Các yếu tố của môi trường đầu tư Có 2 cách tiếp cận Cách 1: Theo UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển Môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố nhưng có
Trang 1TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Đề 10: “So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam với môi
trường đầu tư của Myanma, Malaysia”.
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Việt Hoa
Hà Nội, 2014
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong phần tư thế kỷ qua, đầu tư nước ngoài đã tăng tốc với tốc độ hết sức ngoạn mục.Ngày nay, có hơn 80.000 công ty đa quốc gia đang hoạt động trên toàn thế giới với hơn 800.000 chi nhánh nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài đã mang lại nguồn vốn , công nghệ, tinh thần cạnh tranh và ý tưởng vào thị trường mới Họ thuê gần 80 triệu người trên toàn thế giới và con số đó đã tăng gấp bốn lần trong ba thập kỷ qua Đầu tư không chỉ thúc đẩy việc làm và đổi mới, nó cũng ngày càng thúc đẩy thương mại phát triển
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của đầu tư quốc tế đối với sự phát triển của nền kinh tế nên rất tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn, thu hút nguồn vốn nước ngoài,đặc biệt làm nguồn vốn FDI.Các quốc gia khu vực Đông Nam Á trước cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 rất ít chú ý việc cải thiện môi trường đầu tư vì nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư gián tiếp vào bất động sản
và thị trường chứng khoán Tuy nhiên, sau khủng hoảng, các quốc gia này đã nhận thấy nguồn vốn này có vai trò đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng nên đã chú trọng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI Trong đó, Việt Nam, Myanmar và Malaysia cũng là các quốc gia rất tích cực.Do vậy, nhóm em chọn đề tài “So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam với môi trường đầu tư của Myanma, Malaysia” với mong muốn thông qua việc đánh giá, so sánh môi trường đầu tư giữa các quốc gia để hiểu rõ thêm về môi trường đầu tư của các quốc gia này
Nội dung bài viết của chúng em gồm 2 phần:
Phần I : Lý luận chung về môi trường đầu tư
Phần II : Vận dụng lý luận vào đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam, Myanma và Malaysia
Qua đây, nhóm chúng em cũng xin gửi lời cám ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hoa
đã góp ý và giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện tiểu luận này Do thời gian và khả năng có hạn nên bài tiểu luận của chúng em vẫn còn nhiều sai sót Chúng em rất mong nhận được góp ý của các cô để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 4NỘI DUNG
I. Môi trường đầu tư
1. Các yếu tố của môi trường đầu tư
Có 2 cách tiếp cận
Cách 1: Theo UNCTAD ( Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển)
Môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố nhưng có thể tổng hợp thành 3 nhóm yếu
tố sau:
Thứ nhất, khung chính sách
Thứ hai, các yếu tố kinh tế
Thứ ba, các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh
Cách 2: Bên cạnh cách tiếp cận của UNCTAD, còn có cách tiếp cận khác theo đó môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố sau:
Môi trường chính trị xã hội
Môi trường pháp lý và hành chính
Môi trường kinh tế và tài nguyên
Môi trường tài chính
Môi trường cơ sở hạ tầng
Môi trường lao động
Môi trường quốc tế
Các yếu tố tùy theo từng tổ chức sẽ có các tiêu chí đánh giá khác nhau
Trang 52. Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư
2.1 Tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư của các tổ chức
Hiện tại, có 3 tổ chức uy tín nhất trong việc đánh giá môi trường đầu tư quốc tế:
Thứ nhất, theo tạp chí Forbes1:
Thứ hạng 1 quốc gia được đánh giá dựa trên 16 tiêu chí:
Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP growth)
Mức độ tự do hóa thương mại (Trade freedom)
Tự do tiền tệ (monetary freedom)
Mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ( Property rights)
Sự đổi mới ( Innovation)
Công nghệ (Technology)
Tình trạng quan liêu (Red tape)
Mức độ bảo vệ nhà đầu tư (investor protection)
Thu nhập bình quân trên đầu người(GDP/capital)
Cán cân thương mại(Trade balance)
Dân số (Population)
Tỉ lệ nợ công so với GDP (Public debt as a percentage of GDP)
Tham nhũng (Corruption)
Tự do cá nhân ( Personal freedom)
Gánh nặng thuế (Tax burden)
Hiệu suất thị trường (Market performance)
Nhận xét:
Bộ tiêu chí được đưa ra bởi tạp chí Forbes là các chỉ tiêu rất chi tiết để đánh giá về môi trường đầu tư một quốc gia, bao gồm 16 tiêu chí, có thể nói là khá đầy đủ Tuy nhiên,
sự cụ thể, chi tiết này cũng dẫn đến một nhược điểm khi có quá nhiều tiêu chí để đánh giá
về cùng một vấn đề Sẽ có nhiều bất đồng khi mỗi quốc gia có thể không tích cực về chỉ tiêu này song vẫn có thể vượt trội hơn về một số chỉ tiêu khác so với các quốc gia khác Chúng
ta cũng không thể khẳng định được mức độ quan trọng hơn của từng tiêu chí đánh giá, do
đó để dẫn đến một kết luận cuối cùng rằng môi trường quốc gia này tốt hơn hay không tốt hơn là khá phức tạp Như vậy, bộ tiêu chí gồm 16 tiêu chí trên đây thích hợp cho việc đánh giá, so sánh ở phạm vi nhỏ, ít quốc gia
Bộ tiêu chí này tuy khá đầy đủ, song hầu hết là sự đầy đủ để đánh giá về các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và hệ thống pháp lý và hành chính, bỏ qua các tiêu chí quan trọng khác về cơ sở hạ tầng, tài nguyên và môi trường, hay môi trường quốc tế,…
Trang 6Thứ hai, theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF2
Thứ hạng của 1 quốc gia được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí chính:
1.Gia nhập thị trường (Market access) (25%)
2.Quản lý biên giới (border administration) (25%)
Với mức độ khái quát hóa cao như vậy, bộ tiêu chí này thích hợp cho đánh giá, so sánh mẫu số liệu với số lượng quốc gia lớn và nhiều giai đoạn
2Linkhttp://www3.weforum.org/docs/WEF_GlobalEnablingTrade_Report_2014.pdf
Trang 7Thứ ba, theo WB và các tổ chức tài chính quốc tế (IFC)3
Thứ hạng của một quốc gia được đánh giá dựa trên giá trị trung bình của 10 chỉ số sau:
Khởi sự doanh nghiệp(Starting a business)
Đăng kí giấy phép kinh doanh ( Dealing with construction permit)
Chi phí thuê nhân công và tình trạng khan hiếm lao động(Employing workers)
Đăng ký quyền sở hữu ( Registering property)
Mức khấu trừ tín dụng (Getting credit)
Mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (Protecting investors)
Gánh nặng thuế phải trả (Paying taxes)
Hoạt động thương mại dọc và xuyên biên giới ( Trading across border)
Mức thực thi các hợp đồng ( Enforcing contracts)
Chấm dứt kinh doanh ( Closing a business)
Cách đánh giá theo các tiêu chí trên tập trung sâu vào thành lập một doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư, đưa cho các nhà đầu tư một cái nhìn sâu sắc về các vấn đề chính mà họ sẽ phải đối mặt và gặp phải trong tương lai, để qua đó so sánh và đưa ra quyết định chọn môi trường đầu tư mà các tiêu chí nêu trên là tích cực nhất Tuy nhiên, sẽ là chưa toàn diện nếu chỉ đánh giá dựa trên chỉ một tiến trình xây dựng doanh nghiệp mà không quan tâm đến rất nhiều các chỉ tiêu quan trọng khác
3 Link http://www.doingbusiness.org/~/media/GIAWB/Doing
%20Business/Documents/Annual-reports/English/DB14-Full-Report.pdf
Trang 82.2 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư
Từ cách đánh giá môi trường đầu tư của các tổ chức trên, trong đề tài này, nhóm 12 xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá môi trường đầu tư của các nước (tiêu chí và link số liệu) và chia thành các nhóm theo cách tiếp cận thứ 2 như dưới đây:
Môi trường chính trị xã hội
Thể chế ( Institutions)
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Xếp hạng 148 quốc gia
Tiêu chí về thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức độ bảo vệ nhà đầu tư,
có thể xếp vào các nhóm yếu tố như sau:
• Các thể chế công (Public institutions) (75%)
Các quyền tài sản (Gồm các tiêu chí : Quyền sở hữu; Bảo vệ sở hữu trí tuệ)
Đạo đức và tham nhũng (Gồm các tiêu chí: Sử dụng sai mục đích ngân sách công; Niềm tin của công chúng dành cho các chính trị gia; Các khoản thanh toán bất
An ninh (Gồm các tiêu chí: Chi phí thương mại cho chủ nghĩa khủng bố; Chi phí thương mại cho tội phạm và bạo lực; Tội phạm có tổ chức; Mức độ tin cậy của lực lượng cảnh sát)
• Các thể chế tư nhân (Private institutions) (25%)
Đạo đức doanh nghiệp (Gồm tiêu chí :Hành vi vi phạm đạo đức của các doanh
nghiệp)
Trách nhiệm giải trình (Gồm các tiêu chí: Sức mạnh của kiểm toán và các tiêu chuẩn trong báo cáo; Hiệu quả các tập đoàn; Bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số; Sức mạnh của bảo vệ nhà đầu tư)
Mức độ tham nhũng ( Corruption)
Theo số liệu của tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International – TI)
Chỉ số tham nhũng được chấm trên thang điểm từ 0-100, trong đó 0 có nghĩa là một quốc gia được coi là rất tham nhũng và 100 có nghĩa là nó được coi là rất sạch sẽ Thứ hạng của một quốc gia chỉ ra vị trí của nó so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới Cụ thể, chỉ số của năm 2013 trong danh sách trên bao gồm 177 quốc gia và vùng lãnh thổ
Môi trường pháp lý
Mức độ bảo vệ quyền sở hữu ( Property rights)
Theo số liệu của Quỹ di sản ( Heritage Found) và tạp chí Wall Street
Chỉ số quyền sở hữu đo mức độ mà pháp luật của một đất nước bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, và mức độ mà chính phủ nước này thực thi các luật
Điểm số cao hơn thì quyền sở hữu được bảo vệ tốt hơn Điểm số là từ 0 đến 100
Trang 9 Mức độ bảo vệ nhà đầu tư(investor protection):
Theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới (WB)
Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư là trung bình của 3 chỉ số - chỉ số mức độ công bố thông tin (the extent of disclosure index), chỉ số mức độ trách nhiệm giám đốc(the extent of director liability index) , và chỉ số về sự dễ dàng của cổ đông( the ease of shareholder suit index) Chỉ số dao động từ 0 (ít hoặc không có bảo vệ nhà đầu tư) đến 10 (bảo vệ nhà đầu tư lớn hơn) Các dữ liệu từ một cuộc khảo sát của các luật sư của công ty và được dựa trên các quy định chứng khoán, công ty luật và các quy tắc của tòa án bằng chứng Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Dự án kinh doanh
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế vĩ mô (Macroeconomic environment)
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Xếp hạng 148 quốc gia và gồm các yếu tố: Cán cân ngân sách nhà nước; Tổng tiết kiệm quốc gia; Lạm phát; Nợ chính phủ; Xếp hạng tín dụng quốc gia)
Quy mô thị trường (market size)
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Xếp hạng 148 quốc gia và bao gồm 2 yếu tố, có thể xếp vào các nhóm yếu tố như sau:
Quy mô thị trường trong nước (75%)( Gồm yếu tố chỉ số quy mô thị trường trong nước)
Quy mô thị trường nước ngoài (25%) ( Gồm yếu tố chỉ số quy mô thị trường nước ngoài)
Trang 10 Môi trường tài chính
Mức độ phát triển của thị trường tài chính ( Financial market Development)
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Xếp hạng 148 quốc giavà bao gồm 8 yếu tố, có thể xếp vào các nhóm yếu tố như sau:
Sự hiệu quả (Gồm các tiêu chí: Sự sẵn có của các dịch vụ tài chính; Khả năng chi trả các dịch vụ tài chính; Tài trợ thông qua thị trường chứng khoán địa phương; Dễ dàng tiếp cận với các khoản vay; Sẵn sàng đầu tư mạo hiểm)
Uy tín và niềm tin (Gồm các tiêu chí: Tính hợp lý của các ngân hàng; Quy định về giao dịch chứng khoán; Chỉ số quyền lợi hợp pháp)
Tự do tài chính ( Financial Freedom)
Theo Quỹ Di sản (Heritage Foundation) về các chỉ số tự do
Chỉ số trên được cho điểm từ 0 đến 100, mà 100 là tượng trưng cho mức độ tự do cao nhất
Môi trường cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (Infrastructure)
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Xếp hạng 148 quốc gia và bao gồm 9 yếu tố, có thể xếp vào các nhóm yếu tố như sau:
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ( Gồm các tiêu chí: Chất lượng cơ sở hạ tầng tổng thể; Chất lượng đường giao thông; Chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt; Chất lượng
cơ sở hạ tầng cảng; Chất lượng cơ sở hạ tầng vận tải hàng không; Số lượng ghế máy bay luôn có sẵn )
Điện và cơ sở hạ tầng điện ( Gồm các tiêu chí: Chất lượng cung cấp điện; Thuê bao điện thoại di động; Đường dây điện thoại cố định )
Môi trường vĩ mô (Gồm các tiêu chí: Cân đối ngân sách nhà nước; Tổng tiết kiệm quốc gia; Lạm phát; Nợ chính phủ; Xếp hạng tín dụng quốc gia )
Môi trường lao động
Giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế( Health and primary Education)
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Xếp hạng 148 quốc gia và bao gồm 10 yếu tố, có thể xếp vào các nhóm yếu tố như sau:
Y tế (Gồm các tiêu chí: Ảnh hưởng của bệnh sốt rét; Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét; Ảnh hưởng của bệnh lao; Tỷ lệ mắc bệnh lao; Ảnh hưởng của HIV / AIDS; Tỷ lệ nhiễm HIV; Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; Tuổi thọ)
Giáo dục tiểu học (Gồm các tiêu chí: Chất lượng giáo dục tiểu học; Tỷ lệ nhập học giáo dục tiểu học )
Giáo dục bậc cao và đào tạo (Higher education and Training)
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Xếp hạng 148 quốc gia và bao gồm 8 yếu tố, có thể xếp vào các nhóm yếu tố như sau:
Số lượng giáo dục ( Gồm các yếu tố: Tỷ lệ nhập học trung học, Tỷ lệ nhập học đại học)
Chất lượng giáo dục ( Gồm các yếu tố: Chất lượng của hệ thống giáo dục; Chất lượng của khoa học giáo dục; Chất lượng của các trường quản lý; Truy cập internet trong trường học )
Đào tạo ngành nghề ( Gồm các yếu tố: Các trung tâm đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành ; Dịch vụ; Mức độ đào tạo cán bộ)
Trang 11 Tính hiệu quả của thị trường lao động ( Labor market efficiency)
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Xếp hạng 148 quốc gia và bao gồm 9 yếu tố, có thể xếp vào các nhóm yếu tố như sau:
Độ linh hoạt hợp tác trong quan hệ sử dụng lao động (Gồm các yếu tố: Xác định tiền lương linh hoạt ; Thuê và sa thải công nhân; Chi phí dự phòng; Ảnh hưởng của thuế
ưu đãi )
Sử dụng hiệu quả nhân tài (Gồm các yếu tố: Trả lương và năng suất; Sự phụ thuộc vào quản lý chuyên nghiệp; Năng lực quốc gia thu hút nhân tài; Năng lực quốc gia để giữ chân nhân tài; Phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động)
Mức độ tự do về lao động ( Labour freedom)
Theo Quỹ Di sản (Heritage Foundation) về các chỉ số tự do
Chỉ số trên được cho điểm từ 0 đến 100, mà 100 là tượng trưng cho mức độ tự do cao nhất
Môi trường quốc tế
Mức độ tự do về đầu tư ( Investment Freedom)
Theo Quỹ Di sản (Heritage Foundation) về các chỉ số tự do
Chỉ số trên được cho điểm từ 0 đến 100, mà 100 là tượng trưng cho mức độ tự do cao nhất
Mức độ tự do hóa về thương mại ( Trade Freedom)
Theo Quỹ Di sản (Heritage Foundation) về các chỉ số tự do
Chỉ số trên được cho điểm từ 0 đến 100, mà 100 là tượng trưng cho mức độ tự do cao nhất
Mức độ tự do về kinh doanh ( Business freedom)
Theo Quỹ Di sản (Heritage Foundation) về các chỉ số tự do
Chỉ số trên được cho điểm từ 0 đến 100, mà 100 là tượng trưng cho mức độ tự do cao nhất
Nhận xét:
Bộ tiêu chí trên của chúng em có sự tổng hợp, bổ sung từ các bộ tiêu chí của các tổ chức WB, WEF, Forbes, trong đó các tiêu chí riêng lẻ được khái quát hóa lại thành từng nhóm lớn theo cách tiếp cận thứ 2 đã nêu trên, có thể nói số lượng các tiêu chí được đưa ra
là khá nhiều (16 chỉ tiêu/7 nhóm môi trường đánh giá) Với số lượng chỉ tiêu nhiều như vậy,
sẽ không tránh khỏi sự không đồng nhất và khó khăn trong quá trình so sánh và đưa ra kết luận cuối cùng, giống như nhược điểm mà em đã chỉ ra ở trên với bộ tiêu chí của Forbes (gồm 16 tiêu chí) Song, do đây là sự so sánh về môi trường đầu tư giữa các nước: Việt Nam, Myanmar và Malayxia tức với phạm vi khá nhỏ là 3 quốc gia, nhóm em tự thấy các tiêu chí trên là cần thiết để quá trình đánh giá được khách quan, chi tiết và đầy đủ nhất
Trang 12Phần II: Vận dụng lý luận vào đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam,
Myanma và malaysia
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam, Myanmar và Malaysia
Cùng nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương- nơi hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất trên thế giới, Việt Nam, Myanmar, Malaysia đều là những quốc gia nằm trong phạm vi quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Khi phân tích môi trường đầu tư của 3 quốc gia này, ta dễ dàng nhận thấy chất lượng môi trường đầu tư Việt Nam có nhiều bất lợi
so với môi trường đầu tư tại Malaysia song lại hơn so với môi trường đầu tư tại Myanmar
Ta nhận thấy điều đó qua so sánhmôi trường đầu tư của cả 3 quốc gia theo từng tiêu chí đã
2006 (/125 QG)
2007 (/131 QG)
2008 (/134 QG)
2009 (/133 QG)
2010 (/139 QG)
2011 (/142 QG)
2012 (/144 QG)
2013 (/148 QG)
Từ bảng tổng hợp xếp hạng thể chế của ba nước ta thấy môt điều đăc biệt đó là từ trước năm
2013 không có số liệu xếp hạng thể chế của Myanmar là do Myanamar từng chịu lệnh cấm vận của Mỹ ( 15 năm cho đến năm 2011) và theo chế độ độc tài quân sự cho nên mặc dù ngày 30/11/1988, Luật đầu tư nước ngoài của Myanmar ra đời, tạo khung pháp lý quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng nó đã không tạo được ảnh hưởng lớn Chỉ sau khi thoát khỏi chế độ này hồi cuối 2010, sau khi đã không còn chịu lệnh cấm vận của Mỹ và ban hành luật đầu tư nước ngoài mới hồi tháng 11/2012, thay thế các luật cũ được áp dụng
từ năm 1988 thì việc đầu tư nước ngoài vào Myanmar mới dần khởi sắc Tuy nhiên con số xếp hạng về thể chế của Myanmar vẫn còn rất thấp so với khu vực nói riêng và với thể giới nói chung Biểu đồ sau thể hiện rõ điều đó:
Hình : Biểu đồ thể hiện sự thay đổi xếp hạng thể chế của Malaysia, Việt Nam và
Myanmar giai đoạn 2005-2013
Trang 13Dựa vào biểu đồ trên ta nhận thấy rõ nét môi trường thể chế của Malaysia được đánh giá rất cao so với Việt Nam và Myanmar Yếu tố thể chế là lợi thế của Malysia so với hai nước còn lại nhưng so với Myanmar thì môi trường thể chế của Việt Nam còn thuận lợi hơn nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên đặt vào hoàn cảnh của Myanmar thì đây là một khởi đầu đầy tiềm năng cho sự phát triển của quốc gia này Con số xếp hạng của Malaysia thấp nhất cũng chỉ ở mức 40 trong khi mức xếp hạng cao nhất của Việt Nam cũng không thể đạt đến con số này Chỉ số xếp hạng thể chế của Việt Nam dao động trong khoảng từ 60 đến 100, thuộc mức trung bình thấp trên thế giới Trong khi đó môi trường thể chế của Myanmar được đánh giá ở mức thấp nhất trong bảng xếp hạng các quốc gia.
Cũng dựa vào biểu đồ ta nhận thấy trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính ở Châu Á bắt nguồn từ Thái Lan( 2007) thì môi trường thể chế ở Việt Nam lại được đánh giá cao hơn
so với các năm trước khi vị trí xếp hạng có xu hướng tăng, trong khi đó vị trí xếp hạng môi trường thể chế ở Malaysia mặc dù vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng tụt so với các năm trước cụ thể tại thời điểm năm 2009, xếp hạng thể chế của Việt Nam đạt mức cao nhất ( 43/133 QG) còn xếp hạng thể chế ở Malaysia đạt mức thấp nhất( 63/133 QG) Có thể nói rằng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới thể chế của Malaysia sâu sắc hơn của Việt Nam Như vậy có thể thấy đây cũng là một điểm sáng về thể chế Việt Nam khi các nhà đầu tư so sánh môi trường thể chế giữa giữa 3 nước, giúp các nhà đầu tư tăng niềm tin vào mức độ ổn định của môi trường thể chế Việt Nam Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, vị trí xếp hạng thể chế của Việt Nam có xu hướng giảm rõ rệt, thay vào đó chất lượng môi trường thể chế của Malaysia được nâng cao dần và hướng tới sự ổn định trong dài hạn Điều đó có nghĩa môi trường thể chế Malaysia đang ngày càng trở nên thuận lợi hơn cho các nhà đầu
tư, ngược lại yếu tố thể chế lại ngày càng trở thành bất lợi của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ muốn đầu tư vào Việt Nam
2007 (/179 QG)
2008 (/180 QG)
2009 (/180 QG)
2010 (/178 QG)
2011 (/183 QG)
2012 (/176 QG)
2013 (/177 QG)
Từ bảng số liệu, ta có biểu đồ sau:
Hình : Biểu đồ thể hiện sự thay đổi xếp hạng chỉ số tham nhũng của Malaysia, Việt
Nam và Myanmar giai đoạn 2005-2013
Trang 14Từ sơ đồ trên ta nhận thấy vấn đề tham nhũng thực sự là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề chung cả 3 quốc gia này cần giải quyết để khiến môi trường chính trị trở nên lành mạnh hơn cho các nhà đầu tư Có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng chung của cả 3 nước là giảm mức độ tham nhũng thể hiện thông qua những cải thiện về vị trí xếp hạng trong những năm gần đây Malaysia là nước có mức độ tham nhũng thấp nhất,
vị trí xếp hạng dao động từ 40-60 nên có lợi thế nhất trong ba nước nhưng trong chục năm gần đây mức độ tham nhũng có xu hướng tăng khi vị trí xếp hạng ngày càng tụt, và mức độ cải thiện gần đây không đáng kể nên có thể cũng ảnh hưởng chút ít đến niềm tin của các nhà đầu tư
Việt Nam là nước có mức độ tham nhũng cao, vị trí xếp hạng nằm ở nửa cuối nhưng vẫn cao thứ 2 trong 3 nước nên vẫn có lợi thế hơn Myanamar khi các nhà đầu tư nhìn nhận ở góc độ này Tuy nhiên mức độ tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn rất khó kiểm soát thể hiện qua sự biến động trong vị trí xếp hạng Điều này cũng là vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài rất quan ngại khi ra quyết định bỏ vốn kinh doanh tại Việt Nam
Trong khi đó mặc dù mức độ tham nhũng ở Myanamar rất cao chỉ năm ở cuối của bảng xếp hạng nhưng một xu hướng rõ rệt là trong những năm trở lại đây từ năm 2011 vị trí xếp hạng
về mức độ tham nhũng của Quốc gia này được cải thiện đáng kể, cho thấy một môi trường chính trị xã hội đang được chú trọng cải thiện, đầy tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
2. Môi trường pháp lý
Mức độ bảo vệ Quyền sở hữu
Theo số liệu của Quỹ di sản ( Heritage Found) và tạp chí Wall Street, ta có bảng số liệu sau: Điểm số cao hơn thì quyền sở hữu được bảo vệ tốt hơn Điểm số là từ 0 đến 100
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Trang 15Từ bảng số liệu, ta có biểu đồ sau:
Hình : Biểu đồ thể hiện mức độ bảo vệ quyền sở hữu của Malaysia, Myanmar và Việt
Nam từ 2005-2014.
Qua biểu đồ ta thấy, Malaysia có mức độ bảo vệ quyền sở hữu cao hơn rất nhiều so với Myanma và Việt Nam - 2 quốc gia có điểm số cho mức độ bảo vệ quyền sở hữu rất thấp Từ 2008 đến nay, mức độ bảo vệ quyền sở hữu của Việt Nam đã tăng và duy trì ở mức 15 /100 điểm cao hơn so với Myanma Song bảo vệ quyền sở hữu là một trong những tiêu chí hàng đầu để nhà đầu tư quyết định đầu tư hay không, nên với điểm số thấp như thế thì Việt Nam bất lợi thế rất lớn về tiêu chí này so với Malaysia nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung
Trang 16 Mức độ bảo vệ nhà đầu tư
Theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới (WB), ta có biểu đồ sau : (Lấy từ trang web datamarket.com )
Nhận xét:
Myanma không có số liệu về mức độ bảo vệ nhà đầu tư
Mức độ bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện theo hướng tốt lên do sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề này, tuy nhiên so với Malaysia thì còn rất kém Malaysia có mức độ bảo vệ nhà đầu tư đạt mức điểm gần tuyệt đối, trong khi Việt Nam còn kém mức điểm trung bình khá xa Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để biến tiêu chí
về mức độ bảo vệ nhà đầu tư trở thành lợi thế của mình bởi hiện nay, mức độ bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam vẫn chưa tới ngưỡng an toàn để các nhà đầu tư có thể tin tưởng khi đầu
tư vào Việt Nam