Year Country 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 VietNam 38,200 45,740 42,980 44,390 44,580 46,420 47,410 46,510 46,210 Malaysia 9,300 10,260 10,490 10,670 10,730 10,940 11,090 11,380 12,200 Korea, Rep. 22,000 22,920 22,900 23,530 24,220 24,350 24,400 24,620 24,628 Thailand 32,600 34,900 36,430 35,360 36,410 36,900 37,780 38,430 38,700
Bảng. Nguồn lao động của các nước từ năm 1998 đến 2010 (đơn vị: nghìn người)
Biểu đồ: nguồn lực lao động của các nước từ năm 1998 đến năm 2010
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy Việt Nam có nguồn lực dồi dào hơn so với các nước như Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan từ năm 1998 đến năm 2010.
Năm 2011, nước ta vẫn là nước có số lượng lao động nhiều đứng vị thứ cao trong bảng xếp hạng nguồn lực lao động trên thế giới (vị thứ 13); trong khi đó Hàn Quốc là 84, Malaysia là 16 và Thái Lan là 52.
Bảng: Labour force partitcipation - Theo Global Gender Gap Report 2011
Như vậy, ta có thể nhận thấy nước ta có nguồn lao động vô cùng dồi dào, nhiều hơn so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia,... Chính điều này là một lợi thế cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước qua các năm và hiện nay.
Ngoài ra, giá thuê lao động ở Việt Nam rẻ so với các nước khác trong khu vực. Theo Giám đốc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) Matthias Duhn nhận định như vậy tại một hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương phối hợp tổ chức ngày 10/12/2011. “Với gần 49 USD/tháng, lương của người lao động Việt Nam chỉ xếp trên Campuchia - với 47.36 USD/tháng”, ông này nói rõ. Lương lao động của một số
quốc gia, lãnh thổ khác trong khu vực châu Á được chọn khảo sát có Indonesia 82 USD/tháng, Trung Quốc 117 USD/tháng, Thái Lan 156 USD/tháng, Philippines 167 USD/tháng, Malaysia 336 USD/tháng, Đài Loan 540 USD/tháng, Hàn Quốc 830 USD/tháng, Singapore 1,146 USD/tháng và Nhật 1,810 USD/tháng.