Ngân sách nhà nước đã trở thành một công cụ quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nền
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử loài người, nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn áp và các nhiệm vụ xã hội Để thực hiện được chức năng và nhiệm
vụ của mình nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính đó là cơ sở vật chất cho nhà nước tồn tại và hoạt động Và do đó, ngân sách nhà nước ra đời và tồn tại cùng với
sự ra đời và tồn tại của nhà nước cũng như sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa Ngân sách nhà nước đã trở thành một công cụ quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nền kinh tế cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước Thu để định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh… Chi để nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, nâng cao đời sống nhân dân… Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, thì việc thu, chi ngân sách thế nào cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh được tình trạng thất thoát, hạn chế thâm hụt ngân sách luôn là bài toán khó đặt ra cho nước ta
Với mục đích đi tìm hiểu về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu và chi ngân sách nhà nước ta hiện nay, tôi sẽ trình bày đề tài: “Tình hình thực hiện chính sách tài khóa của Việt nam trong giai đoạn 2009-2013” Bài tập lớn bao gồm các phần sau:
Trang 2chi ngân sách trong giai đoạn 2009-2013 152.1 Các khái niệm về thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước 152.2 Số liệu về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước
2.3 Phân tích và đánh giá về tình hình thực hiện thu chi ngân
sách nhà nước mỗi năm trong giai đoạn 2009-2013 17Chương III: Kết luận và kiến nghị 413.1 Đối với khoản thu ngân sách nhà nước 413.2 Đối với khoản chi ngân sách nhà nước 423.3 Đối với chính sách tài khóa 45
Trang 3CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.1 Khái quát chung về kinh tế vĩ mô
Mục tiêu chủ yếu của chương này là nhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu của kinh tế Vĩ mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô Kinh tế Vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ nền kinh tế Quốc dân nói chung và quan tâm đến những vấn đề
mà bất cứ một quốc gia nào trong cơ chế thị trường đều gặp phải đó là:
Làm thế nào để tăng trưởng nhanh và ổn định; Làm thế nào để kiềm chế lạm phát; Làm thế nào để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; Làm thế nào để ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán; làm thế nào để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và phân phối của cải một cách công bằng giữa các thành viên trong xã hội
Muốn giải quyết được các vấn đề nêu trên một cách có căn cứu khoa học, kinh tế vĩ mô cố gắng mô tả và giải thích sự vận động của guồng máy kinh tế quốc dân bằng cách nghiên cứu mối quan hệ giữa các tổng lượng kinh tế vĩ mô chủ yếu như: tổng sản phẩm quốc dân, mức giá cả chung, lãi suất, tỷ giá hối đoái, Với phương pháp cơ bản mà kinh tế vĩ mô sử dụng là phương pháp phân tích cân bằng tổng thể, phương pháp mô hình hoá và phân tích thống kế số lớn
Mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản là được sự ổn định trong nắng hạn, tăng trưởng nhanh trong dài hạn và phân phối của cải công bằng Để đạt được mục tiêu
ổn định, Nhà nước cần phải sử dụng các công cụ là các chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thu nhập, Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, thì Nhà nước thường phải sử dụng các chính sách như chính sách tiết kiệm, chính sách đầu tư, chính sách công nghệ, chính sách giáo dục và dân số,
Trang 4Phân tích tổng cung – tổng cầu là phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô cơ bản nhằm lý giải vì sao có những giao động trong giá cả và sản lượng và làm thế nào mà Nhà nước có thể ổn định được nền kinh tế Cân bằng dài hạn đạt được khi tổng cầu bằng với tổng cung dài hạn Nền kinh tế đạt được sản lượng cao nhất vì khi đó lao động được thu hút vào sản xuất nhiều nhất, các nguồn lực khác được sử dụng hợp lý, sản lượng đạt được sản lượng tiềm năng, giá cả hầu như không thay đổi, thất nghiệp chỉ là thất nghiệp tự nhiên Cân bằng ngắn hạn có thể tương ứng với trạng thái lạm phát hoặc thất nghiệp, tuỳ thuộc vào nền kinh tế hoạt động quá mức hay dưới mức tiềm năng Chính vì nền kinh tế thị trường luôn luôn gặp phải những vấn đề như tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thất nghiệp, kinh tế vĩ mô tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa 3 biến số này Các nghiên cứu cho thấy giữa tăng trưởng và tổng sản phẩm và vấn đề thất nghiệp có mối quan hệ cố hữu với nhau Tăng trưởng trưởng nhanh thì thất nghiệp giảm và ngược lại Nhà kinh tế học Okun đã lượng hoá mối quan hệ này bằng quy luật Ohun Quy luật Okun cho thấy khi sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng 2,5% thì tỷ lệ thất nghiệm giảm đi 1%
Các nhà kinh tế cũng đã tìm ra trong ngắn hạn lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch Muốn giảm lạm phát thì hầu như các quốc gia đều phải thu hẹp sản xuất làm cho thất nghiệp cao hơn và ngược lại Tuy vậy trong dài hạn cho đến nay người ta chưa tìm thấy lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ nào
Sau khi nghiên cứu xong chương này, người học cần phải nắm được lý thuyết và sử dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập giảđịnh dưới các dạng như:
- Phân biệt các yếu tố tác động đến tổng cầu, tổng cung của nền kinh tế, và biểu thị
sự tác động đó trên đồ thị tổng cung, tổng cầu
- Hiểu ý nghĩa và cách xác định tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá và mức giá chung
Trang 5- Vận dụng quy luật Okun để dự đoán tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp, khi biết các yếu tố còn lại.
1.1.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
a Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Kinh tế vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế Quốc dân Những vấn đề then chốt được kinh tế học Vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá cả chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp câu hỏi: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số này? Điều gì quyết định sự thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Nói một cách khác, kinh
tế vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mối quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội Một quốc gia có thể có những lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào các ràng buộc về nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị – xã hội Song sự lựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến sự hiểu biết sâu sắc về các hoạt động mang tính khách quan về hệ thống kinh tế
b Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Trong khi phân tích các hiện tượng và mỗi quan hệ kinh tế quốc dân, kinh tế
vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng thể Theo phương pháp này, kinh tế vĩ mô xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường, của thị trường hàng hoá, thị trường các yếu tốđầu vào, thị trường tài chính xem xét đồng thời khả năng cung cấp sản lượng của toàn bộ nền kinh tế, khả năng tiêu dùng của toàn bộ nền kinh tế, từđó xác định đồng thời mức giá cả và sản lượng cân bằng của nền kinh tế Đây là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hệ thống kinh tế Thực chất việc khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau hiện tại, ngắn hạn, dài hạn Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô
Trang 6hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định đến các biến số kinh tế vĩ mô này Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế thích hợp Những kiến thức và công cụ phân tích này đã được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học kinh tế thuộc nhiều thế hệ khác nhau Ngoài ra kinh tế vĩ mô còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích phổ biến như tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình toán và đặc biệt là các mô hình kinh tế lượng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong phân tích kinh
tế vĩ mô
1.1.2 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Theo cách tiếp cận hệ thống, thì nền kinh tế được xem như là một hệ thống gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô được đặc trưng bởi 3 yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô
- Các yếu tố đầu vào gồm: Những tác động từ bên ngoài của một nền kinh tế bao gồm chủ yếu là các biến số phi kinh tế: Thời tiết, dân số, chiến tranh, và biến chính sách bao gồm: các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng vào các mục tiêu đã định trước
- Các yếu tố đầu ra của nền kinh tế: bao gồm sản lượng sản xuất, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu, đó là các biến sốđo lường kết quả hoạt động của hộp đen kinh tế
vĩ mô trong từng thời kỳ
- Hộp đen kinh tế vĩ mô: Đây là yếu tố trung tâm của hệ thống được coi là nền kinh
tế vĩ mô (Macroeconomy) Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định đến chất lượng của các biến số đầu ra Hai lực lượng chủ yếu quyết định đến hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu
Tổng cung của nền kinh tế (Aggregate Supply –AS): Tổng cung là tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các hãng kinh doanh sẽ sản xuất và bán ra trong từng thời kỳ tương ứng với mức giá cả chung và khả năng sản xuất Mức sản lượng tiềm năng: Đó là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện
Trang 7toàn dụng nhân công, mà không gây lên lạm phát Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất đặc biệt là yếu tố lao động.
Tổng cầu của nền kinh tế (Aggregate Demand – AD): Tổng cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua ứng với từng mức giá cả chung, thu nhập và các biến số khác không đổi.Tổng cầu bao gồm chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ và xuất khẩu ròng Và có rất nhiều biến số quyết định đến mức sản lượng mà các tác nhân trong nền kinh tế sử dụng Khi các nhân tố này thay đổi thì
sẽ làm cho tổng cầu thay đổi Đường tổng cầu: Là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng sản phẩm và mức giá cả chung mà các tác nhân trong nền kinh tế chi tiêu Với trục tung biểu thị mức giá cả chung, trục hoành biểu thị mức sản lượng thì đường tổng cầu dốc xuống (có độ dốc âm)
Sản lượng cân bằng: Tại điểm cân bằng bao nhiêu sản phẩm sản xuất ra thì tiêu dùng hết bấy nhiêu, không có sản phẩm dư thừa hay thiếu hụt Trạng thái cân bằng không có nghĩa là một trạng thái tối ưu hay trang thái đang mong muốn của nền kinh tế Nó có thể tương ứng với trạng thái phát triển quá nóng (khi sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng và lạm phát cao) hoặc nền kinh tếđang lâm vào suy thoái (khi sản lượng thấp hơn mức sản lượng tiềm năng)
Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn:
- Các cú sốc cầu: Khi đường tổng cung có độ dốc dương, các nhân tố ngoại sinh tác động đến tổng cầu sẽ làm dao động sản lượng và mức giá Sự dao động của sản lượng xung quanh mức sản lượng tiềm năng được gọi là chu kỳ kinh doanh Chính phủ có thể tác động đến tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để ổn định nền kinh tế
- Các cú sốc cung: Các cú sốc cung xẩy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế Các cú sốc làm giảm tổng cung gọi là các cú sốc bất lợi Ngược lại các cú sốc làm tăng tổng cung gọi là các cú sốc
có lợi
Trang 8Các mục tiêu kinh tế vĩ mô:
Kết quả kinh tế của một nước thường được đánh giá theo ba dấu hiệu chủ yếu là: Ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội Để đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau
- Mục tiêu sản lượng
- Mục tiêu việc làm
- Mục tiêu ổn định giá cả
- Mục tiêu kinh tế đối ngoại
- Phân phối công bằng thông qua chính sách phân phối lần đầu và phân phối lại củanền kinh tế
Các mục tiêu trên thể hiện một trạng thái lý tưởng, trong đó sản lượng đạt mức sản lượng tiềm năng, mức thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên, lạm phát thấp có thể kiểm soát được, cán cân thanh toán cân bằng, tỷ giá hối đoái hầu như không đổi Trong thực tế, thì các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tối thiểu hoá các sai lệch thực thế so với trạng thái lý tưởng
Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu:
- Chính sách tài khoá: Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ nhằm hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn Chính sách tài khoá có hai công cụ chủ yếu đó là chi tiêu của Chính phủ và thuế
- Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn Chính sách tiền tệ
có hai công cụ chủ yếu là kiểm soát mức cung tiền và kiểm soát lãi suất
- Chính sách thu nhập: Chính sách thu nhập gồm các biện pháp mà Chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát Chính sách này sử dụng nhiều công cụ, từ những công cụ có tính chất cứng rắn nhưấn
Trang 9định mức tiền công và giá cả đến những công cụ mềm dẻo như là những hướng dẫn, kích thích bằng thuế thu nhập.
- Chính sách kinh tế đối ngoại: Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng, các quy định về hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch và
cả những biện pháp tài chính tiền tệ khác, có tác động vào hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.3 Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu
Tổng sản phẩm Quốc dân (GNP): Tổng sản phẩm quốc dân là giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra trong một đơn vị thời gian thường là một năm Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá hiện hành là tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa (GNPDN) Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá
cố định của một thời điểm nào đó là tổng quốc dân thực tế (GNPTT)
Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian Cách xác định tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế được tính bằng (%) thay đổi của sản lượng thực tế thời kỳ sau so với thời
Tăng trưởng và lạm phát: Sự kiện lịch sử của nhiều nước cho thấy, những thời kỳ mà nền kinh tế phát đạt, tăng trưởng cao thì lạm phát có xu hướng tăng lên
và ngược lại
Lạm phát và thất nghiệp: Ngày nay nhiều nhà kinh tế cho rằng trong thời kỳ ngắn hạn thì lạm phát cao, thì thất nghiệp giảm
Trang 101.2 Khái quát về chính sách tài khóa
1.2.1 Chính sách tài khoá trong lý thuyết
Phần này nghiên cứu một ứng dụng của lý thuyết tổng cầu trong việc đưa ra chính sách tài khoá chủ động của Chính phủ
Chính sách tài khoá là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, khi sản lượng thực tế của nền kinh tếở quá
xa bên phải hoặc bên trái mức sản lượng tiềm năng, thì lúc đó cần tác động của chính sách tài khoá hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế lại gần với mức sản lượng tiềm năng
Theo cách tiếp cận của Keynes, thì vai trò trung tâm của Chính phủ là chính sách tài khoá Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá với các công cụ khác nhau ứng với từng điều kiện cụ thể của nền kinh tế
Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp Các hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu cho tiêu dùng Tổng cầu ở mức rất thấp Lúc này để mở rộng tổng cầu Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để tăng mức chi tiêu của nền kinh tế Trong mô hình số nhân đầy đủ, việc Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến sản lượng thực tế tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể khôi phục
Ngược lại, khi nền kinh tế đang ở trạng thái phát đạt quá mức, tăng trưởng cao, lạm phát tăng lên, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế và nhờ đó tổng cầu sẽ giảm sản lượng thực tế cũng giảm theo và lạm phát giảm Tuy nhiên, trên thực tế chính sách tài khoá không đủ sức mạnh như vậy nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay
1.2.2 Chính sách tài khoá trong thực tế
Trước khi thực thi chính sách tài khoá trong thực thế, thì Chính phủ cần phải nghiên cứu kỹ các vấn đề sau:
Trang 11Mức thâm hụt sản lượng thực tế và mục tiêu đạt ra cho nền kinh tế Cơ chế
tự điều chỉnh của nền kinh tế khi chưa cần tác động của chính sách tài khoá Các hạn chế khi thực hiện chính sách tài khoá
a Cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế:
- Những thay đổi tự động của hệ thống thuế: Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty Khi thu nhập quốc dân tăng thì số thu về thuế cũng tăng theo và ngược lại khi thu nhập quốc dân giảm thì số thu về thuế cũng giảm Mặc dù Chính phủ chưa cần phải điều chỉnh thuế suất Hệ thống thuế có vai trò như một bộ tự ổn định, điều chỉnh tự động nhanh và mạnh
- Hệ thống bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm Khi thất nghiệp hay mất việc, nghỉ hưu, ốm đau họđược nhận trợ cấp Khi có việc làm thì họ phải trích nộp các khoản bảo hiểm Như vậy khi nền kinh tế suy thoái người lao động không có việc làm nhưng có thu nhập từ các khoản trợ cấp, do đó làm tổng cầu tăng và thúc đẩy sản lượng tăng Khi nền kinh tế phát đạt thu nhập tăng, trích nộp các khoản bảo hiểm làm cho thu nhập giảm bớt vàlàm tổng cầu giảm, do đó sản lượng giảm Như vậy, hệ thống bảo hiểm luôn có tác động ngược chiều với chu kỳ kinh doanh
Tuy nhiên, những ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm phần nào những dao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ được hoàn toàn những dao động đó Phần còn lại là vai trò của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ
b Những hạn chế của chính sách tài khoá
Trong thực tế chính sách tài khoá bị hạn chế bởi nhiều lý do:
- Khó xác định một cách chính xác mức độ cần thiết phải tác động
+ Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá các sự kiện kinh tế
+ Có sự không chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế
- Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn về mặt thời gian
Trang 12+ Độ trễ bên trong: thời gian thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định.
+ Đội trễ bên ngoài: bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng của chính sách
Cả hai độ trễ trên khá dài phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, thể chế, cơ cấu
tổ chức bộ máy Các chính sách đưa ra không đúng lúc sẽ làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn định nó
- Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm, trợ cấp xã hội Mà đa số các dự án này trong thực tế là kém hiệu quả, tham nhũng nhiều, thời gian phát huy tác dụng thường khá dài
1.2.3 Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách
a Khái niệm về thâm hụt ngân sách
Khái niệm ngân sách Nhà nước: ngân sách Nhà nước là tổng kế hoách chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ Bao gồm các kế hoạch thu (chủ yếu từ thuế), các kế hoạch chi ngân sách của Nhà nước
Gọi B là cán cân ngân sách B = T – G
Nếu B > 0 thặng dư ngân sách
B< 0 Thâm hụt ngân sách
B = 0 Ngân sách cân bằng
Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, năm Vấn đề là phải quản lý thu, chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài
Tuy vậy, nhiều nước và đặc biệt là các nước đang phát triển vẫn theo đuổi chính sách tài khoá thận trọng, chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ của các nguồn thu Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thường thì thu nhân sách sẽ tăng và khi nền kinh tế có mức tăng trưởng thấp thu ngân sách sẽ giảm Ngược lại trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì chi ngân sách giảm, còn trong điều kiện nền kinh tế suy thoái thì chi ngân sách sẽ tăng Chính vì vậy thâm hụt ngân sách sẽ
Trang 13trầm trọng hơn trong thời kỳ suy thoái bất chấp mọi cố gắng của Chính phủ Do đó
để đánh giá tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng cán cân ngân sách cân bằng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động
ở mức sản lượng tiềm năng
Một số khái niệm thâm hụt ngân sách
- Thâm hụt ngân sách thực tế: đó là thâm hụt giữa số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng
- Thâm hụt ngân sách chu kỳ: thâm hụt ngân sách bịđộng do tính chu kỳ của nền kinh tế Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu Trong ba loại thâm hụt trên thì thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khoá như là đưa ra chí sách thuế, chính sách phúc lợi, bảo hiểm,
b Chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều
Hàm ngân sách đơn giản có dạng như sau:
B = - G + tY
B: là cán cân ngân sách
G: chi tiêu ngân sách
tY: Thu nhân sách
Nếu Chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách sao cho tại mức sản lượng tiềm năng thì ngân sách đạt cân bằng, lúc đó
B = - G + t Y = 0
tY = G
Như vậy, một mức thu nhập hay sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì ngân sách sẽ bị thâm hụt Ngược lại với bất kỳ mức sản lượng nào lớn hơn mức sản lượng tiềm năng thì ngân sách đều thặng dư Chỉ tại mức sản lượng bằng với sản lượng tiềm năng thì ngân sách mới cân bằng
Trang 14Chính sách tài khoá cùng chiều: Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, thì chính sách đó gọi là chính sách tài khoá cùng chiều Lúc đó nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, ngân sách sẽ thâm hụt, để ngân sách cân bằng lúc này Chính phủ cần phải giảm chi tiêu hoặc tăng thuế hoặc sử dụng cả hai biện pháp Đổi lại chi tiêu của Chính phủ giảm làm cho sản lượng giảm, do đó suy thoái lại càng suy thoái.
Chính sách tài khoá ngược chiều: Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ, thì Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khoá ngược chiều với chu kỳ kinh doanh Lúc đó khi nền kinh tế suy thoái, để tăng sản lượng, để sản lượng lại gần với sản lượng tiềm năngthì Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, hoặc cả hai biện đó Như vậy thì ngân sách đã thâm hụt lại càng thâm hụt Việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá cùng chiều hay ngược chiều với chu kỳ kinh doanh phụ thuộc vào tình huống kinh tế cụ thể của mỗi nước, mỗi giai đoạn khác nhau
Trang 15CHƯƠNG II: SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU CHI NGÂN SÁCH TRONG
Theo Luật NSNN năm 2002, “Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”
2.1.3 Chi ngân sách nhà nước
Theo Luật NSNN năm 2002, “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”
2.1.4 Khái quát về Cân đối ngân sách nhà nước (CĐNSNN)
CĐNSNN là một trong những cân đối vĩ mô quan trọng của nền kinh tế, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực
Theo Luật NSNN năm 2002, “Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên
và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội
Trang 16chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.”
Mối tương quan giữa thu và chi NSNN trong năm tài chính được thể hiện qua 3 trạng thái sau: NSNN cân bằng, NSNN bội thu (thặng dư), NSNN bội chi (thiếu hụt NSNN)
2.2 Số liệu về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2009-2013
Các số liệu trong bài được lấy từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, số liệu từ 2009-2012 là số quyết toán, riêng năm 2013 là số ước đạt
Trang 172.3 Phân tích và đánh giá về tình hình thực hiện thu chi ngân sách nhà nước mỗi năm trong giai đoạn 2009-2013
2.3.1 Năm 2009
Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế trong nước, làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống nhân dân Trong bối cảnh đó, Chính phủ
đã đề ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân; các chính sách và giải pháp kích thích kinh tế đề ra đã được thực hiện khẩn trương, đồng bộ và phát huy hiệu quả, giúp thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế Từ quý II/2009, tình hình kinh tế đã có chuyển biến tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nâng mức tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,32%, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội Cùng với sự khởi sắc của tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu, nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2009 đạt kết quả khả quan
a Thu NSNN năm 2009
Thu NSNN đạt kết quả tích cực là nhờ các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Một là: Do tình hình kinh tế đất nước và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp từ quý II/2009 đã có chuyển biến tích cực Nếu như GDP quý I tăng 3,14%, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,
số thu nội địa sụt giảm mạnh; thì từ quý II/2009 đà hồi phục của nền kinh tế đã rõ nét hơn (GDP quý II tăng 4,41%, quý III tăng 5,98%, quý IV tăng 6,99%) Nhờ vậy, số thu nội địa hàng tháng cũng từng bước đạt khá hơn Riêng trong quý IV/2009, số thu bình quân mỗi tháng tăng gần 18% so với mức thu bình quân trong
9 tháng đầu năm Bên cạnh đó, nhờ biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng thông
Trang 18qua giảm thuế và lệ phí trước bạ, các hoạt động mua bán ô tô, xe máy, giao dịch bất động sản trong những tháng cuối năm 2009 gia tăng (chỉ tính riêng xe ô tô, mức tiêu thụ bình quân tháng trong quý IV/2009 bằng 1,5 lần mức tiêu thụ bình quân 9 tháng đầu năm), cũng tạo điều kiện cho thu NSNN tăng thêm.
- Hai là: Các địa phương đã chỉ đạo khai thác các nguồn thu có khả năng; tập trung đẩy nhanh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong những tháng cuối năm 2009, khi thị trường bất động sản phục hồi, qua đó góp phần đưa số thu tiền
sử dụng đất năm 2009 đạt mức cao nhất trong những năm gần đây Đồng thời, các địa phương cũng đã tăng cường công tác quản lý thu, đôn đốc xử lý nợ đọng thuế
- Ba là: Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm 2009 được cải thiện đáng kể do kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng mạnh (do cả yếu tố tăng sản lượng và giá) Cụ thể: Kim ngạch xuất, nhập khẩu quý IV/2009 tăng mạnh, với tổng giá trị đạt gần 37 tỷ USD, bằng 30,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm
và tăng gần 23,1% so với tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân 3 quý đầu năm Bên cạnh đó, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đã được thực hiện quyết liệt, góp phần tăng thu cho NSNN
b Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN:
Trong tổ chức thực hiện, để hạn chế tác động không thuận của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (tháng 5/2009), Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc điều hành NSNN năm 2009 là không thực hiện cắt giảm tổng mức chi NSNN, nhưng có yêu cầu sắp xếp điều chỉnh các nhiệm vụ chi, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, giảm những khoản chi chưa thực sự cấp thiết; đồng thời sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm
an sinh xã hội Trên cơ sở kết quả thực hiện thu, đánh giá kết quả thực hiện chi NSNN theo từng lĩnh vực như sau:
- Chi đầu tư phát triển: Trong quá trình thực hiện, quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đã được sửa đổi từ thẩm tra trước sang kiểm tra sau để tạo điều kiện cho
Trang 19các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Bên cạnh đó, qua chính sách kích cầu đầu tư, nhất là giải pháp hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng ngân hàng, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng đảm bảo được vốn trong quá trình thực hiện các dự án, do đó việc triển khai các dự án nhìn chung có tiến bộ hơn so với các năm trước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những yếu kém như phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư bổ sung ở một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn chậm hoặc chưa đúng đối tượng; vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư thấp, năng lực chủ đầu tư và nhà thầu yếu
- Chi trả nợ và viện trợ: đảm bảo trả các khoản nợ tăng thêm do tăng huy động vay trong nước để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế; việc thanh toán nợ được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng cam kết
- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính: đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định, đồng thời đã tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để giảm bớt khó khăn về đời sống cho nhân dân, tập trung trước hết cho người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội Nhìn chung các Bộ,
cơ quan Trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chi trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán
c Về cân đối ngân sách nhà nước:
Kết quả thực hiện bội chi NSNN năm 2009 là 106.487 tỷ đồng Bước vào năm 2009, căn cứ tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, diễn biến phức tạp, khó lường và theo chiều hướng xấu, nguồn thu NSNN gặp khó khăn, yêu cầu tăng chi là rất lớn
để thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, do vậy Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội chấp thuận tăng mức bội chi không quá 7%GDP Trong phạm vi Quốc hội cho phép, được sử dụng toàn bộ cho đầu tư phát
Trang 20triển theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tập trung cho các công trình, dự án kích thích kinh tế thực hiện trong năm 2009.
d Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2009 nêu trên có ưu điểm và khó khăn, hạn chế sau:
Ưu điểm:
- Trong năm 2009, nền kinh tế nước ta chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, chúng ta đã sớm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ngăn chặn thành công đà suy giảm kinh tế, thực hiện có kết quả nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra Kết quả hoạt động NSNN năm 2009 đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh và xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội
- Việc ban hành kịp thời, tương đối đồng bộ và tổ chức triển khai thực hiện tích cực các giải pháp kích thích kinh tế sử dụng nguồn từ NSNN đã góp phần giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất - kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực trong nền kinh tế Cụ thể, trong năm đã thực hiện miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân; bổ sung chi NSNN và trái phiếu Chính phủ cho nền kinh
tế nhằm kích cầu đầu tư, tạo động lực phát triển: Trong đó, chủ yếu là bổ sung cho các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết phục vụ trực tiếp cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và có khả năng hoàn thành trong năm 2009, 2010 để tăng năng lực sản xuất xã hội
- Nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được coi trọng, góp phần ổn định đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội Cụ thể, ngoài các chính sách an sinh xã hội đã được ban hành và tiếp tục thực hiện, trong năm 2009, đã ban hành và triển khai thực hiện thêm một số giải pháp mới như: hỗ trợ người nghèo ăn Tết Kỷ Sửu; trợ cấp khó khăn cho cán bộ công chức có thu nhập thấp; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện nghèo; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn; tăng mua dự trữ quốc
Trang 21gia về gạo và xăng dầu; hỗ trợ lãi suất vay mua vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; cho vay học sinh, sinh viên nghèo; xây dựng nhà ở cho sinh viên; triển khai chính sách xây dựng nhà ở cho lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp ở đô thị Tổng kinh phí NSNN năm 2009 chi cho công tác
an sinh xã hội tăng 44,3% so với năm 2008, nhờ đó, đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa
Khó khăn, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc điều hành NSNN năm 2009 vẫn còn khó khăn, hạn chế, như: chất lượng công tác dự báo chưa cao; việc triển khai đồng thời chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm gia tăng áp lực lạm phát; mức dư nợ Chính phủ và dư nợ Quốc gia tăng nhanh (tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn) Đây sẽ là áp lực cho cân đối NSNN những năm tới và gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, nhằm tránh nguy cơ tái lạm phát cao trong năm 2010
2.3.2 Năm 2010
a Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước :
Thu nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (không kể thu tiền sử dụng đất): Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 01/01/2010, Chính phủ đã dừng thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế và dừng hỗ trợ lãi suất cho vay vốn lưu động ngắn hạn; thực hiện giãn thời hạn nộp thuế một quý đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da, giầy Chính phủ cũng đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý thu thuế ngay từ đầu năm; tích cực đôn đốc thu nợ đọng, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chế độ kê khai, nộp thuế Nhờ vậy, mặc dù chịu nhiều tác động của các yếu tố không thuận lợi, song kết quả thu ngân sách nhà nước nói chung và nhiều khoản thu quan trọng nói riêng đạt khá so với dự toán Trong đó:
Trang 22- Khu vực kinh tế quốc doanh: Năm 2010, giá cả nhiều loại vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất đã tăng hơn so với năm 2009; bên cạnh đó, thời tiết khô hạn kéo dài dẫn đến thiếu điện cho sản xuất, chi phí vận tải tăng, làm tăng chi phí sản xuất, giảm tích luỹ của nhiều doanh nghiệp; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ngoài nước ngày càng gay gắt.
Tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, trong năm 2010 các Bộ, địa phương, các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế đã rà soát, điều chỉnh phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Năm 2010 có khoảng
300 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp lại; tính chung đến ngày 31/12/2010, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.845 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hoá được 3.943 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, chiếm 67,5% tổng số đã sắp xếp
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: năm 2010 tiếp tục tăng trưởng mạnh
mẽ về thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới và tăng thêm ước khoảng 21 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện ước
11 tỷ USD; góp phần đổi mới công nghệ sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động
- Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Năm 2010 đã có khoảng 299,5 nghìn tỷ đồng vốn của dân cư và tư nhân đầu tư vào nền kinh tế, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; có khoảng 84 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội
Thu từ dầu thô: Kết quả thực hiện đạt 69.179 tỷ đồng, chiếm 11,76% tổng thu ngân sách nhà nước, trên cơ sở sản lượng thanh toán đạt xấp xỉ 13,8 triệu tấn
và giá dầu thanh toán cả năm đạt khoảng 79,7 USD/thùng, tăng 11,7 USD/thùng so với giá tính dự toán
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu:
Trang 23Năm 2010, nhiều cơ chế về quản lý xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, trước hết là đối với các mặt hàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu để hạn chế nhập siêu, như: bãi bỏ quy định phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo máy chính để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các thiết
bị, máy móc trong nước đã sản xuất được; ban hành khung thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu tương ứng với giá xăng dầu trên thị trường thế giới để các doanh nghiệp chủ động trong tổ chức sản xuất - kinh doanh; rà soát, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu, trên cơ sở đó ban hành danh mục các mặt hàng này để làm cơ sở giám sát và thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và các hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp Việt Nam; tiếp tục thực hiện tạm hoàn 90% thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng Bên cạnh đó, đã
tổ chức theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường để điều chỉnh kịp thời thuế nhập khẩu đối với các nhóm mặt hàng cần kiểm soát (thủy sản, sữa và sản phẩm từ sữa, rau quả, lúa mỳ, dầu mỡ động thực vật, ngũ cốc, thép ) và các nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng các loại, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ, xe máy nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng xe máy ) Ngành Hải quan trong năm 2010 cũng đã tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản và cụ thể hoá các quy định về thủ tục hải quan; tăng cường kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, quy định về việc giám sát hải quan tại cảng biển Qua đó tháo
gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp
Kết quả thực hiện, thu được 130.351 tỷ đồng, tăng 24.722 nghìn tỷ đồng so với năm 2009 Cùng với đó, việc sửa đổi, bổ sung một số cơ chế và chính sách