II. Nội dung giải pháp
6. Bài học kinh nghiệm
Qua giảng dạy GDĐĐ cho HS trong phần “Công dân với đạo đức” thì tôi rút ra bài học cho bản thân như sau:
Thứ nhất, để tìm ra giải pháp GDĐĐ cho HS có hiệu quả thì đòi hỏi phần lớn là do
vai trò của người giáo viên từ khâu chuẩn bị nội dung, kế hoạch giảng dạy cho đến cách tổ chức dạy - học trên lớp. Mặt khác, việc GDĐĐ cho HS, GV không phải chỉ dừng lại ở việc dạy chữ để nâng cao trình độ văn hóa mà còn phải dạy làm người - những con người đại diện cho tương lai và sự phát của đất nước, mà còn đòi hỏi người GV khi đứng lớp phải nắm bắt tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS để có phương pháp giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả. Đó là những nhân tố chính quyết định chất lượng dạy - học và hiệu quả giáo dục
Thứ hai, Giáo dục từ ý thức đạo đức đến hành vi và thói quen đạo đức là một quá trình
không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Thầy Cô giáo mà còn đỏi hỏi người cán bộ quản lý, công nhân viên nhà trường và bản thân HS đó chính là giáo dục tính trung thực. Vì tính trung thực của người thầy cô giáo, cán bộ quản lý, công nhân viên nhà trường có tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của HS cho nên, bất kì môn học nào cũng đều chứa đựng phần kiến thức, phần tình cảm và tâm lí động cơ. Bởi vì, người thầy cô giáo là người chuyên chở những giá trị và lí tưởng rất “dễ bị lây nhiễm” đó là những lời nói của Thầy cô giáo là sự mời mọc người nghe cần phải suy nghĩ, từng hành động của người Thầy cô giáo đều yêu cầu người học phải hành động như mình. Vì hiệu quả của việc giáo dục không chỉ ở nội dung hay phương pháp dạy học mà chính là thái độ của người học đối với người dạy, vì thế người Thầy cô giáo phải gây dựng ở người học lòng tin tưởng và sự tin tưởng, nếu thiếu sự tin tưởng người học sẽ cảm thấy những điều giảng dạy là xa lạ, người học bắt đầu học tập thêm thái độ thờ ơ lạnh nhạt thì tất cả đều trở thành vô hiệu.
Thứ ba, việc GDĐĐ cho HS phải thay đổi hình thức, phương pháp GDĐĐ dựa trên
kết hợp với tình cảm một cách đồng bộ tất cả các môn học trong nhà trường vì GDĐĐ không thể độc lập với giáo dục trí tuệ. Nhưng sự tu dưỡng đạo đức không chỉ ở một môn học mà ta đặt cho cái tên “môn đạo đức và môn giáo dục công dân” mà còn phải giáo dục trong các môn học khác và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường phải phong phú và phải có sự phối hợp với các lực lượng xã hội bên ngoài nhà trường tham gia thì việc GDĐĐ cho HS mới có hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 1. Tính mới
GDĐĐ cho HS khối 10 qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”, giúp HS hình thành tình cảm đạo đức và ý thức kỷ luật trong việc chấp hành nội quy nhà trường, có mục đích học tập, phấn đấu, rèn luyện nhân cách trên cơ sở tác động vào tình cảm của HS thông qua những câu chuyện về cuộc đời và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
Dựa trên sự kính trọng của đồng bào dành cho Bác, giáo dục tình cảm và ý thức kỷ luật mang đến cho HS sự gần gũi, yêu thương, cảm giác được vỗ về. Nó không gò bó, bắt buộc như những giờ học lý thuyết và những câu chuyện về cuộc đời Bác vào bài học nhẹ nhàng nhưng có tác dụng giáo dục một cách sâu sắc và hiệu quả đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của HS.
2. Tính khả thi
Qua hoạt động thực nghiệm và kết quả thu được, cho thấy việc tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng cách mạng trong GDĐĐ cho HS. HS đã rèn luyện các kỹ năng giao tiếp thông thường, có mục đích và động cơ học tập, có ý chí phấn đấu, thái độ học tập nghiêm túc, thực hiện tốt nội quy nhà trường và không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
3. Lợi ích của giải pháp
Qua các bài giảng trong phần “Công dân với đạo đức”, tạo nên hứng thú và hiệu quả cho HS khi tiếp thu bài học, đồng thời tác động đến tình cảm đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân HS, từng bước khẳng định tầm quan trọng của GDĐĐ cho HS góp phần đào tạo có hiệu quả đội ngũ cán bộ nguồn ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay.
- Chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ giúp nhà trường trong việc thiết lập trật tự an toàn xã hội, tuyên truyền cho thanh niên địa phương về tác hại các tệ nạn xã hội và thực hiện việc các cơ sở kinh doanh, những người buôn bán nhỏ kí cam kết không bán rượu và thuốc lá cho HS.
- Nhà trường phối hợp với gia đình và Chính quyền địa phương giáo dục ý thức học tập và đạo đức cho HS và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh HS về nghĩa vụ và quyền lợi của mình để kết hợp với gia đình trong GDĐĐ cho HS, không khoán trắng quá trình nuôi dạy con em mình cho nhà trường.
- Nhà trường cần thống nhất nội dung và hình thức GDĐĐ, có chương trình và kế hoạch phù hợp dựa trên phân phối chương trình của Bộ Giáo dục về môn GDCD và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động phù hợp với đối tượng giáo dục, tránh sự chồng chéo, rập khuôn, không cần thiết gây lãng phí trong giáo dục.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường phải trực tiếp và đồng bộ, cụ thể, quyết liệt và sâu sát của Hiệu trưởng với GV giảng dạy môn GDCD, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GV chủ nhiệm, GV bộ môn khác về GDĐĐ cho HS.
- Nhà trường cần mời Nhà tư vấn tâm lí, Tổ bộ môn GDCD và Đoàn thanh niên tổ chức những buổi nói chuyện, tuyên truyền GDĐĐ những tấm gương việc tốt đến với HS với mục đích nâng cao nhận thức hiểu biết về lối sống cho HS.
- Nhà trường phải xây dựng được tủ sách pháp luật và sách đạo đức để GV và HS tham khảo tài liệu.
- Đoàn Thanh niên, Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp phối hợp với Xã Đoàn địa phương tạo điều kiện cho HS thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và lao động giúp nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Lương Bằng, Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh trung học
phổ thông - Một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí khoa học, Đại học Sài
Gòn, số 8, năm 2011.
2. Phạm Tất Dong (2003), "Thực trạng và giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả công tác
hướng nghiệp trong trường phổ thông", NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
3. C. Mác - F. Ăngghen, (1994), toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
4. Nguyễn Văn Khoan (2007), Bác Hồ - Con người & Phong cách, NXB trẻ.
5. Trần Ngọc Linh (2006), Kể chuyện Bác Hồ, tập 1, NXB Giáo dục.
7. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 6, NXB chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 8, NXB chính trị quốc gia Hà Nội
9. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Hà Thế Ngữ (2001) Giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội,
PHỤ LỤC Phụ lục 1: THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học
Sau bài học này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu
Khái niệm và những biểu hiện của hòa nhập, hợp tác.
Ý nghĩa của hòa nhập, hợp tác; nguyên tắc, cấp độ và mức độ của hợp tác.
2. Về kỹ năng
HS có kỹ năng hoà nhập, hỗ trợ nhau trong tập thể lớp, trường học; có kỹ năng hợp tác; kỹ năng làm việc sao cho có hiệu quả nhất.
Có thái độ tích cực trong quan hệ với bạn bè, không ích kỷ, các nhân khi tham gia các hoạt động cùng cộng đồng; nghiêm túc trong hợp tác với cộng đồng. Ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của bản thân khi tham gia hòa nhập, hợp tác cùng cộng đồng.
II. Trọng tâm bài học: Phần 2c. Hợp tác
III. Phương pháp
Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, trực quan, trò chơi, kể chuyện
IV. Tài liệu, phương tiện dạy học
Sách giáo khoa, sách giáo viên, Bác Hồ - con người và phong cách, kể chuyện Bác Hồ, máy chiếu, máy vi tính, loa.
V. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới:
Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Công dân ngoài trách nhiệm sống nhân nghĩa thì phải sống hoà nhập và hợp tác. Vậy thế nào là sống hoà nhập, hợp tác, ý nghĩa của việc sống hoà nhập, hợp tác như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài 13: Công dân với cộng đồng
T/gian Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học 18 p, Hoạt động 1: Phương pháp trực quan, đàm
thoại, kể chuyện tìm hiểu khái niệm sống hòa nhập.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm, ý nghĩa của hòa nhập.
Cách thức thực hiện: 2b. Hòa nhập
GV cho HS quan sát hai nhóm hình ảnh:
Một là: Các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, bạn
bè hòa đồng cởi mở với nhau trong tập thể lớp…
Hai là: gây mâu thuẫn, bất hòa, bạo lực học
đường.
GV đặt câu hỏi:
1. Nhận xét về sự khác nhau của hai nhóm hình
2b. Hòa nhập - Khái niệm:
ảnh trên?
2. Khi sống trong cộng đồng, con người nên có thái độ như thế nào?
GV dẫn nhập vào khái niệm bằng vấn đáp: Hòa nhập là gì?
HS: Trả lời GV: Kết luận.
Trong cuộc sống không phải ai cũng sống hòa nhập được với cộng đồng, xã hội. Có một số người luôn co mình lại, thu vén cho bản thân, ích kỷ không biết đến người khác. Những người sống như vậy, sẽ không được mọi người tán thưởng và sớm muộn họ cũng bị cộng đồng đào thải.
GV Kể chuyện :“Quà tặng của Bác”
Một buổi sáng mùa thu năm 1950, Bác Hồ đi công tác, vừa qua vọng gác ATK (an toàn khu) thì gặp một cô bé. Cô vừa đi vừa ngắm nhìn cây cối, chim chóc. Thoáng thấy một cụ già một áo kaki vàng, khăn quàng bên vai, cô sững sờ giấy phút rồi hét lên:
- Bác, Bác Hồ! Bác đi lần lại, hỏi: - …………
- ……….
- Chú tìm nhà cháu Đức đưa tấm ảnh này tặng cô giáo.
Không rõ năm nay cô giáo Hiền Đức ở đâu? Có còn giữ được tấm ảnh quý ấy không? Và hai mẹ con đã đi một quãng đường như lời hứa với Bác thế nào?
GV đặt câu hỏi vấn đáp.
1. Qua câu chuyện, các em có nhận xét gì về Bác Hồ khi tiếp xúc với mọi người?
Là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
- Ý nghĩa:
2. Cô gái tên Hiền Đức được Bác động viên và tặng quà đã thay đổi như thế nào?
3. Sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào ? Phân tích ý nghĩa và giáo dục HS ý thức sống hòa nhập trong tập thể lớp, trường học, không gây xích mích, mâu thuẫn. Nó làm cho bản thân mình sống buồn tẻ, học tập không có hiệu quả. - GV cho HS thảo luận lớp (3p) về tình huống :
Sau 3 năm đi học xa nhà, là người dân tộc, nhưng X không muốn mặc trang phục của dân tộc mình, đầu tóc nhuộm vàng, uốn xoăn và không nói ngôn ngữ của dân tộc mình nữa. Hàng xóm hỏi vì sao lại thay đổi như vậy thì X nói: “Phải sống hoà nhập với cộng đồng là người văn minh”.
Hỏi:
1. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của X?
2. Em rút ra bài học gì từ thái độ trên ? Vậy làm thế nào để sống hòa nhập?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét vàbổ sung
GV nhận xét và giáo dục HS ý thức sống hòa nhập nhưng tránh hiện tượng lai căng, đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình vì văn hóa của mỗi dân tộc là đặc trưng riêng để dân tộc tồn tại và phát triển - là yếu tố để giữ gìn độc lập dân tộc qua các thời kỳ chống ngoại xâm.
GV chuyển ý: Trong cuộc sống dù cho ta là một người thông minh, hoạt bát thì ta cũng không bao giờ thực hiện công việc một cách hoàn hảo trong mọi tình huống được. Bởi vì, nhận thức và sự hiểu biết của con người luôn có giới hạn. Trong khi đó, có những công việc đòi hỏi sự
sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
* Làm gì để sống hoà nhập:
- Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ cởi mở, chan hoà với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.
hiểu biết về tri thức là khác nhau. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất thì con người cần phải biết hợp tác với nhau. Vậy hợp tác là gì? Chúng ta đi vào phần tiếp theo.
17 p, Hoạt động 2: Phương pháp trò chơi, thảo luận, đàm thoại hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, nguyên tắc, các cấp độ và mức độ của hợp tác.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, nguyên tắc, các cấp độ và mức độ của hợp tác.
Cách thức thực hiện:
GV cho hai bức tranh đã bị cắt thành 6 mảnh giống nhau. Gọi 1 bạn và một nhóm gồm 3 bạn ghép tranh.
Trong vòng 2 phút, phải hoàn thành bức tranh (trường hợp không hoàn thành sẽ so sánh xem bức tranh nào hoàn thiện được nhiều mảnh ghép hơn.)
GV đặt câu hỏi Vấn đáp:
1.Qua trò chơi, nhóm 3 bạn đã cùng nhau hoàn thành công việc vì mục đích gì?
2. Hợp tác có biểu hiện như thế nào? 3. Vậy hợp tác là gì?
HS: Trả lời. GV: Kết luận
So sánh qua trò chơi trên, 1 bạn ghép tranh sẽ như thế nào với 3 bạn cùng ghép tranh?
HS trả lời,
GV giảng về sức mạnh có được khi cá nhân biết hợp tác, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Vậy, sống trong cộng đồng mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và hạn chế riêng. Do đó, trong học tập và cũng như trong cuộc sống, mỗi cá nhân cần phải biết xác định những ưu thế của mình
2c. Hợp tác
- Biểu hiện: Cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
- Khái niệm
Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
cho phù hợp với công việc. Nhưng trong thực tế, cho dù là cá nhân đó có thông minh, hoạt bát đến đâu cũng không thể thực hiện tất cả các công việc hoàn hảo hết được. Chính vì vậy, khi các cá nhân cùng làm việc với nhau, hợp tác với nhau, cùng chia sẻ những cống hiến, ưu điểm của mình để đạt kết quả cao trong công việc.
GV: Chiếu một số hình ảnh và cho HS quan sát