầu tư nước ngoài Nước ta lâu nay vốn được coi là một môi trường đầu tư an toàn, khá hấp dẫn với lợi thế lâu dài trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Mà cụ thể hơn đó là một. .. khẩu của Việt Nam không phải là số lượng, mà chính là ở chất lượng và khả năng kết nối của các cảng đầu mối lớn tại hai vùng kinh tế trọng điểm Ngoài ra, hệ thống cảng biển Việt Nam chủ yếu là cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, bến container chiếm rất ít, trong khi đó xu thế vận chuyển hàng hoá bằng container ngày một tăng cao 18 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm . 0951015906 2 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 MỤC LỤC 3 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay,. hơn. 10 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM Việt Nam đứng thứ hai về mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư nước. trường đầu tư của Việt Nam; đồng thời tổng hợp những giải pháp giúp Việt Nam thu hút mạnh hơn các nguồn đầu tư trưc tiếp nước ngoài. 14 So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong