Thị trường điện

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 25)

Thị trường điện đã và đang phát triển rộng rãi trên thế giới, thị trường điện không chỉ dừng lại ở phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà đã có những thị trường điện liên quốc gia, trao đổi mua bán điện giữa các nước trong một khu vực. Hiện nay có rất nhiều thị trường điện vận hành thành công tại Mỹ, Châu Âu… Các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Philipine, Thái Lan, Malaysia... đã có những bước đi tích cực trong việc xây dựng thị trường cạnh tranh của mỗi nước tiến tới việc hình thành thị trường điện khu vực ASEAN trong tương lai.

Cho đến năm 2010 thị trường Điện tại Việt Nam vẫn ở dạng độc quyền với Tập đoàn Đoạn lực Việt Nam (EVN), một công ty nhà nước, nắm giữ hơn 71% tổng lượng điện sản xuất, nắm toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối kinh doanh bán lẻ

điện. Hiện nay nhà nước đã thông qua cách tiếp cận giá điện theo cơ chế thị trường và vạch ra kế hoạch phát triển ngành điện qua ba giai đoạn. Thị trường phát triển cạnh tranh: các công ty sản xuất điện có thể chào bán điện cho người mua duy nhất; thị trường bán buôn điện: các công ty bán buôn điện có thể cạnh tranh để mua điện trước khi bán cho công ty phân phối điện; thị trường bán lẻ điện cạnh trạnh: người mua điện có thể lựa chọn cho mình nhà cung cấp.

Thị trường điện Hàn Quốc là mô hình thị trường với một người mua duy nhất. Thị trường điện Hàn Quốc bao gồm một thị trường phát điện đã tư nhân hóa một phần bán điện vào sàn giao dịch điện năng với một người mua duy nhất cung cấp điện cho hầu hết tất cả khách hàng dân dụng và công nghiệp. Đến tận năm 2001, KEPCO vẫn là một công ty độc quyền ngành dọc chi phí thống lĩnh thị trường. Sau đó, khâu phát điện đã được chia tách thành 6 công ty độc lập thuộc sở hữu nhà nước (tuy nhiên, KEPCO lại được duy trì 1/7 quyền bỏ phiếu trong hội đồng quản trị) nhưng KEPCO vẫn sở hữu hệ thống phân phối và truyền tải cũng như tiếp tục là đơn vị mua duy nhất và là nhà cung cấp điện từ sàn giao dịch điện năng. Các công ty điện lực sở hữu nhà nước chiếm đến 90 % công suất đặt và 96% sản lượng.

Rõ ràng ta có thể thấy, thị trường điện của Hàn Quốc và Việt Nam có điểm tương đồng là vẫn còn mang hình thức độc quyền cao nhưng so với Việt Nam thì Hàn Quốc đang đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa phát điện còn Việt Nam thì vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi và tiến trình thực hiện kế hoạch dài hạng của nhà nước. Tuy thị trường điện Việt Nam không lớn mạnh và cạnh tranh bằng Hàn Quốc nhưng đây là một thị trường tiềm năng và đang thu hút đầu tư hấp dẫn nhất khu vực vì một số lý do sau: tỷ suất hoàn vốn, mức độ đa dạng hóa đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng của Việt Nam đang tăng cao.

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w