dạy luyện nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn kể chuyện

141 1.6K 5
dạy luyện nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn kể chuyện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong xu hướng chung của thế giới, khi cuộc cách mạng khoa học phát triển như vũ bão kéo theo những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội, khi thế giới đang bước vào thời đại toàn cầu hoá và phát triển bền vững, ngành giáo dục đào tạo đứng trước những thách thức và vận hội mới…Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực thích ứng với việc giải quyết những vấn đề thực tế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hợp tác. Để đạt được mục tiêu này cần phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học không chỉ cần những con người khéo tay, làm theo những khuôn mẫu cho sẵn, mà đào tạo ra những con người toàn diện, có thể chất khoẻ mạnh, tâm hồn phong phú, có đầy đủ tố chất của con người mới, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, các em giàu trí tưởng tượng, cảm xúc và sáng tạo. Song thành phần sáng tạo ở lứa tuổi này vẫn còn phiến diện, nghiêng về nhận thức cảm tính, tư duy trừu tượng mới chỉ ở bước đầu phát triển. Do đó, phải dạy học nh thế nào để có hiệu quả hơn. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thúc đẩy quá trình dạy học sao cho có hiệu quả, nhằm đáp ứng được nhu cầu nhận thức của học sinh, khai thác và điều chỉnh vốn kinh nghiệm mà các em đã tích luỹ được trong cuộc sống, phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh tiểu học. Có nhiều cách giải quyết vấn đề này, khả thi nhất có lẽ là đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Năm 2001, Bộ giáo dục và đào tạo chính thức ban hành Chương trình tiểu học mới – bé chương trình của giáo dục tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Cùng với chương trình các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt được biên soạn nhằm nâng 1 cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm đã có và tiếp cận với những thành tựu hiện đại của việc dạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc đổi mới nội dung tất yếu sẽ dẫn đến đổi mới phương pháp dạy học cho từng môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Khi dạy các loại bài học tiếng Việt cần có sự linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng, miền. Dù sử dụng phương pháp nào, nguyên tắc cao nhất là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, là tạo nhiều cơ hội cho học sinh luyện tập trong giao tiếp bằng tiếng Việt. 1.2. Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới nhấn mạnh chủ trương: “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi” . Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt. Mục tiêu đó coi trọng tính thực hành, thực hành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể. Điều này đã góp phần chỉ đạo việc biên soạn nội dung chương trình, SGK và chi phối các nguyên tắc, PPDH môn Tiếng Việt tiểu học. Quan điểm giao tiếp nói cụ thể hơn là quan điểm phát triển lời nói định ra nguyên tắc, phương hướng xây dựng chương trình môn Tiếng Việt. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển lời nói. 1.3. Đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục, chương trình môn Tiếng Việt mới đã được soạn thảo năm 1991 và đã thử nghiệm năm 1996. Đến năm học 2002 – 2003, chương trình Tiếng Việt mới bắt đầu được triển khai đại trà trên toàn quốc. Một trong những quan điểm cơ bản xây dựng chương trình là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã xuyên suốt chương trình tiểu học.Việc dạy học nói bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS kĩ năng nói – 2 mét trong những kĩ năng giao tiếp quan trọng của con người. Mỗi hợp phần của môn Tiếng Việt đều rèn cho học sinh kĩ năng nói, trong đó hợp phần kể chuyện học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách hứng thú nhất. Cho đến nay, việc triển khai trên toàn quốc chương trình Tiếng Việt đã bước sang năm học thứ 5 nhưng phần lớn GV vẫn tỏ ra lúng túng khi tổ chức dạy học nói cho HS khi dạy phân môn kể chuyện nói chung và phân môn kể chuyện lớp 3 nói riêng. Xuất phát từ những lÝ do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện” làm đề tài luận văn của mình. 2. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ cho trẻ em đã và đang được các nhà giáo dục thế giới và trong nước quan tâm ở những bình diện khác nhau. Các tài liệu cũng đã và đang đóng góp nhiều thành quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là trẻ trước tuổi tiểu học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và vận dụng các biện pháp giúp phát triển lời nói cho HS tiểu học vẫn chưa nhận được sù quan tâm nghiên cứu thoả đáng của các nhà giáo dục. Bởi vậy, nghiên cứu về các biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong luận văn,chúng tôi sẽ tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề mà chúng tôi quan tâm. 3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Khách thể nghiên cứu: Học sinh líp 3 và một số giáo viên tiểu học đang dạy lớp 3 - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung phân môn kể chuyện và dạy học luyện nói trong phân môn kể chuyện lớp 3 - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung và phương pháp dạy học luyện nói cho học sinh 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Mục đích nghiên cứu 3 Đề tài “Dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện” góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện lớp 3 nói chung và kỹ năng luyện nói cho HS nói riêng. Thông qua một số phương pháp nhằm phát triển kĩ năng nói trong phân môn kể chuyện, đề tài tiến hành tổ chức dạy học nội dung này theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh nhằm đạt hiệu quả dạy học cao hơn. Để đạt được mục đích đó cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1. Tìm hiểu nội dung phân môn kể chuyện lớp 3 - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng phân môn kể chuyện. - Phân loại hệ thống bài tập của phân môn kể chuyện lớp 3 - Đánh giá những điểm mới của phân môn kể chuyện lớp 3 4.2.2. Đề xuất một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học luyện nói trong phân môn kể chuyện lớp 3 - Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp phát triển kĩ năng nói để tổ chức dạy học kể chuyện cho học sinh líp 3 - Một sè phương pháp dạy học phân môn kể chuyện nhằm phát triển kĩ năng nói cho học sinh líp 3 4.2.3.Xây dùng một số bài tập nhằm luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện 4.2.4. Tổ chức thực nghiệm dạy học phân môn kể chuyện cho học sinh líp 3 theo các phương pháp dạy học đã đề ra. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu GV vận dụng các phương pháp dạy học một cách phù hợp nhằm phát triển kĩ năng nói để tổ chức dạy học phân môn kể chuyện sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học, tăng cường năng lực sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp với mỗi hoạt động giao tiếp của HS. 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Phương pháp quan sát 6.3. Phương pháp điều tra khảo sát 6.4. Phương pháp thống kê 6.5. Phương pháp thực nghiệm 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Bước đầu đưa ra một cách nhìn tổng quát về SGK Tiếng Việt 3 và nội dung phân môn kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3 - Cung cấp một số thông tin về thực trạng dạy học phân môn kể chuyện cho HS líp 3 - Đưa ra một số phương pháp dạy học đặc trưng nhằm rèn kĩ năng nói cho HS trong phân môn kể chuyện ở SGK Tiếng Việt lớp 3, cách thiết kế bài dạy kể chuyện nhằm nâng cao hiệu quả dạy học luyện nói trong phân môn kể chuyện cho HS líp 3 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn này gồm ba phần: - Phần Mở Đầu - Phần Nội Dung Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học luyện nói trong phân môn Kể chuyện lớp 3 Chương II:Dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện Chương III: Thực nghiệm sư phạm. - Phần Kết luận. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LUYỆN NÓI TRONG PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lý thuyết giao tiếp và những vận dụng vào dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện 1.1.Khái niệm về giao tiếp Như chóng ta đã biết, giao tiếp là một hoạt động quan trọng để phát triển xã hội loài người. Có nhiều phương tiện giao tiếp, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất, cơ bản nhất. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Giao tiếp là một hoạt động xảy ra khi có một chủ thể phát tin, sử dụng một tín hiệu để truyền đến cho chủ thể nhận tin một nội dung nào đó. Giao tiếp là hoạt động có đích. Nội dung được truyền đạt nhằm cung cấp những thông tin (hiểu biết) cho người nghe hoặc bày tỏ thái độ tình cảm của người nói cho người nghe chia sẻ hoặc tạo lập, duy trì quan hệ giữa người nói người nghe” (Cơ sở ngữ nghĩa học và từ vựng -NXBGD-H2000 trang 32) Cùng với quan điểm trên, tác giả Lê A, Đỗ Xuân Thảo cũng cho rằng “khi có Ýt nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau điều gì đấy như nỗi buồn, vui, ý muốn, hành động, hay nhận xét nào đấy về sự vật xung quanh thì giữa họ diễn ra một hoạt động giao tiếp (gọi tắt là giao tiếp)”[Giáo trình tiếng việt 1-NXBGD-1997 trang27] Như vậy, giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội với nhau, dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng, tình cảm, trao đổi ý kiến, 6 kiến thức, nhận xét về xã hội, con người, thiên nhiên. Mỗi cuộc giao tiếp tối thiểu phải có hai người và phải dùng cùng một ngôn ngữ nhất định. Giao tiếp tồn tại dưới hai dạng: giao tiếp bằng lời (giao tiếp miệng) và giao tiếp bằng văn tự (giao tiếp viết). Vấn đề đặt ra là tại sao con người lại phải giao tiếp với nhau? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong mục đích và chức năng của giao tiếp. Vai trò mà giao tiếp đảm nhận trong đời sống cộng đồng chính là chức năng của ngôn ngữ. Giao tiếp có 4 chức năng chính: Chức năng thông tin (chức năng thông báo): Qua các cuộc giao tiếp người ta trao đổi những thông tin (các tin tức thời sự, chính trị, các tri thức khoa học, văn học nghệ thuật ) dưới dạng nhận thức, tức là họ đã thực hiện chức năng thông báo của giao tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người. Đây chính là chức năng mà chúng ta thường gặp trong giao tiếp. Chức năng tạo lập quan hệ: Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi thông tin, trong quá trình giao tiếp con người còn hướng tới việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa những cá nhân tham gia giao tiếp. Đôi khi, mục đích này lại là mục đích chính của cuộc giao tiếp. Tuy nhiên, chức năng này bao gồm cả chức năng phá vỡ quan hệ. Chức năng giải trí: Trong cuộc sống có những lúc con người phải làm việc, hoặc học tập quá vất vả, những lúc như thế con người cần được nghỉ ngơi thư giãn. Hoạt động giao tiếp với những câu chuyện cười, những lời đùa vui dí dỏm sẽ là liều thuốc hiệu nghiệm xua đi những mệt mỏi ưu phiền, làm cho con người thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và hứng thú hơn với công việc hàng ngày của mình. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, chức năng này có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Chức năng tạo lập quan hệ: Cùng với chức năng giải trí, giao tiếp còn có chức năng tạo lập quan hệ. Các cuộc giao tiếp không chỉ giúp con người trao đổi thông tin với nhau mà còn giúp họ xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Trong giao tiếp đôi khi mục đích này trở thành mục đích chính, bởi lẽ nhờ 7 có chức năng này mà con người có thể cộng tác được với nhau và thúc đẩy xã hội phát triển. Chức năng tự biểu hiện: Qua giao tiếp con người có thể tự bộc lộ mình về tình cảm, sở thích, trạng thái sức khoẻ, hay nguyện vọng, năng khiếu.Đối với các sự vật, hiện tượng hoặc một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Tất cả các điều đó đều được thể hiện trong lời nói của mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp con người có thể tự biểu hiện mình về nhiều mặt một cách có ý thức hoặc không có ý thức. Từ việc tìm hiểu những chức năng giao tiếp trên, chúng ta có cơ sở để thực hiện thành công những cuộc giao tiếp trong cuộc sống. Mặt khác nó còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Nắm được những chức năng này sẽ giúp GV có cơ sở để đánh giá kết quả những ngôn bản nói và viết mà HS tạo ra trong quá trình học tập, giao tiếp một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn và toàn diện hơn. 1.2. Các nhân tố giao tiếp Nhân tè giao tiếp là những yếu tố cùng có mặt và tham gia đồng thời vào một hoạt động giao tiếp nào đấy, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc để lại những dấu Ên trong hoạt động giao tiếp đó. Vậy có những nhân tố nào tham gia vào hoạt động giao tiếp. Người ta thường nhắc đến các nhân tố sau đây đã tham gia và ảnh hưởng đến các cuộc giao tiếp. 1.2.1.Nhân vật giao tiếp. Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp. Nhân vật giao tiếp có thể được chia làm hai loại nhân vật mà theo lý thuyết thông tin gọi là người phát (bao gồm người viết hoặc nói) và người nhận ( bao gồm người đọc hoặc nghe). Có nhiều nhân tố giữa hai loại nhân vật này ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp như : trình độ và nghệ thuật nói năng của người nói; mức độ quan hệ giữa người nói và người nghe. 8 Để hoạt động giao tiếp luôn được diễn ra từ hai phía thì các nhân vật giao tiếp phải thực sự có nhu cầu và ý thức hợp tác với nhau trong suốt quá trình giao tiếp. Nếu một trong hai nhân vật này không có nhu cầu giao tiếp thì cuộc giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. 1.2.2. Hiện thực được nói tới Hiện thực được nói tới chính là sự vật, hiện tượng, những sự kiện diễn ra trong thế giới tự nhiên và trong đời sống xã hội của con người. Hiện thực được nói tới cấu thành nội dung của cuộc giao tiếp và tạo nên đề tài, chủ đề của các cuộc nói chuyện. Tuỳ theo đề tài, chủ đề của các cuộc nói chuyện mà cả hai bên lựa chọn các nội dung chi tiết và phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp. 1.2.3.Hoàn cảnh giao tiếp Cuộc giao tiếp nào cũng diễn ra trong một bối cảnh cụ thể. Hoàn cảnh giao tiếp được chia làm hai loại: Hoàn cảnh giao tiếp rộng là tổng thể những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử. Những yếu tố này có ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng nội dung giao tiếp và nó thường được thể hiện trong những hiểu biết, tư duy của nhân vật giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp còn gọi là tình huống giao tiếp, bao gồm các yếu tố thời gian, địa điểm, hình thức giao tiếp, tình trạng sức khoẻ. Tồn tại trong quá trình giao tiếp. Tình huống giao tiếp tạo ra những quy định bất thành văn về cách thức nói năng, ứng xử mà mỗi thành viên tham gia giao tiếp trong hoàn cảnh đó đều phải tuân thủ thông qua các yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc giao tiếp. 1.2.4.Ngôn ngữ được sử dụng Ngôn ngữ là công cụ để cả hai bên tiến hành giao tiếp. Cuộc giao tiếp chỉ được thực hiện tốt khi cả hai bên cùng sử dụng chung một thứ tiếng. Mặc dù ngôn ngữ và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ là cái có hạn so 9 với sử dụng lời nói, nhưng vốn ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân trong quá trình giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp. Nếu không có vốn từ phong phú, không nắm vững các quy tắc sử dụng ngôn từ thì người nói, viết sẽ không diễn đạt được một cách đầy đủ, chính xác ý định hoặc nội dung mà mình định truyền đi, còn người nhận sẽ không đủ năng lực phân tích, nhìn nhận, giải mã những thông tin mà mình nhận được. Từ đó dẫn đến tình trạng người phát, người nhận hiểu sai, hiểu lầm ý của nhau. Ngược lại, nếu nắm được những biến thể của ngôn ngữ thì sẽ cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn từ, đồng thời qua đó hiệu quả giao tiếp sẽ đạt được một cách tối đa. Nắm được điều này, trong quá trình giảng dạy GV cần giúp HS nắm chắc các quy tắc sử dụng ngôn từ và mở rộng tối đa vốn từ vựng của các em, đồng thời thường xuyên tiến hành các hoạt động thực hành, có như vậy hiệu quả của giờ Kể chuyện mới được nâng cao. 1.2.5.Ngôn bản *Khái niệm “Ngôn bản là chuỗi kết hợp các yếu tố ngôn ngữ tạo nên lời nói của nhân vật giao tiếp” [Giáo trình tiếng việt 1-NXBGD-1997 trang31] nói cách khác ngôn bản là sản phẩm của lời nói được tạo ra trong một hoạt động giao tiếp nhằm đạt đến mục đích giao tiếp. Như vậy có thể hiểu một cách đầy đủ thì ngôn bản chính là sản phẩm dạng nói lẫn dạng viết của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ngôn bản nói là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ thể hiện ra bằng âm thanh, bằng lời nói miệng khi giao tiếp. Ngôn bản viết là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ được thể hiện bằng con chữ trong các tác phẩm viết. Như vậy, dấu hiệu để phân biệt giữa ngôn bản nói và ngôn bản viết chính là ở yếu tố cấu thành lời nói khi giao tiếp (âm thanh hay chữ viết). Thêm vào đó, chúng còn có sự khác nhau về đối tượng tiếp nhận ngôn bản. 10 [...]... cơ sở để họ xây dựng các bài tập luyện nói với 19 những yêu cầu khác nhau nhằm rèn luyện kĩ năng nói trong thực hành giao tiếp cho HS 2.4.Vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện Mục tiêu của mỗi phân môn trong bộ môn Tiếng Việt đều hướng tới kĩ năng độc thoại và hội thoại Trong tất cả các phân môn, có lẽ phân môn Kể chuyện ngoài việc rèn kĩ năng độc... đầu, phân môn Kể chuyện lớp 3 đã đặt mục tiêu rèn luyện kĩ năng Kể chuỵên (kĩ năng nghe, nói) cho học sinh lên trước hết Cùng với các phân môn khác, phân môn Kể chuyện góp phần thực hiện mục tiêu chung của môn Tiếng Việt 2.Cấu trúc chương trình Kể chuyện lớp 3 2.1 Các thể loại truyện được chọn trong chương trình Tiểu học Tham khảo một số ý kiến phân loại truyện của các tác giả Chu Huy (Dạy kể chuyện. .. 13, 14 15,16 18,19 20,21 Anh em một nhà Thành thị- nông thôn Bảo vệ Tổ Quốc Sáng tạo 22, 23 24,25 Nghệ thuật Lễ hội 26,27 28,29 ,30 Thể thao Ngôi nhà chung 31 ,32 Bầu trời và mặt đất 2 .3. Cấu trúc phân môn Kể chuyện lớp 3 29 Ở líp 3 có sự thay đổi về phân bố tiết học trong mỗi đơn vị học( 2 tuần) vì vậy ở phân môn kể chuyện cũng có những thay đổi.Ở líp 3, không có tiết kể chuyện riêng Trong mỗi đơn vị học, ... nghe, nói, đọc, viết) đặc biệt kĩ năng nói (kĩ năng độc thoại và hội thoại) thể hiện rất rõ thông qua nội dung, phương pháp, hình thưc tổ chức dạy học, và hệ thống bài tập Phân môn Kể chuyện là một phân môn không thể thiếu trong nhà trường tiểu học, nhu cầu được kể và nghe kể chuyện của học sinh tiểu học rất cao cho dù những truyện đó các em đã biết đã được nghe kể Việc dạy kể chuyện thực chất là dạy. .. hiệu quả dạy học luyện nói +Phải tạo được hoàn cảnh giao tiếp tốt Hoàn cảnh giao tiếp để HS luyện nói trong mỗi tiết Kể chuyện chính là điều kiện lớp học trong thời điểm luyện nói Điều kiện này bao gồm: không khí lớp học, tư thế của GV, các hoạt động nghe của HS, trật tự lớp học và những hoạt động khác có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới việc nói năng của HS 22 Trong lúc luyện nói, nếu lớp học ồn... kiến người khác - Cần tránh lối nói như đọc thuộc lòng, phải nói một cách chủ động, tự nhiên với ngữ điệu phù hợp với từng kiểu lời thoại, từng thời điểm nói 1 .3. Những biểu hiện của kĩ năng nói trong hoạt động giao tiếp ở phân môn Kể chuyện lớp 3 1 .3. 1 Biểu hiện của kĩ năng nói trong hoạt động giao tiếp trong nội dung các văn bản kể chuyện 23 Chương trình kể chuyện lớp 3 có nhiều thể loại truyện phong... hạt thóc 31 Chàng trai làng Phù ủng Người bán quạt may mắn Con cáo đẹp Nhận xét: Qua việc tìm hiểu cấu trúc phân môn kể chuyện lớp 3 và thống kê phân môn loại truyện, chúng tôi có một số nhận xét sau: -Thứ nhất: Về sự phân bố giờ học Khác với chương trình kể chuyện 165 tuần và lớp 2, chương trình kể chuyện lớp 3, tiết kể chuyện chỉ có nửa tiết còn lại của tiết Tập đọc Tuy thời lượng của tiết kể chuyện. .. các tranh đã cho theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập 2: Dựa vào tranh trên kể lại toàn bộ câu chuyện Như vậy phân môn Kể chuyện có mối quan hệ gắn bó với phân môn Tập đọc, Làm văn không chỉ ở sự phân bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện rõ quan điểm tích hợp trong việc xây dựng chương trình môn Tiếng Việt Chương trình đã tạo ra mét phong cách mới trong việc dạy phân môn Kể chuyện Việc lấy... vật trong truyện, nội dung câu chuyện, diễn biến câu chuyện, hoàn cảnh câu chuyện Từ đó HS có điều kiện phát huy khả năng nói của mình một cách tự nhiên nhất 2 Lí thuyết hội thoại và việc vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy học luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện "Lý thuyết hội thoại tính đến nay là lĩnh vực cuối cùng của ngôn ngữ học quan tâm đến các diễn ngôn trong hoạt động, trong. .. chức dạy học để hướng dẫn HS và cùng các em xây dựng một giờ học thực sự sôi nổi, hấp dẫn II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1 Mục tiêu của phân môn Kể chuyện lớp 3 1.1 Phát triển kĩ năng nói và nghe cho học sinh Bao gồm các kĩ năng sau: a Kĩ năng độc thoại: - Kể lại câu chuyện đã đọc hay đã nghe theo những mức độ khác nhau Cụ thể: - Kể từng đoạn hoặc toàn câu chuyện - Kể theo lời trong văn bản, kể bằng lời của mình,kể . cứu 3 Đề tài Dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn Kể chuyện góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện lớp 3 nói chung và kỹ năng luyện nói cho HS nói riêng. Thông. năng nói để tổ chức dạy học kể chuyện cho học sinh líp 3 - Một sè phương pháp dạy học phân môn kể chuyện nhằm phát triển kĩ năng nói cho học sinh líp 3 4.2 .3. Xây dùng một số bài tập nhằm luyện nói. Dung Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học luyện nói trong phân môn Kể chuyện lớp 3 Chương II :Dạy luyện nói cho học sinh líp 3 trong phân môn kể chuyện Chương III: Thực nghiệm sư phạm. -

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần mở đầu

    • PHẦN NỘI DUNG

    • CHƯƠNG 1

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LUYỆN NÓI TRONG PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 3

      • *Mức độ biểu hiện của kĩ năng nói

      • Gợi ý

        • Ví dô: Câu chuyện “Chiếc áo len”

          • Khi kể bằng lời của nhân vật cần chú ý thay ngôi kể

          • Ví dụ: Truyện ”Người con của Tây Nguyên”

          • Nắng Phương Nam

          • III. Cách tiến hành

          • CHƯƠNG 3

          • Thực nghiệm sư phạm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan