1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn hướng dẫn một số kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, dạng câu hỏi trắc nghiệm, cho học sinh khối 12 trường THPT trần phú

22 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Trên thực tế chưa có một cuốn sách , một tài liệu nào đưa ra có tính chuẩn chỉnh về nội dung kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, để giáo viên và học sinh lấy đó

Trang 1

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.3.1 Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu

thống kê tiêu biểu

5

2.3.2 Hướng dẫn học sinh nhận biết biểu đồ thông qua các dấu hiệu

nhận biết

7

2.3.3 Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê 9

2.3.4 Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng 11

2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 19

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang hướng tới mục tiêu năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp Để thực hiện được mục tiêu đó nguồn lực con người là quan trọng Trong quá trình thực hiện mục tiêu đó giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu

để đào tạo những con người toàn diện có phẩm chất, năng lực và kỹ năng

Trong những năm qua nền giáo dục của nước ta đã không ngừng đổi mới

để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Một trong những đổi mới đó là:” Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra , đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực” Môn địa lí cũng không nằm ngoài sự đổi mới đó Cụ thể , trước đây trong kỳ thi tốt nghiệp THPT địa lí đượcthi theo hình thức tự luận thì hiện nay thi theo hình thức trắc nghiệm Hình thức thi thay đổi dẫn đến nội dung thi cũng có sự thay đổi Ví dụ : Bài thi môn địa lí trắc nghiệm hay tự luận cũng đều có hai phần đó là : Phần kiến thức và phần kỹ năng , nhưng nếu thi theo hình thức tự luận phần kỹ năng là vẽ biểu đồ và nhận xét còn nếu thi theo hình thức trắc nghiệm lại là nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê

Để đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục nhiều giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra ,đánh giá Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

ở trường trung học phổ thông chưa thực sự mang lại hiệu quả cao Truyền thụ trithức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên Số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc phối hợp các phương phápdạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực , tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều Dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm

Là một giáo viên môn địa lí, tôi nghĩ bản thân phải có trách nhiệm làm saocho học sinh hiểu và yêu thích bộ môn này, tạo cho học sinh sự hứng khởi, niềmđam mê học hỏi, sáng tạo để nắm vững kiến thức địa lí nói chung và phần kỹ năng thực hành nói riêng Từ đó có thể ứng dụng linh hoạt vào việc giải quyết các bài tập và làm bài thi một các có hiệu quả nhất

Trên thực tế chưa có một cuốn sách , một tài liệu nào đưa ra có tính chuẩn chỉnh về nội dung kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê,

để giáo viên và học sinh lấy đó làm chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng trong quá trình dạy và học Nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê không phải là những câu hỏi khó, nhưng các em lại rất dễ mất điểm trong phần này nếucác em không được trang bị những kiến thức cơ bản

Để thực hiện được điều đó, trong quá trình giảng dạy, tôi đã không ngừngtìm tòi, nghiên cứu và học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp tìm ra cácphương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt các câu hỏi phần kỹ năng và lấy

Trang 3

được điểm tối đa trong phần nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thốngkê.Vấn đề đặt ra là: Dạy học sinh phần kỹ năng thực hành như thế nào để đạt

hiệu quả? Đó chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn một số kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, dạng câu hỏi trắc nghiệm, cho học sinh khối 12 trường THPT Trần Phú ”.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Giúp học sinh có kỹ năng cơ bản về nhận biết biểu đồ và nhận xét chínhxác bảng số liệu thống kê theo yêu cầu của đề bài Từ đó các em sẽ có cách họctích cực hơn, tự tin hơn và có khả năng tư duy sáng tạo, chủ động trong học tập

và trong quá trình làm bài thi để đạt hiệu quả cao nhất

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Học sinh khối 12 Trường THPT Trần Phú và đặc biệt là các đối tượnghọc sinh ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thực tiễn giảng dạy học sinh khối 12

- Tham khảo sách bộ đề luyện thi THPT quốc gia, tài liệu tập huấn mônđịa lí, mạng internet

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT TrầnPhú, Với chất lượng học sinh đầu vào thấp, khi dạy học sinh về phần kỹ năngthực hành,nhất là phần nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê Tôithấy, nếu chỉ truyền thụ kiến thức một cách đơn thuần thì phần đông học sinh sẽkhông nắm vững được kỹ năng để nhận diện biểu đồ và nhận xét chính xác bảng

số liệu thống kê Vì thế khi cho các em làm bài tập hoặc bài kiểm tra trắcnghiệm địa lí đa số các em đều không đạt được điểm tối đa ở phần này Để giúpcác em khắc phục những hạn chế của mình , đồng thời trang bị cho các em sự tựtin về phần kiến thức kỹ năng Qua nhiều năm giảng dạy, mày mò tìm hiểu, họchỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi đã đưa ra một số phương pháp để hướngdẫn học sinh có kỹ năng về nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê

và khi áp dụng các phương pháp đó tôi nhận thấy , học sinh đã có nhiều tiến bộ,kết quả làm bài tập và các bài kiểm tra đã tốt hơn rất nhiều Một số phương pháptôi đã thực hiện đó là:

Trước hết tôi hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệuthống kê tiêu biểu Sau đó chỉ ra các dấu hiệu nhận biết để các em dễ dàng dựavào đó để nhận biết biểu đồ một cách nhanh nhất Đối với nhận xét bảng số liệuthống kê tôi cho các em nắm vững các công thức tính toán cơ bản và cần thiết ,rồi hướng dẫn các em cách nhận xét đối với từng loại câu hỏi cụ thể Cuối cùngcho các em làm một số bài tập đặc trưng để củng cố kiến thức Làm như vậy tôithấy có hiệu quả rõ rệt , bởi học sinh không những có kiến thức cơ bản về kỹnăng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê mà còn biết vận dụnglinh hoạt các kỹ năng đó trong quá trình học và làm bài thi.Do đó kết quả học

Trang 4

tập của các em được nâng lên rõ rệt Đó chính là những căn cứ đề tôi viết đề tàinày.

2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗquan tâm đến học sinh học được cái gì, đến chỗ quan tâm học sinh vận dụngđược cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thực hiệnthành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành nănglực phẩm chất cho học sinh

Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn số đông giáo viên chưa từ bỏ được kiểudạy học truyền thống, đó là giáo viên chỉ biết say sưa truyền thụ kiến thức, cònhọc sinh thì tiếp thu bài một cách thụ động, mô tuýp Và phần lớn học sinh vẫntheo lối mòn xưa chờ đợi vào kiến thức sẵn có mà giáo viên đưa ra Vì vậy, hầuhết các em không biết vận dụng linh hoạt các kiến thức tổng hợp để giải quyếtvấn đề một cách chủ động, sáng tạo

Đứng trước thực trạng trên, tôi thiết nghĩ phải lảm thế nào để trong việcgiảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp cho các em lĩnh hội được kiến thức cơbản, người thầy còn phải biết kích thích tính tích cực, sự say mê học hỏi của họcsinh trong học tập, đòi hỏi học sinh phải có ý thức về những mục tiêu đặt ra vàtạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt được mụctiêu đó Vì vậy, việc trang bị kỹ năng thực hành cho các em là hết sức cần thiết.Trên cơ sở kiến thức kỹ năng mà học sinh được học về cách nhận biết biểu đồ vànhận xét bảng số liệu thống kê, học sinh phải vận dụng kiến thức đó một cáchlinh hoạt để làm bài tập và làm bài thi một cách tốt hơn Qua đó các em sẽ ngàycàng yêu thích môn học này Đó chính là lý do, là động lực để bản thân tôi phải

nỗ lực, tìm tòi sáng tạo đưa ra các phương pháp giúp học sinh phát huy tính tíchcực, chủ động trong học tập Mang lại niềm vui hứng thú học tập cho các em

2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bằng những kiến thức về phần kỹ năng thực hành môn địa lý và nhữngkinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy, để phát triển khả năng tưduy sáng tạo cho học sinh trong quá trình viết sáng kiến tôi đã dùng phươngpháp gợi động cơ kích thích tính tích cực, khả năng tư duy, sáng tạo, say mê, tìmtòi học hỏi của học sinh qua cách dạy “rèn luyện kỹ năng nhận biết biểu đồ vànhận xét bảng số liệu thống kê” được trình bày qua các giải pháp dưới đây:

- Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu.

- Hướng dẫn học sinh nhận biết biểu đồ thông qua các dấu hiệu nhận biết.

- Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê phần câu hỏi

có tính toán hoặc không cần tính toán.

- Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng.

Trang 5

2.3.1 Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu.

2.3.1.1 - Hệ thống lại các dạng biểu đồ.

Tại sao lại phải hệ thống lại các dạng biểu đồ? Bởi vì trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh còn chưa biết hết các dạng biểu đồ, đa số các em mới chỉ biết rõ biểu đồ tròn, biểu đồ cột, còn biểu đồ đường, biểu đồ miền hay biểu đồ kết hợp các em đang còn lơ mơ, nhiều em còn chưa hình dung ra hình dạng nó như thế nào Vì vậy để các em nhận biết được các dạng biểu đồ trong phần câu hỏi trắc nghiệm môn địa lí thì trước hết phải cho các em thấy rõ được các dạng biểu đồ cơ bản Hơn nữa trong phần ôn tập và các đề thi còn có các câu hỏi dạng như cho biểu đồ và yêu cầu cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? Vì vậy việc hệ thống lại các dạng biểu đồ cho các em là hết sức cần thiết Dưới đây là các dạng biểu đồ cơ bản thường gặp:

Trang 6

* Biểu đồ đường.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng Than, dầu thô, điện qua các năm

2000- 20012

Trang 7

2.3.1.2 Một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu.

Có rất nhiều bảng số liệu thống kê, tuy nhiên ở đây tôi chỉ đưa ra hai dạng cơbản nhất để các em dễ phân biệt

* Bảng số liệu yêu cầu nhận xét không cần tính toán:

Ví dụ:

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm( Đơn vị : Tỉ USD)

A Xuất khẩu tăng,nhập khẩu giảm

B Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng

C Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng

D.Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu

* Bảng số liệu yêu cầu nhận xét có tính toán:

Ví dụ :

Cho bảng số liệu sau:

Số khách du lịch quốc tế đến và tổng thu từ khách du lịch ở một số khu vực củachâu Á năm 2014

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh số khách

du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Bắc Á?

Trang 8

*Dấu hiệu nhận biết.

- Yêu cầu thể hiện:

* Dấu hiệu nhận biết.

- Yêu cầu thể hiện:

+ Hơn,kém; nhiều, ít; so sánh các yếu tố, tình hình phát triển

+ Số lượng, sản lượng, số dân

+ Mật độ dân số (người/km2), thu nhập bình quân (GDP/người), bình quân lương thực (kg/người), năng suất lúa bình quân( tấn, tạ/ha)…

- Bảng số liệu :

+ 1 năm cho các vùng kinh tế, tỉnh (Thành phố), các loại sản phẩm

+ 4 năm trở lên cho thể hiện sản lượng, số lượng, số dân …

2.3.2.3.Biểu đồ đường(đồ thị)

* Dấu hiệu nhận biết.

- Yêu cầu thể hiện động thái phát triển gắn với các cụm từ:

* Dấu hiệu nhận biết.

- Yêu cầu thể hiện:

+ Cơ cấu

+ Sự thay đổi cơ cấu

+ Sự chuyển dịch cơ cấu

- Bảng số liệu gắn liền với chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên

2.3.2.5 Biểu đồ kết hợp.

* Dấu hiệu nhận biết.

Trang 9

- Yêu cầu thể hiện:

Mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển

- Bảng số liệu :

+ Hai đơn vị khác nhau

+ Thời gian ít nhất phải từ 4 năm trở lên

+ Các đối tượng cho phải có mối quan hệ với nhau ( Ví dụ: Diện tích – Sản lượng, Nhiệt độ - lượng mưa, Khách du lịch - Doanh thu du lịch, …….)

2.3.3 Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê.

2.3.3.1 Đối với câu hỏi nhận xét bảng số liệu không có tính toán.

* Bước 1: Gv hướng dẫn học sinh phải đọc kỹ yêu cầu câu hỏi Vì sẽ có 2 trường

* Bước 3: Quan sát kỹ bảng số liệu.

Trong trường hợp thứ nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ từng

phương án, kết hợp với quan sát bảng số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc đểchọn phương án đúng hoặc dùng phương pháp loại trừ phương án sai sẽ còn lại phương án đúng rồi chốt đáp án

Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua các năm (Đơn vị %)

Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,6 3,5 4,2

Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên ?

A Đại bộ phận lao động nước ta tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước

B Tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng

C Không có sự thay đổi trong cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế

D Sự thay đổi này không phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần

Giáo viên hướng dẫn cách làm:

- Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ yêu cầu nhận xét, xem đề yêu cầu

tìm nhận xét đúng hay không đúng với bảng số liệu.Trong câu hỏi đề yêu cầu tìm nhận xét đúng.

Trang 10

- Sau đó đọc từng phương án, kết hợp với quan sát bảng số liệu để tìm ra câu trả lời chính xác Cụ thể:

+ Phương án( A) Đại bộ phận lao động tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước

Sau khi đọc phương án các em phải quan sát bảng số liệu và tiến hành so sánh bảng số liệu theo cột dọc, các em sẽ nhận thấy đại bộ phận lao động không phải tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước mà tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà

nước Như vậy nhận xét này sai.

+ Phương án (B) Tỉ lệ lao đông ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng Trong câu nhận xét này học sinh phải so sánh số liệu theo hàng ngang tại

thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài qua các năm và các em sẽ nhận thấy tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục

qua các năm Như vậy nhận xét này là đúng và học sinh có thể chốt luôn đáp án

Tỉ lệ lao động trong thành phần nhà nước tăng

Tỉ lệ lao động thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm

Tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng

Như vậy phương án này cũng sai

+ Phương án (D).Sự thay đổi này không phù hợp với nền kinh tế nhiều thành

phần Nhận xét này không đúng vì sự thay đổi này phù hợp với nền kinh tế

nhiều thành phần của nước ta, ý này các em đã được học trong chương trình địa

lí 12

Tóm lại qua việc phân tích từng phương án, kết hợp với bảng số liệu thống kê

và kiến thức địa lí đã học các em có thể dễ dàng tìm ra nhận xét đúng của câu

này Đó là phương án (B) – Tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng

Trường hợp thứ 2: Tìm nhận xét “không đúng”

Các bước làm tương tự trường hợp thứ nhất, tuy nhiên giáo viên nhắc học sinh đọc câu hỏi chậm hơn và dừng lại ở từ in nghiêng , in đậm để nhớ rõ nội dung câu hỏi Vì nhiều khi các em cứ quen với lối mòn một chiều là đi tìm cái đúng, nên dễ bị nhầm lẫn dẫn đến sai lầm đáng tiếc

2.3.3.2 Đối với câu hỏi nhận xét có tính toán.

Để làm được những câu hỏi dạng này, học sinh cần nắm vững một số công thức tính toán cơ bản trong địa lí Nếu không biết tính toán các em sẽ không thểtìm ra được đáp án chính xác, cho nên sẽ không đạt được điểm tối đa trong phần

kỹ năng thực hành và đây là điều đáng tiếc cho các em Vì vậy tôi đã hệ thống lại các công thức tính toán cho các em Và dưới đây là một số công thức cơ bản thường gặp:

Trang 11

2.3.4 Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng.

2.3.4.1 Dạng bài tập nhận biết biểu đồ.

Để nhận biết chính xác các dạng biểu đồ theo yêu cầu của câu hỏi, tôi hướng dẫn các em dựa vào dấu hiệu nhận biết đã học ở phần trên.Đó là dựa vào các “từkhóa” và bảng số liệu

*Bài tập 1:

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU

VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014

Công nghiệp –xây dựng

Dịch vụ

Ngày đăng: 17/09/2018, 13:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w