PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HẢI TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG ĐIỀN A Người thực hiện : Trần Kim Em Sinh năm : 1977 Năm vào ngành :1994 Trình độ văn hóa : TN THPT (BTVH) Trình độ chuyên môn : TN THSP (9+3 CĐ) Đề tài : GIÁO DỤC ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG NÔNG THÔN , VÙNG SÂU . A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I /LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trường Tiểu học cũng như một phần lớn các trường trong huyện Đông Hải, là trường thuộc vùng nông thôn còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất, dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, nhiều người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít người lại đông . Trong cuộc sống hàng ngày các em hiếm có các mối giao lưu rộng rãi, ít khi tham gia vào các hoạt động sinh hoạt mang tính tập thể. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em trong trường còn thiếu sự bình tĩnh, tự tin nên trong các kì kiểm tra định kì kết quả chưa cao mặc dù sức học bình thường ở lớp của các en rất tốt hoặc trong các cuộc thi do huyện tổ chức ,kết quả đạt chưa cao so với năng lực thường ngày ở trường của các em. Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thiếu sự mạnh dạn khi đứng trước đám đông làm cho các em không phát huy hết được khả năng của mình. Việc giáo dục cho học sinh bình tĩnh, tự tin khi đứng trước đám đông, trước một công việc quan trọng chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Trong giảng dạy giáo viên chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết hướng dẫn thực hành, cũng như các phương pháp, tổ chức các hình thức học tập nhằm nâng cao, rèn luyện bản lĩnh cho học sinh. 1 II/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Tự tin là khả năng làm chủ được bản thân, tin tưởng vào năng lực chính bản thân mình. Một cá thể có tự tin thì khi làm việc sẽ đạt được kết quả tối ưu nhất. Còn nếu cá thể không có được đức tín tự tin thì khi làm việc không thể hiện được kết quả cao, nhiều khi phản lại tác dụng. Khi thiếu tự tin thì học sinh không thể làm tốt được công việc mình sẽ làm, làm mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Theo đà phát triển đi lên của xã hội, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Xã hội chúng ta đòi hỏi kết quả của công tác giáo dục .Giáo dục không phải là chúng ta dạy cho học sinh điều gì, hay học sinh học cái gì mà là học sinh sẽ thể hiện những điều mình đã học có kết quả tối ưu nhất không? Nhưng muốn làm được điều đó thì ngoài việc cung cấp kiến thức cùng các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thì chúng ta cần phải tập cho học sinh đức tín: mạnh dạn, bình tĩnh, tự làm chủ bản thân để đạt được kết quả cao nhất khi thực thi một công việc. Hiện nay ở một số trường đặc biệt là các trường vùng nông thôn và các trường ở vùng sâu người làm công tác giáo dục chưa quan tâm đến việc rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh. Cho nên nhiều học sinh vì thiếu tự tin nên không thể hiện tốt được năng lực vốn có của mình trong cuộc sống hàng ngày. !. Qua lý do trên tôi thấy việc giáo dục rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh là hết sức cần thiết, nhưng chúng ta cần quan tâm tới việc rèn luyện đức tín tự tin ở học sinh như thế nào để đạt hiệu quả nhất đó là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay. III/ GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC SỰ DỤNG Giải pháp được đưa ra là: - Đánh giá được công tác giáo dục đức tín tự tin ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu. Trong những năm qua và hiện nay. - Tìm ra những nguyên nhân tại sao ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, xa học sinh còn nhiều em chưa có đủ đức tín tự tin cần thiết để thể hiện hết năng lực vốn có của mình. 2 - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đức tính tự tin của học sinh ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, xa để các em hoàn thiện bản thân hơn. Trong đó đi sâu vào giải pháp: - Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy trên lớp nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục đức tính tự tin của học sinh. - Cải tiến các công tác hoạt động phong trào ở địa phương tạo nhiều sân chơi cho các em va chạm, làm quen với cuộc sống. - Cung cấp kiến thức, phương pháp cho phụ huynh nhằm rèn luyện, nâng cao sự tự tin của con em mình. B. PHẦN NỘI DUNG : I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN : + Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học : Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em chưa thích ứng được với môi trường mang tính nghiêm túc như : Thi cử, kiểm tra, tham gia thể thao vv…Cho nên các em chưa thể hiện được hết khả năng của mình. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt. Đây là điều kiện tốt để giáo viên giáo dục sự tự tin cho các em. + Những vấn đề lý luận khác : Hiện nay xu hướng chung của giáo dục là: Giáo viên không cung cấp kiến thức cho học sinh, mà cung cấp cho học sinh các phương pháp để tìm ra kiến thức, không truyền đạt kiến thức cho học sinh mà dạy cho học sinh biết đem những kiến thức đã tìm được áp dụng vào trong cuộc sống dù các em không học được tới nơi, tới chốn. Muốn vậy ngoài việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chúng ta cần giáo dục đức tính tự tin cho học sinh, đây là yếu tố giúp các em có thể học tập tốt ở các cấp học sau này và có khả năng làm chủ mình trong cuộc sống hàng ngày. 3 Khả năng hình thành đức tính tự tin ở học sinh chủ yếu thông qua các hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm. Trong sự tiếp xúc hàng ngày của các em đối với môi trường xung quanh, phải được rèn luyện hàng ngày. Do đó trong nhà trường đặc biệt là phong trào đội với vai trò tổng phụ trách, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, gia đình là môi trường tốt nhất tính tự tin ở học sinh. Vậy chúng ta phải biết kết hợp hài hòa ba môi trường giáo dục này nhằm phát huy tốt nhất khả năng giáo dục toàn diện. III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN : Việc đầu tiên là tôi luôn quan tâm đến việc rèn luyện đức tính tự tin cho học sinh. Coi đây là một mặt giáo dục như bao mặt giáo dục khác như: Giáo dục đạo đức, Giáo dục môi trường, Giáo dục an toàn giao thông vv…. Ở lớp tôi có kế hoạch riêng của lớp mình. thực hiện tốt kế hoạch đề ra, để tiến hành nâng cao đức tín tự tin cho học sinh ở trường TH Long Điền A đã thực hiện theo các bước sau : I/ Chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học giúp học sinh ngoài giờ học chính khoá trên lớp còn có thêm môi trường sinh hoạt lành mạnh, vui tươi đầy bổ ích. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nó giúp học sinh hình thành những hành vi đạo đức chuẩn mực gắn với cuộc sống, giúp các em mạnh dạn, tự tin qua đó phát huy được khả năng, độc lập, sáng tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. 1. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào cho các em tham gia sinh hoạt : - Như đã nói ở trên đức tín tự tin ở các em sẽ được hình thành, phát triển trong hoạt động học tập, vui chơi ở trường và trong các mối giao lưu với xã hội, với môi trường mình đang sống. Cho nên để các em mạnh dạn, bình tĩnh, tự làm chủ mình thì chúng ta ngay từ bây giờ phải tập cho các em quen dần với môi trường cuộc sống bằng cách tổ chức nhiều phong trào hoạt động vui chơi để các em tham gia . Khi các em càng tham gia nhiều phong trào thì trong các phong 4 trào đó các em sẽ được làm quen với sinh hoạt tập thể, làm quen với việc đứng trước đám đông qua đó rèn luyện cho các em càng mạnh dạn, tự tin hơn. 2. Những điểm lưu ý để nâng cao tín tự tin cho học sinh: a) Các phong trào cần tạo điều kiện cho tất cả các em điều tham gia, cùng vui chơi không tham gia với hình thức khán giả, đừng để tình trạng chỉ có một số em nồng cốt tham gia là chính. Nếu không thì một số em sẽ không được rèn luyện từ đó các em không có sự dạn dĩ, tự tin. b) Trong hoạt động phong trào nên đề ra những công việc vừa sức cho các em, nếu ngay từ đầu các em được giao một việc ngoài khả năng của mình thì các em sẽ mất bình tĩnh ngay và từ đó về sau tâm lý lo sợ luôn ám ảnh các em làm các em mất tự tin khi làm các công việc khác. c) Trong các phong trào cần để cho các em là người chủ động, tự quản còn tổng phụ trách, giáo viên chỉ nên làm giám sát, hướng dẫn. d) Trong các cuộc thi không nên tổ chức cho có hình thức, tất cả các phong trào đều phải chuẩn bị chu đáo từ trước các bước chuẩn bị, như có ban giám khảo, người dẫn chương trình, các bước chuẩn bị dụng cụ vv Để cho các em thấy rõ tầm quan trọng của phong trào đó. Cần tạo ra một không khí thi đua sôi nỗi, hào hứng. Nhưng cũng phải hết sức trang nghiêm và cẳng thẳng để rèn luyện thần kinh các em. Trong công các huấn luyện ở trường nên tạo một tâm lý thi đấu căng thẳng để các em làm quen dần. II/ Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đức tín tự tin cho học sinh: 1/ Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đức tính tự tin cho học sinh trên lớp: Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh nhất, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh. Hiện nay với việc đổi mới phương pháp dạy học, theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, học sinh với vai trò chủ động trong học tập (Như thảo luận nhóm, phân vai đóng hoạt cảnh vv…). Đã phần nào thúc đẩy học sinh hoạt bát, dạn dĩ, thêm phần tự tin vào bản thân. 5 - Yêu cầu giáo viên trong khi dạy nên cố gắng làm sao trong giờ học cho học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt. Vì ta thấy trong giờ học nhiều em đứng tại chỗ thì trả lời lưu loát. Nhưng khi kêu lên bảng thì các em lại ngập ngừng không trả lời được. Làm sao cho nhiều em được lên bảng, được nói, được làm bài, được thể hiện mình để các em quen dần cảm giác đứng trước tập thể dù đó hỉ là một lớp học. - Khi đi dự giờ các lớp tôi nhận thấy nhiều em rụt rè, nhút nhát trong giờ học không dám giơ tay phát biểu bài. Trong tiết học chỉ có khoảng 4 đến 5 em thường xuyên giơ tay phát biểu còn lại đều thụ động ngồi im dù có những câu hỏi không quá khó. Do đó tôi thường quan tâm đến các em còn nhút nhát, không dám xung phong lên bảng. Phải tìm được câu hỏi dễ để gọi các em trả lời và sau đó cho cả lớp tuyên dương để động viên các em. Phải biết đặt câu hỏi theo từng đối tượng, tránh tình trạng câu hỏi quá khó, các em khó xác định đúng, sai. Làm cho các em ngập ngừng không mạnh dạn phát biểu. - Trong các phong trào nhà trường là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn có mặc động viên, nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ. Trong các hoạt động của đội giáo viên không thường tham gia, và những lớp như thế các em tham gia không tích cực, thành tích không cao, bởi các em không có nguồn động viên tích cực để có thêmtựtin. . . 2. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều đến những em còn nhút nhát, rụt rè, luôn mất bình tĩnh trước tập thể : - Hầu như đa số những học sinh tiểu học các em mới bước vào môi trường học tập thật sự nên các em thường ngại tiếp xúc với bạn bè, thầy cô để thổ lộ tâm tình hay học hỏi. Đặc biệt là những em có tính tình nhút nhát, rụt rè. Vậy để các em mạnh dạn hơn thì chúng ta hãy gần gũi, tạo sự thân tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô. Áp dụng phương pháp đó ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên gần gũi tâm sự, với trò chuyện với những học sinh có tính hay nhút nhát về chuyện gia 6 đình, về chuyện học hành, để các em cảm thấy thân thiện và giáo viên sẽ hiểu được rất nhiều về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh các em. - Tôi thường xuyên giao việc cho những học sinh có tính nhút nhát, rụt rè để các em mạnh dạn, tự tin hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự hào và cảm thấy mình đã làm việc có ích. - Đối với những em còn nhút nhát hay thiếu bình tĩnh trước đám đông nên đưa các em vào các hoạt động đội nhóm để các em quen dần với tập thể rồi từ tập thể các em sẽ dần có tín tự tin, mất vẻ rụt rè, nhút nhát. -Hay cho một số em nào mạnh dạn tự tin lên trước rồi sao đó mới cho các em rụt rè, nhút nhát như lên sau. - Ngoài ra tôi còn động viên các em đặt biệt là các em còn thiếu tự tin vào bản thân mình, hay rụt rè, nhút nhát trước mọi người, làm việc gì cũng lo sợ, luôn bị kẻ khác bắt nạt nên tập lấy một môn thể thao nào đó mà em yêu thích như đá bóng, cờ vua cờ tướng, bóng bàn, cầu lông…. Hoặc một môn năng khiếu như vẽ, nhạc, đàn Khi tập những môn này các em có điều kiện giao lưu, thi đấu cùng các bạn khác từ đó các em sẽ thấy tự tin hẳn lên. Đặc biệt nếu môn các em tập có kết quả cao trong khi đấu. III. Phối hợp với Phụ huynh học sinh: Tôi còn phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện tính tự tin cho học sinh. Hiện nay một số phụ huynh không biết cách giáo dục con cái, thường đánh đập, la mắng khi con em mình mắc phải một lỗi lầm nào đó, làm cho các em sợ sệt, mất tự nhiên nên khi lần sau được giao làm việc khác các em khó hoàn thành công việc đó, và sự sợ sệt, mất bình tĩnh làm ức chế khả năng học tập, lao động ở các em. Trong các cuộc họp ban giám hiệu hướng dẫn phụ huynh nên tạo điều kiện để còn em mình tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nhiều chừng nào tốt chứng đó. Tập cho các em tín độc lập, tự tin khi làm việc. III/: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Qua việc thực hiện các biện pháp trên để giáo dục đức tính tự tin cho học sinh, đội viên trong trường. Kết quả học sinh trong trường trong năm có sự 7 chuyền biến rõ rệt. Tôi nhận thấy học sinh dạn dĩ hẳn lên. Trong các phong trào các em luôn tham gia sôi nỗi, nhiệt tình. Trong các kì kiểm tra thì kết quả không thua sút so với lực học hàng ngày của các em. Nhờ giáo dục cung cấp kiến thức, kĩ năng kĩ xảo và làm tốt công việc giáo dục sự tự tin ở các em mà kết quả các phong trào đạt rất tốt. Trong các phong trào đội các em tham gia sôi nỗi, nhiệt tình luôn ở hình thức tự quản. Tự bản thân các em cảm thấy đủ tự tin ở bản thân để làm tốt công tác được giao. C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. KINH NGHIỆM CỤ THỂ : Sau đây là những phương pháp, pháp mà tôi thấy có hiệu quả trong phong trào để giáo dục đức tín tự tin cho học sinh . I/ Chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Nhà trường nên quan tâm đến hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đầu năm phải có kế hoạch cụ thể về công tác này. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào cho các em tham gia sinh hoạt (học tập, thể thao, văn nghệ) để các em tham gia sinh hoạt qua đó các em được hoàn thiện sự bình tĩnh, tự tin trước công việc học tập, khi làm việc và các hoạt động phong trào. II/ Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đức tín tự tin cho học sinh: Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn quan tâm đến học sinh còn thiếu tự tin. Có phương pháp, hình thức tổ chức lớp học để học sinh được rèn luyện đức tính tự tin cho học sinh. Như tổ chức nhiều hoạt động vui mà học trong lớp học, luôn tạo điều kiện để các em đóng vai trò chủ động trong giờ học. Biết đưa câu hỏi dể cho học sinh yếu trả lời. Tham gia các hoạt động cùng học sinh, các phong trào nên cho các em tự quản. III/Biết phối hợp với phụ huynh chăm lo đến sự tự tin của học sinh. Yêu cầu phụ huynh quan tâm nhiều đến học sinh ở nhà, biết tạo cho các em tính tự lập làm việc, có tự tin khi làm việc. Tổ chức tư vấn cho phụ huynh trong công tác rèn luyên giáo dục con em họ. III/ KẾT LUẬN. 8 Thật ra bất cứ hoạt động nào cũng đều mang tính giáo dục đức tín tự tin cho học sinh. Một bài dạy tập đọc, buổi lao động, buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều rèn cho các em sự bình tĩnh, tự tin, giúp các em dần dần hoàn thiện bản thân mình, thích nghi dần với môi trường. Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để giáo dục học sinh hay không? Theo tôi phương pháp hay nhất là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm trước. Việc rèn đức tính tự tin cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất luợng giáo dục. Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong hoạt động giáo dục, rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh ở trường tiểu học trong những năm qua Mong các bạn cho thêm ý kiến. Long Điền , ngày 11 tháng 03 năm 2009 Người viết Trần Kim Em 9 . tác giáo dục đức tín tự tin ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu. Trong những năm qua và hiện nay. - Tìm ra những nguyên nhân tại sao ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, . ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG NÔNG THÔN , VÙNG SÂU . A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I /LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trường Tiểu học cũng như một phần lớn các trường trong huyện Đông Hải, là trường. biệt là các trường vùng nông thôn và các trường ở vùng sâu người làm công tác giáo dục chưa quan tâm đến việc rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh. Cho nên nhiều học sinh vì thiếu tự tin nên không