Thu nhập dữ liệu:

Một phần của tài liệu công tác xã hội với nữ học sinh thông qua sinh hoạt nhóm tại nhà mở hữu nghị i (Trang 59 - 63)

- Thu thập dữ liệu dựa trên những cuộc trò chuyện sâu và thông qua những thông tin quan sát được từ chính bản thân đối tượng.

+ Trên lớp học tại nhà Mở hữu Nghị niềm tin và thái độ ban đầu, nhút nhát, không chủ động phát biểu hoặc nêu ý kiến, thụ động chờ người khác chỉ định, gọi tên, ngồi thu mình, yêu cầu em làm gì thì em làm cái đó, bị dao động tâm lý khi nêu ý kiến mà có bạn khác nói chen vào, không giữ vững lập trường lời nói (lúc trước nói theo ý mình hiểu nhưng lúc sau nói theo ý của bạn).

+ Khi nói chuyện tâm sự: em đưa ra thông tin rằng “bố mất năm 2001”, “mẹ được đưa đi cai nghiện”, “nhớ mẹ, chỉ mong mẹ sớm về”… thiếu thốn tình cảm của người thân ruột thịt.

+ Vấn đề học tập trên trường THCS em nói rằng: “Em chỉ học tốt môn Vật lý vì em thích học nó và một số môn khác, còn môn Văn và môn Toán em học hơi kém.

- Thu thập thông tin từ lời kể của Dung - làm bạn hay chơi thân của em P.H.V: Dung kể “Em với bạn V chơi thân với nhau, ở trên lớp học ở trường cũng như ở nhà Mở, Dung hiền lắm, ít nói chuyện với mọi người, chỉ lúc nào có chuyện buồn hay vui lại kể với em”.

“Bố V mất rồi, mẹ cũng không ở Hà Nội, có lần như gần tới tết năm ngoái V nhớ mẹ, nó nói với em thế. Em thương nó lắm, không như em vẫn còn có bố mẹ”.

- Thu thập thông tin qua lời kể của cô Thủy mà các em hay gọi là mẹ Thủy - Hiệu phó nhà Mở hữu Nghị. Cô Thủy khi được hỏi, nói: “V là học sinh ngoan, chăm chỉ học hành, năm nào cũng đạt học sinh giởi, nhưng còn ít nói”.

- Thu thập thông tin từ lá đơn mẹ V gửi để xin cho em được vào nhà Mở hữu Nghị I (này 15/8/2005): do điều kiện không cho phép mượn bản gốc photo nên tôi xin đánh máy lại nội dung đơn gửi của mẹ P.H.V.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---

ĐƠN XIN ĐƯỢC VÀO NHÀ

MỞ HỮU NGHỊ CỦA QUẬN ĐỐNG ĐA

Kính gửi : - UBND quận Đống ĐA

- UBND phường Trung Phụng

- Sở kế hoạch Gia đình và Trẻ em quận Đống Đa Tên tôi là: P.T.T

Sinh ngày 10/3/1976 thường trú tại số nhà 19 mới (3B cũ) ngõ Gia Tụ B, phường Trung Phụng - Quận Đống Đa - Hà Nội.

Hiện nay bản thân tôi ốm đau, bệnh tật (đã cắt lá lách, bị gãy chân) không lao động và tự kiếm sống được. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chồng mất năm 2001, tôi có 3 người con không có người nuôi dưỡng. Hiện tại tôi phải nhờ vào bố mẹ đẻ, nhưng bố mẹ tôi cũng già yếu và khó khăn.

Vậy tôi làm đơn này kính mong các cấp xem xét, giúp đỡ 2 người con lớn tôi được vào nhà nuôi dưỡng củaquận để các cháu được tiếp tục ăn học nên người là:

1. Cháu: Phạm Thị Hồng Vân Sinh ngày: 07/5/1996

Học lớp 4A, trường tiểu học Trung Phụng 2. Cháu : Đỗ Thu Vân

Sinh ngày: 14/11/1998

Học lớp 2A trường tiểu học Trung Phụng 3. Cháu: Đỗ Tường Vân

Sinh ngày: 23/7/2000

Hiện cháu còn nhỏ và hay đau yếu nên gia đình xin gửi lại bác ruột cháu nuôi.

Rất mong các cấp xem xét tạo điều kiện cho cháu được vào trường nội trú do nhà Mở hữu Nghị nuôi dưỡng.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 15 tháng 8 năm 2005

4. Chẩn đoán:

Em P.H.V có sự tổn thương về tâm lý do thiếu hụt về nhu cầu tình cảm, nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ và nhu cầu an toàn.

- Hiện tại em còn gặp khó khăn trong giao tiếp đó là thiếu kỹ năng giao tiếp nên khả năng giao tiếp của em kém. Nói vòng vo, khó tìm được cách nói thoát ý muốn nói, không tự tin trong giao tiếp và bị dao động về lập trường trong suy nghĩ.

Từ dao động trong suy nghĩ (dễ chịu ảnh hưởng khi người khác tác động) nên hành vi, hành động của em cũng bị dao động không thống nhất.

- Nhưng nhìn nhận thấy: Dựa trên nền tảng nhân cách của em: hiên, ngoan, chăm chỉ học hành, bảo gì làm đó, thương các em nhỏ, sống nội tâm tình cảm…. và điều quan trọng em được rất nhiều người quan tâm và quí mến (như bạn bè, các mẹ nuôi, và ông bà, bác Thuận…) nên có thể nhờ sự đóng góp giúpđỡ của mọi người trong việc khắc phục những thiếu thốn tình cảm để bù đắp cho em, tạo mọi

điều kiện tốt nhất về vật chất để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của em như bao trẻ em khác.

Nếu được sự quan tâm nhiều hơn của mọi người xung quanh và trang bị cho em các kỹ năng sống thì em sẽ có khả năng được bù đắp tình cảm, khoảng trống tình cảm trong em sẽ được lấp dần và em sẽ tự tin hơn vào bản thân mình.

5. Kế hoạch trị liệu:- Tăng cường giao tiếp

Một phần của tài liệu công tác xã hội với nữ học sinh thông qua sinh hoạt nhóm tại nhà mở hữu nghị i (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w