Schatt định nghĩa TH theo nghĩa hẹp: “ Một sự vật vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trình giao tiếp, nó được các nhân vật gia
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐÀM THU HUYỀN
TÍN HIỆU THẨM MĨ “TRĂNG” TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Việt Nam
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Đàm Thu Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn “Tín hiệu thẩm mỹ Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử”
xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học tây Bắc đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn:
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn đã tận tình hướng dẫn, động viên tác giả
trong quá trình thực hiện đề tài
Tác giả xin chân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên, công nhân viên và các sinh viên Trường Đại học Tây Bắc đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, số liệu, góp ý xây dựng, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện
đề tài
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót về nội dung và hình thức thể hiện Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ, giảng viên và những người cùng quan tâm đến nội dung đã trình bày trong luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đàm Thu Huyền
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại 5
5.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn 5
5.3 Phương pháp mô hình hóa 5
5.4 Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống 6
5.5 Phương pháp cải biến bằng thay thế giả định 6
6 Ý nghĩa của luân văn 6
6.1 Ý nghĩa lí luận 6
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 7
7 Cấu trúc luận văn 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ “TÍN HIỆU THẨM MĨ” 8
1.1 Khái quát về tín hiệu thẩm mĩ 8
1.1.1 Khái niệm tín hiệu 8
1.1.2 Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ 10
1.1.3 Khái niệm “Tín hiệu thẩm mĩ” 11
Trang 61.1.4 Mối quan hệ giữa Tín hiệu, Tín hiệu thẩm mĩ và Tín hiệu ngôn ngữ 13
1.2 Những đặc tính của THTM 16
1.2.1 Đặc tính về nguồn gốc 16
1.2.2 Tính cấp độ 17
1.2.3 Đặc tính tác động 18
1.2.4 Đặc trưng biểu hiện 19
1.2.5 Đặc tính biểu cảm (bộc lộ) 19
1.2.6 Đặc tính biểu trưng 20
1.2.7 Tính truyền thống và cách tân 21
1.2.8 Tính hệ thống 22
1.2.9 Tính đẳng cấu 24
1.2.10 Tính trừu tượng và tính cụ thể 26
1.3 Tín hiệu thâm mĩ và ngôn ngữ văn chương 28
1.3.1 Quan hệ giữa THTM và ngôn ngữ văn chương 28
1.3.2 Tín hiệu thẩm mĩ văn chương 30
1.4 TIỂU KẾT 31
CHƯƠNG 2: CÁC BIẾN THỂ CỦA TÍN HIỆU HẰNG THỂ TRĂNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ 34
2.1 BIẾN THỂ TỪ VỰNG CỦA THTM TRĂNG 34
2.1.1 Biến thể từ vựng NGUYỆT 35
2.1.2 Biến thể từ vựng HẰNG 37
2.2 BIẾN THỂ KẾT HỢP CỦA THTM TRĂNG 39
2.3 BIẾN THỂ QUAN HỆ (BTQH) CỦA THTM TRĂNG 46
2.3.1 CÁC BIẾN THỂ QUAN HỆ HỒN, MÁU, NƯỚC, MÙA XUÂN 47
2.3.2 CÁC BIẾN THỂ QUAN HỆ XUẤT HIỆN TRONG SỰ KẾT HỢP TRƯỚC VÀ SAU TH TRĂNG 50
2.4 TIỂU KẾT 57
Trang 7CHƯƠNG 3: TÍN HIỆU THẨM MỸ HẰNG THỂ “TRĂNG” TRONG
THƠ HÀN MẶC TỬ 58
3.1 KẾT QUẢ THỐNG KÊ VỀ SỐ LẦN XUẤT HIỆN CỦA CÁC THTM CHỈ TRĂNG 59
3.2 TÍN HIỆU THẨM MĨ HẰNG THỂ TRĂNG 60
3.2.1 Trăng là đối tượng trực tiếp để nhà thơ bộc lộ tâm tình 61
3.2.2 Trăng biểu trưng sự buồn bã, sự đau thương 66
3.2.3 Trăng biểu trưng cho sức sống vĩnh cửu, niềm khát khao 71
3.2.4 Trăng biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái 74
3.2.5 Trăng – ngươi bạn tâm giao của nhà thơ 77
3.3 TIỂU KẾT 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BTTV : Biến thể từ vựng
BTKH : Biến thể kết hợp
BTQH : Biến thể quan hệ
CĐBH : Cái được biểu hiện
CBH : Cái biểu hiện
Trang 9MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Những nhà văn lớn đều có phong cách sáng tác riêng và độc đáo Trong văn học Việt Nam hiện đại, điều này càng được thể hiện rõ Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám, chỉ riêng trong Phong trào Thơ Mới, nhiều nhà thơ có phong cách riêng Cái mới của Thơ Mới một phần cũng là từ hiện tượng đa phong cách của các nhà thơ
Trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh-Hoài Chân đã viết: “Chưa bao
giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,
mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên…và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” Lại
nữa: “ Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu
Nhưng càng đi sâu càng lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu” để rồi “Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn
ta cùng Huy Cận” [38, 391]
1.2 Hàn Mặc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912, mất ngày 11 tháng 11 năm 1940 Ông sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo Ông là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn Hàn Mặc
Tử là một hiện tượng thi ca đặc biệt của nền thơ ca Việt Nam hiện đại Ông đã
để lại một di sản thơ ca đáng để các cây bút cùng thời với ông và cả sau này phải ngưỡng mộ và trân trọng Do vậy nhà thơ tài hoa này đã được giới văn học nghiên cứu khá nhiều
Trang 10Mặt khác, Hàn Mặc Tử là một tác gia văn học có tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường, do đó việc tìm hiểu về thơ ông dưới góc độ tín hiệu thẩm mĩ (THTM) – tín hiệu văn chương (THVC) có ý nghĩa rất thiết thực, giúp ích cho việc dạy – học của giáo viên và học sinh, cũng là góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thơ Hàn Mặc Tử nói riêng, các tác phẩm văn học nói chung
Nói đến THTM là nói đến vấn đề liên quan đến nhiều chuyên ngành khoa học, mà chủ yếu là khoa học xã hội, nhưng ở đây chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến THTM ngôn ngữ Do hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời, Hàn Mặc Tử
bị bệnh phong phải sống cách li trong cô quạnh, nên Trăng đã trở thành người bạn tâm tình tri kỉ, trở thành một hình tượng nghệ thuật đặc biệt xuất hiện trở
đi trở lại trong thơ ông Thông qua hình tượng nghệ thuật-THTM này, chúng
ta sẽ càng hiểu thêm tư tưởng, tình cảm, thế giới quan và nhân sinh quan của
nhà thơ Do vậy, đề tài chúng tôi đi sâu phân tích là “Tín hiệu thẩm mĩ
“Trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử” với mong muốn đóng góp thêm một tiếng
nói vào vấn đề nghiên cứu THTM nói chung, đem đến một sự hiểu biết sâu thêm về thơ Hàn Mặc Tử dưới ánh sáng ngôn ngữ học, góp phần khẳng định tài năng của nhà thơ
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề THTM từ lâu đã được các ngành nghệ thuật, đặc biệt là ngữ văn học và ngôn ngữ học đề cập đến Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như M.B Khrapchenkô, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai, Trần Đình Sử, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Hoàng Trinh … Đây là vấn đề lí luận mang tính chất liên ngành, được nhìn nhận từ nhiều góc độ Việc vận dụng lí thuyết THTM vào nghiên cứu văn chương cũng đã được chú ý từ những năm 80 của thế kỷ
XX Gần đây phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn chương dưới góc nhìn của lí thuyết THTM đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu Nhiều luận văn, luận án đã triển khai theo hướng nghiên cứu này và đã
Trang 11đạt được những thành công đáng ghi nhận Chúng tôi đánh giá cao các nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học theo lí thuyết THTM như: luận án của Trương
Thị Nhàn “ Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong
ca dao” (1995); luận án của Phạm Thị Kim Anh “Tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa “cây” trong thơ Việt Nam” (2005)
Ngoài ra, còn có một số chuyên luận và luận văn thạc sĩ khác về THTM như:
- Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân Quỳnh, Luận văn Thạc sĩ của
Lê Thị Tuyết Hạnh (1990);
- Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong truyện kiều của Nguyễn Du
trên ba bình diện:kết học, nghĩa học, dụng học Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn
Ngọc Bích (2008)
Và đặc biệt là chuyên luận: Tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn ngữ văn học
của Mai Thị Kiều Phượng, xuất bản năm 2008 Tất cả các công trình dẫn trên đây đã có những đóng góp nhất định vừa mang tính chất bổ sung vừa là bằng chứng xác thực khẳng định ưu thế của hướng nghiên cứu theo lí thuyết THTM này
Nói đến công trình nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử thì số lượng đã lên tới hàng trăm Các tác giả hầu hết đều soi chiếu các tác phẩm của ông dưới góc
độ văn học Những công trình nghiên cứu các tác phẩm của nhà thơ từ góc độ ngôn ngữ còn chưa nhiều Như đã nói, do hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời, Trăng đã trở thành người bạn tâm tình tri kỉ của Hàn Mặc Tử Trăng đã trở thành một hình tượng nghệ thuật đặc biệt luôn luôn xuất hiện trong thơ ông
Từ góc nhìn lí thuyết tín hiệu học, việc nghiên cứu THTM nói chung,THTM
“ Trăng” nói riêng, trong thơ Hàn Mặc Tử còn rất ít Đáng chú ý nhất là Báo
cáo khoa học của Nguyễn Văn Chiến: “Trăng- hiện tượng tự nhiên trong thơ
Hàn Mặc Tử dưới ánh sáng của kí hiệu học ngôn ngữ và kí hiệu thẩm mĩ”
Trang 12(2013) Trong bài viết này tác giả chỉ “phác hoạ, hầu tiếp cận trường hợp Hàn Mặc Tử với “Trăng” như một kí hiệu thẩm mĩ (KHTM) trong các thi phẩm của ông dưới ánh sáng của lí thuyết nói trên” Tác giả đã trình bày các vấn đề liên quan đến THTM “Trăng” như: Các KHTM danh từ và Trăng như KHTM trung tâm; Nghĩa biểu tượng của các KHTM; Trăng như KHTM trung tâm Đáng chú ý là tác giả đã phân tích chỉ ra các ý nghĩa thẩm mĩ của KHTM Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử và rút ra nhận xét như sau: “Nét đặc trưng cơ bản của hệ thống các ý nghĩa thẩm mĩ của KHTM Trăng Hàn Mặc Tử, theo chúng tôi, chính là những xung đột giữa thi nhân với toàn bộ thực tại và con đường giải quyết những xung đột đó” Và “ Hình ảnh của trăng trong các thi phẩm của Hàn Mặc Tử được thể hiện với những vẻ rất riêng trên không gian đậm màu văn hoá Việt và thấm nhuần cảm quan tôn giáo, ” Ngoài ra, tác giả bài viết này cũng khảo sát các dạng kết hợp hình tuyến của KHTM Trăng Hàn Mặc Tử, gồm 2 dạng cơ bản: 1) Các kết hợp ở cấp độ Ngữ; 2) Các kết hợp ở cấp độ trên Ngữ (Phát ngôn thơ)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi muốn tiếp tục thể nghiệm phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn của ngôn ngữ học về THTM nhằm góp phần khẳng định những giá trị đích thực cùng những thành công của thơ Hàn Mặc Tử, cũng như dòng thơ ca lãng mạn Từ đó luận văn hi vọng khắc họa được phần nào đặc điểm phong cách ngôn ngữ của thi sĩ Hàn Mặc Tử Đồng thời, chúng tôi cũng mong luận văn này sẽ góp thêm vào ngọn lửa tình yêu đối với thơ Hàn Mặc Tử
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất: tìm hiểu những vấn đề lí luận chung về THTM; Thứ hai: tiến hành thống kê những bài thơ, câu thơ có sử dụng THTM “ Trăng” trong
Trang 13thơ Hàn Mặc Tử; Thứ ba: phân tích THTM “Trăng” và các loại biến thể của
nó trong thơ Hàn Mặc Tử nhằm làm rõ giá trị nghệ thuật của chúng trong việc biểu đạt nội dung ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là THTM “ Trăng” trong thơ Hàn
Mặc Tử
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tín hiệu hằng thể “Trăng” và các biến thể từ
vựng, biến thể kết hợp, biến thể quan hệ của tín hiệu hằng thể này trong tuyển
tập thơ của Hàn Mặc Tử
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Luận văn sẽ tiến hành thống kê các biểu thức biểu hiện trực tiếp hoặc
có liên quan đến sự biểu hiện Trăng trong tất cả các ngữ cảnh xuất hiện của chúng, phân loại thành các dạng: hằng thể, biến thể từ vựng, biến thể kết hợp, biến thể quan hệ
5.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp này được sử dụng phân tích ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh sử dụng, cụ thể là phân tích ý nghĩa của các từ ngữ chỉ trăng cùng với các từ ngữ khác xuất hiện kèm theo ở những ngữ cảnh khác nhau trong thơ Hàn Mặc Tử với tư cách là những THTM văn chương
5.3 Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa được sử dụng lập bảng biểu để trình bày khái quát các số liệu liên quan đến các THTM đang xét
Trang 145.4 Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống
Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống được sử dụng để tìm sự khác biệt ngữ nghĩa giữa các biến thể từ vựng với tư cách là các từ đồng nghĩa của tín hiệu hằng thể “Trăng” Bởi cùng định danh trăng, song có rất nhiều tên gọi
khác nhau mang hàm ý khác nhau, như: Hằng Nga, chị Hằng, Cung Quảng
Trong những ngữ cảnh tu từ khác nhau chúng có sự khác nhau về sắc thái biểu vật, biểu niệm, biểu thái
5.5 Phương pháp cải biến bằng thay thế giả định
Phương pháp này được sử dụng để chứng minh một giá trị ý nghĩa nào
đó của từ ngữ được phân tích bằng cách thay thế giả định từ này bằng các đơn
vị gần nghĩa, cùng trường nghĩa để so sánh
6 Ý nghĩa của luân văn
6.1 Ý nghĩa lí luận
Luận văn sẽ có những đóng góp nhất định trong việc làm sáng tỏ cơ chế hình thành và giải mã THTM trong tác phẩm văn học gắn với cấu trúc tác phẩm, với thể loại và phong cách tác giả Đồng thời chúng tôi cũng mong góp thêm cứ liệu làm cơ sở cho phương pháp nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ văn học gắn với việc nghiên cứu THTM trong văn chương Luận văn còn giúp làm sáng tỏ thêm vấn đề quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong các sáng tác văn học, quan hệ giữa các tín hiệu với các nhân vật giao tiếp trong ngôn ngữ văn học, quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ với người lý giải chúng ngoài tác phẩm Từ đó chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn có được những đóng góp nhất định đối với sự phát triển chuyên ngành Việt ngữ học cũng như bộ môn phong cách học trong lĩnh vực nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ văn chương vốn còn chưa được nghiên cứu nhiều
ở nước ta
Trang 156.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu hữu ích trong việc giảng dạy và học tập các tác phẩm của Hàn Mặc Tử trong nhà trường nói riêng, các tác phẩm của các tác gia nói chung, dưới góc độ ngôn ngữ học
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lí thuyết về “Tín hiệu thẩm mĩ”
Chương 2: Tín hiệu thẩm mĩ hằng thể “Trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử Chương 3: Các biến thể của tín hiệu hằng thể “Trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử
Trang 16CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ “TÍN HIỆU THẨM MĨ”
1.1 Khái quát về tín hiệu thẩm mĩ
1.1.1 Khái niệm tín hiệu
Trong thực tế cuộc sống, con người tiếp xúc với rất nhiều loại tín hiệu (TH) khác nhau Đó có thể là TH tự nhiên, chẳng hạn, “mây đen phủ kín bầu trời” là TH gợi lên trong nhận thức mọi người “ trời sắp đổ mưa” Đó có thể
là TH nhân tạo để thông báo những nội dung giao tiếp cần thiết, như: tiếng kẻng, tiếng trống để báo giờ học, hệ thống biển báo giao thông, tín hiệu hàng hải, các kí hiệu toán học, vật lí học, hóa học Trong các trường hợp này, thì bất kì hình thức vật chất nào mà có khả năng gợi ra trong kí ức của con người một hình ảnh nào đó, một nhận thức nào đó thì đều được coi là TH cả, không phân biệt nguồn gốc của nó là tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay không
Theo P.Guiraud: “ Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” [6, 7]
A Schatt định nghĩa TH theo nghĩa hẹp: “ Một sự vật vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trình giao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay cảm thụ nội tâm”[ 6, 51]
Tuy nhiên, dù TH có được hiểu theo cách nào thì các ý kiến đều thống nhất cho rằng TH là khái niệm quan hệ, không phải là khái niệm tự thân, muốn một cái gì đó trở thành TH thì nó phải nằm trong một hệ thống nhất định và có mối quan hệ với các sự vật khác
Chúng tôi chấp nhận định nghĩa về TH của tác giả Mai Thị Kiều Phượng được đưa ra trong công trình “ Tín hiệu là một yếu tố vật chất ( một
Trang 17sự vật hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng ) kích thích vào giác quan con người làm cho người ta tri giác được, suy nghĩ được, và lí giải được
để thông qua đó hiểu biết được một cái gì khác ở ngoài sự vật đó” [42, 48] Vậy để cái gì đó có thể trở thành TH thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ TH phải có tính vật chất: tính vật chất của TH biểu hiện ở chỗ sự vật hoặc một thuộc tính vật chất, như ánh sáng, âm thanh, màu sắc có thể nghe được, nhìn thấy được…
+ TH phải gợi ra hoặc biểu thị cho một cái gì khác với chính nó Hay nói cách khác, TH phải mang ý nghĩa Định nghĩa của F.Guiraud cũng đã ghi rõ: ý nghĩa của cái chỉ ra trong TH bao giờ cũng là một thực thể tâm lí thuộc tinh thần
+ TH phải được các chủ thể tiếp nhận và lí giải được, muốn thế đòi hỏi quan hệ giữa vỏ vật chất của TH và nội dung của TH phải dựa trên sự quy ước có
ý thức của con người hoặc xã hội được con người nhận thức và lĩnh hội
TH nói chung được nghiên cứu bởi bộ môn Tín hiệu học Có rất nhiều cách phân loại TH khác nhau Các nhà nghiên cứu Tín hiệu học đã phân các tín hiệu thành những phạm trù (hay loại) khác nhau Ch.S.Pierce phân chia tín
hiệu thành ba loại chính: Hình hiệu (icone), dấu hiệu hay dấu vết (index) và
biểu trưng (symbole) Ch W Morris dựa vào mối quan hệ giữa tín hiệu với
các loại sự vật mà chúng biểu thị để chia tín hiệu thành hai loại:các chỉ hiệu (single index) và định hiệu (singnes caracterisant) Tiếp theo ông lại phân chia các định hiệu ra thành hình hiệu và biểu trưng (symbole)
Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại TH theo quan điểm riêng của mình Những tiêu chí mà Đỗ Hữu Châu đưa ra như sau:
+ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện;
+ Dựa vào nguồn gốc của TH;
Trang 18+ Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện;
+ Căn cứ vào chức năng xã hội của TH
Dựa vào mặt thể chất của TH, có thể phân chia ra được các loại TH như: TH màu sắc, TH âm thanh trong đó tín hiệu ngôn ngữ được coi là một loại TH đặc biệt Cụ thể là TH ngôn ngữ sẽ nằm trong loại TH nhân tạo, thuộc loại TH âm thanh, là TH giao tiếp Vậy TH ngôn ngữ là gì?
1.1.2 Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ
Trong cuốn “Ngôn ngữ với văn chương”, Bùi Minh Toán bàn về TH ngôn ngữ như sau: “ TH ngôn ngữ nói riêng và TH nói chung đều là những dạng vật chất tác động đến giác quan của con người để con người nhận thức
và lĩnh hội được một nội dung, ý nghĩa cần thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc hay hành động.” [ 35, 135]
Tín hiệu ngôn ngữ (THNN) có những đặc tính cơ bản sau: Tính hai mặt
Tính chất hai mặt của THNN được biểu hiện như sau: mặt biểu đạt của THNN là âm thanh chúng ta nghe thấy Mặt được biểu đạt là ý nghĩa, khái niệm về sự vật, hành động, tình cảm So với các loại TH khác, mối quan hệ giữa hai mặt của THNN đa dạng và phức tạp hơn nhiều Có thể thấy mỗi từ là một thể thống nhất giữa âm thanh và ý nghĩa Thể thống nhất này vừa dùng để chỉ những sự vật, hành động, tính chất cụ thể trong thế giới khách quan (nghĩa biểu vật), vừa được dùng để nêu những hiểu biết của người sử dụng về những
sự vật, hoạt động, tính chất đó (nghĩa biểu niệm) Mặt khác, trong những trường hợp sử dụng cụ thể, từ lại có thể đại diện cho các sự vật khác ( hiện tượng chuyển nghĩa)
- Về tính võ đoán của THNN
- Tính chất đa trị của THNN
- Tính chất hình tuyến của THNN
Trang 19- Tính hệ thống của THNN
Ngoài các tính chất trên, ngôn ngữ nói chung và THNN nói riêng còn mang tính biểu cảm, đặc trưng dân tộc
1.1.3 Khái niệm “Tín hiệu thẩm mĩ”
Khái niệm TH thẩm mĩ (THTM) xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật từ những năm giữa thế kỉ XX , được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 70 Nhìn chung, những thành tựu nghiên cứu về lí thuyết THTM được thể hiện chủ yếu là ở việc nghiên cứu lí luận, phê bình văn học, phong cách học, phương pháp giảng dạy văn học
Từ góc độ lí luận văn học, các nhà nghiên cứu chú ý đến đặc tính của ngôn ngữ văn học, từ đó nêu lên những vấn đề liên quan đến THTM M.B Khrapchenco xem: nhân hóa, ẩn dụ cố định, phúng dụ, tượng trưng, những hình tượng nghệ thuật đã được mài mòn và cố định hóa về mặt ý nghĩa là những THTM
Trong phương pháp giảng dạy văn học, THTM được đề cập thông qua việc phân tích các yếu tố giàu tính thẩm mĩ, có sức biểu cảm, gợi cảm rõ rệt, nổi bật trong tác phẩm văn học
Trong lý thuyết thông tin, THTM được quan niệm đồng nghĩa với cái đẹp
Trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, THTM được xem xét với
tư cách là chất liệu cấu thành nên giá trị nghệ thuật và tác phẩm văn học Trong lĩnh vực ngữ nghĩa, THTM được coi là khái niệm mang tính biểu trưng đồng thới chúng còn là phương tiện chuyển nghĩa và tạo nghĩa mới Nói chung, thế nào là THTM vẫn là một câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu để có câu trả lời thỏa đáng Trong các công trình của mình, các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất, hoàn chỉnh nhất về
Trang 20THTM, song họ đều thừa nhận THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện nghệ thuật
Nói đến phương tiện nghệ thuật là nói đến hai mặt: thể chất và tinh thần Mặt thể chất chính là những hình thức vật chất được sử dụng trong mỗi ngành nghệ thuật khác nhau, như đường nét, màu sắc trong hội họa, hình khối trong kiến trúc, âm thanh, tiết tấu trong âm nhạc Còn đối với văn chương là âm thanh do bộ máy phát âm của con người phát ra và các âm thanh ấy được kí hiệu lại bằng hình thức văn tự, đó chính là ngôn ngữ Còn mặt thể chất của THTM chính là THNN, một loại tín hiệu đặc biệt
Đỗ Hữu Châu đã có những kiến giải cụ thể về THTM Theo ông, THNN là phương tiện sơ cấp của văn học Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp- THTM Tín hiệu (TH) ngôn ngữ tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức- CBH của THTM Hoặc có thể nói theo Đinh Trọng Lạc, TH ngôn ngữ- văn học ấy đóng vai trò là hệ thống tín hiệu thứ nhất làm
cơ sở cho hệ thống tín hiệu thứ hai của THTM [24, 137]
Đỗ Việt Hùng có quan niệm tương tự khi cho rằng “ nếu coi ngôn ngữ
tự nhiên là hệ thống tín hiệu nguyên cấp (hệ thống tín hiệu thứ nhất) thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ cấp (hệ thống tín hiệu thứ hai) Cái biểu đạt của ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm cả hình thức ngữ âm và ý nghĩa sự vật Logic của ngôn ngữ tự nhiên Cái được biểu hiện là các lớp ý nghĩa hình tượng Đây chính là trường hợp mà hệ thống thứ nhất sẽ được dùng làm bình diện thể hiện hoặc làm cái biểu đạt cho hệ thống thứ hai
Từ những điều đã được trình bày trên đây, để hiểu rõ mối quan hệ giũa THNN và THTM,[1, 21] có thể dẫn sơ đồ minh họa của L.Hzelmslev sau đây:
CĐBH Ý nghĩa ngôn ngữ THTM
CĐBH Ý nghĩa thẩm mỹ
Trang 21Từ sơ đồ trên về THTM trong tác phẩm văn học, ta hiểu rằng cả Cái
biểu hiện (CBH) và Cái được biểu hiện (CĐBH) của THNN lại trở thành
CBH cho CĐBH mới Đó là ý nghĩa thẩm mĩ của THTM trong tác phẩm văn học Do đó, trong văn học không thể đánh đồng phương tiện văn học – THTM với THNN thông thường được lấy làm chất liệu của tác phẩm văn học Sự khác biệt có tính vượt bậc này là do vai trò quyết định của chủ thể sáng tạo khiến cho “ cách dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không qua được ( Ch.Bally) [25, 9] Vì thế, việc nhận diện ra THTM trong tác phẩm văn học là không dễ dàng
1.1.4 Mối quan hệ giữa Tín hiệu, Tín hiệu thẩm mĩ và Tín hiệu ngôn ngữ
Tín hiệu, THTM và THNN là ba khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cái này là cơ sở, tiền đề cho sự xuất hiện của cái kia
Như đã nói ở trên, để “một cái gì đó” trở thành TH thì nó phải : có tính vật chất, phải gợi ra hoặc biểu thị một cái gì khác với chính nó, phải tác động vào một chủ thể và được chủ thể tiếp nhận và lí giải được, phải nằm trong một
hệ thống Ngôn ngữ có đầy đủ các đặc điểm trên vì thế ngôn ngữ cũng là một hệ thống TH nhưng là một hệ thống TH đặc biệt
Tính chất đặc biệt của hệ thống THNN thể hiện ở những điểm sau:
- THNN hàm chứa nhiều mối quan hệ hơn bất kì loại TH nào Nếu như các TH khác chỉ có một mối quan hệ hoặc quan hệ âm – nghĩa hoặc quan hệ hình – nghĩa, thì THNN không chỉ mang quan hệ âm – nghĩa như các TH khác, nó còn chứa các quan hệ khác: phức thể âm – nghĩa, đến lượt nó lại có thể có nghĩa mới dẫn đến mối quan hệ âm – nghĩa + nghĩa Rồi phức thể thứ
ba lại có thể quan hệ với một nghĩa mới Vì thế, các đơn vị ngôn ngữ mới có khả năng tạo ra hàng loạt các nghĩa như: nghĩa bóng, nghĩa hàm ngôn, nghĩa hiển ngôn, ẩn ý khiến cho hệ thống ngôn ngữ càng phong phú, phức tạp và
có khả năng diễn đạt to lớn mà các hệ thống TH khác không thể có được
Trang 22- Khác với các hệ thống TH khác mang tính quy ước, có lí do rõ ràng,
dễ nhận ra ngay, đối với THNN thì khác Tính có lí do của tuyệt đại đa số THNN không dễ nhận thấy, khiến cho người ta có thể tưởng là THNN mang tính võ đoán, quan hệ giữa âm- nghĩa là không có lí do
- Ngôn ngữ mang tính hình tuyến Khi ngôn ngữ dùng để giao tiếp, chuỗi âm thanh được phát ra lần lượt, vì thế người nghe phải tiếp nhận các đơn vị ngôn ngữ lần lượt theo trục thời gian Đối với các TH khác như âm nhạc, hội họa, TH đèn giao thông ta có thể cảm nhận được trực tiếp bằng các giác quan và tiếp nhận cùng một lúc nhiều đơn vị
- Ngôn ngữ là hệ thống đa chức năng xã hội nên nó mang tính vạn năng Các hệ thống TH khác chỉ có thể dùng ở một số phạm vi nhất định, chẳng hạn như TH dùng để giao tiếp giữa các tàu thuyền trên sông, trên biển không thể dùng để giao tiếp trong ngành đường sắt Vì thế, THNN diễn đạt một lượng thông tin vô hạn, còn TH thuộc các loại khác thì hạn chế
Bước vào thế giới nghệ thuật, các TH thông thường sẽ chuyển hóa thành THTM, mang những đặc thù nghệ thuật THNN được coi là hệ thống thứ nhất sẽ được dùng làm bình diện thể hiện hoặc làm cái biểu đạt cho hệ thống thứ hai Trong đó, THNN là chất liệu của văn học, còn THTM là phương tiện của văn học
Bản thân khái niệm THTM đã bao gồm khái niệm TH và THNN Tuy nhiên có sự khác biệt nhau ở chỗ nếu TH và THNN là khái niệm quan hệ thì THTM lại vừa là khái niệm quan hệ, vừa là khái niệm tự thân, bởi bản thân nó mang tính thẩm mĩ và khác THNN ở tính có lí do rõ ràng THTM phải là những quan hệ có thể lí giải được, chẳng hạn như đoạn trích sau đây trong bài thơ “Nước non ngàn dặm” của Tố Hữu
Con thuyền rời bến sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung
Trang 23Trập trùng thác Lửa, thác Chông
Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà
Thác bao nhiêu thác, cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
Từ nghĩa cụ thể của nó, THTM “thuyền” ( là phương tiện giao thông nhỏ trên mặt nước, hoạt động bằng sức người, sức gió) đã biến đổi nội dung
khái niệm do cách kết hợp độc đáo giữa từ thuyền ( chỉ sự vật cụ thể) với cụm
từ “ trên đời” (biểu hiện khái niệm trừu tượng) Quá trình lập mã, giải mã THTM “thuyền” để chuyển sang nghĩa mới thuộc hệ thống TH thứ hai đã thật
sự tạo nên sự rung cảm thẩm mĩ khi người đọc nhận được thông tin mới mẻ
Một hình tượng nghệ thuật, hình ảnh nghệ thuật, cấu trúc nghệ thuật,
có khi chỉ là một từ cũng là THTM cần được chú ý khai thác Tố Hữu là nhà
thơ đã sử dụng nhiều THTM rất đặc sắc, độc đáo Bài thơ Việt Bắc của ông có
bức tranh tứ bình, có đoạn với 8 câu thơ lục bát được cấu trúc theo cách câu lục nói cảnh, câu bát nói về người Việt Bắc Người thật đẹp và cảnh cũng thật đẹp Cách cấu trúc ấy gợi cho người đọc thấy sự gắn bó, hòa quyện giữa cảnh
và người Bài thơ Mẹ Tơm của ông đã sử dụng từ địa phương với dụng ý nghệ thuật đạt hiệu quả rất cao Sau mười chín năm nhà thơ trở về Hậu Lộc, gặp lại người con gái, cô bé Nhiều bây giờ đã hai mươi tuổi, một cô gái má bồ quân, với mái tóc xõa xanh bên giếng Tố Hữu vẫn gọi và nói với cô gái ấy rất
Thanh Hóa, rất Tố Hữu:
Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi ? Hai mươi, Ờ nhỉ tháng năm trôi
Và kỳ lạ nữa: Bố đi đâu hĩm? Mẹ đâu nào?
Người ta chỉ có thể gọi bé gái còn rất nhỏ tuổi là hĩm và không ai hỏi
cô gái đã lớn ấy mấy tuổi rồi? Cách nói ấy, cách hỏi ấy rất Tố Hữu bởi trong
ông, và với ông, Nhiều vẫn là con bé Nhiều ngày xưa Ông là bậc cha chú đối
Trang 24với Nhiều Với cha chú thì dù con cháu có bao nhiêu tuổi vẫn là đứa con bé bỏng Năng lực biểu đạt của những THTM không phải dễ dàng người đọc có thể nhận ra được
Như vậy, THTM phải là hệ thống cấu trúc ý nghĩa có hai bình diện nghĩa trở lên Trong đó có một nghĩa là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa thứ hai là
ý nghĩa hàm ẩn mang giá trị lâm thời
THTM còn có nguồn gốc từ những tưởng tượng logic hoặc phi logic của người nghệ sĩ Đó là phút thăng hoa nghệ thuật, phút xuất thần của những điều phi thường, kì diệu mà đôi khi nếu lấy những tri thức của đời sống thường khó lòng lí giải nổi
Ví dụ: THTM “Mây mưa” vốn có nguồn gốc từ hiện tượng thiên nhiên được sử dụng trong văn học cổ để chỉ quan hệ xác thịt giữa nam và nữ Hay “Thiên đường” là THTM có nguồn gốc từ trí tưởng tượng của con người được sử dụng trong văn học để chỉ nơi cực lạc vĩnh viễn của linh hồn con người sau khi chết
Trang 25THTM còn có nguồn gốc từ các sự kiện ngôn ngữ, như từ địa phương, đoạn đối thoại, những yếu tố ngôn ngữ ( tiếng, âm, vần, thanh), cấu trúc ngữ pháp câu (trật tự đảo, tỉnh lược, lặp) Về các trường hợp THTM loại này sẽ được xem xét cụ thể trong chương 2 và 3 của luận văn này khi phân tích các THTM liên quan đến trăng trong thơ Hàn Mặc Tử
1.2.2 Tính cấp độ
Đỗ Hữu Châu phân biệt THTM có hai cấp độ cơ bản:
* Cấp độ cơ sở (TH đơn): Đây là cấp độ của các THTM mà mỗi THTM ứng với một chi tiết, một sự vật, hiện tượng thuộc thế giới khách quan, ví dụ:
Mặt trời, Thuyền, Biển, Non, Nỗi sầu, v.v… đó là những tín hiệu thẩm mĩ
đơn hay THTM cơ sở có chức năng tham gia cấu tạo nên những THTM ở cấp
độ cao hơn trong tác phẩm THTM đơn được tạo nên bằng các từ hay cụm từ
(ví dụ: Mẹ Việt Nam; chín suối….), hoặc có thể là thành ngữ (ví dụ: nồi da
xáo thịt, bình địa ba đào…), điển cố (ví dụ: chắp cánh, liền cành; cầu Ô Thước…); hay những hình ảnh đơn lẻ, mang ý nghĩa thẩm mĩ Đỗ Hữu Châu
viết: “ Phương tiện sơ cấp của văn học là các THTM Rồi các THTM đó mới được thể hiện bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông thường…” [ 9, 564]
* Cấp độ xây dựng (TH phức): Đây là cấp độ của các THTM mà mỗi THTM ứng với nhiều sự vật, hiện tượng được xây dựng từ những tín hiệu đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả của phép cộng đơn giản những THTM đơn Loại TH phức được tạo ra để biểu hiện những ý nghĩa thẩm mĩ mới trong tác phẩm văn chương F.de Saussure viết: “ Thường chúng ta không nói bằng những tín hiệu riêng lẻ mà bằng nhóm những tín hiệu, bằng khối có tổ chức cũng là tín hiệu [51, 153] Nói cụ thể hơn, THTM phức là tổ hợp có nhiều TH đơn ( mang ý nghĩa thẩm mĩ), đó có thể là những hình tượng văn học, hình tượng nhân vật trong tác phẩm kể cả một tác phẩm đồ sộ (chẳng
Trang 26hạn, hình tượng “Người nẹ cầm súng” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Thi)
THTM được nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi là loại TH đơn:
TH “Trăng” TH này được cụ thể, đa dạng, phức tạp hóa bằng các hình thức ngôn ngữ nhất định
1.2.3 Đặc tính tác động
Đặc tính này có cơ sở từ bản chất của tín hiệu như P.Guiraud đã nói:
“Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh
kí ức của một kích thích khác” [6, 51] Hiệu quả tác động của THTM trước hết là hình thành nên những hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của thế giới tinh thần được THTM làm dấy lên trong chủ thể tiếp nhận Tuy nhiên, không thể đòi hỏi THTM trong tác phẩm có khả năng tác động như nhau đến toàn thể công chúng Chẳng hạn, một người bình thường, hay một học sinh, không thể cảm nhận được ý nghĩa thẩm mĩ của một bài thơ như các nhà thơ, hay một nhà nghiên cứu văn học
Đặc tính tác động của THTM còn được thể hiện ở chức năng giao tiếp nghệ thuật mang tính đối thoại đặc thù của nó Khi đó THTM là TH đặc biệt
có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tư tưởng của chúng ta, do đó nó trở thành yếu tố kích thích sự điều chỉnh sống động những tâm trạng xã hội khác nhau [ 29, 17] Ở đây chúng ta có thể nhận thấy nổi lên vai trò của chủ thể tiếp nhận - đối tượng tác động của THTM Nhờ có chủ thể tiếp nhận thì THTM mới có thể phát huy được hiệu quả sức kích thích của nó, và mới có thể xác định được nội dung (hình tượng ) và tính tư tưởng, tính cảm xúc của THTM trong tác phẩm Khi đó tính hai mặt không thể tách rời của tín hiệu cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực Đó là lí do vì sao ở thời đại khác nhau, ở chủ thể tiếp nhận khác nhau, có ý kiến đánh giá khác nhau về cùng một tác phẩm văn học
Trang 271.2.4 Đặc trưng biểu hiện
Đây là đặc trưng quan trọng liên quan đến sự thực hiện chức năng chung của nghệ thuật - đó là chức năng phản ánh hiện thực THTM phải mang nội dung hiện thực nhất định, phải gắn với hiện thực Điều này có nghĩa là mỗi THTM ứng với một sự vật, hiện tượng thuộc thế giới vật chất hay tinh thần Vấn đề này có cơ sở từ đặc tính của TH nói chung Theo F de Saussure,
“ tín hiệu là một thực thể có hai mặt nội dung và hình thức không tách rời nhau; trong đó dấu hiệu vật thể có vai trò rất quan trọng đối với người tiếp nhận Nếu không có nội dung thì không có gì để truyền đạt; và nếu có nội dung nhưng không qua lời nói, chữ viết thì người tiếp nhận cũng không thể biết được nội dung mà người nói muốn truyền đạt.” [51, 105]
Như vậy, chủ thể tiếp nhận có hoạt động rất năng động Chính hoạt động này đã góp phần làm nên tính đa nghĩa của THTM
1.2.5 Đặc tính biểu cảm (bộc lộ)
Đây là đặc tính có giá trị khá đặc biệt của THTM, mang đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ Đặc tính này thể hiện chức năng thông báo của THTM trong mối quan hệ của nó với người viết (hay tác giả) Để đạt được một giá trị thẩm mĩ nhất định, THTM không chỉ dừng ở nội dung tái tạo hiện thực Ngoài những thông tin về hiện thực, THTM còn thông tin về những cảm xúc, tâm trạng, thái độ, sự đánh giá, tư tưởng thẩm mĩ nhất định của tác giả đối với người tiếp nhận tác phẩm Bởi nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói phản ánh tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư, tình cảm của người sáng tác Do vậy, cảm xúc là cái chủ quan của chủ thể sáng tạo đã được khách quan hóa thành một thành phần quan trọng của cơ cấu ngữ nghĩa của THTM Và cũng chỉ có THTM mới là hình thức có khả năng biểu hiện rõ ràng bản chất tình cảm của nhân loại
Trang 28Bằng tiếng nói chân thành của mình, chủ thể sáng tạo đã tác động đến đối tượng tiếp nhận và mong muốn khơi gợi sự đồng cảm từ phía người tiếp nhận qua việc lí giải và cảm thụ THTM Điều này phần nào lí giải tại sao khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, người ta lại trở nên dễ xúc động hơn, đa cảm hơn Nhờ đó lòng người không còn thờ ơ, bàng quan với những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình
Mặt khác, chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng cùng một nội dung hiện thực được một THTM phản ánh, nhưng nếu được chủ thể sáng tạo truyền đạt với sự biểu cảm khác nhau thì sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt cho THTM trong mỗi lần xuất hiện Chẳng hạn, cùng miêu tả hình ảnh con cò với tư cách là một THTM, nhưng dường như mỗi lần xuất hiện
THTM này thì hình ảnh con cò lại mang một dáng vẻ mới Từ “ cánh cò bay
lả bay la”, “ cánh cò bay lả rập rờn” trong ca dao gợi vẻ thanh bình yên tĩnh
nơi làng quê, đến hình ảnh thân cò ( hàm chỉ thân phận người vợ) cơ cực, vất
vả, lội bước trong mưa, trên đường lầy lội trong thơ Tú Xương “ lặn lội thân
cò nơi quãng vắng” và cánh cò hốt hoảng bay vùn vụt bơ vơ như chạy loạn
trong câu thơ Hoàng Cầm “ Có con cò trắng bay vùn vụt, Lướt ngang dòng
sông Đuống về đâu” tạo nên một sự hấp dẫn riêng biệt cho một hình ảnh
tưởng chừng như đã rất cũ
1.2.6 Đặc tính biểu trưng
Tính biểu trưng là đặc tính của THTM khi xét trong mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện Đây là mối quan hệ có lý do, liên quan đến năng lực biểu trưng hóa của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện
tượng được đưa vào làm THTM trong tác phẩm Theo [19, 103 ], “tính biểu
trưng là khả năng gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu
hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận” Nguyễn Đức Tồn định nghĩa: “Biểu
trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất
Trang 29tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng” [39, 404] Như
vậy, có thể thấy biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện
của sự biểu trưng là một đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực Mặt khác, cái được biểu hiện của sự biểu trưng là ý nghĩa xã hội nào đó (mang tính trừu tượng) được cả cộng đồng chấp nhận Tính chất ước lệ chung cho cái biểu hiện này chính là tính có lý do trong THTM nói chung Đặc tính này còn cho thấy lối tư duy, quan niệm xã hội gắn với một cộng đồng nhất định, từ đó hình thành ý nghĩa xã hội nào đó, được cả cộng đồng chấp nhận như vừa được nêu Ví dụ: Hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam thường gắn
với thân phận thấp bé (Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ
xuống ao.), đức tính chịu thương chịu khó (Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non), có khi lại được hiểu là thân phận người phụ nữ
trong xã hội xưa vất vả, lam lũ một nắng hai sương lo cho chồng cho con
Cũng do tính biểu trưng mà hiệu lực, giá trị của THTM phụ thuộc vào cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng, một quy ước nhất định của cả cộng đồng, có khi lại trái ngược với cộng đồng khác Chẳng hạn, đối với cộng đồng Ấn Độ giáo, Phật giáo như Nhật Bản, Việt Nam, biểu trưng hoa sen được hiểu theo ý nghĩa đạo đức trong trắng, tiết độ, cứng rắn, một hình ảnh đức hạnh, biểu hiện của người hiền, nhưng với cộng đồng từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ và Trung Hoa thì hoa sen trước hết biểu trưng bộ phận sinh dục, âm hộ mẫu gốc, bảo đảm cho các cuộc sinh thành và tái sinh truyền lưu mãi mãi
Điều này cũng liên quan đến tính truyền thống và cách tân trong việc lựa chọn chất liệu (cái biểu hiện) cấu tạo nên THTM
1.2.7 Tính truyền thống và cách tân
Tính truyền thống và cách tân của THTM liên quan đến vấn đề về chuẩn mực và sáng tạo Theo Đỗ Hữu Châu, “ truyền thống và cách tân là hai
Trang 30phương diện biện chứng của THTM” [7, 559] Nói đến tính truyền thống là nói đến tính cố định, tính lặp lại, tính kế thừa, có sẵn của THTM trong kho tàng nghệ thuật của một dân tộc Nói đến cách tân là nói đến sự đổi mới, sự sáng tạo trong việc sử dụng THTM của mỗi tác giả, thậm chí là trong tác phẩm
Tính truyền thống có xuất phát điểm từ việc lựa chọn THTM theo thói quen và việc sử dụng THTM đều đặn, thường xuyên theo thói quen lâu dần sẽ trở thành chuẩn mực, những khuôn mẫu thể hiện phong cách riêng cho cả trào lưu, trường phái, giai đoạn, thời kì văn học Những yếu tố truyền thống khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo nên tính hàm súc và sức khơi gợi thẩm mĩ lớn lao Tính truyền thống là điều kiện nhất định về mặt liên tưởng giúp cho việc lĩnh hội THTM trong tác phẩm, đồng thời là cơ sở, làm nền cho sự sáng tạo, phá cách
Tuy nhiên, thói quen giúp tác giả sử dụng THTM chuẩn nhưng không phải hòa trộn, rập khuôn mẫu một cách cứng nhắc Trái lại, cần phải có sự đổi mới để tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn Nếu không có sự cách tân đó thì THTM
sẽ trở thành khuôn sáo, mất đi giá trị gợi hình tượng, gợi cảm xúc, không phản ánh sinh động tư tưởng, tình cảm vô cùng phong phú của con người
Cái mới trong cách sử dụng THTM của các tác giả có thể được thể hiện
ở việc xây dựng một THTM hoàn toàn mới, song chủ yếu vẫn là ở sự cách tân THTM, ở sự đổi mới các THTM có sẵn trong truyền thống Chính trong tương quan với truyền thống, những nét mới mẻ, độc đáo của mỗi THTM mới được bộc lộ và mang lại cho chúng những ý nghĩa thẩm mĩ mới Điều này chỉ
có được thông qua sự sáng tạo của người nghệ sĩ
1.2.8 Tính hệ thống
Mang bản chất TH nên THTM bao giờ cũng thuộc về một hệ thống nhất định, chịu sự chi phối của các yếu tố khác và xác lập giá trị của mình trong mối quan hệ với các yếu tố trong cùng hệ thống Tư tưởng này về giá trị
Trang 31của mỗi TH ngôn ngữ đã được F de Saussure phát biểu trong “Giáo trình
ngôn ngữ học đại cương”
Theo Nguyễn Lai, khi nói đến tính hệ thống của ngôn ngữ, bên cạnh cách nhìn theo hướng lịch đại dĩ nhiên ta phải nhìn nó theo cả hướng đồng đại Đối lập trong bản thân nó và đối lập với cái xung quanh nó Trong ngôn ngữ đó chính là tính tuyến tính của tín hiệu Do áp lực của các nhân tố xung quanh (tính hình tuyến) mà nghĩa của từ có thể có những biến đổi nhất định Chẳng hạn, trong câu thơ sau đây:
Đã nghe rét buốt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
( Đây mùa thu tới – Xuân Diệu )
Từ nghe vốn nói về hoạt động tiếp nhận âm thanh bằng thính giác,
nhưng ở đây nó lại được dùng chuyển nghĩa theo ẩn dụ bổ sung để nói về hoạt động cảm nhận bằng xúc giác, từ đó cho thấy những rung động sâu lắng trong tâm hồn tác giả trước vẻ đẹp quyến rũ của mùa thu, những chuyển đổi vi tế của thời tiết trong lúc giao mùa Cái rét vốn rất vô hình mà ta chỉ cảm nhận được
nay trở nên hữu hình sống động (qua chữ “luồn”) Nghĩa của từ nghe có sự
biến đổi so với nghĩa thông thường là do tác giả đã đặt nó trong kết hợp với từ
rét mướt Nếu thay thế rét mướt bằng từ chỉ các loại sự vật, hiện tượng có thể
phát ra âm thanh, như: nhạc, tiếng mưa… thì động từ nghe không thể có cách
hiểu như trên Thực chất là nghĩa của từ đã chịu sự chi phối của những yếu tố trong hệ thống Từ đó có thể suy ra là nghĩa cụ thể của một từ chỉ có thể được xác định thông qua một tập hợp nhiều từ Điều đó đòi hỏi không chỉ đối với người sử dụng từ ngữ với tư cách là tín hiệu, mà ngay cả đối với người tiếp nhận thì cũng đòi hỏi phải nhận ra tập hợp có tính hệ thống trên
Tính hệ thống của THTM được xem xét từ hai khía cạnh: Khía cạnh nội tại (cấu trúc), với những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm Khía cạnh ngoại tại
Trang 32(chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giao tiếp của sáng tạo nghệ thuật
Riêng với khía cạnh cấu trúc tác phẩm, cần phân biệt hai bình diện : bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể của hệ thống.Thuộc bình diện trừu tượng là những điển dạng (hằng thể) của THTM cùng những mối quan hệ giữa các điển dạng làm nên cấu trúc bề sâu, bất biến của tác phẩm Thuộc bình diện cụ thể là những hiển dạng (hay biến thể) của THTM cùng những mối quan hệ giữa các hiện dạng làm nên cấu trúc bề mặt, mang tính cụ thể biểu kiến của tác phẩm Nghiên cứu THTM thực chất là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện Chính vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu hệ thống THTM là nghiên cứu cấu trúc hình thức, mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm nghệ thuật Đây cũng là vấn đề hằng thể và biến thể sẽ được bàn tiếp ở mục sau
1.2.9 Tính đẳng cấu
Đẳng cấu được hiểu là sự giống nhau về nội dung nhưng khác nhau về hình thức biểu hiện Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra rằng rất nhiểu THTM được sử dụng trong văn học, trong hội hoạ, trong điện ảnh, trong âm nhạc như những tín hiệu đồng nghĩa (có thể là đồng cảm xúc), chỉ khác nhau ở sự thể hiện
bằng các chất liệu riêng của từng ngành [7, 572] Ví dụ, các từ thuyền và biển
là những cái biểu hiện bằng ngôn ngữ của hai THTM “thuyền” và “ biển” Hai THTM này đều có thể xuất hiện trong một bức hoạ, hay trong một bức tượng, hoặc trong một cuốn phim hay trong các bài hát , dưới các dạng bằng hình ảnh hay bằng chuỗi âm thanh có nhạc tính Như vậy, một THTM của một nền văn hoá có thể chuyển hoá vào nhiều ngành nghệ thuật qua chất liệu, phương tiện đặc trưng của các ngành này
Tính đẳng cấu của THTM không chỉ biểu hiện qua các ngành nghệ thuật khác nhau, mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiện
Trang 33khác nhau của các TH trong hệ thống Tác giả Phạm Thị Kim Anh viết:
“Nghĩa của từng TH là khác nhau, quan hệ nghĩa giữa các TH trong từng cặp cũng khác nhau, song nếu cùng đặt vào trong một hệ thống nào đó, chúng lại
có quan hệ ý nghĩa cảm xúc giống nhau”[1, 20] Điều này cho phép chúng ta đặt các TH trong quan hệ với các yếu tố cấu thành tác phẩm, ở phương diện trực tuyến, lại có thể xem xét trên trục đồng đại hay lịch đại Đó cũng là cơ sở cho quan hệ lựa chọn hay kết hợp
Tính đẳng cấu trong THTM còn thể hiện trong tương quan giữa các hệ thống hoạt động của THTM Tham gia vào một hệ thống tức là tham gia vào một kết cấu, THTM có thể đồng nghĩa trong những hình thức kết cấu khác nhau của các hệ thống
Chẳng hạn, trong câu ca dao:
“Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Trong các câu ca dao xưa, TH “thuyền” thường được dùng để chỉ người con trai phù hợp với đặc tính hay di chuyển, còn TH “bến” thường để chỉ người con gái mang bản chất tĩnh tại, ở nhà ngóng trông, chờ đợi Hay là các THTM được thể hiện qua một loạt những câu ca dao sau đều có ý nghĩa chung nói về thân phận thụ động, không tự quyết định được số phận mình của
người phụ nữ: Thân em như hạt mưa sa / Thân em như hạt mưa rào /
Thân em như tấm lụa đào…/ Em như giếng nước giữa đàng
Có thể tìm ra các lớp nghĩa khác nhau trong tác phẩm dựa trên tính đẳng cấu này Những hình ảnh tượng trưng, ước lệ cũng phần nào lý giải trên
cơ sở tính đẳng cấu giữa chất liệu hiện thực và THTM
Từ các ví dụ trên đây có thể thấy rằng, các THTM thường đi với nhau thành từng cặp, bởi vậy cũng có sự đẳng cấu giữa các cặp THTM với nhau Chẳng hạn, có sự đẳng cấu giữa hai cặp THTM “con thuyền- dòng sông” và
Trang 34“con người- con đường” trong thơ Huy Cận và Thơ Mới Các cặp THTM này có cùng một ý nghĩa, cùng một cảm xúc khái quát - đó là sự suy nghiệm
về thân phận cô đơn lạc lõng trong xã hội hiện đại
Tuy nhiên, giữa các cặp THTM có khi diễn ra sự đổi chiều, khi đó ý nghĩa thẩm mỹ cũng có sự thay đổi tương thích (sự thay đổi nghĩa của từng THTM và của cặp THTM), như hình ảnh “tấm lụa đào” trong kết hợp sau:
Thân em như tấm lụa đào/ Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai (ca dao) Ý nghĩa
của hình ảnh “tấm lụa đào” là vẻ đẹp, cái thanh tao cần được gìn giữ chứ không phải là thân phận người phụ nữ bị phụ thuộc không tự quyết định được hoàn cảnh số phận của mình
1.2.10 Tính trừu tượng và tính cụ thể
Khoa Tín hiệu học phân biệt điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay
biến thể) của mỗi tín hiệu (TH) Điển dạng là TH trong tính trừu tượng bất
biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH Hiện dạng là TH trong tính cụ thể,
khả biến của nó, còn gọi là các biến thể của TH.Trên thực tế, ta chỉ gặp các hiện dạng hay biến thể của tín hiệu với những biểu hiện không hoàn toàn giống nhau trong các lần xuất hiện.Những mối quan hệ điển dạng làm nên cấu trúc bề sâu, bất biến của tác phẩm cùng những mối quan hệ giữa các hiện dạng làm nên cấu trúc bề mặt, mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm, như trên đã nói
Nghiên cứu THTM thực chất là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện Chính vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu hệ thống THTM là nghiên cứu cấu trúc hình thức mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm nghệ thuật
Như vậy, có thể hiểu biến thể của THTM là THTM trong các lần xuất hiện của nó, ở mỗi lần xuất hiện.THTM được biểu đạt bằng một hình thức CBH - biến thể, mang một nội dung CĐBH - biến thể Đồng thời có những
Trang 35mối quan hệ mới với những yếu tố cùng xuất hiện trong hệ thống mà THTM tham gia và được cảm nhận với cảm xúc mới
Ngoài ra, có thể xác định mối quan hệ hằng thể - biến thể giữa các THTM – sự vật, hiện tượng mang tính khái quát, chung với cái THTM , sự vật, hiện
tượng mang tính cụ thể, riêng so với các THTM khái quát.Ví dụ: “ núi ”với tư
cách THTM khái quát, chung hay hằng thể, có thể được biểu hiện qua những
biến thể - bộ phận của núi: “đèo”, “dốc”, “đá”, “hang” , nhằm diễn đạt ý nghĩa về sự khó khăn hay thử thách “Thuyền “ có thể được biểu hiện qua những biến thể - bộ phận của nó: “mái chèo”, “cánh buồm” nhằm diễn đạt ý
nghĩa người đi
Biến thể của TH nói chung, THTM nói riêng được thể hiện ở 3 dạng sau:
Biến thể từ vựng : Đây là tập hợp những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa
hoặc cùng trường nghĩa có thể thay thế cho nhau Chúng là cơ sở cho sự lựa chọn của các nhà văn, nhà thơ
Ví dụ: Cùng chỉ “cõi Phật” với tư cách THTM có một loạt các biến thể
từ vựng trong văn học cổ như: cửa từ bi, cửa Bồ đề, cửa không, cửa giời, cửa
thiền, v.v ; cùng chỉ phụ ngữ đẹp (mĩ nhân) có các biến thể từ vựng như: giai nhân, mĩ nữ, hồng nhan, má hồng, má đào, má phấn, tố nga, thuyền quyên, quốc sắc thiên hương, v.v
Biến thể kết hợp : cùng một tín hiệu nhưng có sự biến đổi ít nhiều do
kết hợp với những tín hiệu khác ở trước và sau nó.Trong ngôn ngữ đây là kết quả của tính hình tuyến; khi trở thành THTM thì từ ngữ cũng biến đổi ít nhiều trong quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau.Có thể nói, biến thể kết hợp là biến thể của các tín hiệu cùng hiện diện trong lời nói Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau TH ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm xúc khác nhau
Trang 36Ví dụ: Gió hiu hiu thổi một vài bông lau (Nguyễn Du - Truyện Kiều), gió xuất hiện trong câu thơ này cho ta cảm xúc về một khung cảnh yên tĩnh, buồn vắng Còn trong câu thơ: Ngôi nhà không mặc kệ gió lung lay (Chính Hữu - Đồng chí) thì gió lại trở thành một TH cho ta cảm xúc về một trạng
thái mạnh mẽ, có sức tàn phá ghê gớm
Biến thể quan hệ : là những biến thể nảy sinh trong khi sử dụng một TH
Cùng xuất hiện với THTM trong dòng thơ còn có những TH khác giữ vai trò
bổ sung ý nghĩa cho nó, đẳng cấu với nó trong một khung ngữ nghĩa chung Nói một cách cụ thể hơn, đó là những TH chỉ đặc điểm, hành động, trạng thái, tính chất, của THTM hay những sự vật, hiện tượng, không gian, thời gian, hiện tượng tâm lý có liên quan đến THTM
Ví dụ: Cùng xuất hiện với THTM “Trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử có thể
thấy có các biến thể quan hệ , như:
+ vàng (trăng vàng), xanh (ánh trăng xanh), trong ( trăng trong), thanh (trăng thanh), mờ (trăng mờ) , ngọc (trăng ngọc); ngà (trăng ngà); lưỡi liềm
(trăng lưỡi liềm),…
+ lạnh ( trăng lạnh); suông (trăng suông), …
+ xuân ( trăng xuân); hạ (trăng hạ); thu (trăng thu; trăng thâu); …
+ Thề ( trăng thề); bàng bạc (trăng sao bàng bạc), …
Tóm lại, có thể nói mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể của THTM là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái bất biến và cái khả biến, cái vô hình và cái biểu kiến, phải thấy được mối quan hệ hai mặt này thì mới đánh giá được giá trị của THTM
1.3 Tín hiệu thâm mĩ và ngôn ngữ văn chương
1.3.1 Quan hệ giữa THTM và ngôn ngữ văn chương
Nói đến ngôn ngữ văn học là nói đến ngôn ngữ mang những phẩm chất thẩm mỹ và thực hiện chức năng thẩm mỹ của nó, là nói đến sự chuẩn mực
Trang 37của nó so với ngôn ngữ thông thường Chính những “ nhãn tự”, “ thần cú”, các từ ngữ được sử dụng như những yếu tố mang tính ước lệ, tượng trưng, các điển cố văn học, các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong lối chơi chữ của văn học chính là những yếu tố ngôn ngữ - THTM như vậy
Trong vai trò là CBH của THTM, các yếu tố ngôn ngữ cũng chính là các biến thể của THTM, là sự cụ thể hoá về mặt hình thức(CBH) của THTM trong tác phẩm văn học Có thể xét mối quan hệ hằng thể - biến thể của THTM trong tác phẩm văn học theo tương quan giữa một bên là các THTM hằng thể, mang tính chất trừu tượng, bất biến, chung cho nhiều ngành nghệ thuật, nhiều lần xuất hiện khác nhau, với một bên là các đơn vị ngôn ngữ - CBH của THTM hằng thể đó Mỗi THTM hằng thể có thể ứng với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất định Chẳng hạn, TH “thuyền” ứng với các
từ: thuyền, ghe, nốc, độc mộc, mảng…, TH “đường” ứng với các từ: đường,
đàng, lối, nẻo, cung, dặm, ngõ, ngả Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng
một biến thể ngôn ngữ nào đó cũng đem lại giá trị gợi cảm, cụ thể hoá cho
THTM ở một nét nghĩa thẩm mĩ nào đó Ví dụ: trong tương quan giữa núi và
non thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng núi có tính chất trung tính hơn, còn non
gợi nên tính chất văn chương, thơ mộng… Có thể nói non là biến thể (biến thể
từ vựng) của THTM hằng thể núi Rõ ràng là sự cụ thể hoá về hình thức ngôn
ngữ (CBH) đã gắn liền với sự cụ thể hoá về nội dung thẩm mĩ (CĐBH)
Mặt khác, quan hệ hằng thể - biến thể của THTM còn được biểu hiện thành quan hệ giữa các TH chỉnh thể và TH bộ phận (chẳng hạn, giữa núi, non với đèo, dốc; giữa thuyền với cánh buồm, mái chèo…), quan hệ giữa các TH trừu tượng với các TH cụ thể, mang những đặc điểm về trạng thái, tính chất, quan hệ cụ thể khác nhau (chẳng hạn, giữa núi nói chung với núi cao, núi hiểm, núi Tản, núi Đọi, núi cao biển rộng, hang sâu núi hiểm, núi với chim, núi với cây, núi với con người v.v…) Trong văn học, mối quan hệ
Trang 38này được bộc lộ qua mối quan hệ giữa một bên là một yếu tố ngôn ngữ biểu
đạt hằng thể của THTM (từ núi chẳng hạn) với một bên là những yếu tố ngôn
ngữ mang nội dung ngữ nghĩa cụ thể hơn: các từ đồng nghĩa biểu vật, biểu
niệm (đèo, dốc), các cụm từ miêu tả - cụ thể hoá (núi cao, núi thẳm…), các
kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa TH hằng thể với các TH khác cùng xuất
hiện( chẳng hạn, chim bay về tổ, núi cao, biển rộng sông dài) Chính sự biến
đổi về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết cấu văn bản tác phẩm văn học thường xảy ra cùng với sự biến đổi về nội dung thẩm mĩ được biểu đạt, mang lại cái mới, cái cụ thể, sinh động cho THTM trong mỗi lần xuất hiện của nó
Chính vì vậy , có thể xem xét biến thể của THTM trong tác phẩm văn học qua :
- Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một THTM hằng thể trong tác phẩm;
- Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của THTM hằng thể nói trên;
- Các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa THTM hằng thể đó với THTM khác cùng xuất hiện
Đây chính là cơ sở lí luận định hướng để chúng tôi thu thập, thống kê và phân tích tất cả những tư liệu có liên quan đến THTM hằng thể “Trăng” trong các tác phẩm thơ ca của Hàn Mặc Tử
1.3.2 Tín hiệu thẩm mĩ văn chương
Từ sự trình bày trên đây, có thể thấy văn học sử dụng THTM dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ Khi chuyển vào thế giới văn chương, THNN chuyển thành tín hiệu văn chương (THVC) Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong THTM văn chương (THVC) được thể hiện như sau
Cái biểu hiện của THVC là THNN với hai mặt: CBH là âm thanh ngôn
ngữ hoặc chữ viết; CĐBH là ý nghĩa ngôn ngữ Nhưng do THVC mang tính
Trang 39chất phi vật thể, sự cảm thụ các THVC diễn ra một cách gián tiếp, mang tính ước lệ, cho nên ý nghĩa thẩm mĩ (YNTM) , hình tượng nghệ thuật chỉ diễn ra trong ý thức của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận, chỉ được cảm thấy chứ không hiện ra bằng chất liệu bản thể Cũng chính từ tính chất phi vật thể này
mà THVC có khả năng khơi gợi ý nghĩa với số lượng phong phú phức tạp;THVC cũng mang đậm sắc thái tinh thần, sắc thái tâm lý, và phụ thuộc vào các nhân tố của ngữ cảnh giao tiếp nghệ thuật
Cái được biểu hiện của THVC : Do tính đa trị của ngôn ngữ nên thông
thường, khó có thể nói được rạch ròi những nội dung thông tin ngữ nghĩa, thông tin cảm xúc, giá trị văn hóa, tư tưởng trong một THNN cụ thể, mà thường thường những nội dung này đan lồng vào nhau, hàm chứa trong nhau 1.4 TIỂU KẾT
THTM vốn là một loại TH cho nên nó cũng mang những đặc trưng của
TH nói chung Những dấu hiệu nhận biết của một TH gồm: Nó phải có một hình thức cảm tính cho phép cảm nhận được bằng giác quan; Nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó (tức phải mang một nội dung ý nghĩa); Nó phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó và phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định
THNN là một loại tín hiệu đặc biệt - là loại TH thính giác, TH giao tiếp,
TH nhân tạo, ước hiệu, v.v…
Các TH luôn nằm trong một hệ thống nhất định Ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ thống Chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyến tính) và liên tưởng (hay trực tuyến), điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là những cơ sở lí thuyết quan trọng giúp lí giải về các TH NN trong quá trình hoạt động thực hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, trong đó có giao tiếp nghệ thuật (giao tiếp của văn học)
Trang 40THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật Khi vào thế giới nghệ thuật, các TH thông thường sẽ chuyển hoá thành THTM, mang những nét đặc thù của nghệ thuật THNN nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên THTM chính là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định Cả cái hợp thể CBH
và CĐBH tạo thành THNN đã trở thành CBH cho một CĐBH mới là YNTM của THTM trong tác phẩm văn học THNN tự nhiên muốn trở thành THTM trong tác phẩm nghệ thuật thì phải trải qua một quá trình khái quát hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng để đạt đến YNTM nhất định Những cái xưa nay vẫn được gọi là “thần cú”,” nhãn tự”… là những THNN mang phẩm chất thẩm mĩ như thế
THTM có những đặc tính sau: Tính nguồn gốc, Tính đẳng cấu, Tính cấp
độ, Đặc tính tác động, Tính biểu hiện, Tính biểu cảm (tính bộc lộ), Tính biểu
trưng, Tính truyền thống và cách tân, Tính hệ thống, Tính trừu tượng và cụ thể (đây cũng chính là vấn đề hằng thể và biến thể của THTM)
Mỗi THTM hằng thể có thể ứng với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất định Sự cụ thể hoá về hình thức ngôn ngữ (CBH) đã gắn liền với sự cụ thể hoá về nội dung thẩm mĩ (CĐBH) Quan hệ hằng thể - biến thể của THTM còn được biểu hiện thành quan hệ giữa các TH chỉnh thể và TH bộ phận Chính sự biến đổi về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết cấu văn bản tác phẩm văn học thường xảy ra cùng với sự biến đổi về nội dung thẩm mĩ được biểu đạt, mang lại cái mới, cái cụ thể, sinh động cho THTM trong mỗi lần xuất hiện của nó Có thể xét biến thể của THTM trong tác phẩm văn học qua:
1) Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một THTM hằng thể trong tác phẩm;