Chất lượng nguồn lao động

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 31)

Chất lượng nguồn lao động là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, nhất là khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thời gian qua đang có xu hướng chững lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự chững lại này có nguyên nhân không nhỏ từ chất lượng nguồn lao động.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện nay đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3.79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6.91; Ấn Độ là 5.76; Malaysia là 5.59; Thái Lan là 4.94,...

Kỹ năng nghề và năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn so với các nước đang phát triển trên thế giới và khu vực. Năm 2011, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 65/141 quốc gia được xếp hạng về lao động.

Chất lượng của nguồn nhân lực thể hiện bởi năng suất lao động (NSLĐ):

- Từ năm 1998- 2009: Quan sát Hình 1, ta thấy NSLĐ của Việt Nam thấp hơn so các nước trong khu vực. Ví dụ, năm 2007, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn thấp hơn Hàn Quốc là 18.6 lần; Malaysia 7.8 lần; Thái Lan 1.96 lần và Indonesia 1.5 lần.

NSLĐ của Việt Nam tăng trung bình 4.67% trong giai đoạn 1986-2009 vẫn thấp hơn tốc độ tăng của Trung Quốc (7.26%), xét về con số tuyệt đối chỉ bằng 40% của Thái Lan và 52.6% của Trung Quốc.

- Năm 2010: Năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt mức 2072 USD/1 người lao động, đứng ở mức thấp nhất trong số các nước Châu Á được so sánh. Nếu so sánh với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39 lần Việt Nam, Singapore cao gấp 26 lần và Hàn Quốc cao gấp 16 lần Việt Nam. So sánh với các nước đang phát triểu trong khu vực thì năng suất lao động của Malaysia cao gấp 6,5 lần của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc cũng cao gấp 2 lần Việt Nam và thậm chí năng suất lao động của Philippines cũng cao gấp rưỡi lần năng suất lao động Việt Nam. Trong khi tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam năm 2010 chỉ đạt 3,94% thì các nước láng giềng đều có mức tăng rất nhanh (trên 5%). Vì vậy, nếu không có nhưng tác động tích cực thì Việt Nam khó có thể bắt kịp được tăng trưởng năng suất của các nước trong khu vực.

Có thể nói nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động Việt Nam hiện nay là do chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập, nền giáo dục nước ta vẫn còn nhiều yếu kém. Trong khi đó các nước trong khu vực có chất lượng nguồn lao động cao hơn hẳn so với nước ta bởi các nước có những chính sách giáo dục đào tạo tốt.

Ví dụ, tại Hàn Quốc, chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Năm 1950, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương xóa mù chữ cho toàn dân. Những năm sau đó, hệ thống giáo dục dần được đẩy mạnh như: phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học (năm 1960); các trường dạy nghề kỹ thuật (năm 1970); đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Năm 1992, Hàn Quốc thực hiện cải cách giáo dục với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho người dân được học suốt đời. Tháng 12-2001, Chính phủ Hàn Quốc công bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-

2005. Tiếp đó, Chiến lược quốc gia lần thứ hai về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006- 2010 được xây dựng và thực hiện hiệu quả. Nội dung chính của các chiến lược này đề cập tới sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và các cơ sở nghiên cứu; nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công; xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường tri thức,...

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w