Với ý nghĩa của môn học như vậy tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệpđề tài: " Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh qua một số tác phẩm văn xuôi hiện đại" 2.. Nhữn
Trang 1Người thực hiện: Phạm Thị Phượng
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
Trang 2Mục Nội dung Trang
1 Cơ sở lí luận cơ sở thực tiễn của đề tài 3 - 4
2 Thực trạng trước khi tiến hành đề tài 5 - 6
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7 - 18
III Phần kết luận và kiến nghị
1 Lý do chọn đề tài:
Trang 3Ai đó đã từng nói: “Học mới chỉ là có mắt, hành mới có chân, có mắt cóchân mới tiến bước được, có biết mới làm, có làm mới biết, cái biết trong làmmới là cái biết thực sự, cái biết sâu sắc nhất" Học Văn cũng không nằm ngoàiquy luật ấy Như vậy nói Học Văn để làm người tức là nhấn mạnh vào khả năngvận dụng, thực hành những kĩ năng, kiến thức của môn Văn đã học được vàotrong thực tế cuộc sống, để phục vụ cho cuộc sống Học phải đi đôi với hành.
Bất cứ ai, từ một người nông dân, đến một chính trị gia, từ một bác lái xeđến một người bác sĩ, từ một nhà buôn, đến một kiến trúc sư… đều cần có sựphục vụ của văn học trong cuộc sống của mình Bởi lẽ ai cũng phải nói, phảiđọc, phải giao tiếp, ứng xử, phải rèn luyện đạo đức, nhân cách… Tất cả nhữngđiều đó là sứ mệnh của bộ môn Ngữ văn
Trong những mục đích của việc học Văn có lẽ mục đích giáo dục đạo đức,nhân cách, tư tưởng và lối sống cho con người là quan trọng nhất Văn họckhông dạy đạo đức, tư tưởng một cách khô khan mà qua những hình tượng vănhọc giàu hình ảnh, cảm xúc Cứ mỗi cấp học bài học đạo đức, lối sống lại đượcnâng lên một tầm mới để phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm hồn của họcsinh Chuyện Bó đũa dạy người học biết đoàn kết, chia sẻ; bài thơ Thương ônggiúp người học biết yêu thương gia đình, người thân; truyện cổ tích Tấm Cámdạy người học biết ăn ở hiền lành, tránh xa cái ác, cái xấu; Truyện Kiều củaNguyễn Du giúp bồi dưỡng lòng nhân đạo; học Chí Phèo của Nam Cao để luôngiữ lấy bản chất lương thiện dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào Chiếc thuyềnngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại là những chiêm nghiệm quý giá về cáchnhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời…
Những bài học đạo đức, lối sống ấy, tưởng chừng đơn giản nhưng khôngphải người học nào cũng biết vận dụng vào cuộc sống Cho nên bên cạnh nhữngngười thực sự hiểu được sứ mệnh cao cả của văn chương, trân trọng những giátrị quý giá của văn chương, biết sống thực sự “Văn” để hướng tới Chân - Thiện -
Mĩ thì đâu đó vẫn còn những bước chân lạc lối trên con đường đi tới tương lai
Trang 4Với ý nghĩa của môn học như vậy tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp
đề tài: " Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh qua một số tác phẩm văn xuôi hiện đại"
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn:
+ Thứ nhất: Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức văn chương như tất cảcác môn học khác
+ Thứ hai: Nhằm giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương tạo điềukiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho các em Giúp các em hiểu một cáchsâu sắc những giá trị phong phú của văn chương quá khứ và hiện tại
+ Thứ ba: là phải kết hợp giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh thôngqua hoạt động tìm hiểu văn bản
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12a6, 12a7, 12a8
- Phạm vi giáo dục đạo đức qua các bài "Vợ nhặt" - Kim Lân; "Vợ chồng
A Phủ" - Tô Hoài; "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành và "Chiếc thuyền ngoàixa" của Nguyễn Minh Châu
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành SKKN này tôi đã sử dụng phương pháp quan sát; phân tích
và đánh giá tình hình thực tế; Phương pháp khảo sát bằng phiếu học tập; phươngpháp xử lí tình huống
5 Những điểm mới của sáng hiến kinh nghiệm:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinhthông qua giờ học văn đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác địnhđúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có
kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ
đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này đểngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triểntoàn diện cả tài lẫn đức
Trang 5Bên cạnh đó còn định hướng cho những giáo viên dạy bộ môn văn cónhững phương pháp dạy hợp lí vừa phù hợp với đặc trưng thể loại vừa đáp ứngyêu cầu của xã hội là dạy văn cũng là dạy đạo làm người.Một đất nước vănminh, hiện đại thì những chủ nhân của đất nước đó không thể thiếu đức, thiếu tàiđược.
***
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm:
1.1 Về lý luận:
Nguyên tắc việc dạy văn là phải gắn với đời sống, phải phát huy vai tròchủ thể của học sinh, phải chú ý đến mối quan hệ tái hiện, sáng tạo và tiếp nhậnmang tính độc lập của học sinh Vì văn học là môn khoa học có tính nghệ thuậtngôn từ, vì vậy người giáo viên cần vận dụng ngôn từ sao cho phù hợp với từngđặc điểm học sinh
Thông qua các phương tiện ngữ âm, từ vựng, các tác phẩm văn chương đểhọc sinh chiếm lĩnh được các hình ảnh, hình tượng tác phẩm văn chương Dotính nghệ thuật của ngôn từ cho nên tác phẩm văn chương không những làm chohọc sinh hiểu được hiện thực khách quan mà còn có cảm xúc thẩm mĩ Và mụcđích của việc dạy văn là làm sao tạo được sự phát triển toàn diện về tâm hồn, trítuệ về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho học sinh Giáo dục nhâncách học sinh thông qua giờ học Ngữ văn nhằm giúp các em phát triển toàn diệntrí lực và nhân cách Vì vậy khi nhận xét , đánh giá những kiến thức trong tácphẩm người giáo viên cần làm sáng tỏ nội dung của tác phẩm, từ đó đưa vào thực tế cuộc sống hiện tại để học sinh có cái nhìn phù hợp hơn Trong nhàtrường THPT, giáo dục nhân cách là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng,nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nânglên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinhtrong trường THPT thì: Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng cótính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức
Trang 6thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất Vai trò của cấutrúc và nội dung chương trình môn ngữ văn cũng góp phần không nhỏ đối vớicông tác này
Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạnđồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấpTHPT nói chung về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh qua môn họctrong tình trạng hiện nay Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cậpđến rất nhiều những vấn đề về phạm trù đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức trongtrường học và giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn vănhóa
1.2 Về thực tiễn:
Trường THPT Lang Chánh nằm trên địa bàn thị trấn huyện Lang Chánh,
là ngôi trường THPT duy nhất của huyện và có tới hơn 90 % học sinh là con emđồng bào dân tộc thiểu số Vì điều kiện cuộc sống nên thường thì gia đình phómặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường Trong mấy năm gần đây hành viđạo đức của học sinh trong trường đã có những biểu hiện không tốt Hiện tượnghọc sinh vô lễ với thầy cô giáo hoặc gây gổ đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chấtcủa nhà trường có dấu hiệu gia tăng Đi sâu vào chuyên đề giáo dục đạo đức họcsinh thông qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách, tôi muốn đưa ra một số biệnpháp mà bản thân tôi đã làm, trường THPT Lang Chánh đã làm để đóng góp mộtphần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạocác em trở thành con người toàn diện Qua việc thực hiện đề tài này tôi nhậnthấy có nhiều kết quả khả quan, vấn đề đạo đức của học sinh trường THPT LangChánh có những biến chuyển rõ rệt Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên chúng ta aicũng có nhận thức đúng đắn và kết hợp một cách có hiệu quả trong các môn họccủa mình và các hoạt động trong nhà trường thì hiệu quả giáo dục đạo đức họcsinh của trường THPT Lang Chánh chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Thực trạng vấn đề :
2.1.1 Về phía học sinh:
Trang 7Là học sinh miền núi, hầu hết các em là con em gia đình lao động Tuynhiên vì là con em gia đình lao động, có nhiều gia đình phụ huynh đi làm cảngày, có gia đình phụ huynh đi làm ở các nơi khác để các em lại ở với ông bà,với cậu mợ, chú bác, cô dì… nên không được giáo dục chu đáo Nhiều học sinhhọc yếu, chưa ngoan, ham chơi điện tử, chưa tự giác trong học tập Một số emhọc sinh ở nhà, thường có hành vi đạo đức không tốt, nhà trường không thể kếthợp với gia đình để giáo dục Một số phụ huynh xem nhẹ việc học của con emnên giáo viên rất khó khăn trong việc giáo dục các em.
Những biểu hiện của thực trạng đạo đức học sinh:
a Tích cực: Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô,
nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt
và sống đẹp
b Tiêu cực: Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản,
không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy
cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, đánh nhau
Có những học sinh “miệng thề xoen xoét”, “hứa sống hứa chết” với cha
mẹ, thầy cô sẽ cố gắng học tập, chăm ngoan nhưng sau lưng luôn tìm cách trốnhọc để lang thang quán xá, chúi đầu vào những trò chơi vô bổ trong những quánGame, quán Internet
Có những học sinh viết những bài văn rất hay, rất xúc động nhưng giaotiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh lại chẳng ra gì Ởnhà thì lừa cha dối mẹ, lên lớp thì dối thầy lừa bạn Dùng cái vẻ ngoài hàonhoáng để cố tình che đậy bản chất thật sự bên trong…
Đó là những “Cám”, những “Lí Thông”, những “Xuân Tóc Đỏ”… bằngxương bằng thịt của cuộc đời Đó mới thực sự là những người học Văn kémnhất, tồi nhất
Nguyên nhân tiêu cực:
- Khách quan: Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải
ở với nội, ngoại thiếu sự quan tâm và quản lý các em
- Chủ quan:
Trang 8+ Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kĩ năng vận dụng chuẩn mực đạođức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt.
+ Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặckhông chịu sửa chữa
2.1.2 Về phía giáo viên:
Hiện nay đâu đó vẫn còn tồn tại quan niệm mang có tính chất sai lầm cả
về phía giáo viên và học sinh là dạy và học đạo đức ở trường trung học phổthông chỉ thông qua môn Giáo dục công dân Chúng ta biết rằng, kiến thức trongnhững môn học nào cũng có tính giáo dục cả, vấn đề là người dạy phải biết lồngtrong mỗi bài học để định hướng cho học sinh Nhiều giáo viên vẫn “nặng vềdạy chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ tập trung giảng kiến thức chuyên môn, không
có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những vi phạm của học sinh, nếu học sinh viphạm thì lập tức phê vào sổ đầu bài mà không nhắc nhở, những bài dạy, nộidung có liên quan tới việc giáo dục đạo đức thì không linh hoạt áp dụng
Chính vì vậy nên càng cần phải lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho họcsinh trong mỗi giờ học, từ cử chỉ, tác phong, trang phục, ý thức học và làm bài,nếu bài giảng có nội dung liên quan đến đạo đức thì cần khéo léo áp dụng, đặcbiệt như môn Ngữ văn… chứ không phải chỉ đặt nặng cho môn Giáo dục côngdân
Qua nhiều năm đứng lớp, quan sát và đúc kết kinh nghiệm, kiến thức từ thựctiễn, từ sách báo và bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức học sinhphù hợp với đặc điểm trường THPT qua giờ học Ngữ văn tôi tiến hành khảo sátthực nghiệm trên ba lớp mà tôi đã dạy
2.2 Số liệu điều tra xếp loại hạnh kiểm của học sinh trước khi thực hiện đề tài:
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2015-2016 của 3 lớp 11A6, 11A7, 11A8như sau :
Trang 911A8 35 17 12 4 2
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1 Nắm vững tâm sinh lý lứa tuổi học sinh:
Nghề giáo là một nghề đặc biệt Hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếpxúc với các em học sinh, những người không cùng lứa tuổi, thế hệ…với chúng
ta Những quan sát hàng ngày cho thấy các em, ở lứa tuổi học sinh THPT thông
mà chúng ta đang trực tiếp giảng dạy có những rung cảm và những suy nghĩkhông giống người lớn Vì vậy, một vấn đề đặt ra là chúng ta phải hiểu được các
em hiện có những gì, có thể làm được gì, các em sẽ thay đổi như thế nào và sẽ
có được gì trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi Có hiểu được nhữngđiều đó ta mới hiểu được nguyên nhân của những phẩm chất tâm lý đặc trưngcho nhân cách Mặt khác, ở mỗi lứa tuổi có những thuận lợi và khó khăn riêng,đòi hỏi ta phải có phương pháp giáo dục thích hợp với từng lứa tuổi và từng cánhân Trong quá trình dạy học và giáo dục nếu ta không chú ý tới điều đó thì dùngười giáo viên có am hiểu khoa học đến đâu cũng khó có thể đạt được kết quảtốt trong công tác sư phạm của mình
3 2 Tâm lí và phương pháp của giáo viên đứng lớp trong giờ học Ngữ văn:
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học,phải tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh trên nhiều phương diện: giọngnói nhẹ nhàng, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải, học sinh cógiây phút được lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về mộtvấn đề mà các em muốn tự mình khám phá…hoạt động của giờ học phải diễn rathật tự nhiên không hề gò ép, miễn cưỡng Giáo viên phải làm sao khơi gợi hứngthú say mê, có nhu cầu khám phá cho học sinh Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì
“ bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp, khám phánhững bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ… khi đó mỗi giờhọc văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn
Trang 10vô số bất ngờ, thú vị” Người thầy phải là người hướng các em đi đến nhữngmiền đất ấy.
Giáo viên phải gây cho học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trướcnhững con người, sự việc, vấn đề… mà tác phẩm đề cập, phản ánh Đó là nhữngtình cảm, thái độ: vui-buồn, yêu-ghét, ca ngợi-phê phán Sau đây là một vài ýtưởng trong các giờ dạy của mình mà bản thân tôi đúc kết được
3.3 Tăng cường tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua việc dạy học môn Ngữ văn:
Dạy Văn ở trường phổ thông có ba mục tiêu chính:
- Thứ nhất,hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng mẹ
đẻcho học sinh, rèn luyện cho trẻ em kỹ năng đọc hiểu và viết đúng tiếng Việt,khả năng diễn đạt, cả viết và nói, những điều mình muốn thể hiện
- Thứ hai,bồi dưỡng và phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh Vớimục tiêu đó, dạy Văn chủ yếu không phải là dạy lịch sử văn học, dạy ghi nhớ vềtác giả, tác phẩm, dạy về cách cấu tạo và phân tích tác phẩm, mà là khơi dậynhững rung động thẩm mỹ, hình thành thói quen về cách tiếp cận với thế giớinghệ thuật không có thực do nhà văn tạo ra, từ đó phát triển ở trẻ em khả năngtưởng tượng, khả năng nhập vai, khả năng sống trong một thế giới khác, mộtcuộc đời khác, một sự sống khác dù đó là con người hay con vật, cây cỏ Hìnhthành năng lực thẩm mỹ là sứ mạng đặc thù của môn Văn, trước hết là của việcdạy văn chương
- Thứ ba,bồi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh Tácphẩm văn chương là kết quả của sự sáng tạo đặc sắc, chứa đựng các giá trị Chân,Thiện, Mỹ Văn gắn với chữ, chữ gắn với nghĩa, tác phẩm văn mang nhiều giátrị, nội dung ý nghĩa khác nhau, vô cùng phong phú Thông qua việc giảng dạytác phẩm, người giáo viên có thể khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp,lòng nhân ái, khát khao lý tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội
và nhất là về con người Không phải tác phẩm nào cũng có đầy đủ những giá trị
ấy và cũng không phải giờ dạy Văn nào cũng phải đáp ứng tất cả những yêu cầu
ấy, nhưng mục tiêu chung mà việc dạy Văn cần hướng tới là kích thích ở trẻ tình
Trang 11cảm hướng thiện và tư duy phê phán, giúp trẻ có khả năng tự định hướng và lựachọn một lối sống tích cực Lâu nay chúng ta thường nói về giáo dục đạo đức,dạy làm người Môn Văn là môn có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm
vụ này Dạy Văn không phải là để dạy đạo đức, nhưng dạy Văn cũng không xa
lạ với dạy đạo đức, giống như dạy Văn không xa lạ với dạy cái hay cái đẹp, dạynhững hiểu biết về cuộc sống Giáo dục về giá trị không phải là nội dung trựctiếp và đặc thù của môn Văn, nhưng nó là một yêu cầu quan trọng và không thểthiếu của dạy Văn
Ví dụ khi dạy tác phẩm "Vợ nhặt"của Kim Lân, sau khi kết thúc nội
dung bài học, giáo viên đặt ra những câu hỏi vừa để củng cố kiến thức trọng tâmvừa để lồng những bài học đạo lí cho học sinh như :"Từ câu chuyện nhặt vợ củaanh cu Tràng giữa những ngày đói khát, anh chị có suy nghĩ gì phẩm hạnh củacác nhân vật trong tác phẩm? Truyền thống nào ở những người nông dân trongnạn đói mà anh,chị học tập được?" Cuối cùng GV đưa ra nhận xét và địnhhướng cho học sinh những kiến thức sau: Thứ nhất, trước khi làm vợ Tràng, ởngười vợ nhặt cho thấy do cái đói dồn đuổi, thị đã bị méo mó về nhân cách vàhình hài,mạng người trở nên rẻ rúng Thứ hai, ở nhân vật Tràng ta dễ dàng nhậnthấy niềm yêu sống và khát khao hạnh phúc đã khiến Tràng trở nên liều lĩnhthách thức với cái đói Thứ ba, tiềm ẩn ở bà cụ Tứ là tình yêu thương, sự baodung và niềm tin ở sự sống, hướng về tương lai Chính những điều đó làm hiệnlên chủ đề tư tưởng của tác phẩm qua đó giúp học sinh hiểu được trong hoàncảnh khó khăn, những người xấu xí như Tràng, như cô vợ “ham ăn” vẫn mongcầu hạnh phúc Ước muốn được có gia đình, có những bữa cơm sum họp, có mái
nhà chắn nắng, che mưa… là những ước muốn bình dị mà chân chính nhất Dù
hoàn cảnh ra sao, khó khăn thế nào, tác phẩm này cũng nhắc nhở chúng ta, hãy
cứ lạc quan vào ngày mai tươi sáng, sống với ước mơ của mình, niềm tin của mình, sống tốt với đời, với người bằng tất cả tấm chân tình mà ta có.
Còn ở truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành ta thấy tinh
thần đoàn kết, ý chí nghị lực phi thường khi có anh em, bạn bè, đồng đội bên mình, chung tay góp sức vì cuộc sống chung chính là ý nghĩa cao đẹp nhất của