1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn giáo dục lối sống “đẹp” cho học sinh khối 12 trường THPT kiệm tân

18 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

Chẳng hạn như thái độ cư xử của các em đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày… Đó là cơ sở quan tr

Trang 1

MỤC LỤC

3 Yêu cầu trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh 6

5 Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh qua tiết dạy nghị luận

xã hội

9

Trang 2

A - PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Giáo dục đạo đức lối sống là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt nhân cách cho học sinh, giúp các em có ứng

xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày Chẳng hạn như thái độ cư xử của các em đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày… Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức, lối sống của học sinh THPT

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mình Người đều nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa” Con người mới xã hội chủ nghĩa là những người có đạo đức và tri thức, là những người vừa “hồng” vừa “chuyên” Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội trên lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử, … trong đó trau dồi rèn luyện đạo đức là vấn đề hàng đầu Bởi vì đạo đức là nền tảng của gia đình, nền tảng của xã hội và hình mẫu cho các em học sinh học tập và rèn luyện Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có lí tưởng, có ước mơ, nhận thức được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống

Vậy mà thực tế mấy năm trở lại đây tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ, trong đó có học sinh THPT (lớp người đang giữ vai trò là chủ nhân tương lai của thế kỷ XXI) lại đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và chưa có những dấu hiệu về một sự thay đổi theo hướng tích cực Vấn đề này đã được cảnh báo từ lâu và gần đây lại được dư luận quan tâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Chẳng hạn như những vụ học sinh bị đánh hội đồng, bạn bè xung quanh thay vì can ngăn lại làm ngơ

và tập trung quay clip và tung lên mạng làm trò tiêu khiển Rồi vụ một học sinh giết chết

bà ruột của mình để có tiền tặng quà noel cho bạn gái…Qua đó ta thấy rằng vấn đề xuống cấp trong đạo đức của học sinh, sinh viên đã đến lúc báo động Nói như tiến sĩ tâm lý học

Vũ Kim Thanh: “Nếu không có sự quan tâm đúng mức chúng ta sẽ mất cả một thế hệ” Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề

“Nóng” không chỉ của ngành giáo dục mà còn là của toàn xã hội

Hiện nay tôi đang công tác tại trường THPT Kiệm Tân, một ngôi trường có tiền thân

là trường bán công Chất lượng đầu vào dần được cải thiện nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các trường khác trên địa bàn của tỉnh Nhiều học sinh không chỉ yếu về mặt học tập mà còn yếu về mặt ý thức kỉ luật Thiết nghĩ không còn môi trường nào tốt hơn để tiết chế hành vi, uốn nắn suy nghĩ cho các em ngoài môi trường giáo dục trong nhà trường Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn ngữ văn, một bộ môn có nội dung rất phù hợp trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Đặc biệt theo chương trình cải

Trang 3

cách giáo dục, môn ngữ văn có thêm phân môn nghị luận xã hội Những dạng đề bài về

hiện tượng đời sống sẽ giúp các em được quyền đánh giá, bình luận, đưa ra ý kiến riêng của bản thân Bên cạnh đó những đề bài liên quan đến tư tưởng, tình cảm, đạo lí…sẽ giúp các em khám phá tâm hồn mình, nhận thức được những điều tốt, xấu để rồi có hành vi đúng đắn hơn

Giáo dục lối sống cho học sinh là một vấn đề không mới trong mục tiêu, phương pháp giáo dục nhưng nó cũng không bao giờ cũ đối với mỗi người giáo viên dạy văn Tôi chọn học sinh khối 12- những học sinh sắp rời khỏi ghế nhà trường làm đối tượng cho bài viết của mình với mong muốn qua những tiết dạy của mình học sinh sẽ trở nên tốt hơn, “đẹp” hơn, hình thành được những phẩm chất tôt đẹp trong hành trang bước vào một cánh của mới của cuộc đời Các em với suy nghĩ, hành động chín chắn sẽ tạo được uy tín cho đồng nghiệp tương lai, thiết lập được sự tin tưởng cho những người xung quanh, và góp phần xây dựng một xã hội ngày một “ĐẸP” hơn Đó chính là lí do đã thôi thúc tôi chọn đề tài

“Giáo dục lối sống “ĐẸP” cho học sinh khối 12 trường THPT Kiệm Tân ”

II Mục đích và phương pháp nghiên cứu:

1 Mục đích:

Thực hiện đề tài này tôi có một sự kì vọng là sẽ giúp cho từng đối tượng học sinh hình

thành thói quen, kỹ năng ứng xử phù hợp với mọi thành phần trong xã hội như: Biết đi thưa về trình đối với ông bà, cha mẹ anh chị trong gia đình Biết tỏ thái độ thông cảm, chia

sẻ đối với những người tàn tật, những trường hợp bị bệnh hiểm nghèo Biết lịch sự chào hỏi người lớn khi gặp mặt Tôn trọng, lễ phép với thầy cô giáo trong quá trình học tập, rèn luyện Biết phê phán những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống Biết tận hưởng những giá trị đích thực của cuộc sống Biết vươn lên sau những lần vấp ngã Biết vượt qua chông gai, thử thách của cuộc đời Và cao hơn hết thảy giúp các em hiểu được chân lí của hạnh phúc đó là mỗi người biết cống hiến cho cuộc đời Qua đó giáo dục cho các em có lối sống “ĐẸP”…

2 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi kết hợp các phương pháp :

- Phương pháp thống kê,

- Phương pháp đối chiếu

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

3 Đối tượng nghiên cứu

Tôi chọn học sinh khối 12 làm đối tượng cho bài nghiên cứu nhỏ của mình là có lí do riêng Đây là khối lớp mà các em hầu như ở độ tuổi 18- 20 , là lứa tuổi đã khá chín chắn về suy nghĩ Không còn bốc đồng xốc nổi như hồi mới chập chững vào lớp 10 Trái lại các

em bắt buộc phải trang bị cho mình những kĩ năng, những lối suy nghĩ tích cực, phải học cách giải quyết vấn đề như những người lớn thực thụ…Bởi vì đó chính là những điều không thể thiêu cho các em trong hành trang bước vào cuộc sống

Trang 4

B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận của vấn đề:

Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự

hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng… Gia

đình, cha mẹ phải bươn chải trong công cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa gia đình đối với các em không còn nữa

Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi

mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên đi việc tạo cho

các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng Ngoài việc học văn hóa,

số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2007 của Bộ Chính trị về tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và công văn số 307/KH- Bộ GDĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như một làn gió mới mang đến sự lạc quan và là kim chỉ nam để thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng tổ chức xây dựng cho học sinh lớp tôi được phân công giảng dạy

II Cơ sở thực tiễn:

Đối với học sinh, trường học chính là nơi các em được chính thức học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất Bước vào trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập và rèn luyện của bản thân Trong môi trường mới các em được hình thành và tiếp thu các mối quan

hệ xã hội đa dạng, nhất là tiếp xúc với bạn bè xung quanh được phát triển và có định hướng rõ ràng

Tuy vậy, có một thực tế là nhiều em chưa thật sự nỗ lực, phấn đấu để trở thành một học sinh phát triển toàn diện Bên cạnh những cái hay, cái đẹp vẫn còn tồn tại những cái

xấu, cái chưa hoàn hảo Hiện nay, vẫn còn một bộ phận học sinh có hành vi lệch chuẩn về đạo đức như: Vi phạm luật giao thông, gây gỗ đánh nhau, thiếu tôn sư trọng đạo, chây lười trong học tập, bỏ học, bỏ tiết, đi học trễ, nói tục, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm tác phong nề nếp, thích sống hưởng thụ, thích ăn chơi hoang phí, coi nặng giá trị vật chất, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai… Các em

thiếu kĩ năng giải quyết mâu thuẫn dẫn tới ẩu đả gây mất trật tự trường, lớp và ngoãi xã

hội

Riêng học sinh tại trường học tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhiều em có hoàn cảnh gia đình khá giả Mới là học sinh cấp III các em đã được bố mẹ mua cho những chiếc xe tay

ga đắt tiền để tiện cho việc đi học, được trang bị những chiếc điện thoại thông minh có khi lên tới gần 20 triệu/chiếc Sống trong một môi trường mà mọi thứ vật chất quá đầy đủ

nhiều học sinh có tư tưởng sống dựa dẫm , ỷ lại Các em không có chí tiến thủ, thiếu động

cơ học tập một cách nghiêm túc Nhiều học sinh trả lời một cách ngờ nghệch mỗi khi được hỏi ước mơ của em là gì? Hay động cơ học tập của em là gì? Tình trạng đó sẽ ảnh hưởng

vô cùng lớn tới cả một thế hệ học sinh đã kinh qua sự đào tạo của giáo viên chúng tôi

Trang 5

Không những thế, được bao bọc trong sự quan tâm thái quá của gia đình nhiều em mất

đi khả năng thích nghi với hoàn cảnh, dễ nảy sinh tư tưởng bi quan, chán nản mỗi khi gặp

sự cố trong học tập cũng như trong tình cảm Mặt khác, lối sống hiện đại dường như đã làm một số học sinh trở nên bàng quan, thờ ơ trước những vấn đề nhức nhối của xã hội và

dễ nảy sinh suy nghĩ “việc đó đâu ảnh hưởng gì tới mình” Đó là mầm mống của căn bệnh

vô cảm mà một bộ phận người dân Việt Nam đang mắc phải

Đối với đội ngũ giáo viên: Với tâm huyết và lòng nhiệt tình nhiều giáoviên đã có những cố gắng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, là tấm gương sáng cho học sinh về đạo đức Tuy nhiên vẫn còn một số ít chưa quan tâm đầy đủ đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chưa có giải pháp thích hợp trong giáo dục đạo đức và chưa thật sự là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục lối sống tích cực cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trường THPT Kiệm Tân, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thông qua giảng dạy môn ngữ văn nói chung và phân môn nghị luận văn học nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng

Trong khi đó, chương trình giáo dục quá nặng, chủ yếu thiên về lí thuyết khiến giáo viên khó tìm được giải pháp hợp lí trong việc vừa đảm bảo tiến độ chương trình vừa cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong giao tiếp ứng xử Thiết nghĩ là một giáo viên dạy ngữ văn, tại sao mình không khai thác những ưu thế của phân môn nghị luận xã hội để bồi dưỡng cho tâm hồn các em ngày một trở nên tốt đẹp hơn? Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này

III Các giải pháp giải quyết vấn đề:

1 Vai trò của phân môn nghị luận xã hội:

Nhà văn M.gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học Nội dung cao cả nhất mà văn học hướng tới đó là vì con người Thế nhưng hiện nay nhiều học sinh không có niềm đam

mê với môn văn, vì các em cho rằng “học văn để làm gì?’’, “ học văn đâu kiếm được nhiều tiền ? ” Vì thế, giáo viên cần giúp các em hiểu hơn về bộ môn ngữ văn Học văn đâu phải chỉ là học những tác phẩm văn thơ? Học văn còn là học về những bài học làm người Nếu ở những bài học giảng văn, các em học sinh sẽ nhận ra bài học nhân sinh gửi gắm qua tác phẩm thì những bài tập nghị luận xã hội sẽ giúp các em hình dung một cách trực tiếp về ý nghĩa giáo giục Để rồi từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá tích cực về những hành vi ứng xử hoặc những hiện tượng diễn ra xung quanh

2 Những dạng đề văn nghị luận xã hội:

a Nghị luận về một hiện tượng đời sống ?

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình,

Trang 6

lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…) Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê

- Qua những vấn đề mà bài tập về hiên tượng đời sống đưa ra các em dù muốn hay không cũng sẽ tiếp cận được , hình dung ra những gì xung quanh cuộc sống của bản thân mình Một học sinh dù vô cảm hay bàng quan đến bao nhiêu chăng nữa hẳn sẽ cũng dễ dàng nhận ra hiện tượng một số người dân xả rác bừa bãi nơi công cộng Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn ra hết sức nhức nhối cho toàn xã hội… Khi giáo viên cho lớp thảo luận về một số dạng đề liên quan tới những biểu hiện tiêu cực trong giới học sinh một số

em sẽ gặp bản thân mình trong đó Chẳng hạn như nhiều học sinh tham gia vào trào lưu nhuộm tóc, hút thuốc hoặc gây gỗ với bạn bè chỉ để khẳng định mình trước người khác Xét về mặt tâm lí, nhiều em trong số đó sẽ có cảm giác “nhột” trước bạn bè Tích cực hơn nữa là cảm giác xấu hổ Và ở một mức độ nào đó, các em sẽ hạn chế được phần nào những biểu hiện chưa tốt của bản thân mình Đó chẳng phải là mục tiêu cao nhất mà giáo dục muốn hướng tới hay sao?

b Nghị luận về tư tưởng đạo lí:

Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm:

- Lí tưởng (lẽ sống)

- Cách sống

- Hoạt động sống

- Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác) Ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè

Mỗi học sinh bước chân qua cánh cửa trường học đều ấn tượng ngay bởi dòng khẩu hiệu in đậm, ngay ngắn tại mặt chính diện của ngôi trường “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN” Nghĩa là các em đến trường, trước hết là học cách làm người sau đó mới học kiến thức Con người ta sinh ra không ai là hoàn hảo Có người tốt ở mặt này nhưng lại chưa hoàn hảo ở mặt khác và ngược lại Nhìn thấy một học sinh ngỗ ngược, bất cần chúng ta không thể quy chụp rằng học sinh đó đã mất hết ý thức, không thể đào tạo Biết đâu ẩn sau trong cử chỉ và hành động thô lỗ đó là cả một khối tâm sự u uất Nếu giáo viên chúng ta kiên nhẫn một chút , thu hút các em vào trong bài học Cho các em được nói lên suy nghĩ của bản thân về cuộc sống, về gia đình, về ước mơ Thì chắc hẳn các em sẽ mở rộng lòng mình hơn, biết quan tâm đến suy nghĩ của người khác, và dần uốn nắn suy nghĩ, hành động của bản thân cho phù hợp với tập thể nơi mình sinh sống, học tập

3 Yêu cầu trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên

Để hình thành phẩm chất đạo đức và lối sống “đẹp” cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực

Trang 7

hiện các nhiệm vụ

sau:

- Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định

- Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các

hành vi cá nhân được thực hiện

- Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để

đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức

- Rèn luyện hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân

và duy trì lâu bền

Việc giảng dạy phân môn nghị luận xã hội tạo điều kiện cho học sinh tự nhận thức khoa học, định hướng giá trị vật chất và tinh thần, tác động sâu rộng đến việc hình thành nhân cách học sinh, giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực

4 Một số giải pháp về mặt phương pháp tổ chức giáo dục

4.1 Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh

Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”, tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội

4.2 Công tác chỉ đạo

Để giải quyết vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy Năm học 2016-2017 trường chúng tôi đã thực hiện tốt một

số giải pháp cơ bản sau đây :

4.2.1 Ban giám hiệu nhà trường quán triệt tốt nội dung, ý nghĩa của việc giáo dục lối

sống đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy các môn học cho toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Bản thân mỗi môn học đều chứa đựng các yếu tố giáo dục đạo đức cho học sinh Những bài học từ “ Năm điều Bác

Hồ dạy” là hành trang chuẩn mực về quá trình rèn luyện đạo đức cho học sinh cho đến khi các em bước chân vào trường THPT

Không chỉ môn xã hội, các môn khoa học tự nhiên cũng mang tính giáo dục Giáo dục đạo đức không chỉ là những lời nói suông theo kiểu “ đao to búa lớn” mà nó thấm vào từng trang sách bài học qua những việc làm cụ thể và những hành động thiết thực: Thầy cô mẫu mực trước học trò, người lớn tạo niềm tin cho lớp trẻ… đó chính là những tấm gương cho thế hệ học trò

Việc giảng dạy môn ngữ văn nói chung và phân môn nghị luận xã hội nói riêng nhằm

hướng tới giáo dục cho học sinh lối sống “Đẹp” là một việc làm hết sức quan trọng Giáo viên cần phải chủ động định hướng cho mục tiêu giáo dục của mình là không phải chỉ dừng lại ở việc rèn cho các em biết cách làm một bài văn nghị luận xã hôi để đối phó với các kì thi Mà cao hơn hết thảy là mục tiêu hướng các em tới những điều tốt đẹp của cuộc sống

Trang 8

4.2.2 Việc giảng dạy môn ngữ văn nói chung và các tiết nghị luận xã hội nói riêng phải chú ý đến phương pháp học tập và phong cách học tập

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Trong công tác giáo dục , điều quan trọng

nhất là phải xây dựng được phương pháp học tập và phong cách học tập cho học sinh” Giáo viên cần coi trọng xây dựng nề nếp học tập bộ môn mình như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất Nề nếp học tập trên lớp chính là nền tảng góp phần giáo dục đạo đức học sinh hàng ngày Những tiết học không có nề nếp sẽ tạo điều kiện cho học sinh vi phạm đạo đức và khó có thể là những tiết học khá - tốt được

Mỗi môn học lại có cách học khác nhau và có phương pháp đặc trưng riêng Chính vì vậy, phương pháp giảng dạy của giáo viên phải luôn đổi mới thì mới nhằm cuốn hút

được học sinh

Để làm được điều này người giáo viên cần phải :

+ Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp

+ Quá trình giảng dạy cần chú ý đến sự tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức có

phương pháp tự học của học sinh, từ đó hình thành cho học sinh nhân cách tự chủ về trí tuệ, đạo đức

+ Quá trình giảng dạy của giáo viên cần giảm bớt các kiến thức về mặt lí thuyết tăng cường các kiến thức vận dụng thực tiễn, liên hệ thực tế

+ Điểm đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh là: Mỗi thày cô giáo phải là một tấm gương thông qua các tác phong, hành vi, nề nếp… mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử, trong sinh hoạt lao động…

4.2.3 Cần xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò trong một tiết học

Quan hệ giữa giáo viên với học sinh là mối quan hệ tương tác, thúc đẩy nhau cùng đi

đến cái đích của tri thức Do vậy trong vấn đề giáo dục đào tạo giáo viên cần nắm chắc được các điểm mạnh của từng học sinh trong lớp và từng điểm yếu của các học sinh đó, từ

đó tác động tích cực bằng các biện pháp hỗ trợ, kích thích thúc đẩy những mặt mạnh và loại bỏ, triệt tiêu những mặt yếu để học sinh tự tin hơn và có hứng thú trong học tập

Để chấm dứt được yếu tố tự ti, ngại va chạm với các câu hỏi, để học sinh có đủ tự tin

và kỹ năng sẵn sàng tiếp nhận các câu hỏi mà giáo viên đặt ra cần làm tốt các yêu cầu sau trong việc tạo mối quan hệ hai chiều giữa thầy và trò là:

Thứ nhất: Phải lựa chọn nội dung, phương pháp yêu cầu tiến độ sao cho phù hợp với

những đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức năng lực tiếp thu của học sinh, khó có thể thực hiện triệt để vấn đề cá thể hoá dạy học đến từng học sinh mà chỉ có thể chỉ hướng tới từng nhóm học sinh: “Yếu kém”, “Trung bình” và “Khá, giỏi”, lấy nhóm trung bình để thực hiện các yêu cầu và tiến độ của chương trình bắt buộc, còn các nhóm khác có thể có thêm các hình thức bổ sung bằng các giờ phụ đạo, ôn tập…Tuy nhiên quá trình dạy học cần đa dạng hoá các loại bài tập có tính chất phân hoá, bài tập liên hệ thực tế có tính giáo dục phù hợp với nhiều nhóm học sinh, giúp học sinh vừa hoàn thành yêu cầu nội dung tối thiểu của chương trình vừa có thể phát huy hết năng lực sở trường và lồng ghép được nội dung giáo dục lối sống cho học sinh

Thứ hai: Tiết dạy của giáo viên còn nhằm đạt tới mục tiêu phát huy được năng lực,

năng khiếu và nhu cầu và hứng thú của cá nhân của học sinh

4.3.3 Quá trình giảng dạy cần coi trọng giáo dục đạo đức lối sống thông qua

giáo dục các kỹ năng cho học sinh

- Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh, kỹ năng nói đọc, viết

Khi dạy học người giáo viên cần chú ý nói rõ ràng, phát âm chuẩn, cần biết chỗ nào trọng tâm để nhấn mạnh, nói chậm, chỗ nào không cần thiết phải lướt nhanh để kịp thời gian

Trang 9

- Khi dạy học cần theo dõi xem học sinh có chú ý lắng nghe, có hiểu vấn đề mình nói không, giọng mình nói học sinh có nghe rõ không, mặt khác giáo viên cần lắng nghe học sinh nói để ứng xử kịp thời những tình huống thường xảy ra ngoài dự kiến, kế hoạch của bài giảng

- Khi nói phải biết kết hợp điệu bộ và nét mặt một cách hài hoà để tạo ra một

không khí hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của học sinh

- Cần tập luyện cho học sinh nói rõ ràng, đúng từ, đúng câu, phát âm chuẩn: Giáo viên cần quan tâm mỗi học sinh phát biểu và lắng nghe học sinh phát biểu, chú ý về cách phát

âm, cách sử dụng câu từ trong khi trả lời

-Trong mỗi tiết học, giáo viên phải chú ý đến rèn các đức

tính như : Tính cẩn thận, tính chính xác, tính khoa học, tính cần cù, tính sáng tạo, tính kiên trì v.v cho học sinh vì những đức tính quý báu này chính là nền tảng đạo đức lối sống của con người mới XHCN

5 Giải pháp giáo dục lối sống “ĐẸP” cho học sinh qua tiết dạy nghị luận xã hội

5.1 Giaó viên hướng dẫn học sinh các bước làm bài văn về hiện tượng đời sống và tư

tưởng đạo lí Những kiến thức đó sẽ giúp các em triển khai bài làm văn của mình một cách hợp lí Kết quả cao trong các bài thi cũng phần nào khích lệ tinh thần học tập của các em

5.2 Cho bài tập thực hành

5.2.1 Dạng đề về hiện tượng đời sống:

- Giáo viên cho học sinh thảo luận dạng đề bài thuộc những vấn đề đang rất được xã hội quan tâm như: bệnh vô cảm, nạn xả rác bừa bãi, vấn đề thực phẩm bẩn, bảo vệ nguồn nước sạch…

Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của em về căn bênh vô cảm trong xã hội hiện nay?

Giáo viên hướng dẫn cách làm bài: Mỏ bài – Thân bài – Kết bài Trong quá trình dạy các

em kĩ năng làm bài, giáo viên đặt những câu hỏi phụ để các em tự vấn bản thân mình

Mở bài

Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh

ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới

Thân bài

Đặt câu hỏi: em hiểu thế nào là vô cảm?

->gợi ý

“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình

Đặt câu hỏi: Vậy theo em biểu hiện của căn bệnh vô cảm là gì?

->Gợi ý:

+ vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn

bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình

+Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ thờ ơ

Trang 10

+Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mình

+Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử,

họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ

+Trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình

+Nhiều người còn xua đuổi bố mẹ, bố mẹ ốm đau con cái không hề bận tâm…

Đặt câu hỏi:

+Em có thấy bản thân mình có biểu hiện của sự vô cảm không?

+ Nếu là người bị nạn, em cần điều gì từ những người xung quanh?

+ Em có thương bố mẹ của mình không? Đã bao giờ em nói “con yêu mẹ” chưa? Em có bao giờ giúp mẹ làm việc nhà chưa? Khi mẹ bị ốm, em sẽ làm gì ?

-> Những câu hỏi phụ như thế sẽ giúp các em tự vấn bản thân và từ trong sâu thẳm trái tim

sẽ nhận ra được một phần tính cách của bản thân, mức độ quan tâm đên những người xung quanh

Đặt câu hỏi: Nguyên nhân của bệnh vô cảm là gì?

-> Gợi ý:

+Tác động của nền kinh tế thị trường Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất

mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người

+Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc

Đặt câu hỏi:

+ Các thành viên trong gia đình em có hay ăn cơm cùng nhau không?

+ Gia đình em có hay tổ chức những buổi đi chơi cùng nhau không?

+ Những buổi gia đình cùng sum họp cảm giác của em như thế nào?

+ Bản thân em có gợi ý cho ba mẹ những ý tưởng về những buổi đi chơi, hay những bữa

ăn thân mật của gia đình không?

-> Nhiều khi các em phải là người chủ động hâm nóng không khí ấm áp trong gia đình

Đặt câu hỏi: Theo em, bệnh vô cảm sẽ gây ra những hậu quả như thế nào?

->Gợi ý: Bệnh vô cảm tàn phá tâm hồn con người, mất đi tình thương giữa con người với

con người, tạo ra một cuộc sống thực dụng, lạnh lùng, đơn điệu, tẻ nhạt… Truyền thống đạo lí tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ngày càng bị mai một

Đặt câu hỏi: Chúng ta sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi căn bệnh vô cảm?

-> Gợi ý

+Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh

+Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp, phong trào hiến máu nhân đạo…

+Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta

Ngày đăng: 09/08/2017, 13:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w