1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác xã hội với nữ học sinh thông qua sinh hoạt nhóm tại nhà mở hữu nghị i

68 551 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 219 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn trước hết đến các cô trong nhà Mở Hữu Nghị đã tận tình tạo điều kiện, hướng dẫn cho em trong quá trình thực tập tại cơ sở. Để có thể hoàn thành được báo cáo thực tập này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Bùi Hồng Thái, người đã cung cấp tài liệu, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Tâm lý học cũng như cán bộ khoa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian tiến hành thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 11 năm 2008. Sinhviên. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Đây là một trong những câu nói đáng ghi nhớ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đương thời Người rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, được coi là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay Nhà nước ta và nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy truyền thống “yêu nước thương nòi’ có rất nhiều chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung. Không những vậy, trẻ em còn được coi là trung tâm của vũ trụ bởi cả thế giới vẫn ngày ngày, giờ giờ quan tâm tới mọi quyền lợi chính đáng của trẻ em: Công ước của Liên Hợp Quốc Sau 10 năm bản thảo và cân nhắc. Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận vào ngày 20 tháng 10 năm 1989. Cho đến nay, công ước đã được phê chuẩn bởi hơn 150 quốc gia trên khắp thế giới, đó là một công ước Quốc tế được phê chuẩn nhanh nhất và rộng rãi nhất. Công ước gồm 41 điều khoản về các vấn đề anh hưởng đến trẻ em. Những quyền này được chia thành 4 nhóm: được chăm sóc hay bảo vệ, tham gia, chống phân biệt đối xử và quyền được phát triển tốt nhất (Hammarberg 1995). Cụ thể: - Quyền được chăm sóc hay bảo vệ. - Quyền được tham gia 2 - Quyền chống phân biệt đối xử - Quyền được phát triển tốt nhất. Xã hội luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho trẻ để đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ về thể lực và tinh thần. Vậy mà ngày ngày trên thế giới này vẫn có những trẻ em sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hay mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, có trẻ em khuyết tật. Các em không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu hụt về tinh thần, điều đó không có gì có thể bù đắp được. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn đang còn rất nhiều trẻ em như vây. Khi nhiều trẻ em sinh ra đã khuyết tật, hay hoàn cảnh gia đình có khó khăn, hoặc trẻ em mồ côi cha mẹ… tức là khi đó em thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Không một xã hội nào lại có thể thờ ơ với những hạt nhân bé nhỏ nhưng quan trọng nay, mọi xã hội đứng trước nỗi đau của các em, nhìn thấy các em đau khổ xã hội cũng cảm thấy nhức nhối. Hòa chung với sự đồng cảm của xã hội dành cho các em nhỏ. Nhóm sinh viên K50 - Tâm lý học đã chọn và đến cơ sở Nhà mở Hữu Nghị I - Quận Đống Đa - Hà Nội để thực tập. Trong quá trình thực tập nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: các em ở cơ sở nhà nuôi Hữu Nghị I đã được tổ chức bảo trợ quan tâm và tạo mọi điều kiện chăm sóc các em khá đầy đủ về vật chất, song điều đáng nói là các em ở nhà nuôi đều là các em có hoàn cảnh khó khăn: gia đình nghèo, hay mất cha/mẹ, trí tuệ chậm phát triển và do xuất thân từ những gia đình như vậy mà các em có tổn thương về tâm lý: đặc biệt là xúc cảm, tình cảm. 3 Từ những trăn trở đối với các em nhỏ nơi đây mà nhóm sinh viên chúng tôi đã chọn cơ sở thực tập là Nhà Mở Hữu Nghị I. Sau quá trình thực tập tôi đã thu được một số kết quả nghiên cứu và lấy tên đề tài: “Công tác xã hội với nữ học sinh thông qua sinh hoạt nhóm tại nhà Mở Hữu Nghị I”. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHẦN TIẾP CẬN LÝ THUYẾT 1.1. Vài nét về ngành công tác xã hội: a.Định nghĩa Công tác xã hội : Đã có rất nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa về công tác xã hội, tuy không đối lập nhưng cũng chưa có được một định nghĩa thống nhất. Theo Foundation of Social Work Practice: Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa. Joanf Robertson - Chủ nhiệm khoa Công tác xã hội trường Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ: Công tác xã hội là một quá trình giải quyết các vấn đề hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội. Theo Hiệp hội nhân viên xã hội quốc gia (NASW): 4 Công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân. Theo Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội Quốc tế - IFSW (đưa ra tại Đại hội Montreal- tháng 7/2000): Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và tự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc là các nguyên tắc căn bản của nghề (theo định nghĩa này thì công tác xã hội sẽ không được công nhận tại các nước chưa có nền giáo dục phát triển cao về công tác xã hội). Theo Nguyễn Thị Oanh (Đại học Mở bán công TPHCM): Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ; qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn bời họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm người cụ thể và mang tính tổng hợp cao, bởi người làm công tác xã hội phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: Tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề gia đình, … công tác xã hội không giải quyết 5 mọi vấn đề của con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đó là: An sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể của họ nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội. Định nghĩa của Crouch.R.C “Social Work Defined” (1979): Công tác xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người không làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt được mức độ độc lập cao nhất có thể có được” (“Mức độ độc lập cao nhất” có ý nghĩa khác nhau giữa Châu Âu và Châu Á, cho nên định nghĩa này chưa ổn khi áp dụng cở Châu Á - Lời bình của t/g). Từ các nội dung định nghĩa được nêu trên đây, có thể tóm lược trong một định nghĩa mang 2 khía cạnh nội dung sau:  Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xao nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.  Công tác xã hội còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm thỏa mãn các lợi ích căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình. Công tác xã hội vừa là một khoa học, vừa là một nghề nghiệp thực hiện các chức năng xã hội nhằm thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, vai trò của các cá nhân, nho,s cộng đồng yếu thế, tth tăng 6 cường năng lực trợ giúp của Chính phủ hướng tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội. b. Đối tượng của Công tác xã hội. - Đối tượng của Công tác xã hội như một khoa học chính là các hoạt động xã hội đặc thù nhằm vào các cá nhân, nhóm hoặc chúng ta xã hội cần được giúp đỡ để khôi phục, ngăn chặn các chức năng bị suy thoải, hướng tới việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của bản thân, sống hòa nhập với đồng loại. - Đó là những người cần được chăm sóc: như người già cô đơn, những người nghèo khổ không nơi nương tựa, những người ốm đau, bệnh tật, những người bị lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn; đó còn là những thanh, thiếu niên, những kẻ lầm lỗi, sa chân, lỡ bước vào các loại tệ nạn xã hội; đó cũng là những kẻ tật nguyền, những đứa trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, những mảnh đời éo le, bất hạnh… Những đối tượng như vậy là không ít, đặc biệt là đối với những nước lạc hậu, nghèo đói (theo xếp loại của Liên Hợp Quốc - là những nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 300 USD/năm). Và không chỉ có ở những nước nghèo nàn, lạc hậu, các đối tượng cần sự giúp đỡ còn hiện diện ở tất cả các quốc gia kể cả các siêu cường (như Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Đức) thuộc mọi châu lục. - Khó có thể thống kê đầy đủ những số liệu về các nhóm người cần được trợ giúp về mặt xã hội. Mỗi người tróngó hàng triệu người cần được trợ giúp là một cá nhân không ai giống ai. Mỗi người có nếp suy nghĩ, có những biểu hiện tâm lý, có những hành vi, có tiền sử riêng, thậm chí rất phức tạp. Đó cũng chính là đặc thù về đối tượng của Công tác xã hội… 7 c. Chủ thể của Công tác xã hội. Thuộc về chủ thể ở đây là tất cả những cá nhân (kể cả thân chủ khi đã tự ý thức, tự khắc phục các vấn đề xã hội của mình), và các tổ chức tiến hành Công tác xã hội, điều chỉnh công tác xã hội. Đây cũng là các tổ chức từ thiện, các hội nhân từ, bác ái kiểu như Hội Chữ thập đỏ, Hội Trăng Lưỡi liềm đỏ, Hiệp hội những người làm công tác xã hội, Hiệp hội tổ chức từ thiện v.v… Chủ thể của công tác xã hội chính là các tổ chức, các hiệp hội, các cá nhân tham gia vào hệ thống công tác xã hội, đặc biệt là những người làm Công tác xã hội một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên lực lượng những người làm Công tác xã hội chuyên nghiệp không nhiều. Theo số lượng trong cuốn sách “Cơ sở Xã hội học” của một số nhà khoa học Nga: tổng số người làm công tác xã hội ở Nga tính đến những năm 2000 có khoảng 5 triệu người. Những người này có văn bằng chứng nhận là họ có nghề chuyên môn chính thức là “Cán bộ làm Công tác xã hội”. Số người làm ctxho không chuyên có khoảng 8 triệu đến 10 triệu người, ở Thụy Điển (chỉ tính riêng ở 3 thành phố lớn nhất: Stốckhôn, Ghêtêbooc và Manmio, vào năm 1990, số người làm công tác xã hội chuyên nghiệp là 3,5 ngàn người, còn những người không chuyên nghiệp là 46.500 người. ở Mỹ, theo một thống kê của Hội đồng giáo dục công tác xã hội năm 1993 đã có 31.466 người đang được đào tạo công tác xã hội chuyên nghiệp tại các trường Công tác xã hội. ở Việt Nam, số người được đào tạo, có văn bằng về Công tác xã hội chuyên nghiệp còn thật là ít ỏi, do vậy gánh nặng chính của việc phục vụ những người dần được giúp đỡ đè nặng lên vai những người làm công tác xã hội không chuyên 8 nghiệp, không có bằng cấp đào tạo về chuyên ngành này và họ làm Công tác xã hội là do tình thế đòi hỏi. d. Các chức năng của Công tác xã hội: Từ góc độ nghiên cứu của các học giả Nga gần đây, công tác xã hội bao gồm nhiều chức năng: chuẩn đoán - dự báo - cảnh báo, phòng ngừa - bảo vệ pháp quyền - sư phạm xã hội - tâm lý - y tế xã hội - sinh hoạt xã hội - giao tiếp tuyên truyền quảng cáo - nhân văn - tổ chức. Theo số tài liệu hiện có ở nước ta, chức năng của công tác xã hội được xác định gồm 4 chức năng cơ bản sau: trị liệu, phòng ngừa, phục hồi và phát triển. Theo chúng tôi có thể xác định chức năng kép sau đây: - Chẩn đoán và dự báo: Những cán bộ công tác xã hội phải nghiên cứu những đặc điểm của nhóm, của tầng lớp dân cư, của từng cá nhân riêng lẻ, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của môi trường tác động lên họ. Trên cơ sở những thông tin thu thập từ các đối tượng (các thân chủ), cán bộ công tác xã hội sẽ xác định tính chất, mức độ của vấn đề xã hội liên quan đến đối tượng (mức độ nghèo đói? nguyên nhân nghèo đói?…). Với sự nhạy cảm, người cán bộ xã hội phải chẩn đoán được những biến đổi có nguy cơ dẫn đến sự tồn tại của các cá nhân, nhóm xã hội, đồng thời dự báo được sự ảnh hưởng của các thể chế xã hội đến các đối tượng của công tác xã hội, đưa ra được hình mẫu hành vi xã hội của từng loại đối tượng và dự báo chiều hướng biến đổi của các hành vi đó. Và đặc biệt, cán bộ công tác xã hội còn chẩn đoán và dự báo cả những yếu tố tích cực, những tiềm năng của đối tượng để giúp đối tượng nhanh chóng phục hồi và phát triển sau này. 9 - Chữa trị và phòng ngừa (còn gọi là liệu pháp phòng ngừa): Đây là những khái niệm quen dùng trong y học hiện đại, trong việc chăm sóc y tế và sức khỏe. Về mặt y tế xã hội, người làm ctch phải tổ chức công việc về phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, giúp đỡ đối tượng nắm được những điều cơ bản về y tế, về phòng bệnh chữa bệnh, hiểu biết về sinh sản và quan hệ tình dục lành mạnh…). Bệnh lý của các đối tượng cần phải được dự kiến các biện pháp chữa trị (nguyên nhân của bệnh tật? Nguyên nhân của đói nghèo? Nguyên nhân chính , phụ?). Các cán bộ xã hội vận dụng các cơ cấu về pháp chế xã hội, về cơ sở pháp lý, tâm lý, y tế xã hội, sư phạm và những cơ chế khác để chữa trị, phòng ngừa những diễn biến xấu của các hành vi, hành động xã hội. Với chức năng này, công tác xã hội không chỉ hướng tới việc giúp đỡ mọi mặt và hỗ trợ cho các tầng lớp dân cư yếu thế, ít được bảo vệ theo nghĩa chữa trị các căn bệnh xã hội, mà còn ở một khía cạnh tích cực hơn đó là việc phòng ngừa các hậu quả tiêu cực trong hành vi, trong lối sống của họ; giúp họ hiểu biết và tiếp cận với hệ thống các dịch vụ xã hội, đồng thời biết khai thác và phát huy các “tiềm năng” còn tàng ẩn bên trong mỗi con người (đó là phẩm chất, ý chí, sức khỏe, tay nghề… dẫu rằng rất tít ỏi). - Phục hồi và phát triển: Trong các xã hội phát triển, chức năng này luôn được coi trọng. Công tác xã hội luôn đòi hỏi các cán bộ của mình chăm lo đến việc phục hồi những chức năng về thể chất, tâm lý xã hội cho mọi đối tượng đã được chữa trị, giúp đỡ những người bị tổn thương, thiệt thòi nhanh chóng trở lại hòa nhập với cộng đồng xã hội. Phát hiện những quyền lợi và nhu cầu của các đối tượng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thu hút họ tham gia vào các hoạt động xã hội (kể cả việc 10 [...]... viên của m i nhóm gi i thiệu l i toàn bộ những thông tin về 1 thành viên khác của nhóm còn l i (không trùng lặp nhau) và gi i thiệu nam, nữ chéo nhau để kiểm tra thông tin mà bạn vừa gi i thiệu xem các bạn trong nhóm đã nhớ hết chưa Đầu tiên: Thảo gi i thiệu về Mạnh Cường Nhóm 1: Quỳnh gi i thiệu về Phi Long… Huân gi i thiệu về Vân… Cao Cường gi i thiệu về Dung… Sau đó đ i nhóm Nhóm 2: Dung gi i thiệu... thiệp đến những hành vi có ý nghĩa quan trọng hơn đ i v i khách hàng Công tác can thiệp cần ph i thông qua những ngư i hòa gi i, như gia đình, bạn bè chứ không ph i trực tiếp v i khách hàng (ví dụ, thông qua cha mẹ làm những ngư i hòa gi i để giúp nhân viên xã h i quản lý những đứa trẻ bướng bỉnh; thông qua gia đình, ngư i thân để i u chỉnh hành vi của ngư i nghiện v.v…) - Thực hành công tác xã h i. .. nhà trường làm công việc kiêm nhiệm, tất cả các lo i giấy tờ công văn của nhà Hữu Nghị I Đống Đa đều mang dấu Trường Mầm non Thịnh Yên V I NÉT KH I QUÁT CHUNG VỀ NHÓM T i nhà Hữu Nghị I Đống Đa - Hà N i có rất nhiều em nhỏ sinh hoạt ở n i đây Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định cho quá trình thực tập t i nhà mở Hữu Nghị, nhóm sinh viên chúng t i đã chọn ra một nhóm các em (bao gồm: gia đình có hoàn... ban dân số gia đình trẻ em (nay là Phòng Lao động Thương binh xã h i quận Đống Đa) quản lý về mặtcmo, có tên g i ban đầu là nhà Hữu Nghị I Đống Đa v i số trẻ 25 cháu Tháng 7 năm 1997 nhà Hữu Nghị I Đống Đa được xu hướng và Nhà Hữu nghị ở t i ngõ chợ Khâm Thiên sát nhập v i Nhà Hữu Nghị I và lấy tên chung là nhà Hữu Nghị I Đống Đa, trụ sở được đặt t i số nhà 48 ngõ Th i Thịnh II phường Thịnh Quang, quận... phương tiện để đ i phó v i sự lo lắng của mình, hoặc được rèn luyện tính quyết đoán để sử dụng khi ngư i ta cảm thấy không tự tin Hoặc giả một trẻ em hay bị đ i dầm, ngư i ta đã tạo ra một i u kiện ngược, có một c i chuông báo động n i v i đệm tr i gường của trẻ C i rú lên khi nước tiểu tiếp xúc v i đệm làm đứa trẻ thức giấc và i vệ sinh Thực hành công tác xã h i hành vi: - Quan sát và ghi chép l i hoạt. .. một số em ban ngày sinh hoạt t i nhà Mở nhưng đến chiều t i được ngư i nhà đón về gia đình Nhóm học sinh chúng t i chọn nghiên cứu là học sinh học lớp 6 và lớp 7 (cấp II) Mặc dù ban đầu đ i tượng nghiên cứu là 10 em, song trong quá trình chúng t i thực tập một số em chuyển giờ học thêm hoặc vì lý do gia dình có việc bận nên không thể tiếp tục hợp tác. Vì vậy, đ i tượng nghiên cứu giảm xuống còn 7 em... thuyết hành vi trong công tác xã h i Tâm lý học hành vi được đưa vào sử dụng trong công tác xã h i vào khoảng 1960 khi mà công tác xã h i truyền thống bị trào lưu cấp tiến phê phán Mục tiêu chính của lý thuyết này là làm tăng cường những hành vi mong muốn và giảm những hành vi không mong muốn Một v i phương pháp hành vi trong công tác xã h i - Các hành vi khác nhau có thể thích nghi v i các m i trường... và ngo i trung tâm) + Giúp i u chỉnh hoặc phát triển hệ thống các chính sách xã h i, an sinh xã h i sao cho phù hợp và giúp các thân chủ tiếp cận và nhận được sự trợ giúp kịp th i từ các chế độ chính sách đó Ý nghĩa thực tiễn: Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các m i liên kết tất yếu trong mạng xã h i giữa cá nhân v i cá nhân, v i nhóm và ngược l i Trong công tác xã h i không thể không chú ý t i sự ảnh... vụ xã h i khác, ph i xa gia đình, xa những ngư i mà em vẫn yêu quý, mặcdù họ bóc lột em) + Các hệ thống m i tạo ra nhiều mâu thuẫn so v i nhu cầu của ngư i được sử dụng, hoặc nó buộc con ngư i ph i phụ thuộc một cách quá mức vào các hệ thống từ việcăn, ở, i l i, sinh hoạt, học tập, cho t i các hình thức trị liệu t i một cơ sở nào đó - Nhiệm vụ của công tác xã h i là: + Tạo dựng m i liên hệ m i giữa... khăn, mồ c i cả cha lẫn mẹ, mồ ch i cha hoặc mẹ, chậm phát triển trí tuệ…) tiêu biểu cho nhà mở Hữu nghị I để nghiên cứu Nhóm học sinh là đ i tượng được nghiên cứu bao gồm: 10 em (6 nữ, 4 nam) Tất cả các em đều sinh hoạt ăn, ở, ngủ nghỉ… đều đặn, thường xuyên ở nhà mở Hữu Nghị và các em vẫn đang i học t i trường Trung học cơ sở như các em nhỏ bình thường khác Có những em ở luôn t i nhà Mở, cũng có . Công tác xã h i v i nữ học sinh thông qua sinh hoạt nhóm t i nhà Mở Hữu Nghị I . N I DUNG CHƯƠNG 1: PHẦN TIẾP CẬN LÝ THUYẾT 1.1. V i nét về ngành công tác xã h i: a.Định nghĩa Công tác xã h i : Đã. tổ chức tiến hành Công tác xã h i, i u chỉnh công tác xã h i. Đây cũng là các tổ chức từ thiện, các h i nhân từ, bác i kiểu như H i Chữ thập đỏ, H i Trăng Lư i liềm đỏ, Hiệp h i những ngư i làm công. trong việc gi i quyết các vấn đề đ i sống của họ; qua đó công tác xã h i theo đu i mục tiêu vì phúc l i, hạnh phúc con ngư i và tiến bộ xã h i. Công tác xã h i là hoạt động thực tiễn b i họ luôn

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w