Môi trường chính trị kinh tế

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 35)

Việt Nam

So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc… môi trường chính trị kinh tế của nước ta là một lợi thế. Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, quá trình đổi mới diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ trong đó có đổi mới hệ thống chính trị để xây dựng một nhà nước pháp quyền. Do đó, môi trường chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, môi trường kinh tế mặc dù còn thấp nhưng vẫn tăng trưởng khá ổn định, đời sống nhân dân các vùng không ngừng được năng cao, môi trường sinh hoạt văn hóa thân thiện tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài dễ hòa nhập với cuộc sống tại Việt Nam.

Tuy nhiên, công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn hết sức đơn giản, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp, và có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ nội địa nước ta với các yêu cầu của các hang sản xuất trên toàn cầu. Bản thân chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào chuỗi toàn cầu đi đến sản phẩm cuối cùng của các hãng. Trên thực tế, chúng ta đã thua ngay từ khi bắt đầu, khi chúng ta chưa có được sự chuẩn bị tốt nhất, cần thiết nhất khi cạnh tranh FDI với các nước trong khu vực.

Một ví dụ điển hình: trong khi chúng ta đang loay hoay tìm giải pháp để cải thiện môi trường kinh tế, thì các hãng ô tô nổi tiếng thế giới đã có mặt ở Việt Nam liên tiếp công bố đổ vốn vào Thái Lan và Indonesia. Điều này cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ô tô ngày càng xa vời dù Việt Nam luôn được đánh giá là một thị trường đầy triển vọng. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này đó là, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam thật sự yếu kém, không cạnh tranh nổi vs các nước, đặc biệt là Thái Lan.

Thái Lan

Không giống như Việt Nam, môi trường kinh tế chính trị của Thái Lan từ năm 2008 đến nay không ổn định, thường xuyên đối mặt với bạo động. Các doanh nhân nước ngoài đang làm ăn tại Thái Lan lo ngại bất ổn chính trị tại Thái Lan sẽ bùng phát trở lại và có khả năng kéo dài, làm ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn. Kết quả của cuộc thăm dò do Đại học Bangkok vừa tiến hành cũng cho thấy tình hình chính trị tiếp tục xấu đi như hiện nay là nhân tố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư tư nhân của Thái.

Mặc dù xung đột chính trị nội bộ vẫn tiếp diễn nhưng đến nay thì các nhà đầu tư vẫn coi Thái Lan là một điểm đến hấp dẫn và trung tâm phân phối sản phẩm ra thị trường thế giới. Kinh tế Thái Lan đạt tăng trưởng 7,8% trong năm 2010 và thị trường chứng khoán (SET) được xếp vào nhóm 10 thị trường có mức lợi nhuận đầu tư cao nhất thế giới đã tác động tích cực tới tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2011.

Một nguyên nhân làm cho Thái Lan trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn đó là Thái Lan có cả một ngành công nghiệp phụ trợ phát triển một cách mạnh mẽ, đó là lợi thế rất lớn mà Thái Lan có được trên con đường thu hút FDI.

Hàn Quốc

Môi trường chính trị của Hàn Quốc những năm gần đây vấp phải một số bất ổn liên quan đến nguy cơ một cuộc chiến tranh Liên triều với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình chính trị trong nước của quốc gia này vẫn được xem là tương đối ổn định.

Những năm 2007, 2008, nền kinh tế Hàn Quốc rất dễ bị tổn thương trước những rủi ro toàn cầu do có độ phụ thuộc thương mại lên tới 70%. Môi trường kinh tế ngày càng xấu đi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ và giá dầu leo thang, điều kiện đầu tư lúc này thực sự không thuận lợi. Tuy nhiên, với nền móng là một nước công nghiệp phát triển – một trong bốn con rồng của châu Á, môi trường kinh tế tại Hàn Quốc luôn có những thuận lợi đáng kể cho các doanh nghiệp đầu tư. Đây là một trong những lợi thế lớn của Hàn Quốc trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trái ngược với Việt Nam, Hàn Quốc có một số hạn chế như quy mô thị trường nhỏ và chi phí sản xuất như giá nhân công, giá đất... cao hơn so với nhiều nước. Do vậy, trong bảng xếp hạng chỉ số độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 do công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney đưa ra, Hàn Quốc đứng thứ 24 trong số 47 nước được đánh giá.

Malaysia

Malaysia có tình hình chính trị ổn định, đề cao sự chia sẻ quyền lực giữa các dân tộc và

nhà nước đảm bảo sự chung sống hoà bình và hoà hợp giữa mọi người với nhau. Kinh tế Malaysia đã có những bước chuyển mình. Từ một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX, ngày nay Malaysia là một nền

kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức. Tỷ lệ người nghèo giảm từ 50% khi độc lập đến nay xuống còn 3,5%.

Chính sách định hướng thị trường xuất khẩu rất nhanh chóng và nhạy bén giúp Malaysia luôn ổn định thị trường trước các biến động của kinh tế thế giới, không phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống.

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 35)