Học phần “Công dân với đạo đức” gồm 7 bài được khái quát thành hai nhóm nộidung: + Giáo dục những tri thức đạo đức cơ bản để hoàn thiện nhân cách và bản thân HS, bao gồm: Bài “Quan niệm
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2015 - 2016
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN
“CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG
DÂN LỚP 10 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
Họ và tên: Mai Thị Mai – Thạc sĩ, Giáo viên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN
“CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 10 TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học môn GDCD.
Năm học: 2016 - 2017
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh
2 Ngày tháng năm sinh: 07 – 04 – 1982
8 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn GDCD khối 11, 10
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 12
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần “công dân với đạo đức” chương trình môn GDCD lớp 10 (Năm học 2012 – 2013)
2 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (Năm học 2013 – 2014)
Trang 33 Giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ trong dạy học tích hợp môn GDCD cho học sinh Trường THPT Long Phước (Năm học 2015 – 2016)
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Chương 1: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP………
1 Sự cần thiết hình thành giải pháp………
2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp………
3 Mục tiêu của giải pháp………
4 Căn cứ để giải pháp của tác giả là đúng đắn………
5 Phương pháp thực hiện giải pháp
6 Đối tượng và phạm vi áp dụng………
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP………….
I Quá trình hình thành giải pháp………
II Nội dung giải pháp………
1 Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho HS qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”………
2 Giáo dục hành vi đạo đức, thói quen đạo đức cho học sinh qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”………
3 Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”………
4 Kết hợp giáo dục đạo đức qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” với vai trò
1 1 1 2 2 7 7 8 8 8 8 14 15
Trang 5giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, của nhà trường, sự quan tâm của gia đình và
xã hội……….
Chương 3: HIỆU QUẢ THỰC NGHIỆM………
1 Thời gian thực nghiệm (áp dụng) ………
2 Thiết kế giáo án thực nghiệm………
3 Đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lần 2
4 Hiệu quả đạt được của giải pháp………
5 Khả năng triển khai và áp dụng giải pháp……….
6 Bài học kinh nghiệm………
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM………
16 18 18 18 18 19 25 25 26 28 29
Trang 6và giao lưu giữa GV, tập thể HS và từng cá nhân HS nhằm lĩnh hội được nền văn hóa đạođức của loài người và của dân tộc để trở thành một nhân cách trọn vẹn Cho nên, GDĐĐcho HS luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI của Đảng xác định: “Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lànhmạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của cácsản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng
lo ngại”[9; Tr 169]
Trong giai đoạn hiện nay, sự tác động sâu sắc của nền kinh tế nhiều thành phần đếntất cả các vùng miền trong cả nước là nguyên nhân làm cho đạo đức của một bộ phậnthanh, thiếu niên, HS đang bị suy thoái HS là “rường cột”, lực lượng kế thừa công cuộcxây dựng đất nước, góp phần thay đổi đời sống ở địa phương Vì vậy, GDĐĐ cho HSphải hiểu biết đời sống tâm lý của từng đối tượng, về nhiều mặt trong điều kiện của nềnkinh tế thị trường là vô cùng cần thiết để có những biện pháp phù hợp nhằm nâng caohiệu quả GDĐĐ cho HS Vì sự suy thoái đạo đức của HS sẽ tạo điều kiện cho các thế lựcphản động thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, tiếp tay cho kẻ xấuhủy hoại môi sinh của Tổ Quốc Hơn nữa, việc GDĐĐ để HS có động cơ học tập đúngđắn, có lý tưởng sống đáp ứng yêu cầu, mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra là vấn đềquan trọng và hết sức cấp thiết
2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Vấn đề GDĐĐ ngày càng được xã hội quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp để nângcao chất lượng GDĐĐ cho HS, sinh viên Xuất phát từ vấn đề đó, cho đến nay đã đượcnhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu
Bản chất của con người đã được nhiều nhà tư tưởng, giáo dục ở phương Đông vàphương Tây, từ thời cổ đại đến nay đều được bàn đến Như Xôcrát (469-399) và Platôn(427-347) thì “cái thiện” là một ý niệm chung, phổ biến và bất biến là ý niệm cao nhấtđược coi là chúa sáng thế, là mặt trời sinh ra muôn vật Khổng tử (551- 479) và Mạnh tử(372- 289) thì cho rằng con người ta sinh ra đã mang bản chất, mầm mống của cái “thiện”
“nhân chi sơ tính bản thiện” Người ta không ai là không thiện cũng như nước không lúc
Trang 7nào là không chảy xuống chỗ trũng (nhân vô hữu bất thiện, thủy vô hữu bất hạ) Rõ ràngcác quan niệm trên đều cho thiện, ác như là những thuộc tính bản chất của con người từlúc mới sinh ra tính chất tiên thiên – tiền định Theo quan điểm đạo đức học Mác –Lêninthì ý thức của con người về thiện và ác không phải là sản phẩm trừu tượng thuần túy cótính chất tiên thiên hoặc “mầm mống” di truyền Ngược lại, nó là kết quả phản ánh nhữngđiều kiện kinh tế - xã hội của một thời đại, một hoàn cảnh cụ thể Ăng ghen chỉ ra rằng:
“Tự giác hay không tự giác, rút cuộc người ta đều lấy những quan điểm đạo đức củamình từ những quan hệ thực tế đã tạo thành cơ sở cho địa vị giai cấp của mình tức lànhững mối quan hệ kinh tế, trong đó người ta tiến hành sản xuất và trao đổi” [1; tr 161].Còn Hồ Chí Minh đã khẳng định một quan niệm khoa học về bản chất con người và tácdụng của giáo dục đối với con người, nhưng quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh gầnvới nhận thức “nhân chi sơ tính bản thiện” Song, lại nhấn mạnh đến tác động của xã hội,ảnh hưởng của gia đình, nhanh chóng làm thay đổi bản chất con người Do đó, cần phải
có giáo dục, nhưng không phải để cho việc giáo dục tự nhiên diễn ra mà phải tiến hànhgiáo dục có định hướng theo một chủ đích nhất định:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,Phần nhiều do giáo dục mà nên”[6; tr 383]
Ở Việt Nam tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức như tácgiả Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục hướngnghiệp, giáo dục lao động, dạy nghề với mục tiêu giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệtrẻ; Cũng như Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đứcthông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhânvăn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dục thế giới quan,nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng đến thực hiện các hành vi đạo đức chohọc sinh
Liên quan đến nội dung của đề tài PGS.TS Nguyễn Lương Bằng có một số côngtrình nghiên cứu như sau: Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh phổ thông - một
số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Số 8 2012; Truyềnthống đạo đức trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viên hiện nay, Tạp chí
Trang 8Giáo dục, Số 4 2006; Một số vấn đề đặt ra đối với môn Giáo dục công dân từ thực tiễn
dạy học bộ môn ở Nghệ An, Tạp chí Giáo dục, Số 66 2003
Về cơ bản các giải pháp đã nêu trên, đã được các tác giả đề cập đến khá sâu sắcdưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, các công trình đó vẫn là cái chung trên bìnhdiện rộng, đã cung cấp cho tôi về phương pháp lý luận làm cơ sở, tiền đề nghiên cứu chogiải pháp, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu, khảo sát về thực trạng đạođức và GDĐĐ học sinh trường THPT Long Phước nhằm đưa ra phương hướng và giảipháp cho vấn đề này Còn bản thân tôi là GV đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi muốn
đi tìm hiểu sâu hơn trong tiết học cụ thể của bộ môn GDCD trong phạm vi nghiên cứu
hẹp hơn là Giáo dục đạo đức cho học sinh qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”
chương trình giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Long Phước Vì vậy, những giảipháp của các tác giả trên đã cho tôi có cái nhìn cụ thể hơn, giúp cho giải pháp của tôihoàn thiện hơn
3 Mục tiêu của giải pháp
Nghiên cứu thực trạng đạo đức của HS THPT trên địa bàn huyện Long Thành,nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh
4 Căn cứ để giải pháp của tác giả là đúng đắn
Thứ nhất, xuất phát về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục đạo đức
Với sự hình thành và phát triển của trường THPT Long Phước đã khẳng định được
vị trí trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà Đội ngũ CB-GV-CNV với lòng nhiệt huyếtyêu nghề, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng tự học tập, rèn luyện và phấnđấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và công tác Vì vậy, hàng năm thu hút khá đông
HS khá, giỏi vào học, điểm tuyển đầu vào lớp 10 thường năm sau cao hơn năm trước.Trong quá trình giảng dạy thầy cô luôn tìm tòi giải pháp mới, tiên phong trong việc ứngdụng công nghệ thông tin vào bài giảng Phần đông HS luôn cố gắng học tập và rènluyện, nên tỉ lệ HSkhá giỏi cao Tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT luôn cao hơn mặt bằng củatỉnh Hàng năm trường luôn có nhiều HS đạt giải cao trong các kì thi chọn HS giỏi cấptỉnh Với sự lớn mạnh của nhà trường, GV không ngừng nâng cao trình độ vươn lên tựkhẳng định chất lượng, làm tốt công tác giảng dạy, rèn luyện đạo đức, lối sống cho HS,góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Để có được nhữngthành tựu đó, thì đòi hỏi người GV, người làm công tác quản lý phải hiểu được các mốiquan hệ của đạo đức Vậy đạo đức là gì?
Trang 9Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực (cótính lịch sử - tính giai cấp) hình thành từ bản thân cuộc sống con người Cuộc sống củamỗi con người họ phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình, trong quákhứ, hiện tại và nhu cầu cần phải làm gì trong tương lai Những hoạt động đó bao giờcũng có mối tương quan giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội cho phép tới mộtgiới hạn nhất định trong vòng trật tự chung của cộng đồng của dân tộc nhằm đảm bảoquyền lợi cho tất cả các thành viên vươn lên một cách tích cực, tự giác trở thành động lựcphát triển của cả xã hội Đó chính là các quy tắc, chuẩn mực tự giác trong hành động đểđánh giá con người có đạo đức hay không có đạo đức.
Thứ hai, chức năng của đạo đức
+ Chức năng định hướng giáo dục đạo đức
Công tác GDĐĐ góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách
Nó cung cấp cho con người nhân sinh quan phù hợp với chuẩn mực xã hội, làm cho cácchuẩn mực đạo đức lành mạnh trở thành nhu cầu, tình cảm đạo đức, ý thức tự nguyện, tựgiác giúp bản thân tự củng cố, xem xét, đánh giá hành vi của mình, trau dồi đạo đức tiến
bộ Con người muốn làm điều thiện, tránh được điều ác, muốn cho những hành vi củamình được mọi người chấp nhận, không bị dư luận xã hội lên án thì họ phải nắm đượcnhững quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản Con ngườikhông thể tự hoàn thiện và phát triển nhân cách, có hành vi ứng xử tự nguyện, tự giácphù hợp với chuẩn mực đạo đức khi không có quá trình giáo dục Cùng với quá trình giáodục nhờ vào hoạt động và giao lưu tích cực con người càng hiểu rõ vai trò to lớn vềlương tâm, danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc, công bằng và những quy tắc đánh giá, điềuchỉnh hành vi ứng xử của con người Nhờ có chức năng giáo dục và khả năng tự giáo dục
mà con người học tập được những tấm gương đạo đức cao cả xả thân làm việc nghĩa, hisinh quên mình cho đất nước, kiên cường đấu tranh bất khuất cho chân lý, góp phần làmcho xã hội ngày càng công bằng, văn minh tiến bộ Hồ Chủ Tịch là vị lãnh tụ vĩ đại đãnêu một tấm gương sáng chói về đạo đức cách mạng để cho thế hệ chúng ta học tập noitheo; để cho đạo đức của dân tộc ngày càng thêm trong sáng, cao đẹp
+ Chức năng điều chỉnh hành vi
Để đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp tất yếu phải có một hệ thốngquy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp lợi ích của cá nhân và xã hội Tuy nhiênviệc điều chỉnh hành vi của cá nhân do nhiều thiết chế xã hội như: pháp luật, phong tục
Trang 10tập quán, nhưng về phía đạo đức là do dư luận xã hội lên án Vì vậy, các quan hệ xã hội
có liên quan đến lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội chúng luôn cómối giằng xé nhau, cho nên chủ thể đạo đức phải đấu tranh vô cùng quyết liệt, nếu khôngdựa vào một hệ thống quy tắc nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội thì cá nhân không thểlựa chọn, cân nhắc và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp Như vậy, Chức nănggiáo dục và điều chỉnh của đạo đức luôn gắn liền với nhau trong đời sống đạo đức
+ Chức năng kiểm tra đánh giá: trên cơ sở của những điều kiện kinh tế, vật chất xã hộinhất định, thời đại nào cũng có yêu cầu về tri thức, đạo đức tương ứng làm nền tảng chocuộc sống Mỗi cá nhân, vì cuộc sống của mình và vì hoạt động cho tiến bộ của xã hộiđều phải có những phẩm chất, đạo đức và năng lực nhất định Vì vậy, họ phải nắm vữngđược những tri thức phản ánh đời sống xã hội một cách tích cực đó là những quan điểm,
tư tưởng, những nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi đạo đức tiến bộ, nhờ đó mà các chủ thểđạo đức phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác trong thực tiễn cuộc sống thườngxuyên biến đổi và định hướng chính xác, tin tưởng vào hành vi của mình Mặt khác, giáodục tri thức đạo đức tạo tiền đề cho sự hình thành ý thức đạo đức Giáo dục tri thức đạođức phải gắn liền với bồi dưỡng tình cảm đạo đức vì thiếu tình cảm đạo đức, con ngườitrở nên thờ ơ, vô cảm trước các hiện tượng xã hội, không định hướng được thái độ, dầnmất đi năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức Chính vì vậy, GDĐĐ không thểtách rời giáo dục lý tưởng đạo đức Lý tưởng đạo đức giúp tình cảm đạo đức không chệchhướng, tác động mãnh liệt đến tri thức đạo đức, chỉ đạo hành vi đạo đức của cá nhân, phùhợp với lý tưởng của dân tộc Đó là sự hòa quyện tinh tế, là dòng chảy hài hòa nhưngmãnh liệt trong mỗi cá nhân
Thứ ba, vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay
GDĐĐ là cái cốt lõi, nền tảng trong quá trình giáo dục Nếu không có đạo đức, trithức và năng lực của con người dễ gieo mầm cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, hủy hoại
xã hội Theo quan điểm Macxít, đạo đức luôn gắn liền với một giai cấp nhất định GDĐĐcho HS là GDĐĐ cách mạng, đạo đức cộng sản để làm chủ tương lai của đất nước Bêncạnh dạy chữ cho HS còn phải dạy làm người, phải giáo dục toàn diện cả “đức” và “trí”,thái độ học tập đúng đắn và nghiêm túc Bồi dưỡng tình cảm đối với làng xóm, quêhương rộng hơn nữa là đất nước Việt Nam; khơi dậy lòng yêu thương con người; khơidậy trách nhiệm bản thân và ý thức tập thể khi hòa nhập vào cộng đồng trường học, xãhội…Đó là những phẩm chất đạo đức mới của lực lượng kế cận sự nghiệp xây dựng
Trang 11CNXH của đất nước Vì vậy, Cần phải giáo dục ý thức và năng lực thực hiện hành vi đạođức khi HS hòa nhập với cộng đồng Bác Hồ đã dạy: “không những dạy đọc, dạy viết, mà
còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân” [8; tr 65]. GDĐĐ cho HS là vô cùng quantrọng, là một trong những nhiệm vụ cấp bách Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển của một vài địa phương trong một thời gian ngắn mà còn tác động lâu dàiđến sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình hội nhập.
Thứ tư, nội dung chương trình môn GDCD trong phần “Công dân với đạo đức”
Phần “Công dân với đạo đức” - học phần thứ hai trong chương trình GDCD lớp 10cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản của đạo đức học Đây là bước hệ thống lạinhững kiến thức đạo đức mà HS đã học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời vớinhững tri thức đạo đức được khái quát ở trình độ lý luận giúp định hướng nhận thức vàhành động, giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn trong mối các quan hệ xã hội
Học phần “Công dân với đạo đức” gồm 7 bài được khái quát thành hai nhóm nộidung:
+ Giáo dục những tri thức đạo đức cơ bản để hoàn thiện nhân cách và bản thân
HS, bao gồm: Bài “Quan niệm về đạo đức”; “Những phạm trù cơ bản của đạo đức học”;
“Tự hoàn thiện bản thân”
Nhóm bài học trên cung cấp cho HS quan niệm về đạo đức tiến bộ, phạm trù vềnhân phẩm, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự và hạnh phúc giúp điều chỉnh hành vi của conngười phù hợp với yêu cầu chung của xã hội Đạo đức điều chỉnh hành vi con người mộtcách tự nguyện, tự giác, làm cho cá nhân có nhu cầu và động cơ thực hiện hành vi đạođức Khác với phương pháp điều chỉnh hành vi của pháp luật, con người phải thực hiệnnhững yêu cầu, lợi ích chung của xã hội một cách bắt buộc, cưỡng chế Giáo dục cácphạm trù đạo đức, giúp con người vượt qua khó khăn thử thách, những cám dỗ trongcuộc sống, giữ gìn nhân phẩm và lương tâm trong sáng, tiến đến hoàn thiện bản thân, tạonên giá trị đạo đức riêng mình dựa trên những chuẩn mực đạo đức của xã hội
+Giáo dục những giá trị đạo đức của con người cần đạt được trong các mối quan hệ
từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, bao gồm: Quan hệ với người khác: Bài “Công dân vớitình yêu, hôn nhân và gia đình”; Quan hệ với cộng đồng: Bài “Công dân với cộng đồng”;Quan hệ với quê hương, đất nước: Bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TổQuốc”; Quan hệ với nhân loại: Bài “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”.Nội dung bài học giáo dục thái độ, cách ứng xử theo lẽ phải, những hành động nên
và không nên làm trong tình yêu, hôn nhân, gia đình Trách nhiệm của bản thân đối vớicộng đồng, xã hội và nhân loại
Trang 12Đây là những kiến thức cơ bản, trọng tâm và cốt lõi để hình thành nên nhân cáchcủa HS THPT, lứa tuổi đang bắt đầu dần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho
cả quãng đời sau này của con người Việc giáo dục qua dạy học phần “Công dân với đạođức” có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành ý thức đạo đức, định hướngthái độ và hành vi đạo đức của HS Đó là đạo đức XHCN Không giáo dục những tri thứcđạo đức cho lứa tuổi nhạy cảm này, với những tác động của nhiều yếu tố trong giai đoạnhiện nay, HS khó định hướng cho bản thân trong thực hiện hành vi đạo đức Các tri thứcđạo đức đã được lĩnh hội ở các bậc học dần bị mai một, nhường chỗ cho biểu hiện của sựlười nhác, thờ ơ, vô cảm, thiếu văn hóa, những hành vi mang tính ác và tệ hại hơn lànhững tấm bi kịch của bản thân HS, gia đình và xã hội Giáo dục tri thức đạo đức cho HSTHPT qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” không chỉ là sự can thiệp kịp thời, địnhhướng sự hình thành nhân cách trước những tác động tất yếu của thời đại mà còn là sựcần thiết mang tính lâu dài vì lợi ích “trăm năm trồng người” của dân tộc
Tuy nhiên, chương trình GDCD ở bậc THPT là khung chương trình chung cho HStrong cả nước Xét về mức độ nhận thức, năng lực lĩnh hội của HS ở những vùng miềnkhác nhau không đồng đều Do vậy, giảng dạy để vừa đảm bảo kiến thức chung, vừa phùhợp với trình độ, năng lực nhận thức của HS là điều không dễ dàng Kết quả của việctruyền thụ tri thức được đo bằng những hành vi đạo đức của HS trong quan hệ với thầy
cô, bạn bè, cộng đồng, xã hội và đất nước Đó mới là yêu cầu, mục đích cuối cùng củaGDĐĐ
Phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS, dễ tiếp thu kiến thức, đảmbảo kiến thức trọng tâm, gắn lý luận với thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao trongGDĐĐ đối với HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội là trách nhiệm của GV giảng dạy bộ mônGDCD
Thứ năm, những yếu tố cơ bản tác động đến đạo đức của học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay
+ Về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông
Với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi, HS THPT có những thay đổi lớn về về thể chất vàtrí tuệ, sự biến đổi cảm xúc cũng là một trong những đặc trưng của HS THPT HS ở lứatuổi này, nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chưa ổn định, cùng với sự pháttriển về thể chất và trí tuệ, sự biến đổi cảm xúc trở nên phức tạp, nhạy cảm, tò mò vàthích khám phá bản thân và các hiện tượng xã hội như sự ảnh hưởng của khoa học côngnghệ: điện thoại, internet, games bạo lực có tính kích động dễ nảy sinh các tâm lý lệchlạc dẫn đến hành vi vi phạm Chính vì vậy, Một số HS thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện, phấnđấu thường xuyên (sự tự giáo dục của HS chưa cao), tác động tiêu cực của bạn bè, khi mà
Trang 13những HS sống trong môi trường không lành mạnh và lại mất đi sự bảo ban, hướng dẫnchính xác, kịp thời thì sẽ kìm hãm sự phát triển về năng lực tư duy khoa học và năng lựchoàn thiện nhân cách của HS.
+ Sự tác động của gia đình đến việc hình thành đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Do tác động thị trường xu hướng lao động công nghiệp, một số gia đình do mảilàm ăn phát triển kinh tế nên không có nhiều thời gian chăm lo giáo dục con cái mà chỉtrông cậy vào sự giáo dục của nhà trường; sự tiếp xúc giữa cha mẹ và con cái ngày càngtrở nên ít ỏi Đây chính là nguyên nhân khiến cho một số em chưa chú trọng rèn luyênlàm theo những đức hi sinh, lòng nhân ái Hơn nữa, cũng có nhiều bậc cha mẹ có quanđiểm: để cho con cái phát triển một cách tự nhiên, quan hệ bạn bè theo sở thích, gia đìnhkhông can thiệp sâu vào việc học cũng như mối quan hệ của con cái nhằm tạo cho chúngmột tâm lý thoải mái, không gò bó, khuôn khổ nhưng quên rằng các em chưa đủ nhậnthức để nhận biết mặt trái của vấn đề, chúng sẽ dễ bị lôi kéo, sa ngã bởi tác động củanhững mối quan hệ xã hội khác
+ Sự tác động của nhà trường đến việc hình thành đạo đức học sinh trung học phổ thông
Vai trò của nhà trường trong việc tác động đến đạo đức của HS THPT là vô cùng tolớn Nhà trường là môi trường giáo dục thứ hai giúp con người hình thành các giá trị đạođức tiến bộ, tạo điều kiện để HS THPT tiếp thu kiến thức, rèn luyện đạo đức, định hướngnghề nghiệp Với hệ thống chương trình khoa học, các phương tiện dạy học và hỗ trợ dạyhọc, đội ngũ nhà giáo với trình độ ngày càng được chuẩn hóa, đủ năng lực hướng dẫn HStiếp thu tri thức, rèn đức luyện tài
Năng lực lãnh đạo quản lý, giảng dạy cũng như các mối quan hệ của những ngườilàm công tác giáo dục có tác động trược tiếp đến GDĐĐ của HS Cho nên, việc GDĐĐkhông chỉ ở một môn học mà ta đặt cho cái tên “môn đạo đức và môn giáo dục côngdân” mà còn phải giáo dục trong các môn học khác, bởi lẽ GDĐĐ không thể độc lập vớigiáo dục trí tuệ, vì bất kì môn học nào cũng đều chứa đựng phần kiến thức, phần tìnhcảm và tâm lí động cơ, điều đó muốn nói lên không có một Thầy Cô giáo nào có thểquan niệm rằng nhiệm vụ của mình chỉ là đào luyện kiến thức, chữ nghĩa mà không phải
là “đào tạo con người” Vì vậy, những lời nói của Thầy Cô giáo là sự mời mọc ngườinghe cần phải suy nghĩ, từng hành động của người Thầy Cô giáo đều yêu cầu người họcphải hành động như mình Điều đó đã chứng minh rằng việc đánh giá kết quả học tập haythái độ trong giảng dạy, cư xử cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, tâm hồn nhạy cảm
và hình thành đạo đức của HS
Trang 14+ Môi trường xã hội tác động đến việc hình thành đạo đức học sinh trung học phổ thông
Trong thời kỳ mở cửa với sự bùng nổ công nghệ thông tin, phát triển kinh tế trở nênnăng động, sự giao lưu hội nhập của các trào lưu văn hóa đang tác động một cách trựctiếp đến đạo đức thế hệ trẻ tương lai Trong đó, có HS THPT - những thanh thiếu niên ởtuổi năng động, thích nghi nhanh, hiếu kỳ, tò mò luôn muốn phám phá và chinh phục cáimới Sự thay đổi ấy có ảnh hưởng tích cực đến đạo đức, thúc giục con người khôngngừng lao động và sáng tạo, hình thành nên ở thế hệ tương lai những phẩm chất đạo đứcmới: đó là tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, ý chí thép vượt qua mọi khó khăn trong cuộcsống Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức con người là không nhỏ Đó làcuộc chạy theo lợi ích cá nhân, lương tâm của con người bị che mờ, sống thực dụng bằngnhững thủ đoạn bất chính… làm phá vỡ các giá trị truyền thống của dân tộc Sự tha hóa
về lối sống dẫm đạp lên các chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội Mặt khác, xã hội như biểnlớn mà HS luôn tìm cách khám phá, thể hiện mình, tồn tại trong nó những mặt tích cực vàhạn chế tác động đến đạo đức của HS Nước nhà thịnh hay suy tùy thuộc vào trí tuệ, bảnlĩnh của thế hệ thanh niên Sẽ là bi kịch cho gia đình, đất nước khi thế hệ tương lai không
có đạo đức của con người ở thời đại mới
5- Phương pháp thực hiện giải pháp
Để thực hiện sáng kiến này, ngoài sử dụng phương pháp luận của việc nghiên cứu làchủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh vềGDĐĐ cho thanh niên, trong đề tài tôi còn vận dụng các phương pháp mang tính đặc thùsau đây: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát, đánh giá thực tế, so sánh, thống kê,điều tra xã hội học và một số phương pháp khác
6- Đối tượng và phạm vi áp dụng
6.1 Đối tượng áp dụng
- HS lớp 10 trường THPT Long Phước
- Giáo dục đạo đức cho HS lớp 10, chương trình GDCD lớp 10 phần “Công dân vớiđạo đức”
Trang 15Trong những năm qua tình trạng học sinh vi phạm kỉ luật dưới nhiều hình thức khácnhau như: nói tục, chửi thề, bạo lực học đường, gian lận trong thi cử… vẫn diễn ra Dùnhà trường luôn cố gắng đề ra những giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng, nhưng chưađạt được hiệu quả so với mục tiêu giáo dục mà nhà trường đề ra là “xây dựng môi trườnggiáo dục không có bạo lực học đường” và một “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Nên tôi đã có ý tưởng đưa ra giải pháp “Giáo dục đạo đức cho học sinh qua dạy học
phần “Công dân với đạo đức” chương trình giáo dục công dân lớp 10” được hình thành
từ năm học 2013- 2014, góp phần giáo dục ý thức, thái độ và rèn luyện thói quen tronghành vi đạo đức giúp HS xác định đúng mục tiêu trong học tập và rèn luyện Trong quá
trình giảng dạy phần“Công dân với đạo đức” chương trình giáo dục công dân lớp 10”
và đã áp dụng trong giảng dạy cho lớp 10/mỗi năm học tại trường THPT Long Phước, từnăm học 2013 cho đến năm học 2017 thì trong quá trình thực hiện giải pháp, chúng tôiluôn nhận được sự tín nhiệm Ban giám hiệu và hưởng ứng toàn thể Hội đồng giáo dụcnhà trường Đối tượng HS để chúng tôi thực nghiệm sư phạm có mặt bằng về năng lựchọc tập tương đối đồng đều, các em đều cộng tác rất tích cực trong hoạt động dạy họccũng như trong khảo sát hiệu quả của giải pháp
II Nội dung giải pháp
1 Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho HS qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Thứ nhất: Giáo dục tình cảm, ý thức kỷ luật qua kể chuyện về Bác Hồ và tấm gương đạo đức của Người trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: Qua các bài giảng trong phần “Công dân với đạo đức”, giúp HS hình
thành tình cảm đạo đức và ý thức kỷ luật trong việc chấp hành nội quy nhà trường, cómục đích học tập, phấn đấu, rèn luyện nhân cách trên cơ sở tác động vào tình cảm của HSthông qua những câu chuyện về cuộc đời và tấm gương đạo đức của Bác Hồ
Nội dung: Dựa trên sự kính trọng của đồng bào dành cho Bác, giáo dục tình cảm và
ý thức kỷ luật mang đến cho HS sự gần gũi, yêu thương, cảm giác được vỗ về Nó không
gò bó, bắt buộc như những giờ học lý thuyết Kể chuyện về Bác Hồ và tấm gương đạo đức của Người qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” khơi dậy trong tâm hồn mỗi
HS, giúp HS thực hiện hành vi đạo đức, sống kỷ luật, có nghĩa tình Kể chuyện về Bác Hồ
được cụ thể trong giảng dạy như sau:
Stt
chỉ
Ghi chú
Trang 161 10 Gia đình và thời thơ ấu
[5; tr 7]
Sự giáo dục từ gia đình hìnhthành nhân cách của cánhân
Mục 2 Kết hợp
2a và 2b
2b
6 13 Thư gửi HS trường Sư
phạm miền núi trung
ương nhân dịp trường
Thứ hai: Tăng cường giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc qua hoạt động nhóm, trò chơi mang tính tập thể và liên hệ thực tiễn trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” Mục tiêu: Tăng cường giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc giúp HS hiểu rõ vai trò
của nó đối với sự phát triển của Trường THPT Long Phước Ý thức được điều này, HShòa nhập, đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập, sinh hoạt, tránh gây mâu thuẫn,bất hòa và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng
Nội dung: Qua mục 2b, 2c bài 13 “Công dân với cộng đồng”, GV làm rõ:
Tinh thần đoàn kết dân tộc tạo nên môi trường thân thiện;
Tinh thần đoàn kết dân tộc giúp mang lại hiệu quả cao trong học tập;
Trang 17Đoàn kết tham gia các hoạt động chung của cộng đồng mang lại hiệu quả tích cực,tạo điều kiện thuận lợi để HS tiến bộ và phát triển.
Trong bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, mục 1b, GV
cần làm rõ tinh thần đoàn kết là truyền thống của dân tộc, là sức mạnh để khắc phục khókhăn trong lao động, sản xuất và chiến đấu Trong mục 2 và 3 của bài học, GV bám sáttình hình thực tế của địa phương, đất nước và đặc điểm HS, nhấn mạnh tinh thần đoàn tạonên sức mạnh, chống lại các quan điểm sai trái, luận điệu chia rẽ dân tộc của các thế lựcthù địch, hòng phá hoại chế độ XHCN ở nước ta
Với nội dung bài 15 “Một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”, GV cần giáo dục tinh
thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết củanhân loại: Ô nhiễm môi trường; Sự bùng nổ dân số; Phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnhhiểm nghèo Đó chính là đạo đức mới của thanh niên trong thời đại mới - Thời đại củahội nhập và toàn cầu hóa
Tăng cường giáo dục ý thức, kỹ năng làm việc, thảo luận nhóm trong hoạt động dạy
và học giúp HS hình thành thói quen làm việc tập thể Việc đòi hỏi phải hoàn thành nộidung GV yêu cầu giúp HS ý thức được tinh thần đoàn kết quyết định sự thành công vàhiệu quả công việc
Phương pháp tổ chức lồng ghép những trò chơi mang tính tập thể trong tìm kiếm trithức mới, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, sự liên kết, gắn bó giữa những HS Từ đầu
nội dung của chương trình cho đến bài 13, mục “Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng” và bài 14, mục “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, GV cần nhấn
mạnh, chốt vấn đề một cách bao quát vai trò cũng như ý nghĩa của tinh thần đoàn kết Bài học thực tế luôn mang tính thuyết phục cao Sự trải nghiệm giúp HS tiếp cận vàlĩnh hội tri thức một cách chắc chắn, nhìn nhận đúng đắn vai trò của tinh thần đoàn kết từphạm vi hẹp đến rộng, từ cái riêng đến cái chung, từ trường học đến cuộc sống, như việchọc tập, rèn luyện đạo đức hôm nay đến ý thức xây dựng bản làng, quê hương, đất nướcmai sau
Thứ ba: Giáo dục ý thức tập thể và ý thức tự giác theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: Rèn luyện ý thức tập thể và ý thức tự giác trong mọi hoạt động của kí túc
xá, lớp học Khắc phục thói ích kỷ, cá nhân, lười biếng, nhút nhát, suy bì, kiêu căng Đốilập với ý thức tập thể trong chủ nghĩa tập thể là chủ nghĩa cá nhân
Nội dung: Sống cộng đồng đa dân tộc, ý thức tập thể là động lực giúp HS thể hiện
mình qua những hành động tích cực, có ích cho cộng đồng, xã hội và tạo nên giá trị làm
Trang 18người của con người Những cá nhân biết hy sinh lợi ích của mình vì cộng đồng, xã hội,biết vun vén, chăm lo cho cộng đồng mà không cần sự chỉ định, ép buộc Sống trong ýthức tập thể, cá nhân tránh được thói ích kỷ, nhỏ nhen, ghanh đua, tị nạnh Chính nó làsức cản lớn cho quá trình phát triển của cộng đồng Ý thức tập thể là sống “mình vì mọingười, mọi người vì mình”, tạo cho cộng đồng sự an toàn, ổn định và phát triển.
Tính tự giác giúp nâng cao nhận thức và hành động của HS trong học tập, lao động,tham gia phong trào văn nghệ, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản của nhà trường,giữ gìn an ninh trật tự trường học, đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Bêncạnh đó, tính tự giác cần được phát huy ở thái độ phê phán, lên án thói hư, tật xấu làmảnh hưởng đến cộng đồng Những nội dung trên cần được phân tích xuyên suốt trong dạyhọc phần “Công dân với đạo đức”, đặc biệt chú trọng các phạm trù của đạo đức học
Hình thức: Thông qua việc phát huy tính tích cực, khuyến khích HS chủ động tìm
hiểu tri thức, sáng tạo trong học tập Qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”, GV cầnrèn luyện và phát huy năng lực đánh giá và tự đánh giá hành vi đạo đức của HS ở bài 11
“Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” Danh dự, nhân phẩm của con người làm nên giá trị của mỗi con người Lương tâm, lòng tự trọng giúp giữ vững giá trị ấy Đây chính
là sự tự so sánh và đối chiếu, hoàn thiện mình trên tinh thần học theo điều hay, lẽ phải,phê phán với cái xấu, những hành vi trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội Giáo dục cho
HS ý thức thường xuyên tự đánh giá và đánh giá hành vi đạo đức trong cuộc sống Tấmgương “Người tốt, việc tốt” khi được tuyên dương trước cờ, hay những hành vi vi phạmđạo đức đáng bị khiển trách cũng là những bài học mà HS được lĩnh hội qua việc giảngdạy tri thức đạo đức trong phần “Công dân với đạo đức” Rèn luyện năng lực tự đánh giá
là cách để nâng cao nhận thức về bản thân, phát huy ý thức tập thể, ý thức tự giác trongcộng đồng
Thứ tư: Chú trọng giáo dục tinh thần hăng say học tập, lao động qua việc khuyến khích và phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: Con người trong xã hội mới phải luôn có tinh thần hăng say học tập, lao
động Quá trình học tập và lao động một cách nghiêm túc, tích cực giúp con người nhậnthấy giá trị của lao động trong cuộc sống, hướng con người phấn đấu nỗ lực khôngngừng, làm giàu chân chính góp phần xây dựng quê hương
Trang 19Nội dung: Tinh thần hăng say học tập, lao động là nội dung xuyên suốt trong dạy
học phần “Công dân với đạo đức”, nhưng nó thường mang tính chất củng cố khi GVtruyền thụ tri thức Qua học phần “Công dân với đạo đức”, GV cần nhấn mạnh tinh thầnhăng say học tập, lao động giúp HS tự vươn lên tiếp cận tri thức, làm giàu cho bản thân,gia đình và xã hội; là biểu hiện của lòng yêu nước; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổquốc; tạo sự tin tưởng của cộng đồng đối với bản thân HS; kéo ngắn dần sự tụt hậu củabản thân đối với sự vận động của xã hội Đó là đạo đức của con người mới trong xã hộimới
Nội dung trên được triển khai xuyên suốt trong chương trình giảng dạy phần “Côngdân với đạo đức” như sau:
- Các phạm trù: Nghĩa vụ, nhân phẩm, danh dự, nghĩa vụ, lương tâm, hạnh phúc, bài
“Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”.
- Nội dung “Gia đình, mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình”, bài “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”.
- Nội dung “ Hợp tác”, bài “Công dân với cộng đồng”.
- Bài “Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
- Bài “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”.
- Nội dung “Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?” của bài “Tự hoàn thiện bản thân”.
Hình thức: GV khuyến khích, hướng dẫn HS tiếp cận tri thức trước khi lên lớp một
cách cặn kẽ, cụ thể, rõ ràng Những câu hỏi mang tính chất trọng tâm, những vấn đề cầnthảo luận trong tiết học phải được giao cho HS ở tiết học trước GV hướng dẫn giải quyếtvấn đề, cung cấp nguồn thông tin, khuyến khích HS nỗ lực tìm kiếm tri thức, chủ độngsáng tạo xây dựng nội dung bài học GV cần chú ý tính vừa sức và phát huy sở trường,năng khiếu diễn xuất, hội họa, âm nhạc, kể chuyện phù hợp với nội dung bài học, khắcphục sự thụ động, khích lệ HS hăng hái xây dựng bài, làm cho nội dung bài học thêmphong phú
Để có tiết họcphát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh GV hướng dẫn HS biết
tự phân công nhiệm vụ cho nhau khi được giao vấn đề cần giải quyết Tuy nhiên, đối vớinhững HS có sức học quá yếu, GV cần chú ý quan tâm và phân công cho HS những côngviệc phù hợp với năng lực của HS Nếu trong tiết học, HS thụ động đến mức không xâydựng bài, không tự tin trình bày nội dung bài học, GV nên dành ít thời gian để quan tâmđến HS, gọi và động viên HS xây dựng bài với những câu hỏi ở mức độ dễ, khuyến khích
Trang 20bằng lời khen khi HS có câu trả lời đúng, tạo sự tự tin về bản thân Qua nhiều tiết học,
HS sẽ dần thích nghi và hăng hái trong học tập Hơn nữa, GV cần có kế hoạch cụ thểtrong giáo án, xem đây là bước luyện tập cho HS thái độ, kỹ năng học tập, lao động mộtcách nghiêm túc GV không nên nghiêm khắc, tránh thái độ chê bai khi HS thực hiệnnhiệm vụ chưa đạt yêu cầu, tinh thần làm việc nghiêm túc nhưng luôn tạo không khí nhẹnhàng trong giờ học GV cần hiểu tâm lý và khuyến khích HS làm từ dễ đến khó, từ ítđến nhiều Khi HS làm được việc tốt, mang lại hiệu quả trong giờ học, hay từ những tấmgương tốt về tinh thần hăng say học tập và lao động, GV phân tích vai trò của tinh thần
ấy trong cuộc sống và những hậu quả của nó khi bản thân mỗi con người không có tinhthần hăng say học tập và lao động Bên cạnh đó, GV phải có tinh thần học hỏi, luôn họctập, trau dồi tri thức, là tấm gương sáng cho HS noi theo Ngoài ra, GV xác định trọngtâm cần giáo dục, tùy vào tình huống sư phạm được tạo ra trong tiết học, GV chủ động,sáng tạo lồng ghép nội dung bằng nhiều hình thức khác nhau, tránh sự lập đi lập lại hìnhthức giáo dục ở các tiết học Cần chốt lại vấn đề theo đúng mục đích đã đề ra, tránh lanman, dài dòng, làm loãng nội dung cần giáo dục
Giáo dục nhận thức cho HS, GV cần kết hợp giáo dục tri thức đạo đức và tình cảmđạo đức Từ nội dung trọng tâm của bài học, GV cần đề cập, khai thác những vấn đề gầngũi với HS và địa phương Tri thức đạo đức được truyền thụ một cách nhẹ nhàng dễ tácđộng vào tình cảm giúp HS thực hiện hành vi đạo đức
Thứ năm: Giáo dục nhận thức chính trị, giác ngộ lý tưởng cách mạng thông qua làm rõ vai trò của học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: Cung cấp kiến thức cơ bản về định hướng độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH ở nước ta, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho HS trong điều kiện hội nhập quốc tếcủa đất nước Khái quát nhiệm vụ, vai trò của thanh niên Việt Nam nói chung và HS nóiriêng, gắn quyền lợi và trách nhiệm của HS trong điều kiện hiện nay với địa phương vàđất nước
Nội dung: HS là đối tượng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lực
lượng kế thừa sự nghiệp xây dựng quê hương Xu thế hội nhập mở ra cánh cửa lớn tạo cơhội và thách thức lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam Nhưng những biểu hiện vi phạmđạo đức cùng với sự thờ ơ trước sự phát triển của địa phương, đất nước cho thấy HS chưa
có nhận thức chính trị đúng đắn, không có lý tưởng cách mạng Đây là dấu hiệu đáng locho thế hệ thanh niên với nghĩa vụ học tập và rèn luyện đạo đức góp phần xây dựng và
Trang 21phát triển đất nước, giữ gìn môi trường, tài nguyên, củng cố an ninh nhân dân, quốcphòng toàn dân của Tổ Quốc.
Nhận thức chính trị là sự hiểu biết các vấn đề về lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp gắnvới những hoạt động giành và giữ chính quyền Giáo dục nhận thức chính trị và giác ngộ
lý tưởng cách mạng cho HS không phải bằng những học thuyết hàn lâm, khó hiểu Trong
phạm trù Nghĩa vụ, bài “Công dân với cộng đồng”, “Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” và “Tự hoàn thiện bản thân”, GV cần làm rõ các nội dung một cách
ngắn gọn, súc tích, cô đọng, dễ hiểu Bao gồm:
- Nội dung của “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” là âm mưu thâm độc của
Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa đế quốc chống phá tiến trình xây dựng CNXH ở nước tatrên các lĩnh vực: văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kếtdân tộc, Trong đó, thanh niên là một trong những đối tượng của âm mưu này
- Những người vì lợi ích của cá nhân mình, bất chấp thủ đoạn tàn phá rừng, khaithác tài nguyên, săn bắn động vật quý hiếm gây mất cân bằng môi trường sinh thái làmảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và nhân loại
Những yếu tố trên làm cho mục tiêu xây dựng xã hội tiến bộ bị cản trở, ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi ích của toàn dân Qua đó, GV cần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữaquyền lợi mà HS đang được hưởng và nghĩa vụ bảo vệ những quyền lợi ấy Không có lýtưởng, con người sẽ không thể đi đúng hướng và kiên định trong suốt quá trình thực hiệnmục đích của bản thân, của xã hội Lý tưởng là ngọn đuốc soi đường Thiếu lý tưởng, conngười sẽ mất phương hướng, lạc lõng mình trước những tác động tiêu cực của xã hội hiệnđại Giác ngộ lý tưởng là vạch ra con đường để HS thẳng bước tiến, có ý thức lập thân,lập nghiệp, xây dựng thôn, xóm, giữ vững độc lập dân tộc
VD: Về giáo dục nhận thức chính trị
Qua phạm trù nghĩa vụ, GV phát phiếu học tập cho HS với câu hỏi: “Cho biết nghĩa
vụ hiện nay của em là gì? Vì sao em xác định được nghĩa vụ đó?” Yêu cầu HS trả lờibằng những ý kiến ngắn gọn GV triển khai ý kiến HS trả lời, lồng ghép nội dung đã xácđịnh để giáo dục nhận thức chính trị
VD: Về giác ngộ lý tưởng cách mạng
Tác động vào tình cảm trên cơ sở làm rõ vị trí, vai trò của HS, GV cần đưa vào các
ca khúc mang tính giáo dục về truyền thống, khát vọng thanh niên trong mỗi tiết học Nộidung bài học, mạch cảm xúc, khả năng cảm thụ và độ nhạy cảm của HS là cánh cửa giúp
GV xác định thời điểm thích hợp để giác ngộ lý tưởng cách mạng Những bài hát điểnhình cần được lồng ghép:
Trang 22Stt Bài Mục Bài hát Tác giả
1 11 1b Khát vọng tuổi trẻ Vũ Hoàng
2 12 1 Em vẫn đợi anh về Hoàng Hiệp, Lê Giang Ca
3 13 2a Bác Hồ - Một tình yêu bao la Thuận Yến
4 14 1b Ngọn lửa tuổi 20 Thanh Bình
5 14 3 Một đời người, một rừng cây Trần Long Ẩn
GV khuyến khích HS tìm hiểu các ca khúc trên và tự thể hiện trong tiết học
Giáo dục nhận thức chính trị và giác ngộ lý tưởng cách mạng cho HS không phảinhồi nhét những bài chính trị khô cứng, hay những học thuyết chính trị Nội dung bài học
và mục đích của GDĐĐ cho thế hệ thanh niên trong thời đại mới diễn ra nhẹ nhàng,không gò bó, gượng ép
2 Giáo dục hành vi đạo đức, thói quen đạo đức cho học qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Thứ nhất: Giáo dục hành vi đạo đức qua việc làm rõ giá trị Thiện và Ác trong các phạm trù của đạo đức học
Mục tiêu: Con người trong xã hội XHCN cần có thái độ dứt khoát với cái ác, luôn
hướng tới cái thiện, định hướng hành vi đạo đức của mình HS cần hiểu rõ giá trị Thiện
và Ác - làm nền tảng xây dựng thế giới quan khoa học để phân biệt và lựa chọn giữa điềutốt và xấu, nên và không nên làm trong cuộc sống, hình thành giá trị, nhân cách của bảnthân
Nội dung: Bản thân mỗi người khi sinh ra, chưa hiểu được thế nào là Thiện và Ác.
Sống trong môi trường trong sạch, nhân cách con người được hướng thiện, hành vi đạođức cũng mang tính thiện Ngược lại, sống trong môi trường đầy rẫy cái xấu và tội ác, khicon người chưa có những tri thức nhất định về Thiện và Ác, nhân cách ấy cũng bị nhòatheo những điều xấu xa, những lợi ích thấp hèn Để có nhân cách trong sáng, con ngườicần thiết phải được giáo dục Làm rõ giá trị của Thiện - Ác qua các phạm trù cơ bản củađạo đức học trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” là nội dung cơ bản cần đượcchú trọng qua các phạm trù: Lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc
Trong phạm trù Lương tâm, bao hàm năng lực đánh giá hành vi Đó là năng lực tưduy về điều thiện và điều ác dẫn đến điều chỉnh bản thân thực hiện hành vi đạo đức Khi
cá nhân thực hiện điều thiện, lương tâm cảm thấy thanh thản Lương tâm trỗi dậy, làmcho bản thân thấy tội lỗi, ăn năn, hối hận khi nhúng tay vào điều ác Thiện và Ác - haimảng sáng, tối của thế giới tồn tại đan xen nhau Nhận thức non nớt của HS đang cần
Trang 23được định hướng giữa điều thiện và điều ác Làm rõ giá trị của Thiện và Ác dựa vào thái
độ yêu điều thiện và căm ghét điều ác nhằm khơi gợi cho HS luôn giữ gìn lương tâmtrong sáng Nó là động cơ thúc đẩy HS thực hiện hành vi đạo đức mang tính thiện dựavào khả năng đánh giá bản chất của hành vi đó trên cơ sở nhận định đâu là thiện, đâu là
ác
Để được mọi người đánh giá cao phẩm chất của mình, con người cần phải có nhucầu chính đáng, hành động mang tính thiện Nhân phẩm và danh dự hình thành dựa trênhành vi đạo đức mà người đó thực hiện trong suốt cuộc đời mình Nó làm nên giá trị làmngười Khi nhúng tay vào điều ác, bị dư luận xã hội lên án, con người không còn danh
dự Hành vi đạo đức được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, con người được tôntrọng và đánh giá cao Đó là nhân phẩm và danh dự của mỗi người
Qua phạm trù nhân phẩm và danh dự, GV làm rõ giá trị của Thiện và Ác với nộidung thực hiện hành vi đạo đức tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức
Thứ hai: Giáo dục hành vi đạo đức trong tình yêu qua việc tăng cường giáo dục
“Giới tính” và “Sức khỏe sinh sản” trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: HS sống ở môi trường tập thể Thời gian làm cho HS sự thích nghi với
môi trường mới và cũng tạo điều kiện cho những tình cảm khác giới nảy sinh Giáo dụchành vi đạo đức trong tình yêu nhằm định hướng cho HS có những hiểu biết cơ bản đểthực hiện hành vi đạo đức trong tình yêu, trong mối quan hệ với người khác giới
Nội dung: “Giáo dục giới tính” và “Sức khỏe sinh sản” qua dạy học phần “Công
dân với đạo đức” được xem là nội dung “tích hợp” không thể thiếu, cung cấp những kiếnthức cơ bản nhất về cảm xúc của tình cảm khác giới, sức khỏe sinh sản của thanh niên.Không đi sâu vào phân tích tâm lý lứa tuổi hay những kiến thức sinh học về sức khỏesinh sản, GV cần khái quát nhằm giáo dục cho HS những kỹ năng để thực hiện hành viđạo đức trong tình bạn, tình yêu
Ở lớp 10, mối quan hệ giữa nam và nữ khá e dè, rụt rè, nhưng nếu không được giáodục những kiến thức cơ bản về “Giới tính và sức khỏe sinh sản”, khi HS học lớp 11, 12,những hành vi đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến học tập và tương lai sau này
Giáo dục hành vi đạo đức trong tình yêu để HS hiểu rõ mối quan hệ trong tìnhyêu Nó thể hiện trách nhiệm đạo đức của mỗi HS đối với xã hội và đối với bản thân
Trong mục 1a, 1b của bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, GV
cần cung cấp những luận cứ cơ bản nhất với mục đích gợi ý cho HS tự xác định, phânbiệt tình cảm của mình với “Tình yêu chân chính” GV không nên phủ định hoàn toàn,sạch trơn dẫn tới bác bỏ những rung động đầu đời của HS Với vai trò là người Thầy,
Trang 24người tư vấn mà HS có thể tin cậy, người bạn, GV cần có những định hướng nhất địnhcho tình cảm ấy, hướng dẫn để HS có khả năng kiểm soát tình cảm, hành vi bản thânbằng những hoạt động tích cực.
Trong mục 1c “Một số điều cần tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên” là
phần giáo dục hành vi đạo đức trong tình yêu, lồng ghép với giáo dục “Sức khỏe sinhsản” Đây là vấn đề nhạy cảm, khó nói Đối với HS, đây là nội dung không thể giảng qualoa, đại khái GV cần phát huy, động viên HS mạnh dạn xây dựng bài Những vấn đề: yêuđương quá sớm, yêu một lúc nhiều người, quan hệ tình dục trước hôn nhân có mối quan
hệ với nhau, chúng để lại những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và tương lai của HS
Đó còn là biểu hiện của đạo đức con người Nội dung trên cần được truyền thụ đến HSnhư một thông điệp về tình yêu chân chính, về những hoài bão, khát vọng vươn lên trênhành trình đi tìm tương lai cho bản thân, gia đình, cống hiến sức mình cho sự phát triểncủa xã hội và một tình yêu chân chính khi trưởng thành
3 Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức”
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục, nhằm tạo điều kiện cho HStiếp xúc với thực tế, tai nghe, mắt thấy, cảm nhận được những hương sắc với những giátrị đạo đức sâu sắc, minh chứng cho những giờ học trên lớp, sự tổng hợp những mảngkiến thức trên ghế nhà trường, hỗ trợ quá trình hình thành tình cảm và niềm tin đạo đức
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tham quan những di tích lịch sử của địa phương trong giờ ngoại khóa
Bài học về lòng nhân nghĩa, truyền thống kiên cường đấu tranh, đoàn kết dân tộctrong hai cuộc kháng chiến chống giặc giữ nước luôn là bài ca bi tráng để lại dấu ấn tronglòng bao thế hệ thanh niên Những chuyến thực tế “Về nguồn” là bài học của sự trảinghiệm bổ ích cho quá trình GDĐĐ Tham quan những di tích lịch sử luôn để lại cho HSnhững ấn tượng sâu sắc Bản thân HS được thể hiện tấm lòng thành khi thắp nén hươngcho người đã hy sinh để các em có cuộc sống yên bình, tự do, hạnh phúc Qua đó thể hiệnđạo lý ngàn đời của dân tộc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”
Tổ chức cho học sinh lao động giúp nhân dân, giúp cộng đồng qua hoạt động ngoại khóa
Không phải ngẫu nhiên mà HS không biết quý trọng thành quả lao động của nhândân, không ý thức được tài sản được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng trong thời giandài cần phải được bảo vệ Không ai có thể hiểu được giá trị của lao động khi chỉ biếthưởng thụ thành quả lao động