Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
170,5 KB
Nội dung
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Gần đây, khái niệm THTM, một phương diện của vấn đề tín hiệu học trong ngôn ngữ học đang rất được quan tâm. Nhiều học giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu đến nú. Đó cú một số đề tài nghiên cứu sinh vận dụng khái niệm THTM vào nghiên cứu văn học. Song đây là bước đầu, việc vận dụng này mới chỉ trong ca dao và ngay cả ở ca dao, cũng chỉ có một số THTM được nghiên cứu. Do đó, vấn đề vận dụng lí thuyết về THTM vẫn còn rất mới mẻ, cần được triển khai mở rộng trong lĩnh vực của văn học hơn nữa. 2. Đề tài của tôi tiếp tục đi theo hướng đó nhưng có nột khác là: nghiên cứu THTM “Trái tim” trong thơ R.Tagore qua tập thơ “Tâm tình hiến dâng”(bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Nxb Văn học, 2004) - một trong những tập thơ tình được đánh giá là hay nhất của nhà thơ Ấn Độ này. THTM “ Trái tim” sẽ là chiếc chìa khoỏ giúp ta giải mã những quan niệm, những triết lý của Tagore về tình yêu. 3. Việc trang bị những tri thức và phương pháp nghiờn cứu về THTM đối với người giáo viên rất cần thiết, nhất là trong tình hình phải đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường hiện nay. Vì những lẽ đó chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tín hiệu thẩm mĩ “Trái tim” trong thơ trữ tình - tình yêu Tagore qua tập thơ “Tâm tình hiến dõng”. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 1. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến những công trình nghiên cứu vận dụng khái niệm THTM vào phân tích văn học. Đó là những luận án, luận văn: “Khảo sát cỏc nột nghĩa biểu trưng của cá từ chỉ hiện tượng thiên nhiên - khí tượng Mưa - Nắng - Gió trong ca dao và thơ Nguyễn Trãi” của Đinh Văn Thiện, “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các THTM – không gian trong ca dao” của Trương Thị Nhàn. Có thể nói đây là những công trình nghiên cứu có giá trị, đã mở ra mét hướng tiếp cận mới đối với các tác phẩm văn chương: tiếp cận từ phương diện THTM. 1 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn 2. Rabin dranath Tagore (1861-1941) là hiện tượng kiệt xuất của văn học Ên Độ thế kỉ XX, đã có biết bao danh hiệu cao quý của Ên Độ và thế giới trao tặng cho ông. Tên của R. Tagore đồng nghĩa với đỉnh cao của văn học Bengal quê hương ông: “Tagore hoà hợp ngôn ngữ và tâm hồn Bengal với tinh hoa của nhân loại như hoa sen nở thơm ngát trong ánh bình minh”. Tagore được coi là biểu tượng của văn hoá Ên Độ, là “Một tổng hợp thiên tài kì diệu của văn học  n Độ từ Upanishad, qua tài liệu Phật Giáo đến Kalidasa” (Cheliep - nhà Ân Độ học người Liên Xô cũ), là “ngôi sao sáng của  n Độ phục hưng” (J.Nehru). Thiên tài R.Tagore bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực văn học nghệ thuật. Cây bút của ông tung hoành trong nhiều thể tài văn học và mặt nào cũng đạt đến đỉnh cao.Giải Nobel văn học dành cho “Thơ Dâng” (Gitanjali, 1913) đã khẳng định Tagore với tư cách là một nhà thơ lớn của Ên Độ và thế giới, là một trong mười nhà thơ lớn của thế kỉ, là “kì công thứ hai của tạo hoá” sau Kalidasa (Hoàng đế thơ Ân Độ, sống dưới triều đại Gupta 320-530). Sự nghiệp của R.Tagore đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của không Ýt độc giả và giới nghiên cứu khoa học nhân văn ở Ân Độ và nhiều nước trên thế giới. Qua những tài liệu hiện có, chúng tôi tạm phân việc nghiên cứu thơ Tagore thành hai mảng tư liệu: Ở Ân Độ và phương Tây: Năm 1873, khi mới 13 tuổi, R.Tagore có trường ca “Bông hoa rừng” dài 1600 dòng thơ viết bằng ngôn ngữ Bengali. Trường ca được in rải rác trên các tạp chí và được giới phê bình Ên Độ đánh giá là chịu sự ảnh hưởng của Shelley (1792 - 1822) - nhà thơ lãng mạn Anh. Năm 1913, tập “Thơ Dâng” (Gitanjali) gồm 103 bài thơ do Tagore tuyển chọn và tự dịch sang tiếng Anh đã được trao giải thưởng Nobel văn chương. Đây là sự khởi đầu vinh quang của nhà thơ trên toàn thế giới. Và cũng từ đây, sự nghiệp thơ ca của Tagore thu hút được sự chú ý mạnh mẽ của các nhà nghiên cứu ở Âu-Mĩ, trước hết là ở Anh, sau đó là Mĩ, Pháp, Nga (Liên Xô cũ)… 2 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn - Ở Anh: Lời giới thiệu nổi tiếng của W. B. Yeats về tập “Thơ Dâng” (1912), giới thiệu nó ứng cử giải Nobel 1913. - Ở Pháp: Bản dịch “Thơ Dâng” của Andre Gide (1860-1951) đã được tái bản 107 lần. - Ở Liên Xô cũ: Thơ Tagore được dịch và giới thiệu qua nhiều thứ tiếng. Những năm 80 của thế kỉ XX, “Thơ Dâng” được tái bản 40 lần. Cuốn giáo trình: “ Văn học phương Đông thời đại mới” của đại học Tổng hợp Matxcơva 1975 do Ev. Paepxki biên soạn ở chương III, phần viết về Tagore gồm 22 trang, đã dành cho Tagore những lời nhận xét khái quát theo hướng ngợi ca. Tuyển tập R.Tagore gồm 4 tập với hơn 2000 trang, trong đó tập I là phần tuyển thơ, NXB Văn học nghệ thuật Maxcơva, 1981 với lời giới thiệu dài 28 trang của E.Kômarôp: “Tagor-nhà nhân đạo vĩ đại Ên Độ”. E.Kômarôp đã chỉ ra đề tài cơ bản, tư tưởng đặc trưng của thơ Tagore (tiêu biểu là thơ trữ tình - tình yêu) và những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng như: tượng trưng, biểu tượng, kết cấu trần thuật … Các bài báo, ý kiến nhận xét, đánh giá đáng chú ý trong những công trình nghiên cứu của các nhà thơ, các nhà nghiên cứu trên thế giới về Tagore: “Lịch sử văn minh  n Độ” - Will Durant, “Cảm tưởng  n Độ” - I.Ehrenburg, “Ảnh hưởng của R. Tagore đối với thơ ca hiện đại  n Độ”- V.K.Gokak, “Lời đánh giá Thơ Dâng”- W.B.Yeats… Những tìm hiểu, phát hiện, đánh giá này đã khái quát sự nghiệp thơ Tagore, trong đó tập trung nhiều nhất vào “Thơ Dâng” - Tập thơ trữ tình triết lý được giải thưởng Nobel năm 1913. Trong cuốn “Tự thuật” (M. Gandhi) có viết: “Tác phẩm của Tagore nhất là thi ca vẫn còn sống mãi trong tâm hồn nhân loại đang chiến đấu cho một thế giới đại đồng. Chúng ta phải lấy làm vinh dù khi nhắc tới Tagore không chỉ bây giờ mà còn về mai hậu nữa”. 3 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn Với tựa đề “Tagore với chúng tôi”, cuốn sách “Mười nhà thơ thế kỉ” của Nira Chandhuri đã khẳng định: “Thơ Tagore là thơ tôn giáo, nhưng là tôn giáo của con người”, là thơ nói về tình yêu Chúa. Ở Việt Nam: Việc nghiên cứu Tagore đang còn mới mẻ và chưa nhiều. R.Tagore được biết đến ở Việt Nam từ 1924, qua một số bài báo ngắn đăng trên “Nam Phong tạp chí” các số 84, 85, 86 như: “Nhà đại thi sĩ  n Độ - R. Tagore” của Trương Thúc Đình; “Ông Tagore đối với văn minh Thái - Tây” của Maurice Croiset (Hoa Đường dịch), … Đây là những bài báo xuất hiện sớm, nhưng là các bài báo có tính chất nhận xét chung về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác văn học nghệ thuật của Tagore và đả kích tinh thần chống Đế quốc của ông. Năm 1924, trong chuyến đi vòng quanh thế giới Tagore đã ghé thăm Việt Nam trên chiếc tàu Angers ngày 21/06/1929 tại Sài Gòn. Các báo chí ở Sài Gòn đã đăng tải những bài giới thiệu về cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp văn học của Tagore và chọn dịch những bài thơ tiêu biểu trong “Thơ Dâng” , “Người làm vườn”, “Trăng non”… - Báo “Phụ nữ Tân văn” sè 9 (4/7/1929) trích dịch bài 27 và 31 là 2 bài thơ hay trong “Người làm vườn” từ tiếng Pháp, theo thể văn xuôi, cùng lời nhận xét: “Dệt vải chắc là thi sĩ không sành , chớ dệt lên những câu cẩm tú thì hay lắm, khéo cho đổi ông là người á Đông lần thứ nhất được phần thưởng Nobel. - Bách khoa sè 56, 57/1959, bài kí sự của Đông Hồ: “Thư kí viện hàn lâm  n Độ K.E. Kripalani tiếp xúc với thi sĩ Đông Hồ để hỏi về kỉ niệm thi hào R.Tagore”. Nhà thơ Đông Hồ đã ghi lại những cảm xúc chân thành, sự quý trọng và ngưỡng mộ của ông đối với Tagore, đồng thời nêu bật nét đặc trưng thơ Tagore là nhạc điệu: “Thơ Tagore là nhạc, mỗi bài thơ là một bản nhạc… Tagore muốn làm thơ bắt đầu thử ghi nhận âm điệu trước rồi mới tìm lời nh là nhạc sĩ phổ nhạc”. 4 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn Trước 1975, ở miền Nam, các tập thơ tiêu biểu của Tagore được dịch và giới thiệu khá rộng rãi. Các dịch giả: Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thuỷ (“Trăng non”), Đỗ Khánh Hoan (“Tâm tình hiến dâng”, “Lời Dâng”, “Tặng vật”). Cả 4 tập thơ này được tái bản tại Nxb Đà Nẵng. Trong lời giới thiệu tập “Trăng non”, dịch giả Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thuỷ đã khẳng định sự nghiệp thơ ca là đồ sộ, vĩ đại hơn cả trong gia tài văn học nghệ thuật của Tagore. “Thơ Tagore là tiếng hát Đông phương bất tuyệt, là linh hồn của châu Á bình dị, mênh mang, là nỗi khắc khoải, là niềm hoan lạc đời đời của cuộc sống”. Trong lời giới thiệu tập thơ “Tặng vật”, dịch giả Đỗ Khánh Hoan đưa ra nhận xét: “Thơ Tagore là sự kết hợp tài tình hai luồng tư tưởng Đông - Tây với những rung động tinh tế trẻ trung”. Những năm 60 của thế kỉ XX, đặc biệt từ 1961, điểm mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của quá trình nghiên cứu, giới thiệu về Tagore ở Việt Nam. Kỉ niệm 100 năm ngày sinh Tagore, ở miền Bắc, nhiều tác phẩm thơ, kịch, truyện ngắn của ông được giới thiệu qua bản dịch của nhà nghiên cứu Ên Độ: Cao Huy Đình, Xuân Diệu, La Côn, Yến Lan, Đào Xuân Quý… Bên cạnh hình thức thơ - văn xuôi, các dịch giả còn sử dụng thể thơ tự do để dịch thơ của Tagore và nhiều bài đã được đưa vào giảng dạy trong SGK phổ thông, giáo trình đại học, tài liệu tham khảo. Năm 1984, GS. Lưu Đức Trung cho xuất bản cuốn giáo trình “Văn học Ên Độ”-Nxb Giáo Dục. Năm 1989, lại xuất bản cuốn “Văn học Ên Độ - Lào - Campuchia”. Năm 1997, cuốn “Văn học Ên Độ” được tái bản có bổ sung, chỉnh lý. Đây là cuốn giáo trình dành cho bậc Cao đẳng, Đại học S Ph¹m, Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã xem xét thơ Tagore như là một trọng tâm học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Luận án Tiến sĩ “Chất trí tuệ trong thơ Tagore” (1983) của Trương Huệ Chi đã coi chất trí tuệ là một trong những nét nổi bật của hình tượng thơ Tagore. 5 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn Đồng thời khẳng định: “Thơ Tagore là thơ tình tư tưởng, chứ không phải là thơ tôn giáo, siêu hình , thần bí”. Luận án Thạc sĩ “Tìm hiểu thi pháp tượng trưng trong thơ Tagore”, 1984 của Lê Minh Thanh cho rằng: “Tượng trưng là thư pháp nghệ thuật hữu hiệu để Tagore miêu tả hiện thực”. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết chuyển tải trên các tạp chí chuyên ngành, các báo diễn đàn, hội thảo, kỉ yếu khoa học như: “120 năm Tagore đã ra đời” (Xuân Diệu - báo Nhân dân, 08/05/1981) nhận xét về nhạc điệu thơ Tagore là nhạc điệu du dương, trầm bổng, triết lý. “Trong khi đọc Người làm vườn tình ái” (Xuân Diệu - Báo Văn nghệ số 21, ngày 14/05/1981) khẳng định: Tagore là thi sĩ của tình yêu, luôn khát khao hướng tới cái vô biên tuyệt đích, đã đi tìm chân lý tình yêu cuộc sống ngay trong thực tại. “Tagore-nhà thơ trí tuệ muôn màu” (Đào Xuân Quý-báo Văn nghệ số 21,1981) nhận định: Chất trí tuệ trong thơ Tagore là sự sáng tạo độc đáo các hình tượng thơ. “Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Tagore” (Cao Xuân Đỉnh, 1985, Tạp chí Văn học số 8): Tagore đưa ra định nghĩa riêng về tình yêu, thể hiện truyền thống Ân Độ, vừa là sự cách tân của thơ lãng mạn phương Tây tình yêu lứa đôi là tình yêu cuộc đời Mỗi bài viết có cách phân tích, đánh giá khác nhau nhưng đều thống nhất ở chủ đề: Trái tim tình yêu là những ước mơ, khát khao muốn được hiến dâng và tìm hiểu. Như vậy, qua phần nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy: sự nghiệp thơ ca của Tagore, đặt trong tổng thể sự nghiệp văn học nói chung, được các nhà Ên Độ học, các học giả trên thế giới xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ nhưng mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu, những đánh giá chung hơn là chuyên sâu ở từng mảng nội dung. Vấn đề các nhà nghiên cứu quan tâm chủ yếu tập trung ở giá trị nội dung tư tưởng và cảm hứng Tôn giáo trong các tập thơ của Tagore chứ chưa có những công trính nghiên cứu riêng về loại thơ trữ tình - tình 6 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn yêu của Tagore dưới góc độ THTM. Vì vậy, thơ Tagore vẫn mãi là một niềm hấp dẫn đối với giới nghiên cứu và đông đảo bạn đọc khắp nơi trên thế giới. 7 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI KHỐI LIỆU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: THTM được sử dụng trong các tác phẩm văn học thuộc mọi thể loại, ở mọi thời kì. Chuyên đề này chỉ nghiờn cứu chúng trong thơ trữ tình - tình yêu Tagore. Bên cạnh đú, cỏc TH từ hiện thực có rất nhiều loại để trở thành THTM. Vì thế, chuyên đề của chúng tôi chỉ nghiên cứu THTM “Trái tim” trong tập “Tâm tình hiến dâng” của Tagore vì phạm vi của chuyên đề không cho phép đi sâu. 2. Phạm vi khối liệu nghiên cứu Trong chuyên đề này chúng tôi chỉ khảo sát thơ trữ tình - tình yêu của Tagore trong tập “Tâm tình hiến dâng”(gồm 85 bài). Ngoài ra, để đối chiếu và so sánh, chúng tụi còn khảo sát các tập thơ khác của Tagore như tập “Tặng vật” và thơ của các tác giả khác như: Puskin, H. Heine… 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1 Hệ thống hóa, bổ xung thờm cỏc ý kiến về THTM có trong một số công trinh nghiên cứu. 3.2 Vận dụng cỏc lớ thuyết về THTM vào miêu tả các THTM bắt nguồn từ hiện thực cả về hình thức mà quan trọng nhất là về YNTM để từ đó tìm hiểu các THTM đã phục vụ như thế nào cho những đặc tính chung về tư tưởng nghệ thuật, về phong cách của cỏi Tụi trữ tình Tagore. 3.3 Dựa trên những kết quả đã nghiên cứu, chúng tôi muốn gợi ra một phương hướng vận dụng lí thuyết về THTM vào phân tích thơ trữ tình - tình yêu Tagore, nhất là THTM “Trái tim” trong tập “ Tâm tình hiến dâng”. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Trên cơ sở tổng hợp những ý kiến của tác giả về những vấn đề lý thuyết mới của ngôn ngữ học hiện đại, những thành tựu của những liên ngành nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, chúng tôi cố gắng phác họa một cách hiểu về THTM, cách tiếp cận một THTM trong văn học. 8 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn 4.2 Chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể của ngôn ngữ như những thao tác bắt buộc phải tiến hành trong nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ của tác phẩm: phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so sánh cỏc nột nghĩa. 4.3 Ngoài ra, chúng tôi phối hợp sư dụng phương pháp lịch sử - phương pháp đặc thù trong nghiên cứu văn học vào xem xét tiến trình vận động của các THTM trong lịch sử văn học để từ đó có thể hóa giải, đánh giá các giá trị văn học mà THTM “Trái tim” trong thơ Tagore mang tới một cách khách quan. IV. CÁI MỚI CỦA CHUYÊN ĐỀ Cái mới của chuyên đề không phải là ở việc đặt ra lí thuyết về THTM mà là ở việc bổ sung thêm vào lí thuyết đó. Vấn đề cần phân tích rõ là những ưu thế, những hạn chế của THTM “Trái tim” đặt trong hệ thống các ngành nghệ thuật. Ở đây là chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của THTM - văn chương. Cái mới chủ yếu của chuyên đề là việc vận dụng những lí thuyết trên vào tìm hiểu THTM “Trái tim” trong thơ trữ tình – tinh yêu của Tagore, một lĩnh vực chưa được nghiên cứu. V. BỐ CỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề gồm 20 trang. Ngoài ra còn có bảng thuật ngữ viết tắt (1 trang) và thư mục tham khảo (2 trang) Bố cục nh sau: A.Phần mở đầu (gồm 6 trang). B. Phần nội dung (gồm 11 tr). - Chương I: Tín hiệu thẩm mĩ (gồm 5 trang). - Chương II: Tín hiệu thẩm mĩ “Trái tim” qua tập “Tâm tình hiến dâng” của R.Tagore. (gồm 6 trang). C. Phần kết luận (gồm 1 trang). 9 Bài tập chuyên đề Phạm Thị Vân Huyền - K54B Ngữ văn B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÍN HIỆU THẨM MĨ I. Khái quát về THTM 1. Trước hết, THTM là một loại TH cho nên nó cũng mang những đặc trưng của TH nói chung. Đỗ Hữu Chõu đó tổng hợp ý kiến của Saussure và Ch.W.Morris, đã đưa ra việc xác định 4 nhân tố cần phải có đối với một TH: 1. Phải có một hệ thống cảm tính (cái biểu hiện ). 2. Phải có một nội dung ý nghĩa (cái được biểu hiện ). 3. Phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó (đối tượng thông tin) 4. Phải nằm trong một hệ thống nhất định. 2. Tiêu chí phân loại TH: (có nhiều tiêu chí nhưng ở đây xin trình bày hai tiêu chí phổ biến) Thứ nhất, là cách phân loại của Pierce, chia TH thành TH(icon), chỉ hiệu (index) và ước hiệu (sybol) dựa theo tiêu chuẩn quan hệ giữa CBH và CĐBH mà Saussure đã đưa ra. Theo đó đại đa số TH ngôn ngữ là thuộc loại ước hiệu, loại TH mà mối quan hệ CBH và CĐBH là hoàn toàn võ đoán. Loại TH này sẽ mất tư cách nếu không có cỏi lớ giải. Thư hai: tuỳ theo đặc điểm về thể chất cuả TH. Theo đú, cú TH màu sắc, TH âm thanh, TH cảnh báo giao thông, TH ngôn ngữ, TH âm nhạc,…Mặt thể chất của TH văn chương chính là TH ngôn ngữ, một thể loại TH đặc biệt. Nó thể hiện trờn cỏc phương diện: CBH và CĐBH có quan hệ võ đoàn với nhau, CBH của TH có tính hình tuyến dẫn đến các đơn vị ngôn ngữ có quan hệ ngữ đoạn với nhau, có quan hệ cấp đọ với nhau, có tính đa trị, tính độc lập… Tất cả các đặc tính này của TH ngôn ngữ sẽ chi phối tác động toàn diện đến TH văn chương. 10 [...]... dại Tim, Trái tim trần trụi Tim Tim Tim, Trái tim Tim, Trái tim mỏi mệt Tim, Trái tim câm nín Tim Tim 2 Phân loại Chúng tôi tạm chia THTM Trái tim trong trong tập Tâm tình hiến dâng của Tagorelàm 3 nhóm: Nhóm 1: Gồm các bài 15, 16, 17, 18, 22 , 24, , 26, 29, 30: Trái tim bộc lộ các trạng thái, cung bậc của tình yêu như: hạnh phúc - khổ đau, sung sướng buồn lo, hy vọng - thất vọng, yêu thương - giận... mong khắc khoải… 18 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Vân Huyền - K54B Nhóm 2: Gồm các bài 2, 25, 31, 31, 33, 63, 73: Nhà thơ đưa ra những nhận định bản chất, định tính trái tim tình yêu, thể hiện qua các định ngữ quen thuộc như: trái tim trẻ dại, trái tim nặng trĩu u buồn riêng tư, trái tim mỏi mệt, trái tim lang thang, trái tim cõm nớn, trái tim cánh chim hoang dại, trái tim rạo rực chứa đầy chất... sánh: Trái tim ta như con chim bay lượn sung sướng” nhằm diễn tả nỗi vui mừng khi tình yêu gặp được tình yêu Nhà thơ Đức, H.Heine với hình liên tưởng Trái tim là biển tình mênh mông” đã xác nhận: Trái tim tình yêu không bao giê khe khắt, sung sướng, khổ đau của nó là vô cùng Với THTM Trái tim , Tagore đưa ra một chân lí: Trong tình yêu cho và nhận thật hào phóng, không vụ lợi, không toan tính Tình yêu. .. THTM Trái tim , Tagore gửi gắm trong thơ trữ tình biết bao điều mà trái tim đa tình, đa cảm muốn nói Dường như, trong trái tim mình, nhà thơ không dành chỗ cho những ham muốn riêng tư Ông diễn tả điều này bằng hình ảnh tượng trưng: “Hãy đập vào trái tim li bì của tôi bằng cái thanh xuân thần diệu của người” và Tim ta ơi hãy bước ra và hãy đem tình yêu của người đến gặp cõi đời” (Thơ Tagore - Đào... thể trong một tác phẩm nghệ thuật còn cần thiết phải làm sáng tỏ những đặc điểm về cả chỗ mạnh lẫn chỗ yếu của nó từ góc độ chất liệu cấu thành 16 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Vân Huyền - K54B 17 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Vân Huyền - K54B CHƯƠNG II: THTM “TRÁI TIM TRONG TẬP “TÂM TÌNH HIẾN DÂNG” CỦA R .TAGORE I Khảo sát và phân loại 1 Khảo sát THTM Trái tim trong tập Tâm tình hiến dâng ... thế giới” này Các THTM được sử dụng trong thơ Tagore chia làm hai loại: THTM đậm màu sắc Tôn giáo và THTM biểu trưng cho Tình yêu Bài viết của chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các tầng ý nghĩa của THTM Trái tim trong một tập thơ của Tagore (Tập Tâm tình hiến dâng ) nhưng qua đó đã thấy được phần nào những quan niệm, những triết lí của Tagore về tình yêu, về con người và cuộc đời Bằng nhiều... con người Sức quyến rũ kì lạ của Tâm tình hiến dâng đã tôn vinh Tagore vào hàng những nhà thơ trữ tình lớn của thế kỉ và nhân loại Gần một trăm năm qua, Tâm tình hiến dâng sẽ mãi là bản tình ca tuyệt diệu, ca hát cho tình yêu của muôn người 26 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Vân Huyền - K54B THƯ MỤC THAM KHẢO 1 Phan Nhật Chiêu, Hoàng Hữu Đản, Tagore - Người tình của cuộc đời, Nxb Hội nhà văn,... NXB Văn học nước ngoài, 1979) THTM Trái tim trong tập Tâm tình hiến dâng của Tagore đạt đến sự khái quát cao độ của các tầng nghĩa: Trái tim là vương quốc của tình yêu, là nơi tình yêu đem cho và nhận, là kho báu cất giấu, gìn giữ những điều vô cùng, vô tận của tâm hồn…con người luôn mong muốn tìm hiểu, khám phá và chiếm lĩnh kho báu ấy Qua THTM Trái tim , Tagore bộc lộ, gửi gắm mong muốn tìm... giới tâm linh thẳm sâu của con người 24 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Vân Huyền - K54B C PHẦN KẾT LUẬN Tagore là một triết gia khi ông viết thơ triết luận (Thơ Dâng, Những con chim bay lạc, Người thoáng hiện), là một nhà giáo dục khi ông viết về trẻ em (Trăng non) và là một nhà thơ tình khi ông viết về tình yêu đôi lứa Hai tập thơ tình Tâm tình hiến dâng và “Tặng vật” mang đậm cái Tôi trữ tình. .. sử dụng THTM Trái tim : Bài thơ Bài sè 2 Bài sè 15,16,17,18 Bài sè 22 Bài sè 24 Bài sè 25 Bài sè 26 Bài sè 27, 28 Bài sè 29 Bài sè 30 Bài sè 31 Bài sè 33 Bài sè 37 Bài sè 47 Bài sè 48, 56 Bài sè 63 Bài sè 73 Bài sè 82, 83 Bài sè 85 Số lần xuất hiện 1 1 2 2 1 2 1 1 1 1 2 2 1 2 2 2 2 1 Hình thức Trái tim trẻ dại lạc loài Tim Trái tim đơn côi, Tim, Trái tim Tim Tim Tim Trái tim Tim Tim Tim tôi, cánh . tr). - Chương I: Tín hiệu thẩm mĩ (gồm 5 trang). - Chương II: Tín hiệu thẩm mĩ Trái tim qua tập Tâm tình hiến dâng của R .Tagore. (gồm 6 trang). C. Phần kết luận (gồm 1 trang). 9 Bài tập chuyên. THTM Trái tim trong thơ R .Tagore qua tập thơ Tâm tình hiến dâng (bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Nxb Văn học, 2004) - một trong những tập thơ tình được đánh giá là hay nhất của nhà thơ Ấn Độ. trong tình hình phải đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường hiện nay. Vì những lẽ đó chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Tín hiệu thẩm mĩ Trái tim trong thơ trữ tình - tình yêu