1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình lạm phát của việt nam trong những năm qua (2008 2011) các giải pháp kiểm soat lạm phát mà chính phủ việt nam đã và đang thực hiện

21 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 382,07 KB

Nội dung

Lạm phát nàyxảy ra khi các hiện tượng của nền kinh tế làm tăng tổng cầu tiền, dẫn dến tăng tổng cungtiền, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế không tương xứng đã dẫn đến lạm phát.. Có nh

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU.

Bất kỳ nền kinh tế nào, từ mô hình tập trung quan liêu bao cấp đến kinh tế thịtrường, muốn phát triển vững mạnh đều phải quan tâm đặc biệt tới tam giác: tăng trưởng,thất nghiệp và lạm phát Chúng liên kết hay đối lập, chúng liên hợp những nhịp độ củatăng trưởng, sự tăng lên hay tụt xuống của những lớp thất nghiệp dưới làm sóng lạm phát.Lạm phát, đó là hiện tượng mất cân bằng kinh tế phổ biến, là căn bệnh kinh niên của kinh

tế thị trường Tuy nhiên lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó Một mặt nó kích thíchnền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế Mặtkhác, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêmtrọng, như biến dạng cơ cấu sản xuất về việc làm, thu nhập bất bình đẳng, tỷ lệ thấtnghiệp tăng

Vì vậy, để có thể ổn định kinh tế ở một mức nhất định, lạm phát cần giảm xuống ởmức có thể chấp nhận được, nên muốn ổn định đất nước cả về kinh tế và xã hội, để đảmbảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân thì vấn đề tăng trưởng kinh tế và chống lạmphát phải được thực hiện một cách thống nhất Vậy thực trạng lạm phát những năm qua ởViệt Nam diễn biến như thế nào và Chính phủ đã và đang thực hiện những biện pháp nào

để kiểm soát lạm phát?

Trang 2

- Quan điểm đồng nhất giữa lạm phát và sự tăng giá - gọi là lạm phát giá cả Theo quanđiểm này thì lạm phát là sự tăng giá nói chung của hàng hoá Khi đó, giá cả của hàng hoákhông phản ánh đúng giá trị của chúng (giá cả cao hơn giá trị thực của hàng hoá), điều đó

có nghĩa sức mua của đồng tiền bị giảm sút

- Lạm phát lưu thông tiền tệ: Đây là quan điểm cho rằng lạm phát là kết quả của việc giatăng khối lượng tiền trong lưu thông với một tỷ lệ cao, ngược lại lạm phát cao kéo theomột sự tăng trưởng tiền tệ cao

- Lạm phát nhu cầu: là lạm phát do cầu quá mức- gọi là lạm phát cầu kéo Lạm phát nàyxảy ra khi các hiện tượng của nền kinh tế làm tăng tổng cầu tiền, dẫn dến tăng tổng cungtiền, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế không tương xứng đã dẫn đến lạm phát Lạmphát nhu cầu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là tăng cầu tiền dothâm hụt ngân sách hay tăng cầu tiền bắt nguồn từ nhu cầu về hàng hóa

- Lạm phát chi phí: là lạm phát do chi phí tăng trong khi khối lượng sản xuất không tănghoặc tăng ít- gọi là lạm phát chi phí đẩy Chi phí sản xuất tăng lên khiến cho mức cungtiền vượt quá nhu cầu, đã dẫn đến lạm phát Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát phíđẩy, như là: tăng lương vượt quá mức tăng năng suất lao động xã hội; đầu tư cơ bản sửdụng vốn từ NSNN và vốn tín dụng kém hiệu quả; nguyên liệu đầu vào của một số sảnphẩm thiết yếu tăng lên; sự lãng phí quá mức trong tiêu dùng xã hội; nghiệp vụ chiết khấu

và tái chiết khấu các chứng từ có giá bị lạm dụng;…

Tóm lại, có thể hiểu lạm phát là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông quá lớn, vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút không phù hợp với giá trị danh nghĩa mà nó đại diện.

1.1.2 Các mức độ lạm phát.

Lạm phát là thuật ngữ chung để chỉ sự mất giá của giấy bạc Tùy theo mức độ biểuhiện và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội, lạm phát được chia thànhcác loại sau đây:

Trang 3

Có 3 mức độ lạm phát:

- Lạm phát vừa phải: Đây là lạm phát mà tỷ lệ tăng giá của hàng hoá trong khoảng dưới

10%/ năm, còn gọi là lạm phát 1 con số

Loại lạm phát này thường thấy ở các nước có nền kinh tế phát triển Nguyên nhân của loạilạm phát này có thể do:

+ Hiện tượng kinh tế tự nhiên: sút giảm sản lượng nông nghiệp cục bộ, khắc phụchậu quả thiên tai một vùng

+ Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô, như tăng lương, tăng giáthu mua nông phẩm, khởi công những công trình quốc gia

+ Chính phủ duy trì mức độ lạm phát này với mục đích riêng

Lạm phát vừa phải không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội Thậmchí nó còn tác động ngược lại làm cho nền kinh tế xã hội năng động hơn Vì vậy mà nhiềuchính phủ còn có kế hoạch duy trì lạm phát vừa phải trong kế hoạch phát triển kinh tế xãhội của mình

- Lạm phát phi mã: là lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc

ba con số (tối đa là 200%)

Thông thường lạm phát phi mã có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội Nếukhông có biện pháp khắc phục kịp thời thì lạm phát này sẽ là cơ sở dẫn đến lạm phát caohơn

- Siêu lạm phát: là loại lạm phát mà giá cả hàng hoá tăng với tỷ lệ trên 200% Khi đó giá

cả của tất cả các hàng hóa tăng cao gấp nhiều lần lạm phát phi mã Loại lạm phát này cótốc độ tăng rất nhanh, liên tục và không thể kiềm chế được

Loại lạm phát này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội Nó phá vỡ hầu hết cácquan hệ cân đối kinh tế quốc dân Nếu không có những giải pháp đột phá thì không thểkhắc phục được tình trạng siêu lạm phát này

1.2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lạm phát.

Khi xem xét nguyên nhân dẫn đến lạm phát, người ta thường chia thành các nhómnguyên nhân như sau:

- Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chính sách của Nhà nước: Lạm phát do nguyên

nhân này thường xảy ra khi có những thay đổi về chính sách tài chính-tiền tệ của Chínhphủ như chính sách thu chi NSNN, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách tỷ giá,

…làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế biến động hay làm cho giá ngoại tệ tănglên Nhìn chung, Chính phủ chỉ ra những quyết định thay đổi các chính sách trên nhằm

Trang 4

mục đích điều tiết vĩ mô theo hướng có lợi cho nền kinh tế, nhưng đôi khi do không lườngtrước được những biến động thực tế nên đã gây ra tình trạng lạm phát Chẳng hạn, trongmột số trường hợp do sự thay đổi chính sách thu chi NSNN của Chính phủ đã dẫn đếntình trạng bội chi ngân sách và buộc phải phát hành tiền để bù đắp Do phát hành vượt quálượng tiền cần thiết nên lạm phát đã xảy ra; hoặc những thay đổi trong chính sách tiền tệtín dụng: ngân hàng trung ương ra quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm gia tăngkhối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, nếu lượng tiền gia tăng này quá lớn, vượt quánhu cầu của nền kinh tế sẽ dẫn đến lạm phát xảy ra.

- Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chủ thể kinh doanh: Trong thực tế, do quản lý

điều hành kinh doanh yếu kém, các cơ sở kinh doanh có thể làm tăng giá cả các yếu tốđầu vào Khi giá cả của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tăng lên, đặc biệt là giácác nguyên nhiên vật liệu cơ bản của nền sản xuất (xăng, dầu, sắt, thép, xi-măng, ) giatăng sẽ đội giá thành sản phẩm và làm cho giá bán sản phẩm tăng lên Khi giá bán của cáccác sản phẩm thiết yếu tăng lên, sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá dây chuyền trên diện rộng.Lúc này, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát.Trong trường hợp này, khi giá cả củahàng hóa tăng lên trên diện rộng sẽ có tác động ngược trở lại đối với giá cả các yếu tố đầuvào Quá trình này cứ tiếp diễn sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát Lạm phát ở mức độ cao đều

ẩn chứa các nguyên nhân này

- Nhóm nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên: Khi xảy ra những rủi ro như dịchbệnh, hạn hán, lũ lụt, động đất, núi lửa, trên diện rộng thường để lại hậu quả nghiêmtrọng đối với nền kinh tế xã hội và để khắc phục đòi hỏi Nhà nước cần chi một lượng tiềnkhông nhỏ vào lưu thông Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ và nhất thờicũng là một hiện tượng tất yếu của hậu thiên tai, dịch bệnh Lúc này, nếu Chính phủkhông có những kế sách khắc phục những rủi ro này một cách phù hợp thì chính nhữnghiện tượng này đã đẩy khu vực đó và nền kinh tế rơi vào lạm phát Tuy nhiên, lạm phátbắt nguồn từ nguyên nhân này hầu như chỉ xảy ra ở những nền kinh tế yếu kém

Ngoài những nhóm nguyên nhân trên, lạm phát còn có thể xảy ra bởi một sốnguyên nhân khác như là: xảy ra chiến tranh, bất ổn chính trị, xảy ra khủng hoảng tàichính tiền tệ,…

Thông thường, một nền kinh tế xảy ra lạm phát không thể chỉ bắt nguồn bởi mộthoặc một nhóm nguyên nhân, mà sẽ là kết quả của tổng hợp tác động của nhiều nguyênnhân nêu trên

Trang 5

1.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế.

Nhìn chung, lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội tuỳtheo mức độ của nó

- Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải thì nó sẽ có tác dụng kích thích nền kinh tế xã hội pháttriển Thậm chí nhiều nước còn coi đây là như là một chính sách của Nhà nước để thúcđẩy tăng trưởng kinh tế Vì khi đó, cung hàng hoá sẽ nhỏ hơn cầu hàng hoá ở mức vừaphải dẫn đến sẽ kích thích sản xuất trong nước phát triển, giảm tình trạng thất nghiệp,….Mặt khác, khi đó, giá trị của đồng nội tệ bị mất giá nhẹ so với đồng ngoại tệ, điều này sẽkích thích hoạt động xuất khẩu, hạn chế hoạt động nhập khẩu,

- Tuy nhiên, nếu lạm phát ở mức độ quá cao (lạm phát phi mã và siêu lạm phát) thì lại cóảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực của nền kinh tế:

+ Trong lĩnh vực sản xuất, lạm phát làm cho giá cả vật tư, nguyên liệu, hàng hoátăng từ đó dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm sút và không chính xác, qui mô sản xuấtngày càng bị thu hẹp, gia tăng tình trạng phát triển không đều, mất cân đối giữa các ngànhsản xuất

+ Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, lạm phát làm rối loạn quá trình lưu thônghàng hoá, kích thích tâm lí đầu cơ tích trữ hàng hoá, tạo nên nhu cầu giả tạo, làm cho sựmất cân đối giữa cung và cầu ngày càng gia tăng

+ Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, lạm phát phá vỡ các chức năng của tiền tệ, làmcho sức mua của đồng tiền giảm sút một cách nhanh chóng, hoạt động của hệ thống tíndụng ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng → ảnh hưởng lớn đến vai trò điều hoà lưuthông tiền tệ của ngân hàng

+ Trong lĩnh vực tài chính Nhà nước, lạm phát làm cho nguồn thu NSNN ngàycàng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng bội chi NS ngày càng tăng

+ Đối với tiêu dùng và đời sống của người lao động, lạm phát làm cho tiêu dùngthực tế giảm, đời sống dân cư trở nên khó khăn, tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng

Tóm lại, hậu quả của lạm phát là rất nặng nề và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn

bộ đời sống kinh tế xã hội của đất nước

1.4 Các biện pháp kiểm soát lạm phát.

Về dài hạn, việc kiềm chế lạm phát, giữ giá trị tiền tệ ổn định sẽ tạo điều kiện tăngsản lượng thực tế và giảm thất nghiệp Vì thể duy trì sự ổn định tiền tệ là mục tiêu dài hạncủa bất kỳ nền kinh tế nào Nhưng trong từng thời kỳ việc lựa chọn cac giải pháp kiềmchế lạm phát cũng như mức độ tác động của nó phải phù hợp với yêu cầu tăng trưởng và

Trang 6

các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh chịu Chính phủ các nước có thể chọn chiếnlược giảm lạm phát từ từ, ít gây biến động cho nền kinh tế hoặc chiến lược giảm tỷ lệ lạmphát nhanh chóng tạo nên sự giảm mạnh về sản lượng trong quá trình điều chỉnh.

a Giải pháp cấp bách:

Đây được coi là những giải pháp tình thế, được áp dụng với mục đích giảm tứcthời "cơn sốt" lạm phát để có cơ sở áp dụng các giải pháp chiến lược lâu dài

- Biện pháp về tiền tệ- tín dụng: Mục đích là giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, và

kiểm soát được quá trình lưu thông tiền tệ

+ Quản lí chặt chẽ việc cung ứng tiền, thực hiện chính sách đóng băng tiền tệ.+ Quản lí và hạn chế thật mạnh khả năng "tạo tiền" của NHTM bằng cách tăng tỷ

- Biện pháp về tài chính ngân sách: Mục đích là làm giảm bớt tình trạng mất cân đối trong

thu chi NS tiến tới cân bằng ngân sách

+ Tiết kiệm chi NS bằng cách cắt giảm các khoản chi không tác động một cáchtrực tiếp đến sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế: chi cho bộ máy quản lí hành chính,chi phúc lợi xã hội,…

+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả thu của NSNN bằng cách: cải cách chính sáchthuế theo hướng mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu (chống thất thu thuế, thu đúng, thu đủ,công bằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống)

+ Thực hiện chính sách thu bù đắp thiếu hụt ngân sách: Vay (trong và ngoài nước,viện trợ, )

- Các biện pháp khác:

+ Nhà nước phải thực hiện chính sách kiểm soát giá cả và có biện pháp điều tiếtgiá cả thị trường đối với một số mặt hàng thiết yếu của sản xuất và đời sống, như: trợ giá,qui định mức giá trần, điều tiết thông qua quĩ dự trữ,

+ Khuyến khích tự do mậu dịch, nới lỏng thuế quan nhằm mục đích tăng quĩ hànghoá tiêu dùng, giảm bớt sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông

Trang 7

+ Nhà nước phải có biện pháp để ổn định giá vàng và ngoại tệ nhằm tạo tâm lí ổnđịnh giá cả các mặt hàng khác trong thị trường, như: tung quĩ dự trữ ngoại hối ra để điềutiết thị trường, kiểm soát chặt chẽ ngoại hối,

b Giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược:

Đây là biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

- Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá của nền kinh tếquốc dân, vì xuất phát từ nguyên lí "lưu thông hàng hoá là tiền đề của lưu thông tiền tệ" ,nên nếu quĩ hàng hoá được tạo ra với số lượng lớn, phong phú về chủng loại, giá cả ổnđịnh,… sẽ là tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền tệ

- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển ngành hàng hoá "mũi nhọn" cho xuất khẩu Mụcđích: vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản đời sống và việc làm của nhân dân lao động, vừatạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, vừa tác động đến các hoạt động của các ngành kinh

tế khác, do đó là cơ sở để ổn định lưu thông tiền tệ trong nước

- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí Nhà nước, vì vai trò của Nhà nước đối với quản líkinh tế vĩ mô là rất to lớn Nhà nước là người duy nhất đảm bảo tính công bằng và ổnđịnh trong kinh tế, đồng thời Nhà nước có thể tác động để thúc đẩy hiệu quả và tăngtrưởng kinh tế

Để thực hiện được mục tiêu này cần phải tinh giản biên chế, kiện toàn bộ máyhành chính, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN, ổn định ngân sáchvững chắc và ổn định tiền tệ

II Thực trạng lạm phát tại Việt Nam trong những năm qua.

2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011.

Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế trong một thời hạn nhấtđịnh Lạm phát có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau Tuy vậy, ở nước ta,cách phổ biến cho đến nay là dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI), phản ánh biến động vềgiá cả chung qua thời gian của một số lượng hàng hóa, dịch vụ đại diện cho tiêu dùngcuối cùng phục vụ đời sống bình thường của người dân

Nhìn chung, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao Từ năm

2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDPbình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 khoảng 7,1%, trong khi đó lạm phát bình quânhàng năm khoảng gần 11%

Trang 8

Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng GDP qua các năm Đường biểu diễn tỷ lệ lạm phát qua các năm

Mức lạm phát nói trên ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các nướctrong khu vực Ví dụ, lạm phát bình quân hàng năm ở Trung Quốc giai đoạn 2006-2009khoảng 3%, ở Indonesia khoảng 8,4%, Thái Lan khoảng 3,1%, Malaysia khoảng 2,7% vàPhilipine khoảng 5,8%,v.v… Bốn tháng đầu năm 2012, lạm phát ở nước ta vẫn ở mức cao

và diễn biến phức tạp

Biểu đồ tỷ lệ lạm phát của Việt Nam Biểu đồ tỷ lệ lạm phát của Việt Nam so với

so với các nước khác các nước khác đến tháng 4/2011

Vào năm 2008, tỷ lệ lạm phát trung bình của năm là 22,97%, mức lạm phát ở thựcphẩm đã lên đến 40% Việc Việt Nam chỉ nhắm vào các con số tăng trưởng kinh tế, thâmhụt mậu dịch cao và cơ cấu quản lý yếu kém chính là những nguyên nhân chính dẫn đếnlạm phát tăng vọt trong năm những năm gần đây

Năm 2009, lạm phát của cả năm dừng ở mức 6,88%, đạt chỉ tiêu Chính Phủ đề ra

Lạm phát năm 2010 của cả nước lên tới 11,75%, đã vượt xa chỉ tiêu lạm phát

Quốc hội giao cho Chính phủ hồi đầu năm là không quá 7%, chỉ tiêu được điều chỉnh làkhông quá 8%

Trang 9

Lạm phát cuối tháng 4 năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 đã tăng 9,64%; tăng17,51% so với tháng 4 năm 2010; lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm

2010 tăng 13,95% và dừng lại ở con số 18,58% cho chỉ tiêu hằng năm

Bảng so sánh tỷ lệ lạm phát qua các năm (thu thập tới năm 2011)

Những tháng đầu năm 2012 đang cho thấy khả năng hiện thực hóa mục tiêu kiềmchế lạm phát xuống còn khoảng 9-9,5%, được xác lập bởi những nhân tố tích cực nhưnhận thức và quyết tâm chính trị mới từ cấp cao nhất; sự nhất quán chính sách tài chính-tiền tệ linh hoạt và thận trọng, theo hướng tiếp tục thắt chặt, nâng cao hiệu quả đầu tưcông; đổi mới mô hình và cơ chế phát triển

2.2 Đánh giá thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011.

2.2.1 Nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam.

Thực trạng lạm phát tại Việt Nam còn rất cao so với một số nước trong khu vực vàtrên thế giới như Trung Quốc, Indonesia, Mỹ, Nhật Bản Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đếnlạm phát của Việt Nam tăng cao? Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tốtác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể nhưsau:

Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu:

Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia

tăng Điển hình là chỉ trong 2 tháng trở lại đây, giá xăng đã tăng liên tục từ 20.800đ lên22.900đ/lit tại thời điểm những ngày đầu tháng 3, và tiếp tục tăng thêm 800đ/lit trongtrung tuần tháng 4/2012

Trang 10

Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình biến

đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăngtrưởng kinh tế mạnh trên thế giới Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực – thựcphẩm ngày càng giảm mạnh

Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước việc giá

dầu và giá lương thực – thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩylạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các ngân hàng trung ương phải tăng cácmức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25%-0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ5%-5,5%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12-7,47%/năm

Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam:

Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã

tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ nhưxăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu – là những nguyên nhiên vật liệu đầu vàochính của sản xuất Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầunăm 2012 đến nay, giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 2 lần Điều này đã tác động làmchi phí sản xuất tăng cao

Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế

giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề

Biểu đồ biểu diễn CPI chung và của nhóm hàng lương thực – thực phẩm (tính đến năm 2011)

Thứ ba: Chính sách tài chính, tiền tệ được thực hiện trong nhiều năm liền nhưng

quản lý chưa chặt chẽ, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2008đến 20011 tăng

Ngày đăng: 09/11/2015, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w