XH đã gióng lên hồi chuông báo động trước thực trạng này và đòi hỏi nhà trường cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm cũng như các biện pháp giáo dục đạo đức nhân cách cho HS và đó lại là
Trang 1GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bước chân vào ngành sư phạm trở thành một giáo viên, chúng ta không chỉ là người truyền đạt cho HS kiến thức chuyên môn của mình mà còn đóng vai trò là một nhà giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp Đó là một nhiệm vụ, một trọng trách lớn lao vì sản phẩm của chúng ta là Con Người Công việc giáo dục của chúng ta được đo bằng sự trưởng thành, sự lớn lên trong tâm hồn, trong nhận thức, tình cảm
và hành động cũng như tiếp thu các giá trị sống của HS
Tuy nhiên, trong nhịp sống của XH hiện nay, những ai quan tâm đến thanh thiếu niên không khỏi e ngại trước một số biểu hiện suy thoái về đạo đức, về bạo lực học đường cũng như sự vô cảm trong tâm hồn thanh thiếu niên nói chung và học sinh nói riêng XH đã gióng lên hồi chuông báo động trước thực trạng này và đòi hỏi nhà trường cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm cũng như các biện pháp giáo dục đạo đức nhân cách cho HS và đó lại là một thách thức lớn đặt ra đối với
GV trong trách nhiệm “ trồng người” và trong công tác chủ nhiệm lớp của mình
Là một giáo viên, hằng năm đều kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm tôi rất quan tâm và lo lắng trước những hiện tượng xấu trong xã hội có thể có những tác động xấu đến học sinh của mình- lứa tuổi dễ bị tác động, dễ có những hành động nông nổi, bồng bột- Và hơn nữa là sự lo ngại trước sự suy thoái về đạo đức thấy rõ của HS hiện nay nên càng ý thức được trọng trách không nhỏ đặt trên vai người GVCN lớp trong việc giáo dục nhân cách của học sinh
Chính vì vậy mà tôi rất chú trọng công tác chủ nhiệm và việc giáo dục đạo đức với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho học sinh, tôi ghi lại những việc mình đã làm
qua đề tài này, “Giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp” với chuyên đề này tôi mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp ít nhiều
kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của mình đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS- điều mà tôi cho rằng quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm lớp
Trang 2II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1 Thuận lợi:
- Hai năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011, BGD & ĐT phát động chủ đề
“Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, với mục tiêu nâng cao chất
lượng giáo dục và trường học không còn tệ nạn xã hội Bên cạnh đó, BGD còn phát
động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 (ngày 27/7/2008 của Bộ GD&ĐT) Và để “trường học thân thiện học sinh
tích cực” Bộ GD có nhấn mạnh vai trò của công tác CN lớp.
- Hưởng ứng phát động của Bộ GD, năm học 2010-2011 Sở GD-ĐT Đồng Nai có tổ chức hội nghị: “ Một số chuyên đề về công tác giáo viên chủ nhiệm trong các trường THPT” để nâng cao hiệu quả và vai trò của GV trong công tác CN lớp (Trường THPT Long Phước có GV được vinh dự là báo cáo viên về công tác chủ nhiệm tại hội nghị này là thầy Huỳnh Quang Sơn và sau đó Thầy được chọn làm báo cáo viên của Tỉnh đi tham dự hội nghị về công tác chủ nhiệm do Bộ GD tổ chức tại thành phố Đà Lạt)
- Tiếp tục phát huy vai trò của GVCN lớp, đầu năm học 2011-2012 Sở
GD-ĐT Đồng Nai có mở lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm bậc THPT cho giáo viên các trường trung học, giáo viên được tập huấn về kĩ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, về công tác CN trong giờ sinh hoạt, về GD kĩ năng sống cho Hs
- Trong nhà trường, Cấp lãnh đạo và quản lí trường THPT Long Phước rất quan tâm, hỗ trợ và có nhiều giải pháp đôn đốc, thúc đẩy công tác CN
- Bản thân GV được tập huấn công tác chủ nhiệm lớp, được tham khảo tài liệu về công tác CN Nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm lớp Có TY sâu sắc đối với nghề, đặc biệt là có TY sâu sắc đối với con người- với HS, yêu thích công tác chủ nhiệm lớp
- Ở vùng nông thôn nên số HS ngoan vẫn nhiều, dễ uốn nắn
2 Khó khăn:
- Thách thức lớn nhất đối với GVCN- người làm công tác giáo dục- là những tác động từ phía bên ngoài XH đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm hồn, tính cách, tâm
lý của HS như:cơ chế thị trường, đời sống hiện đại và nhu cầu thời đại sớm làm cho
HS có tính thực dụng, thiếu lí tưởng, xa rời các giá trị văn hóa truyền thống, sự ảnh
Trang 3cho nhiều HS bê trễ học hành, sống thiếu lành mạnh, đắm chìm trong thế giới ảo không xác định được mục tiêu, phương hướng cho đời mình Nhiều biểu hiện không tốt nổi bật của HS hiện nay như yêu đương sớm, bạo lực học đường nói chung là suy thoái về đạo đức một cách đáng lo ngại Làm sao lôi kéo HS về phía mình, phát triển nhân cách như mình mong muốn không phải là vấn đề dễ dàng Đây là một thách thức lớn
- Hơn nữa, các em HS ở độ tuổi đang trưởng thành còn nhiều nông nỗi, bồng bột, dễ bị kích động, dễ bị cám dỗ và sa ngã nếu như thiếu sự quan tâm, thấu hiểu, uốn nắn và giáo dục kịp thời của gia đình và nhà trường
- Bên cạnh đó, HS bây giờ phần đa ít chịu đọc sách, nhiều em thụ động, ngại khó, ít chịu động não nên có nhiều hạn chế về kĩ năng sống, khả năng giao tiếp, có biểu hiện thiếu văn hoá…
III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Theo PGS.TS.Nguyễn Thanh Bình - Viện Nghiên cứu sư phạm – Trường
ĐHSP Hà Nội trong bài viết: “ Tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh” ( được in trong tài liệu “ Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về công tác
giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS,THPT”) thì: “Một trong những tư
tưởng chủ yếu trong chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO là giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức Tư tưởng đó nhấn mạnh người giáo viên phổ thông trong thời đại mới phải biết phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mĩ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống riêng của từng dân tộc Giáo viên hơn ai hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.” Và cũng theo
PGS“Người GV chủ nhiệm lớp là người phải chăm lo giáo dục động cơ học tập,
giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt cho HS trong lớp chủ nhiệm GVCN
là người đánh thức, khơi dậy hứng thú nhiều mặt của HS; là người kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực của HS và kích thích, tích cực hoá các hoạt động có giá trị xã hội và là người hình thành, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống”
Trang 4- Để chuyển hóa những giá trị xã hội thành giá trị cá nhân thì người giáo viên chủ nhiệm phải có những tác động tích cực giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho
HS PGS.TS Hà Nhật Thăng trong tài liệu “ Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông” ( NXB GD-2005) cho rằng: “ Giáo dục đạo đức cho HS là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung Đạo đức là yếu tố chi phối hoạt động và giao lưu của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển họ Dù diễn ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào, mọi hoạt động và giao lưu đều góp phần hình thành bộ mặt đạo đức của con người” Nói
như vậy thì GVCN là người chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện cho HS lớp chủ nhiệm nên cần chủ động triển khai tổ chức các dạng hoạt động và giao lưu chứa đựng những giá trị, kĩ năng sống, nhằm giáo dục giá trị và kĩ năng sống cần thiết cho các em Hơn nữa, trong xã hội hiện đại có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi con người phải có năng lực ứng phó để tránh rủi ro, thất bại Những năng lực đó phải dựa trên nền tảng của những giá trị đích thực hướng tới hạnh phúc, hòa bình, và
chất lượng cuộc sống cho con người Vì vậy, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trở thành những nội dung cấp thiết hiện nay
GVCN lớp cũng nên biết: Bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI được xác định là “ Học để biết; Học để làm; học để tự khẳng định; Học để chung sống với mọi người” được xem là một cách tiếp cận kĩ năng sống đối với những nội dung cần giáo dục cho HS
Nói chung, người GVCN lớp cần giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người
Học để biết ( kiến
Bốn trụ cột của GD TK
XXI
Học để chung sống
( hội nhập)
Học để khẳng dđịnh mình ( nhân cách)
Trang 5Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Theo tài liệu “ Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về
công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS,THPT”)
2 NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
Khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm- tôi lần lượt thực hiện theo qui trình sau: a) Ổn định tổ chức lớp:
Điều đầu tiên : Tạo thiện cảm ban đầu đối với lớp
Tiếp theo: Tổ chức chỉn chu lớp chủ nhiệm của mình
- Tạo thiện cảm ban đầu đối với lớp: ấn tượng ban đầu rất quan trọng – thái độ
thân thiện, gần gũi nhưng không suồng sã (vì suồng sã thì khó bảo ban HS) cũng không tỏ ra quá lạnh lùng, nghiêm khắc gây tâm lí bất ổn cho HS Lời nói nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng, tao nhã, ánh mắt hướng về HS để thể hiện sự giao cảm tốt nhất ( tránh đùa giỡn, bỡn cợt ) bày tỏ thiện cảm, thiện chí, niềm tin đối với các em
-Mục đích: Tạo ấn tượng đẹp trong lòng HS, dùng tình cảm để kéo HS gần lại
với mình, các em sẽ cố gắng hợp tác tốt để làm đẹp lòng cô Tạo một tác phong
sư phạm – gần gũi, yêu thương nhưng nghiêm túc, đúng mực ( cũng là dạy cho
HS kĩ năng giao tiếp)
- Tổ chức chỉn chu lớp CN của mình:
+ Các bước tiến hành:
Trao đổi với HS nhằm thu thập thông tin về tình hình lớp, dự kiến ban cán sự lớp, nắm từng đối tượng, hoàn cảnh, đặc điểm của HS lớp mình chủ nhiệm
Cho HS viết sơ yếu lí lịch theo mẫu mình đưa ra để thu thập thông tin
cụ thể
Hình thành một số biểu mẫu để quản lí lớp- xây dựng các chuẩn mực
và tiêu chí thi đua cho các tổ, cá nhân phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự, các tổ ( một số biểu mẫu đính kèm phía sau)
Phối kết hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn trường, quản sinh, ban giám hiệu và cha mẹ học sinh
Thường xuyên trao đổi, gặp gỡ với các giáo viên bộ môn, lắng nghe sự
Trang 6trao đổi của đồng nghiệp về lớp mình Em nào học yếu, em nào học giỏi, giáo viên phải biết rõ để nhắc nhở và tuyên dương các em kịp thời
Nắm chắc các công tác của đoàn, của trường để phổ biến cho lớp kịp thời
Cần nhanh chóng tổ chức chỉn chu lớp học để đưa HS đi vào nề nếp, thực hiện theo quỹ đạo thi đua của lớp, của trường GV vạch đường lối sẵn- HS thực hiện theo qui cũ Nếu việc tổ chức lớp học không chỉn chu thì không thể phát huy được các hoạt động giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho HS được
Khích lệ mọi thành viên trong lớp suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân và hành động vì sự phát triển của tập thể lớp
Lôi cuốn sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học
Nội quy, nề nếp một mặt cũng phản ánh văn hóa, truyền thống của tập thể lớp, mặt khác là cơ sở cho HS hiểu xem những hành
vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn không được vượt qua
=> Từ đó, góp phần giáo dục đạo đức, tác phong
Đó là hai điều căn bản đầu tiên rất quan trọng và cần thiết để xây dựng một lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
b) Tổ chức tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần :
GVCN phải có kĩ năng tổ chức tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm
- Hoạt động tiết CN hàng tuần của lớp
o Năm học này tôi CN lớp 12A4 và nội dung sinh hoạt hằng tuần của lớp 12A4 theo mẫu sau:
Trang 7CHỦ NHIỆM TUẦN…
( Từ ………… đến ………… )
1.Thông tin trong tuần :
1 Sơ kết tuần … 2.Thông báo tuần….
2 Theo dõi thi đua:
Ngày Học sinh vắng + đi trễ ( tên- lỗi vi phạm)Vi phạm nội qui
Vi phạm nề nếp học (không thuộc bài, k làm bài tập, cúp tiết…)
2-
3-
4-
5-
6-
7-3 Hoạt động GDNG, phong trào, văn – thể - mỹ.
4 Bài học ( câu chuyện) GD đạo đức, GD kĩ năng sống trong tuần:
Lê Xuân Cường Nguyễn Thị Mỹ Linh Trần Thị Thảo Linh
Trang 8Một số tiêu chí tôi đặt ra cho mình trong công tác CN và tiết sinh hoạt CN.
Tiết sinh hoạt CN phải có tính giáo dục, tính nhân văn Lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục KNS.
Tạo bầu không khí tâm lí tốt
Ứng xử và giải quyết vấn đề nhẹ nhàng, khéo léo, bao dung.
- Với mỗi tiết CN, tôi phải thật cố gắng vì thật ra không cố gắng thì không được: thời gian ít ỏi, lại có bao nhiêu việc phải xử lí, lo toan, đôi khi tâm lí không
tốt vì bực bội HS vắng nhiều, không thuộc bài, vi phạm nội qui…
- Mỗi tuần có một tiết chủ nhiệm, tôi cố gắng tạo một tiết sinh hoạt nhẹ nhàng, thoải mái, có nhắc nhở răn đe, xử lí kỉ luật nhưng mềm mỏng không quát nạt, giáo điều, khuyên nhủ là chính Tôi bao dung với các em những lỗi vi phạm (mà là HS thì không thể không phạm phải như nói chuyện, không thuộc bài, vi phạm nội qui, quên này quên kia ) rồi khiển trách nhẹ nhàng và phân tích cho các em ý nghĩa của từng sự việc nhỏ nhất để các em hiểu được mình cần phải làm gì, tại sao mình phải chấp hành nội qui, tại sao lớp mình phải đoàn kết tạo cho các em động lực để các
em cố gắng sửa đổi
- Người GVCN cần tránh đụng một tí là lấy việc hạ hạnh kiểm ra hù dọa, chửi bới, tức giận một vài sai phạm đã vội qui chụp nhân cách các em
- Tôi ý thức được điều quan trọng nhất trong hành xử của GVCN là cần phân biệt giữa đánh giá hành vi và đánh giá nhân cách HS, tránh từ hành vi không mong đợi đơn lẻ của HS quy kết thành đặc điểm nhân cách Tôi sẽ rất áy náy nếu cách cư xử của mình làm các em cảm thấy ấm ức mà không dám nói, cảm thấy cần được cô cảm thông, thấu hiểu mà không đón nhận được điều đó từ cô Với cách cư xử thiển cận nhiều khi phản tác dụng GD, vô hình chung chúng ta đã tạo nên sự ương bướng, bất hợp tác, bất cần hoặc cô càng hạnh họe thì các em càng làm ngược lại Như vậy, vô tình tạo nên bức tường định kiến vô hình giữa thầy và trò và từ đó lớp chúng ta sẽ có “ HS cá biệt” sản phẩm của chính cách cư xử của mình mà mình
Trang 9không nhận ra ( không thấy được cái “nhân” trong cái “quả” VD: với tình huống sau:
GV: Em đang làm cái gì vậy? Tại sao em cười trong giờ học?
HS: Chẳng có gì cả! Không phải em!
GV: (Bực tức hơn) Nếu không phải em thì ai cười?
HS: Em không biết.
GV: Nếu không biết, mời em ra khỏi lớp.
HS: Không… Vô lý! Em không có lỗi Tại sao em phải ra khỏi lớp.
- Chúng ta – bằng sự tức giận và để cho sự tức giận ấy chi phối cách hành xử- đã biến một vấn đề nhỏ xíu trở nên căng thẳng, trò đôi co với thầy và chính thầy đẩy trò đi đến chỗ “ hỗn láo” ( nếu mà gán cho HS những từ như “ hỗn láo” “ vô lễ” rồi xếp loại hạnh kiểm có phải oan cho HS không) Người GVCN không thể coi mình
có quyền đứng ở vị thế của người trên, hoặc có thể xem nhẹ cảm xúc, lòng tự trọng
của HS mà thể hiện thái độ, lời nói và hành động thiếu cân nhắc Những câu nói vô
tình hay hữu ý, nếu nó phản cảm, sẽ để lại những dấu ấn không đẹp trong HS
c) M ột số giải pháp GD đạo đức – KNS :
Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt và HS có hành vi không mong đợi:
Đó là những học sinh có thái độ lười biếng trong học tập, thường xuyên gây mất trật
tự, vô kỉ luật, nghỉ học, cúp tiết gây nhiều trở ngại cho việc tổ chức và tiến hành các hoạt động của tập thể…
Nếu có HS cá biệt GV cần phải biết đó là kiểu cá biệt gì để có biện pháp uốn nắn hiệu quả Có nhiều loại cá biệt: cá biệt do tâm lí bị ức chế vì một điều gì đó, chuyện
gì đó đã xảy ra đối với bản thân HS dẫn đến nhiều hành vi cư xử tiêu cực ( đối tượng này mình phải tìm hiểu nguyên nhân và cư xử, cảm hóa bằng tình cảm sẽ giúp được HS thay đổi) Cá biệt do sa đà vào game điện tử, kết giao với bạn xấu, tiêm nhiễm lối sống buông thả hư hỏng mà biểu hiện thường thấy là biếng học, cúp học, vào lớp chán chường- thụ động, k động não…đối tượng cá biệt này tương đối khó GD, để lôi kéo đối tượng này về với mình thật không dễ, đòi hỏi ở GV lòng kiên nhẫn, mình phải tác động cả về nhận thức ( để HS thay đổi nhận thức) vừa tác động về mặt tình cảm để HS có động lực dần dần “ vượt lên chính mình” để tác
Trang 10động cả 2 mặt trên GVCN phải phân tích, vừa dạy vừa dỗ, vừa giáo dục KNS-những câu chuyện, KNS-những bài học làm người
Đây là đối tượng HS nếu có trong lớp CN của mình thì ngay từ đầu tôi đã chú ý và
xử lí ngay để “ chặn đứng những biểu hiện cá biệt” điều quan trọng trong ứng xử
với đối tượng này là phải mềm mỏng, thật nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, phải đối
xử trên mức HS đó được hưởng, đối xử ngang mức được hưởng thì chặn đứng sự
tiến bộ của chúng, không phê phán, la mắng nặng nề trước lớp, gặp PHHS thì “ tố cáo quá thành thật” sẽ không có tác dụng GD mà đôi khi còn đẩy HS đến sự ương bướng bất hợp tác nhiều hơn Cần phải tỏ ra tin tưởng chúng, khen ngợi một vài điểm tốt, khích lệ tinh thần làm sao cho HS đó cảm nhận được rằng: thầy cô vì yêu thương và quan tâm mình nên mới nhắc nhở
+ Tôi nhận ra rằng thật lòng yêu thương các em, quan tâm hết mình, cư xử tình cảm và đúng mực, lời nói nhẹ nhàng, khéo léo ứng xử, mực thước của người GV là cách GD đạo đức, nhân cách HS tốt nhất.
+ Tôi nhận thấy rằng, HS ngoan hay không ngoan- vâng lời hoặc không vâng lời, hợp tác hay không hợp tác tùy thuộc rất nhiều vào cách cư xử, cách nghĩ và giải quyết vấn đề của GVCN.
Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS
Mục đích: Thường xuyên làm hưng phấn tinh thần, tạo một trạng thái tinh thần tích
cực lạc quan vui tươi cho HS
Tôi lồng ghép dạy KNS cho HS trong những tiết CN KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển của một cá nhân, phát triển nhân cách Mỗi câu chuyện, mỗi đề tài đôi khi chỉ mất vài phút đồng hồ nhưng ít nhiều cũng góp phần GD đạo đức cho HS
Mỗi tuần, GD đạo đức và kĩ năng sống cho HS bằng phương pháp dạy mà như không dạy qua một vài mẫu chuyện nhẹ nhàng ( đọc hoặc kể) VD “cô sẽ kể em
nghe một câu chuyện vui, câu chuyện hay”, “ nè em- cô mới biết được câu chuyện làm cô cảm động” ( kích thích trí tò mò của các em) (chọn chuyện kể một cách chủ ý) Chính là dạy cho HS những giá trị XH- để chuyển hóa thành những giá trị cá nhân, giá trị nhân cách ( ngoài ra còn kết hợp trong HĐNGLL)