Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
179 KB
Nội dung
Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn PHẦN MỞ ĐẦU A.Lý do chọn đề tài Em ở đấy đời chẳng còn đáng ngại Em ở đấy bàn tay tin cậy Bàn tay luôn đỏ lờn vỡ giặt giũ mỗi ngày Đôi mắt buồn của một xứ sở có nhiều mưa Đã quen lắm, anh vẫn còn bỡ ngỡ Gọi tên em môi vẫn lạ lùng sao (…Và anh tồn tại) Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, nhà viết kịch tài năng. Ở mỗi lĩnh vực, anh đều có những thành công riêng, ở địa hạt nào, Lưu Quang Vũ cũng tạo được bản sắc riêng, giọng điệu riêng nhưng cốt cách của anh vẫn là cốt cách của người làm thơ. Những vần thơ của anh bao giờ cũng nồng nàn, tha thiết, xen lẫn dư vị ngọt ngào-cay đắng, đam mê, khát vọng cùng thất vọng, đớn đau, ào ạt mà dịu êm. Đó là những vần thơ tình chân thật nhất từ con tim khỏt yờu, nồng cháy của anh. Giọng thơ của anh là giọng thơ "đắm đuối" :"Đắm đuối đó là một đặc điểm của suốt đời Lưu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang…bao giờ anh cũng đắm đuối"(Vũ Quần Phương). Hoài Thanh cũng nhận xét thơ anh kết tinh sự đắm đuối. Có lẽ, hai tiếng "đắm đuối" đã gọi được chất thơ, hồn thơ trong anh. Thơ Lưu Quang Vũ đắm đuối không chỉ ở cách nói, ở thủ pháp diễn đạt mà còn ở cách cảm thụ đời sống bằng cảm giác. Là con người nhạy cảm, anh nắm bắt thực tại bằng giác quan tinh tế và phong phú. Thơ anh là dòng chảy cảm xúc ào ạt, dạt dào, đấy ắp những hình ảnh thực-ảo, thực -mộng đan kết. Đắm đuối là bản sắc cảm xúc Lưu Quang Vũ đồng thời cũng tạo nên sức lôi cuốn ám ảnh cho thơ anh. 1 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn Thơ Lưu Quang Vũ buồn, "một nỗi buồn thăm thẳm và canh cánh", buồn vì tình yêu, buồn vì cuộc đời, buồn vì thất vọng trước cuộc sống… Anh thành thực yêu cuộc đời, yêu những người đàn bà và cũng buồn thành thực khi tình yêu ra đi, khi những người phụ nữ bỏ đi "như những dòng sông nhỏ", khi lời hẹn thề rốt cuộc chỉ là "những cơn mưa". Ta thường bắt gặp trở đi trở lại trong thơ Lưu quang Vũ những hình ảnh chỉ sự vận động, không yên định mang tính chất biểu tượng như: mưa, giú, chuụng, con thuyền, con đường…Trong phạm vi bài viết này, chựng tụi chỉ có thể tìm hiểu về tín hiệu thẩm mỹ "mưa". Biểu tượng mưa mang nhiều ý nghĩa. Có thể nói mưa trong thơ Lưu Quang Vũ rất gần gũi, thân thuộc với anh. Mưa là không gian tâm trạng, là nỗi niềm riêng với nhiều trăn trở.Trong các thi sĩ đương thời,"Vũ là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết"(Vương Trí Nhàn).Mưa chính là một biểu tượng quen thuộc trong thơ Lưu Quang Vũ. Chớnh bởi "mưa" rất thõn quen, gần gũi trong thơ Lưu Quang Vũ mà cũn ít được quan tõm, xem xét. "Mưa" là một tín hiệu thẩm mỹ chuyển tải được nhiều ý nghĩa trong thơ Lưu Quang Vũ . Chớnh vì thế, những lí do này đã khiến chúng tôi quan tõm và muốn tỡm hiểu về tín hiệu thẩm mĩ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ . B.Lịch sử vấn đề. Trong thơ Lưu Quang Vũ xuất hiện rất nhiều tín hiệu thẩm mĩ: gió, mưa, lửa, thuyền, chuông,…Những tín hiệu ấy đã tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong thơ Lưu Quang Vũ . Những tín hiệu ấy xuyên suốt, đồng hành và ám ảnh cùng với tiếng thơ Lưu Quang Vũ. Phạm Xuõn Nguyờn đã viết về "Tâm hồn trở gió" trong thơ Lưu Quang Vũ: "Lưu Quang Vũ khát những khoảng rộng, khát những chuyến đi. Anh luôn luôn là người đang ở trên đường. Như con tàu luôn bồn chồn ra đi. Thơ anh tất bật, hối hả như đời anh, suốt đời vội đi, suốt đời nóng ruột. nghe tiếng gió chuyển, gió nổi, gió trở là anh náo nức muốn lao ra với cuộc đời bên 2 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn ngoài, muốn tung mình ra ngoài không gian". Có thể nói gió mang tõm hồn nhà thơ, chở tõm hồn ấy đến những bến bờ xa. Bài viết của Phạm Xuõn Nguyên đã khám phá, khai thác mọi góc độ của biểu tượng gió, khám phá tõm hồn trở gió của nhà thơ tài năng Lưu Quang Vũ. Nguyễn Thị Kim Chi trong "Đặc sắc thơ Lưu Quang Vũ" đã đi vào tỡm hiểu hai biểu tượng lửa và gió trong thơ Lưu Quang Vũ. Nguyễn Thị Kim Chi đã nhắc đến những hình ảnh mang tớnh biểu tượng trong thơ anh, trong đó có mưa tuy nhiên lại không đi vào ý nghĩa của mưa mà chỉ nhận xét: "Thơ Lưu Quang Vũ thường lặp đi lặp lại những hình ảnh chỉ sự vận động, cháy sáng, không yên định… mang tớnh biểu tượng: con đường, con thuyền, con sông, ngọn lửa, mưa…". Đõy chỉ là một nhận xét mang tớnh đánh giá khái quát. Vương Trí Nhàn trong "Những bài thơ "viển vông, cay đắng, u buồn" viết trong những năm chiến tranh" đã nêu lên: "Trong các thi sĩ đương thời, Vũ là người nhạy cảm với mưa, thõn thuộc với mưa hơn ai hết. Ở anh, mưa cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người bất lực, không sao níu kéo nổi". Vương Trí Nhàn cũng mới chỉ ra một đặc điểm tổng quát về mưa ở thơ Lưu Quang Vũ. Như vậy các bài viết của các tác giả chưa có ai đi sõu vào ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ. Nếu có cũng mới chỉ là nhận xét sự xuất hiện dày đặc của nó trong thơ anh hoặc mới chỉ đưa ra một ít nhận xét về một vài ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ "mưa". Với chuyên đề này, chúng tôi muốn đi sõu tỡm hiểu các lớp ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ. C. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong tập "Lưu Quang Vũ thơ và đời" do Lưu Khánh Thơ biên soạn gồm 121 bài thơ. 3 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn PHẦN NỘI DUNG A. Tín hiệu thẩm mỹ I. Tín hiệu và tín hiệu thẩm mỹ 1.Tín hiệu. Piar-guiraud định nghĩa: "Một tín hiệu… là một kích thích mà sự tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh ký ức của một kích thích khác". 2.Tín hiệu thẩm mỹ. 2.1 Định nghĩa. Theo Nguyễn Thị Ngõn Hoa: tất cả các tín hiệu ngôn ngữ tham gia vào việc cấu tạo nên tác phẩm văn học đều được coi là tín hiệu thẩm mỹ. Theo Đỗ Hữu Chõu: với tư cách là thể chất của tác phẩm văn học, ngôn ngữ văn học có thể được xem là một hệ tín hiệu bao gồm các tín hiệu thông thường và tín hiệu thẩm mỹ. Các tín hiệu thông thường chỉ thực hiện chức năng tái tạo hiện thực. Tín hiệu thẩm mỹ luôn chứa đựng tư tưởng, ý nghĩa nào đó của tác giả thông qua quá trình khái quát hoá, biểu trưng hóa nghệ thuật. 2.2 Tính chất hai mặt của tín hiệu thẩm mỹ. - Hình thức biểu hiện (cái biểu hiện): Tín hiệu thẩm mỹ phải có phần tri giác được, phần có thể nhận biết được bằng các giác quan. Nó là õm thanh trong õm nhạc, màu sắc trong hội hoạ, ngôn từ trong văn học… Nghệ thuật không chỉ phản ánh hiện thực bên ngoài những phương tiện vật chất của nó. - Nội dung ý nghĩa (Cái được biểu hiện): Tín hiệu thẩm mỹ phải thông tin về một cái gì đó trong đời sống hiện thực, nó mới thực hiện chức năng phản ánh nghệ thuật của mình. "Cái gì đó" thường có khi không chỉ là và không phải là bản thõn hiện thực, mà là nội dung tư tưởng nghệ thuật được toát lên từ hiện thực đó. Bởi vậy, ý nghĩa của tín hiểu thẩm mỹ chớnh là ý nghĩa thẩm mỹ. 2.3 Mối quan hệ hai mặt của tín hiệu thẩm mỹ Tín hiệu thẩm mỹ thuộc loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa hai mặt biểu hiện và được biểu hiện là hoàn toàn có lý do. Tín hiệu thẩm mỹ tham gia vào 4 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn một hoạt động tinh thần độc đáo của con người là hoạt động sáng tạo nghệ thuật, liên quan đến những vấn đề tinh tế của đời sống về cảm xuất, liên tưởng. II. Tín hiệu ngôn ngư và tín hiệu thẩm mỹ. Đối với tác phẩm văn học hình thức vật chất của tín hiệu thẩm mỹ chính là ngôn ngữ. Cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ cho phép chứa đựng trong mỗi ngôn từ tác phẩm văn học một phạm vi nào đó của đời sống hiện thực cùng những nét thuộc tính khách quan của đời sống hiện thực được phản ánh. Với ngôn ngữ có thể tiếp nhận từ văn học những hiện thực trực tiếp thông qua ý nghĩa của ngôn ngữ. Chớnh vì thế, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà cũn là chất liệu của văn học. Tuy nhiên không thể đồng nhất ngôn ngữ với văn học và không thể đồng nhất tín hiệu ngôn ngữ với tín hiệu thẩm mỹ. Tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học bao giờ cũng phải có hình thức vật chất của nó, đó là hình thức ngôn ngữ. Các yếu tố hiện thực được đưa vào tác phẩm với vai trò tín hiệu thẩm mỹ bao giờ cũng được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên. Nhưng ngược lại những tín hiệu của ngôn ngữ tự nhiên, ngay khi được sử dụng vào tác phẩm văn học cũng chưa hẳn đã làm tín hiệu thẩm mỹ. Tín hiệu thẩm mỹ phõn biệt với các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên ở chỗ ý nghĩa của nó không bao giờ dừng lại ở phạm vi tái tạo hiện thực mà phải là một khái quát nghệ thuật về một tư tưởng, một ý nghĩa nào đó của người nghệ sỹ. Trong tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có thể là vừ đoán. Nhưng trong tín hiệu thẩm mỹ nó luôn có lý do và là lý do liên hội. Tớnh liên hội của tín hiệu thẩm mỹ trong văn học giúp cho hình tượng nghệ thuật luôn thoát khỏi những giới hạn ngữ nghĩa thuần tuý, trở thành những yếu tố có sức khái quát lớn về mặt nội dung tư tưởng nghệ thuật. III. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mỹ 1.Nguồn gốc tự nhiên. Xuất phát từ cơ chế tõm lý con người, con người không chỉ dừng lại ở nhận thức giá trị thực dụng của đối tượng mà luôn hướng đến những giá trị tinh thần được gợi ra từ những đặc điểm bản thể của đối tượng. 5 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn Các cấp độ của tín hiệu thẩm mỹ: -Cấp độ mẫu gốc(archetype): mẫu gốc là những tín hiệu thẩm mỹ đầu tiên được con người nhận thức từ trong thời kì sơ khai của xã hội loài người và các ý nghĩa biểu trưng của nó, là mẫu số chung trong tâm thức của cộng đồng nhân loại. -Cấp độ biểu tượng: Các mẫu gốc khi đi vào các nền văn hoá thì sẽ chịu sự điều biến của các yếu tố địa lý, kinh tế xã hội của từng dõn tộc và sản sinh ra những biến thể khác nhau gọi là những biểu tượng. -Cấp độ hình tượng nghệ thuật: Các biểu tượng văn hoá khi đi vào trong tác phẩm nghệ thuật sẽ chịu sự điều chỉnh của yếu tố chủ thể và được hiện thực hoá thông qua hệ thống các chất liệu khác nhau của các ngành nghệ thuật tạo ra các hình tượng nghệ thuật. 2.Nguồn gốc thứ hai Các tín hiệu thẩm mỹ có thể không có nguồn gốc tự nhiên mà chúng được vay mượn từ những nền văn hoá khác. IV.Tớnh chất và chức năng của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học. 1.Tính chất của tín hiệu thẩm mỹ . Tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học là kết quả của sự chuyển hoá các tín hiệu trong tự nhiên hay của các mẫu gốc, biểu tượng vào trong hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy nó vừa mang những tớnh chất của những tín hiệu thẩm mỹ nói chung vừa mang những tớnh chất của tín hiệu ngôn ngữ. 1.1.Tính nhân loại, tính dân tộc, tính lịch sử. a.Tớnh nhân loại. Các tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học là sự chuyển hoá của các mẫu gốc, các biểu tượng. Vì vậy các hướng nghĩa biểu trưng mà nó gợi lên là có tớnh chất chung cho toàn nhõn loại hoặc đó là những mẫu số chung mà một tác phẩm văn học có thể gợi lên. b.Tớnh dân tộc. 6 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn Các mẫu gốc khi đi vào những nền văn hoá khác nhau sẽ sản sinh ra những biến thể cái biểu đạt và cái được biểu đạt do ảnh hưởng của những điều kiện địa lý, kinh tế, tôn giáo. c.Tớnh lịch sử. Giá trị của một tín hiệu thẩm mỹ không phải là một hằng thể mà nó thường xuyên biến đổi. Cùng bắt nguồn từ một nguồn gốc nhưng khi đi vào các nền văn hoá khác nhau sẽ mang những nét nghĩa biểu trưng khác nhau. 1.2.Tính phi vật thể, phi trực quan của tín hiệu thẩm mỹ . Các ngành nghệ thuật khác (hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc) sử dụng các chất liệu mang tớnh phi vật thể. Đó là ngôn ngữ. a.Tớnh phi trực quan. Đõy không phải là tớnh chất riêng của loại hình văn học mà là tớnh chất chung của các loại hình nghệ thuật. Biểu tượng trực quan là những biểu tượng tõm lý, hình ảnh của sự vật, hiện tượng cũn trong trí óc chúng ta tác khi những kích thích bên ngoài đã chấm dứt. Biểu tượng trong nghệ thuật không bao giờ là biểu tượng trực quan mà từ những đặc điểm bản thể của đối tượng nó có khả năng gợi lên những giá trị tinh thần. Các đối tượng chỉ trở thành các tín hiệu thẩm mỹ khi từ những đặc điểm bản thể của nó người nghệ sỹ có thể gợi ra những hướng nghĩa biểu trưng, những ý nghĩa tinh thần. Tớnh phi trực quan là đặc tớnh của tư duy cao cấp nói chung chứ không phải của riêng tư duy nghệ thuật. b.Tớnh hình tuyến Bản thõn hệ thống tín hiệu ngôn ngữ mang tớnh hình tuyến, nó chỉ có thể thực hiện lần lượt trên trục thời gian, chỉ có thể xuất hiện các yếu tố nối tiếp nhau chứ không thể xuất hiện đồng thời các yếu tố. 7 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn Tín hiệu ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn cho việc diễn tả những sự kiện diễn ra đồng thời nhưng sẽ có mặt mạnh trong việc diễn tả từng yếu tố nối tiếp nhau và đặc biệt có khả năng diễn tả thế giới nội tõm con người. 2.Đặc trưng về hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học Để xác định cấu trúc của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học, cần phải xác định lại các mối quan hệ chi phối giá trị của mỗi yếu tố tín hiệu này: 2.1.Những mối quan hệ trong văn bản tác phẩm văn học Về bản chất mỗi tác phẩm văn học là một tổ hợp những tín hiệu thẩm mỹ. Cấu trúc một văn bản tác phẩm văn học hình thành trên mối quan hệ điều chỉnh lẫn nhau của các tín hiệu thẩm mỹ được sử dụng trong tác phẩm. Những tín hiệu này sau một quá trình lựa chọn trở thành những yếu tố hiện diện trong tác phẩm và bắt đầu sống cuộc sống của nó trong văn bản, chịu những quy định trong kết cấu văn bản: cú pháp, sự cộng hưởng ngữ nghĩa. Tuy nhiên nếu chỉ xét tín hiệu thẩm mỹ trong mối quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ khác trong văn bản tác phẩm văn học thì chưa đủ giải thích quá trình đưa một số yếu tố hiện thực vào thành tín hiệu thẩm mỹ và giá trị chõn thực của nó 2.2 Những mối quan hệ bên ngoài tác phẩm văn bản Hệ thống tín hiệu trong tác phẩm văn học là hệ thống bao gồm những nhõn tố của quy trình sáng tạo (quy trình cuộc sống- nhà văn- tác phẩm-bạn đọc). từ đó hình thành mối liên hệ tín hiệu thẩm mỹ và các nhõn tố này. -Tín hiệu thẩm mỹ với toàn bộ yếu tố cũn lại trong văn bản tác phẩm. -Tín hiệu thẩm mỹ với phạm vi cuộc sống mà tác giả quan tõm, chọn vào mục đích thẩm mỹ. -Tín hiệu thẩm mỹ với hệ thống cảm xúc của tác giả. -Tín hiệu thẩm mỹ với tín hiệu lĩnh hội của bạn đọc. 2.3 Các đơn vị tín hiệu thẩm mỹ. 8 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn a. Cấp độ cơ sở (tín hiệu đơn): là những tín hiệu tương đương với loại đơn vị hai mặt nhỏ nhất của ngôn ngữ mang ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật tương đối hoàn chỉnh trong tương quan với những yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình biểu trưng nghệ thuật của toàn bộ hình tượng, toàn bộ tác phẩm. Tín hiệu thẩm mỹ tương đương một từ có ý nghĩa thẩm mỹ trong tác phẩm, có thể là một cụm từ với một từ trung tõm cùng những yếu tố phụ trợ. b. Cấp độ xõy dựng (tín hiệu phức hợp): là loại tín hiệu thẩm mỹ ứng với những sự vật, hiện tượng được xõy dựng từ những tín hiệu đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả của phép cộng đơn giản của các tín hiệu đơn. Cái biểu hiện ở đõy có thể tương ứng với các cõu, đoạn văn, văn bản trong hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ. 3. Đặc trưng về chức năng của tín hiệu thẩm mỹ. 3.1. Chức năng tái hiện. Chức năng này thể hiện ở sự trình bày lại, mô tả lại đối tượng hiện thực được nói tới. Khác với những loại hình nghệ thuật khác, tín hiệu thẩm mỹ này tái hiện hiện thực trong văn học, thông qua nội dung khái niệm của những tín hiệu ngôn ngữ. Mỗi tín hiệu thẩm mỹ vì thế có thể thay thế được cho một phạm vi, một thuộc tớnh nào đó của cuộc sống trong sự quy định ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ. 3.2.Chức năng thông báo Chức năng thông báo dựa trên khả năng biểu cảm của những tín hiệu ngôn ngữ được lựa chọn. Tớnh biểu cảm là cái mặt thứ hai của ngôn ngữ. Tín hiệu thẩm mỹ là kết quả của sự lựa chọn có dụng ý nghệ thuật của nhà văn giữa những yếu tố ngôn ngữ trung hoà không gõy cảm xúc với những yếu tố ngôn ngữ có giá trị biểu cảm, quan trọng là nó có lý do chủ quan về tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sỹ. 3.3.Chức năng tác động. 9 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Bùi Thị Hồi - K54B Ngữ văn -Mặt thứ nhất của chức năng này nằm ở vai trò của mỗi tín hiệu đối với toàn bộ hệ thống tác phẩm thông qua mối quan hệ điều chỉnh lẫn nhau giữa tín hiệu với tất cả tín hiệu cũn lại trong tác phẩm khiến cho hệ thống tác phẩm có thể bị tác động, điều chỉnh. -Mặt thứ hai của chức năng này là vai trò của mỗi tín hiệu trong việc xõy dựng nên những tín hiệu lớn hơn trong hệ thống. Mỗi tín hiệu thẩm mỹ không thể tự nó và không thể chỉ vì nó mà cũn vì cái gì đó rộng lớn hơn…nên tín hiệu thẩm mỹ có thể xem là vật liệu xõy dựng nên hình tượng của tác phẩm. B.Tớn hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ. I.Hướng nghĩa biểu trưng thuộc bình diện văn hoá của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" 1 Mưa biểu trưng cho sự sinh sản dồi dào, sự tái sinh Mưa được coi là biểu tượng của tác động của trời mà mặt đất tiếp nhận được. Mưa là tác nhân làm cho đất sinh sản, nhờ mưa mà đất được phì nhiêu , màu mỡ. Do đó có vô số nghi lễ nông nghiệp nhằm cầu mưa, phơi nắng, dùng lò rèn để kêu gọi giụng bóo, đắp các gũ cát như ở Cămpuchia, những vũ điệu đa dạng.Nhưng tính phì nhiờu còn được mở rộng sang những lĩnh vực khác không thuộc về đất : thần sét Indra làm mưa cho đồng ruộng nhưng cũng làm cho phụ nữ và các giống vật sinh đẻ. Những cái từ trên trời đi xuống mặt đất còn là sự phong nhiêu của thần, ánh sáng và các tác động tâm linh khác. Theo Kinh Dịch, mưa có nguồn gốc ở quẻ càn, là bản nguyên chủ động thuộc trời, từ đó có mọi dạng hiện hữu. Sỏch Rớsõlat của ibn al-Wallia coi mưa trời, nước thượng đẳng, là phần tử gốc của vũ trụ tương đương với tinh khớ "Hỡi những tầng mây, hãy sa mưa xuống, hãy đổ sự công bình xuống mặt đất!Đất hãy tự nẻ ra đặng sinh sự cứu rỗi. Trong sách "Đạo đức kinh" chữ linh dùng chỉ tác động của trời, gần chữ (wou) là niệm chú và ba chữ khẩu là ba cái miệng để nhận lấy mưa của trời: đó là cách diễn đạt những nghi lễ nêu trên, 10 [...]... nhất trong bài "Mưa" : 8 lần Trong bài "Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa" : 7 lần 2.Các kết hợp của mưa 2.1.Từ mở đầu +mưa Trong mưa, đêm mưa, chiều mưa, hàng mưa, cơn mưa, trận mưa, áo mưa, ngày mưa, mùa mưa, hơi mưa, tiếng mưa, hạt mưa Trong đó kết hợp xuất hiện nhiều nhất là: đêm mưa, tiếng mưa (6 lần) 2.2 Mưa+ từ chỉ đặc tính của mưa a .Mưa+ tớnh từ Mưa mát mẻ, mưa rộng dài, mưa mát lành, mưa dài, mưa xám, mưa. .. hiện các mặt đa dạng của mưa II.Khảo sát, thống kê cỏc nột nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ 1.Số lần xuất hiện 12 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B Chúng tôi khảo sát biểu tượng mưa trong thơ Lưu Quang Vũ trong tập "Lưu Quang Vũ thơ và đời" với 121 bài thơ do Lưu Khánh Thơ biên soạn -Biểu tượng mưa xuất hiện ở 66 bài/121 bài thơ -Số lần xuất hiện:128... rào, mưa dầm… b .Mưa+ cụm từ chỉ thời gian, không gian Mưa trên đường xa, mưa trên sông, mưa trên cửa sổ tâm hồn, mưa cuối xuân, mưa mùa đông, mưa mùa hạ, mưa chiều, mưa nỳi… c .Mưa+ động từ Mưa rơi, mưa ướt, mưa bay, mưa rửa, mưa dầm, mưa cướp, mưa chảy, mưa đã tạnh… 2.3 .Mưa trong các so sánh -Mưa ở đây như roi, nắng ở đây như lửa -Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa -Nhưng cây gạo cành cao đỏ rực Như mưa. .. biểu tượng văn hoá thế giới 2.Nguyễn Thị Kim Anh ,Tín hiệu thẩm mỹ trong các từ chỉ cõy cỏ, LVTS, 3.Trương Thị Nhàn, Sự biến đổi bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ không gian trong ca dao 4.Trương Thị Nhàn, Một số vấn đề tín hiệu thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ các vật thể nhõn tạo trong ca dao Việt Nam, 5.Lê Thị Tuyết Hạnh, Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ tình Xuõn Quỳnh, LVTS 7.Đinh Văn Thiện, Khảo sát... liệt, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã đưa biểu tượng mưa vào thơ của mình với sự tiếp thu và phát huy, phát triển những ý nghĩa biểu tượng đú .Mưa trong thơ anh là biểu trưng cho huỷ diờt, tàn phá đồng thời là sự tái sinh hạnh phúc, là khát vọng; mặt khác mưa còn được phát triển ở ý nghĩa biểu trưng thời gian (kỉ niệm) và không gian Mưa là tín hiệu thẩm mỹ quen thuộc gần gũi, gắn bó trong thơ Lưu Quang Vũ 29 Bài... nguyên sơ của đôi lứa yêu nhau Lưu Quang Vũ đó tỡm cho mưa những tính từ mới lạ đi kèm: "Mưa rộng dài", "Mưa mát lành", "Mưa mát mẻ", …Những tính từ chỉ đặc tính của mưa đã gọi lên được những tác động mà mưa đem đến cho con người Mưa không chỉ nối liền những lằn ranh khoảng cách xa xôi mà hơn hết mưa xúa mờ mọi muộn phiền, buồn lo : -Mưa rộng dài xoá những nỗi lo riêng (Mưa) Với tình yêu điều quan trọng... Em là cơn mưa mùa hạ mát dịu, tưới mát cuộc đời khô cằn, nắng cháy của anh Anh như cánh đồng ngày hạn chờ đón cơn mưa tình yêu của em 3.Những sáng tạo của Lưu Quang Vũ về ý nghĩa của biểu tượng "mưa" : Mưa biểu tượng cho thời gian, không gian Không chỉ tiếp thu ý nghĩa gốc của biểu tượng văn hoá nhân loại, Lưu Quang Vũ còn sáng tạo ý nghĩa mới cho biểu tượng mưa khi đi vào thơ anh Mưa trong thơ anh biểu... trong ý nghĩa của mẫu gốc văn hoá, biểu tượng mưa đi vào thơ LưuQuang Vũ cũng tiếp nối ý nghĩa biểu tượng ấy Mưa mang bóng dáng hoang tàn, đổ vỡ, tàn tạ, nát tan Mưa thường gợi buồn bã cô đơn Chính vì thế mưa trong sự tàn phá càng buồn, càng xoáy sâu vào nỗi lòng con người hơn nữa Trong mưa, dưới mưa tất cả sự vật đều bị xoá mờ, phủ kín một sắc mưa trắng lạnh, hoang vắng, buồn thảm, tỏi tờ: -Đồng mưa. .. của mình -Dùng với nghĩa chuyển: mưa xuất hiện biểu trưng cho tàn phá, huỷ diệt (mưa đen-chiến tranh, mưa bom, mưa nắng), biểu trưng cho sự tan vỡ niềm tin, hoài nghi, thất vọng, biểu trưng cho nguồn sống-tình yêu, hạnh phúc-khát vọng, biểu trưng cho không gian, thời gian-kí ức, kỉ niệm III.Cỏc nét nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ 1 .Mưa biểu trưng cho sự tàn phá, huỷ... Quỳnh, LVTS 7.Đinh Văn Thiện, Khảo sát các nét nghĩa biểu trưng của các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên khí tượng chỉ mưa, nắng, gió trong ca dao và thơ Nguyễn Trói, KLTN, ĐHSPHN, 1983 8 .Lưu Khánh Thơ, Lưu Quang Vũ thơ và đời, NXB VN 9 .Lưu Khánh Thơ, Đối thoại tình yêu Xuõn Quỳnh -Lưu Quang Vũ, NXB HNV, 2007 30 . hiểu về tín hiệu thẩm mĩ " ;mưa& quot; trong thơ Lưu Quang Vũ . B.Lịch sử vấn đề. Trong thơ Lưu Quang Vũ xuất hiện rất nhiều tín hiệu thẩm mĩ: gió, mưa, lửa, thuyền, chuông,…Những tín hiệu ấy. thẩm mỹ " ;mưa& quot; trong thơ Lưu Quang Vũ. C. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ " ;mưa& quot; trong tập " ;Lưu Quang Vũ thơ và đời" do Lưu Khánh. đáng nhớ trong thơ Lưu Quang Vũ . Những tín hiệu ấy xuyên suốt, đồng hành và ám ảnh cùng với tiếng thơ Lưu Quang Vũ. Phạm Xuõn Nguyờn đã viết về "Tâm hồn trở gió" trong thơ Lưu Quang Vũ: