Tham nhũng

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 46)

Tham nhũng là một vấn nạn rất phức tạp và nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư. Tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh và làm méo mó các chính sách phát triển kinh tế.

Hiện nay, nạn tham nhũng ở Việt Nam đang xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực, phổ biến nhất là hối lộ dưới dạng đưa phong bì để trả giá cho việc giải quyết các thủ tục. Kết quả nghiên

cứu thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp được Thanh tra Chính phủ - Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố 4/4/2011 cho thấy, “nạn đưa phong bì để “nhờ vả” là hình thức phổ biến nhất trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan công quyền khi có tới 69% doanh nghiệp tự nhận là nạn nhân của tham nhũng”, hơn 10% doanh nghiệp cho biết chi phí không chính thức gửi các cơ quan thuế, hải quan, quản lý thị trường là “nhiều hoặc rất nhiều”. Các khoản chi “không chính thức”này có thể lên đến 1-5% chi phí của doanh nghiệp.

Năm 2007, tổ chức tư vấn rủi ro chính trị - kinh tế (PERC), trụ sở tại Hong Kong, đã cho ra bảng xếp hạng tham nhũng tại Á Châu. Điểm đáng chú ý là Thái Lan vốn được coi là tham nhũng không bằng Việt Nam thì đã bị xếp là một trong ba nước nằm cuối bảng. Tức là Thái Lan và Indonesia là hai nước bị xếp hạng thứ 11 trong khi PERC xếp Việt Nam ở hàng thứ 10. Báo cáo này cho rằng chính quyền Thái Lan cũng không trong sạch hơn chính quyền mà họ đã đảo chính hồi tháng 6/2006. Thế nhưng PERC cũng nói rằng chỉ vì một nước xếp cuối bảng, chẳng hạn như Philippines, không có nghĩa là tình

trạng tồi đi bởi PERC nói rằng thực trạng tham nhũng ở nước này "luôn như vậy". Trong khi Trung Quốc và Việt Nam được xếp ở mức ít tham nhũng hơn một vài nước khác thì PERC nói rằng vấn đề dường như nằm ở chỗ tham nhũng không được nói ra một cách công khai. Báo cáo PERC nói "Truyền thông tại cả Trung Quốc và Việt Nam đều bị kiểm duyệt chặt chẽ". Các nước khác như Malaysia, Hàn Quốc tuy mức độ tham nhũng không

Quốc gia Mức độ tham

nhũng/10 Singapore 1.2 Hong Kong 1.87 1. Japan 2.1 2. Macau 5.11 3. Taiwan 6.23 4. Malaysia 6.25 5. China 6.29 6. South Korea 6.3 7. India 6.67 8. Vietnam 7.54 9. Thailand, Indonesia 8.03 Philipines 9.4

phải ít nhưng vẫn có lợi thế hơn so với Việt Nam và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hơn.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Việt Ngữ, ông Robert Broadfoot, Giám đốc tổ chức PERC đã xếp Thái Lan tham nhũng nhiều hơn Việt Nam. Ông Broadfoot cũng so sánh tham nhũng tại Việt Nam với Trung Quốc và giải thích lý do tại sao giới kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam chưa thấy tham nhũng là vấn đề. Chiều hướng trong thời gian qua cho thấy tình hình Thái Lan rất khác ở Việt Nam. Ở Thái Lan, tham nhũng đã trở nên xấu đi và trở thành một vấn đề rộng hơn ảnh hưởng đến sự ổn định chính phủ và dòng chảy vốn đầu tư hay thậm chí là du lịch. Trong trường hợp Việt Nam và cả Trung Quốc, tình hình có cải thiện nhưng không hẳn là vì tham nhũng giảm đi, nhưng lý do chính yếu là vì nhiều công ty nước ngoài nay quen hơn với cách làm việc ở Việt Nam. Các công ty cảm thấy tham nhũng đúng là nghiêm trọng đấy, nhưng họ sẵn lòng làm việc trong khuôn khổ ấy. Không có nghĩa là họ phải tiếp tay cho tham nhũng, nhưng nay họ có thể tránh nó dễ hơn trước. Ngoài ra các nhà đầu tư đang lạc quan về viễn cảnh kinh tế Việt Nam. Khi kinh tế đang phát triển khá, các doanh nhân có xu hướng nghĩ là tham nhũng không ảnh hưởng nhiều đến họ.

Tại Thái Lan hiện nay, dễ thấy hơn tác động tiêu cực của tham nhũng đối với nền kinh tế như sự xuất hiện ngày càng nhiều các đơn kiện của các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và mua bán kinh doanh. Chính phủ của ông Thaksin Shinawatra đã sụp đổ trong một trận binh biến không đổ máu, với một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ đó là nạn tham nhũng – cơ chế thiếu minh bạch dưới thời ông Thaksin.

Chống tham nhũng hiện đang được chính phủ Việt Nam đặt lên hàng đầu, tuy nhiên để triệt để triệt tiêu nạn này thì quả là vấn đề nan giải. Các nhà đầu tư các tổ chức quốc tế đã nhìn nhận về vấn đề tham nhũng tại Việt nam như sau: “Tôi đồng ý rằng chiến lược chống tham nhũng của chính quyền Việt Nam là rất chậm. Tuy nhiên, tôi cũng xin nhắc Việt Nam là nơi đặc biệt, quốc gia độc đảng chưa có tự do báo chí, phát hành, cho nên

theo tôi không dễ dàng gì thực thi những điều mà luật do quốc hội đưa ra. Những điều đó gây cản trở cho tốc độ cải cách. Vấn đề ý chí chính trị cũng có thể là một giải thích nữa.” Tuy nhiên với nhiều chính sách chống tham nhũng được đặt ra trong những năm qua thì Việt Nam đã thu hút sự chú ý và giúp đỡ của các nhà đầu tư. Ông Mathieu Tromme cho biết: “Theo kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giúp về quản lý công cho Việt Nam, tôi biết nhiều tổ chức với những dự án, đề nghị giúp cho việc xóa bỏ nạn tham nhũng tại Việt Nam. Tất cả đều nhắm đến mục đích tối hậu là đạt cho được thành công trong mục tiêu đề ra, giúp chính phủ Việt Nam có được một chiến lược chống tham nhũng hữu hiệu”.

Bảng 2: Chỉ số tham nhũng của Việt Nam Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (tức Transparency International)

N mă 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 201 0 201 1 Chỉ s ố 2.6 2.4 2.4 2.6 2.6 2.6 2.6 2.7 2.7 2.7 2.9 Chỉ số nhận biết tham nhũng dưới 5 thì bị coi là có tình trạng tham nhũng cao và trong suốt 10 năm trở lại đây Việt Nam vẫn được coi là nước tham nhũng cao. Tuy nhiên, chỉ số nhận biết tham nhũng của Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, tuy không đáng kể nhưng cũng đã thể hiện phần nào tác động của chính sách chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 46)