Nhìn chung các bài viết đã khẳng định ý nghĩa vị thế của THTM trăng trong thơ Hàn Mặc Tử nhưng chưa có bài viết nào khảo sát xem xét một cách hÖ thèng về tín hiệu thẩm mĩ này... Như vậ
Trang 2Trường đại học sư phạm hà nội 2 khoa ngữ văN
Khoá luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành: ngôn ngữ học
NGƯời hướng dẫn khoa học
THS GVC Lê Kim Nhung
Hà nội - 2010
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khoá luận này, tác giả khoá luận đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo chu đáo, tận tình của ThS GVC Lê Kim Nhung, các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn – trường ĐHSP Hà Nội 2
Tác giả khoá luận xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Lê Kim Nhung cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận này
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2010 Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Thu
Trang 4LêI CAM §OAN
Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi,
dưới sự hướng dẫn của ThS GVC Lê Kim Nhung cũng như các thầy cô
trong tổ Ngôn ngữ - khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2010
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Thu
Trang 5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 1
1 Lí do chọn đề tài……… 1
2 Lịch sử vấn đề……… 2
3 Mục đích nghiên cứu……… 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 6
6 Phương pháp nghiên cứu……… 6
7 Đóng góp của khoá luận……… 6
8 Bố cục của khoá luận……… 7
NỘI DUNG……… 8
Chương 1 Cơ sở lí luận……… 8
1.1 Tín hiệu……… 8
1.2 Tín hiệu ngôn ngữ……… 9
1.3 Tín hiệu thẩm mĩ……… 15
Chương 2 Kết quả thống kê phân loại tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử………
20
2.1 Kết quả thống kê phân loại tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuân Diệu……… 20
2.2 Kết quả thống kê phân loại tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Hàn Mặc Tử……… 24
Chương 3 Hiệu quả của tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử 29
3.1 Hiệu quả của tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuân Diệu……… 29
3.1.1 Trăng với vai trò tạo không gian nghệ thuật……… 29
3.1.2 Trăng biểu trưng cho cái Đẹp……… 34
Trang 63.1.3.Trăng biểu trưng cho tâm trạng thi nhân……… 36
3.1.4 Trăng biểu trưng cho thời gian nghệ thuật……… 37
3.2 Hiệu quả của tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Hàn Mặc Tử………… 40
3.2.1 Trăng với vai trò tạo không gian nghệ thuật……… 40
3.2.2 Trăng biểu trưng cho cái Đẹp……… 42
3.2.3 Trăng biểu trưng cho tình ái……… 45
3.2.4 Trăng biểu trưng cho nỗi đau thương ……… 47
3.2.5 Trăng biểu trưng cho đức tin thiêng liêng……… 50
3.3 So sánh tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử 53
3.3.1 Điểm giống nhau……… 53
3.3.2 Điểm khác nhau……… 55
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 63
Trang 7DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
CBH: Cái biểu hiện CĐBH: Cái được biểu hiện TH: Tín hiệu
THNN: Tín hiệu ngôn ngữ
THTM: Tín hiệu thẩm mĩ
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1.Tớn hiệu thẩm mĩ gúp phần khụng nhỏ làm nờn giỏ trị thẩm mĩ cho một tỏc
phẩm văn chương Nú chớnh là “tiờu điểm tu từ” (điểm nhấn thẩm mĩ) cho tỏc
phẩm nghệ thuật núi chung và thơ ca núi riờng
“Mõy, giú, trăng hoa, tuyết nỳi sụng…” đó trở thành những mụtip nghệ thuật
quen thuộc trong thơ ca, những tớn hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thiờn nhiờn này chớnh là nguồn thi hứng bất tận cho cỏc thi nhõn Chỳng đó tạo nờn giỏ trị thẩm mĩ đặc sắc cho nhiều tỏc phẩm nghệ thuật, đặc biệt in dấu trong phong trào
Thơ mới núi chung và thơ Xuõn Diệu, Hàn Mặc Tử núi riờng Trong đú tớn hiệu thẩm mĩ trăng xuất hiện nhiều và có giá trị nghệ thuật cao
Tớn hiệu trăng được coi là “siờu mẫu” của văn húa nhõn loại Theo từ điển
“Biểu tượng văn húa thế giới” trăng cú thể mang lại nhiều ý nghĩa biểu tượng
Trước hết nú mang ý nghĩa tượng trưng cho cỏi Đẹp, biểu tượng cho thời gian,
cho tớnh tuần hoàn và sự đổi mới… Từ xa xưa, trăng đó xuất hiện nhiều trong
kho tàng văn học dõn gian: trong thần thoại, cổ tớch, trong những cõu thành ngữ, tục ngữ, ca dao Vầng trăng ấy cũng đi vào thơ trữ tỡnh Nguyễn Trói, Lờ Thỏnh
Tụng, Nguyễn Gia Thiều… Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trăng xuất hiện
với nhiều sắc thỏi, biểu hiện nhiều ý nghĩa khỏc nhau Và đến thơ Xuõn Diệu,
nhất là tới Hàn Mặc Tử, trăng hiện lờn hấp dẫn hơn, phong phỳ hơn về ý nghĩa biểu trưng mang hơi thở của một giai đoạn mới trong văn học Bởi trăng trong
thơ Xuõn Diệu và Hàn Mặc Tử khụng đơn thuần là đối tượng miờu tả mà cũn là phương tiện biểu đạt ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, thể hiện nột độc đáo trong phong cách thơ Xuõn Diệu cũng như Hàn Mặc Tử
Theo đú, nghiờn cứu cỏch sử dụng THTM trăng phần nào giỳp chỳng ta
hiểu hơn về cỏi tụi nghệ thuật, bản ngó riờng của Xuõn Diệu, Hàn Mặc Tử Đõy chớnh là chỡa khúa giỳp người đọc giải mó thế giới tõm hồn, tỏc phẩm của hai nhà thơ
Trang 91.2 Hiện nay, việc dạy học mụn Ngữ văn ở bậc phổ thụng hướng vào hai kỹ năng cơ bản là đọc hiểu và tạo lập văn bản Muốn học sinh đọc hiểu tốt một tỏc phẩm nghệ thuật trước hết phải giỳp học sinh khỏm phỏ, giải mó được những THTM đặc sắc cú giỏ trị trong văn bản đó, từ đú thấy được cỏi hay, cỏi đẹp của toàn văn bản
Như vậy, việc thực hiện đề tài này giỳp chỳng tụi nõng cao hiểu biết về tớn hiệu ngụn ngữ (THNN), THTM để từ đú tiếp cận, bước vào tỏc phẩm nghệ thuật
một cỏch dễ dàng, hiệu quả Đồng thời, với đề tài “Tớn hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuõn Diệu và Hàn Mặc Tử”, chỳng tụi cú điều kiện khảo sỏt kĩ hơn
cỏc văn bản thơ Xuõn Diệu, thơ Hàn Mặc Tử làm tư liệu cho việc dạy và học
của bản thõn Việc so sỏnh ý nghĩa THTM trăng trong thơ của hai tỏc giả giỳp
chỳng tụi hiểu thấu đỏo hơn về phong cỏch thơ Xuõn Diệu cũng như thơ Hàn Mặc Tử
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Việc nghiên cứu tớn hiệu thẩm mĩ trong thơ ca Khái niệm THTM được đưa vào nước ta từ những năm 70 của thế kỷ XX qua cỏc bản dịch cụng trỡnh của Iu.A.Philipiep, M.B.Khrapchenco, cỏc nghiờn cứu của giỏo sư Đỗ Hữu Chõu, Trần Đỡnh Sử, Nguyễn Lai… Cho đến nay, vấn
đề về tớn hiệu thẩm mĩ đang được quan tõm và việc tiếp cận tỏc phẩm văn học bằng cỏch nghiờn cứu tớn hiệu thẩm mĩ trở nờn phổ biến hơn
Nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu đó vận dụng khỏi niệm “biểu trưng” để
nghiờn cứu ngụn ngữ tỏc phẩm văn học, tuy nhiờn thực chất đú cũng là nghiờn
cứu về THTM Năm 1966, trong “Lối đối đỏp trong ca dao trữ tỡnh” tác giả Cao Huy Đỉnh đó đề cập đến cỏc tớn hiệu như “trỳc - mai”, “mận - đào”, “ thuyền -
bến”… Từ đú tỏc giả đó chỉ ra nột độc đỏo thỳ vị trong ca dao chớnh là ở lối đối
đỏp, trũ chuyện giữa hai người (Tạp chớ văn học số 9) Năm 1995, trong luận ỏn
“ Sự biểu đạt của ngụn ngữ thẩm mĩ - khụng gian trong ca dao” của Trương Thị
Nhàn, người viết đó đi sõu phỏt hiện và phõn tớch ý nghĩa của cỏc THTM được
Trang 10khảo sỏt Gần đõy nhất là luận văn sau đại học “Tớn hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố
Hữu” của Nguyễn Bớch Khải và luận văn “Khảo sỏt một số THTM thuộc trường nghĩa sụng - nước trong ca dao Việt Nam” của Kiều Thị Phong Cỏc tỏc giả của
luận văn đó sử dụng phương phỏp phõn tớch ngữ cảnh tu từ để làm rừ giỏ trị thẩm mĩ của cỏc tớn hiệu được khảo sỏt Nhỡn chung những cụng trỡnh nghiờn cứu này đó tiếp cận tỏc phẩm văn học dưới ỏnh sỏng lý thuyết về ngụn ngữ học như: lý thuyết về tớn hiệu, về trường nghĩa, về biểu tượng…
2.2 Việc nghiên cứu tớn hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuõn Diệu
Về vấn đề tớn hiệu trăng trong thơ Xuõn Diệu đó cú nhiều bài viết đề cập đến Lờ Quang Hưng trong “Thế giới nghệ thuật thơ Xuõn Diệu, thời kỳ trước
1945” đã quan tõm đến những tớn hiệu thuộc trường nghĩa thiờn nhiờn trong thơ
Xuõn Diệu như: ánh sỏng, hương thơm, giú, trăng trong thế giới của du dương,
thế giới ngọt ngào, rạo rực Tuy nhiờn đú mới chỉ là sự điểm qua, tỏc giả khụng
đi vào phõn tớch cỏc tớn hiệu đú Đến Đỗ Lai Thỳy trong “Xuõn Diệu - nỗi ỏm
ảnh thời gian” tỏc giả đó phỏt hiện ra “biểu tượng của sự vĩnh cửu của cỏi Đẹp, của nghệ thuật trong thơ Xuõn Diệu là trăng Thi sĩ làm nhiều thơ về trăng như: Trăng, Ca tụng, Nguyệt cầm, Buồn trăng” Song, tỏc giả chưa cú điều kiện đi
sõu tỡm hiểu về tớn hiệu thẩm mĩ này
Việc nghiờn cứu thơ Xuõn Diệu từ gúc độ ngụn ngữ tại khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội II đó cú những khoỏ luận đó là:
- Tỡm hiểu hiệu quả tu từ của cỏc ẩn dụ trong thơ Xuõn Diệu của sinh viờn Ngụ Thu Hương K25B Văn
- Hiệu quả của từ lỏy trong thơ Xuõn Diệu của sinh viên Trương Thị Thu Thảo K31A Văn
Nhỡn chung, các sinh viờn này đã chú ý khai thỏc thơ Xuõn Diệu từ phương diện ngụn từ, cỏc biện phỏp nghệ thuật để thấy được tài năng trong việc sử dụng ngụn ngữ của nhà thơ Tuy nhiờn chưa cú một khoỏ luận nào đi vào một tớn hiệu
thẩm mĩ cụ thể trong thơ ụng núi chung và THTM trăng núi riờng
Trang 11Như vậy việc nghiên cứu tín hiệu trăng trong thơ Xuân Diệu chưa được
quan tâm tìm hiểu trong khi tín hiệu này lại là một tín hiệu thiên nhiên có giá trị nghệ thuật thẩm mĩ cao
2.3 ViÖc nghiªn cøu tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Hàn Mặc Tử
Trong số các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Hàn
Mặc Tử, trăng là tín hiệu được giới nghiên cứu đặc biệt chú ý Trăng được nói đến qua rÊt nhiÒu bài viết Giáo sư Hà Minh Đức trong bµi: “Hàn Mặc Tử một
hồn thơ lạ mà rất quen”, t¸c gi¶ đã viết: “ Trăng có mặt trong đời sống của tác giả trong niềm vui, trong mộng đẹp và nỗi đau khổ và có khả năng cảm thông, chuyển hóa như hai đối tượng gần gũi” [8, 223] Trong bài viết: “Đọc lại chơi giữa mùa trăng”, Lê Duy Oanh đã khẳng định: “Trong tâm trí Hàn Mặc Tử, thường có hai điều tượng trưng cho sự thanh khiết; đó là ánh trăng và thánh nữ Đồng Trinh Maria” [8, 360] Đặng Tiến cũng đã chỉ ra: “ Trăng là một thứ ánh sáng vừa của nội tâm, vừa của ngoại giới”, và đưa ra đề nghị một ý nghĩa mới
cho ánh trăng: “Ở Hàn Mặc Tử là một sự tương tranh đồng thời tương ứng giữa
ánh sáng và bóng tối, vừa tương khắc vừa tương sinh Trăng là Bóng tối hết là Bóng tối và Ánh sáng chưa đủ là Ánh sáng” [8, 405] Đồng thời, tác giả cũng đã
chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa ba hình tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử Đặc biệt, Đào Trường Phúc dành trọn một bài viết “Hàn Mặc Tử:
trăng và thơ” nêu lên những nhận xét xác đáng về hình tượng trăng trong thơ
Hàn Mặc Tử Trăng hiện lên “linh loạn, rùng rợn”, “vừa âm u vừa sáng láng”,
nó “vừa là câi trú, vừa là vực thẳm đày đọa tâm hồn Hàn Mặc Tử” Tác giả cũng nhận ra rằng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử tiến đến một mức cao nhất “là
vũ trụ mộng áo toàn bích để nuôi nấng nhà thơ” Nhìn chung các bài viết đã
khẳng định ý nghĩa vị thế của THTM trăng trong thơ Hàn Mặc Tử nhưng chưa
có bài viết nào khảo sát xem xét một cách hÖ thèng về tín hiệu thẩm mĩ này
Trang 12Mặt khác, việc nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử từ góc độ ngôn ngữ nói chung
và về THTM trăng trong thơ ông nói riêng chưa được sinh viên khoa Ngữ văn
trường Đ¹i häc S ph¹m Hµ Néi II quan tâm tìm hiểu
Như vậy, tín hiệu trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đã được một
số bài viết đề cập đến, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về tín hiệu thẩm mĩ này, đặc biệt đặt trong tương
quan so sánh giữa hai nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới Chọn đề tài: “Tín hiệu thẩm mĩ trăng trong th¬ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử”, chúng tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ giá trị thẩm mĩ của THTM trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử Từ đó tiến hành so sánh THTM này để hiểu rõ hơn về con người
cũng như phong cách thơ của hai tác giả
3 Mục đích nghiên cứu
Đi sâu nghiên cứu đề tài “Tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Hàn Mặc Tử
và Xuân Diệu” chúng tôi nhằm những mục đích sau:
- Cung cấp và khẳng định những vấn đề lý thuyết về Ngôn ngữ học, đặc biệt là Phong cách học
- Thấy được ý nghĩa biểu trưng mới của trăng trong nghệ thuật thơ ca lãng mạn
- Đi sâu so sánh tín hiệu trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử góp phần
thể hiện cái tôi trong mỗi hồn thơ, hiểu hơn về quan điểm thẩm mĩ đời sống tình cảm của hai nhà thơ
- Chuẩn bị những tư liệu cần thiết cho viêc học tập hiện nay cũng như việc giảng dạy văn học sau này của bản thân
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
- Thống kê, phân loại tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc
Tử
- Tìm hiểu và so sánh ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Xuân Diệu
và Hàn Mặc Tử để rút ra những kết luận cần thiết
Trang 135 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Tín hiệu trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử
- Phạm vi nghiên cứu:
Toàn tập Xuân Diệu, tập 1, Nxb Văn học, năm 2001, Nguyễn Bao (sưu tầm và tuyển chọn); “Hàn Mặc Tử thơ và đời”, Nxb Văn học, năm 2004, Lữ Huy Nguyên (sưu tầm và tuyển chọn)
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Khảo sát thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu những nét nghĩa cơ
bản của THTM trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử
- Phương pháp tổng hợp:
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng sau khi phân tích và so sánh
để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết
7 Đóng góp của khoá luận
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp trong việc
thống kê phân loại một số lượng lớn THTM trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử Từ đó, làm rõ ý nghĩa biểu trưng của THTM trăng trong thơ của hai tác giả Đồng thời, chúng tôi đi sâu chỉ ra cách sử dụng sáng tạo THTM trăng trong
thơ của Xuân Diệu cũng như Hàn Mặc Tử so với thơ ca trưyền thống và nét riêng độc đáo ở mỗi thi sĩ
Trang 148 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khoá luận được triển khai theo
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Kết quả thống kê, phân loại THTM trăng trong thơ Xuân Diệu
và Hàn Mặc Tử
Chương 3: Hiệu quả của THTM trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc
Tử
Trang 15NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Văn học nói chung là nghệ thuật của ngôn từ bắt nguồn từ cái nôi không cùng của nguồn ngôn ngữ thực dụng hàng ngày, ngôn ngữ văn chương là những vỉa quặng được khai thác và gọt giũa rất công phu Vì vậy nếu ngôn ngữ
tự nhiên là một loại tín hiệu thì ngôn ngữ trong văn học là một thứ tín hiệu ở một cấp độ cao hơn Ở đây chúng tôi điểm qua những vấn đề cơ bản về tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu thẩm mĩ trong các văn bản nghệ thuật
1.1 Tín hiệu
Theo nghĩa rộng, P.Guiraud định nghĩa: “Một tín hiệu là một kích thích mà
tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh ký ức của một kích thích khác” [6,
51] Theo nghĩa hẹp, A.Schaff định nghĩa: “Một sự vật hay thuộc tính của nó,
một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trinh giao tiếp nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm (những cảm xúc, những cảm thụ nghệ thuật, một ý chí…)” [6, 51] Theo cách hiểu này mọi hình thức vật chất không phân biệt tự
nhiên hay nhân tạo có chức năng giao tiếp hay không đều được coi là tín hiệu nếu có khả năng gợi ra trong ký ức của con người một hình ảnh nào đó Ví dụ: Mây đen báo hiệu cơn mưa giông, tàn thuốc là dấu hiệu về sự có mặt của con người, tiếng chuông hay tiếng trống báo hiệu giờ học…
Dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khái niệm tín hiệu vẫn là một khái niệm quan hệ, không phải là một khái niệm vật tự thân Tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra những điều kiện cần cho một sự vật (hay thuộc tính vật chất hiện tượng) trở thành tín hiệu:
- Nó phải được cảm nhận bằng các cảm giác (phải có một hình thức cảm tính
- cái biểu hiện)
Trang 16- Nó phải gợi ra, đại diện cho cái gì đó khác với chính nó (phải có một ý nghĩa - cái được biểu hiện)
- Nó phải được thừa nhận lĩnh hội bởi một chủ thể
- Nó phải được nằm trong một hệ thống nhất định 1.2 Tín hiệu ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Theo F.De.Saussure: “Tín hiệu
ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với hình ảnh âm thanh” [14, 138] Nó là một thực thể tâm lý có hai
mặt: cái biểu hiện (CBH) và cái được biểu hiện (CĐBH), trong đó hình ảnh âm thanh là cái biểu hiện còn khái niệm là cái được biểu hiện Hai mặt đó gắn bó mật thiết trong một ý niệm không thể có mặt này mà không có mặt kia Saussure
đã nêu ra hai đặc trưng của THNN đó là tính võ đoán và tính hình tuyến
- Tính võ đoán là tính chất không có lý do giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện hay nói cách khác trong thực tế cái biểu hiện không có mối liên hệ tự nhiên nào với cái được biểu hiện, không thể giải thích nổi vì sao người Việt
Nam lại dùng tín hiệu “Chân” để chỉ một bộ phận cơ thể con người
- Tính hình tuyến nói rõ hơn là các THNN kế tiếp nhau lần lượt theo thứ
tự thời gian chứ không thể xuất hiện đồng thời “vốn là vật nghe được, cái biểu
hiện của THNN diễn ra trong thời gian và có những đặc điểm vốn là của thời gian”, “nó có bề rộng: bề rộng đó chỉ có thể trên một chiều mà thôi: đó là một đường chỉ, một tuyến” [14, 144]
Khi nói về đặc trưng tín hiệu học của THNN tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu nhân tạo xã hội, có chức năng giao tiếp Tác giả so sánh với các hệ thống tín hiệu giao tiếp khác để thấy được ưu thế vượt trội của THNN Ngôn ngữ là một hệ thống đa chức năng, trong đó quan trọng là chức năng làm công cụ giao tiếp và tư duy Hai chức năng này được thực hiện không tách rời mà gắn chặt với nhau Ngôn ngữ còn thực hiện chức năng khá quan trọng khác đó là: thứ công cụ để tổ chức xã hội, duy trì quan hệ giữa người với người Và cũng cần lưu ý đến chức năng thi pháp của ngôn ngữ - chức năng
Trang 17thẩm mĩ của ngôn ngữ, chức năng làm cho ngôn ngữ là phương diện thứ nhất của loại hình nghệ thuật văn học Như vậy tính đa chức năng giúp phân biệt rõ ràng THNN với hệ thống tín hiệu giao tiếp khác và làm cho ngôn ngữ đóng vai trò là hệ thống cơ sở đối với các hệ thống tín hiệu khác nhau của con người 1.2.1 Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên
Đối với tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu nói chung là mối quan hệ võ đoán THNN có tính chất đa trị, cụ thể là:
- Một tín hiệu ngôn ngữ biểu thị nhiều nội dung khác nhau, như trường hợp các từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
- Nhiều tín hiệu ngôn ngữ biểu thị một nội dung (từ đồng nghĩa)
- Nội dung của mỗi tín hiệu ngôn ngữ có hai phần: hiện thực khách quan và thái độ, tình cảm, cách đánh giá đối với sự vật, hiện tượng
Các tín hiệu ngôn ngữ không tồn tại riêng rẽ mà có mối quan hệ qua lại với nhau tạo thành hệ thống chặt chẽ Các mối quan hệ thường được nhắc đến trong
hệ thống ngôn ngữ là:
- Quan hệ cấp độ: Hệ thống ngôn ngữ được tổ chức theo nhiều cấp độ từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn Mỗi yếu tố ở cấp độ cao hơn bao gồm nhiều yếu tố ở cấp độ thấp hơn Ngược lại, các đơn vị ở cấp thấp hơn kết hợp với nhau tạo nên một đơn vị ở cấp cao hơn Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố Các yếu tố đó nằm ở các cấp độ khác nhau Ngôn ngữ học khái quát chúng thành bốn cấp độ: âm vị, hình vị, từ và câu (trên câu là sản phẩm tự do của lời nói)
- Quan hệ đồng nhất và đối lập: Ngay ở các yếu tố cùng một cấp độ, bản thân các yếu tố thuộc cùng quan hệ dọc cũng có sự đồng nhất ở một mức độ nhất định Quan hệ đồng nhất và đối lập song song tồn tại, tức là cùng với sự đồng nhất bao giờ cũng có sự khác biệt và ngược lại Đồng nhất và đối lập chi phối toàn bộ tổ chức của hệ thống ngôn ngữ Nhưng tùy theo từng cấp độ, từng bình diện mà sự đồng nhất hoặc đối lập mang nội dung cụ thể
- Quan hệ liên tưởng: Theo quan niệm của F.De.Saussure, quan hệ liên tưởng
là quan hệ hình thành do sự liên tưởng là quan hệ hình thành do sự liên tưởng
Trang 18ngôn ngữ trên cơ sở sự tương đồng có thể của cái biểu đạt, cái được biểu đạt cũng có thế là tương đồng cả hai mặt Một từ nào đó bao giờ cũng có thể gợi lên tất cả những cái gì có thể liên tưởng đến nó bằng cách này hay cách khác
Ví dụ : Trong Tiếng Việt, khi nói đến biển lập tức có sự liên tưởng đến nước
mặn, hải âu, hải tặc, sóng… Chúng được liên tưởng dựa trên sự tương đồng về ý nghĩa
Theo quan niệm của ngôn ngữ học hiện nay, quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ có một sự tương đồng nào đó Do đó, các yếu tố có quan hệ dọc luôn luôn có quan hệ liên tưởng với nhau Ngược lại các yếu tố có quan hệ liên tưởng không hẳn có quan hệ trên trục dọc với nhau, không hẳn có thể thay thế được cho nhau Các yếu tố ngôn ngữ có quan hệ dọc với nhau theo các mức độ khác nhau Mức độ giống nhau càng cao thì càng có khả năng thay thế nhau trong chuỗi lời nói Đối với việc sử dụng ngôn ngữ, người nói hay người viết dựa vào quan hệ dọc để lựa chọn yếu tố ngôn ngữ khi sử dụng và thay thế các yếu tố Chính quan hệ của các yếu tố ngôn ngữ trên trục dọc là cơ
sở cho sự nhận xét, phân tích, bình giá của người đọc, người nghe hoặc của những người làm công tác nghiên cứu
- Quan hệ ngữ đoạn: Là quan hệ giữa các yếu tố cùng có mặt trong lời nói còn gọi là quan hệ hiện diện Khi giao tiếp, con người chỉ huy động một số yếu tố và chúng cùng tồn tại trong lời nói, những yếu tố không được huy động thì vắng mặt trong lời nói Quan hệ ngữ đoạn có thể tồn tại ở các cấp độ khác nhau trong
hệ thống ngôn ngữ Ngữ đoạn có thể hiểu là một tổ hợp gồm nhiều yếu tố ngôn ngữ Có thể phân biệt ngữ đoạn bên trong và ngữ đoạn bên ngoài, ngữ đoạn thuộc về ngôn ngữ và ngữ đoạn thuộc về lời nói
Các mối quan hệ này một mặt tác dụng khu biệt giá trị của từng yếu tố trong
hệ thống, mặt khác quy định chức năng chung của toàn bộ hệ thống Giá trị của một tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên được xác định ở mối quan hệ trong nội bộ hệ thống (quan hệ bên trong ngôn ngữ)
Trang 191.2.2 Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở tín hiệu ngôn ngữ
tự nhiên Nếu ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu nguyên cấp (hệ thống tín hiệu thứ nhất) thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ cấp (hệ thống tín hiệu thứ hai)
Từ góc độ thông tin – tín hiệu học, tác phẩm nghệ thuật được quan niệm như một loại thông điệp đặc biệt chứa đựng những sức mạnh tinh thần tham gia
và chiếm hữu hiện thực về thẩm mĩ Ngôn ngữ tự nhiên ngay cả khi đã sử dụng vào tác phẩm không phải và chưa hẳn đã là tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật Ý nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật không bao giờ chỉ dừng lại ở phạm vi tái tạo hiện thực mà phải là một tư tưởng, một ý nghĩ của nghệ sĩ Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên chỉ đóng vai trò là hình thức của nội dung tư tưởng nghệ thuật của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật
Trong tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là quan hệ có tính lý do và liên hội Tính liên hội đã giúp hình thức nghệ thuật trong văn học luôn thoát khỏi những giới hạn ngữ nghĩa thuần ngôn ngữ, trở thành những yếu tố có sức khái quát lớn về nội dung tư tưởng nghệ thuật
Giá trị của một ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu được quy định bởi những yếu
tố thuộc những mối quan hệ bên ngoài ngôn ngữ Sự thực hiện chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là sự thống nhất của mối quan hệ tiếp đoạn, quan hệ tuyến tính trong văn bản ngôn từ Khác với ngôn ngữ tự nhiên, trong ngôn ngữ nghệ thuật những mối quan hệ này là quan hệ mang tính hàm ẩn không biểu hiện một cách trực tiếp, tường minh
1.2.3 Đặc trưng của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Mỗi tác phẩm văn học là tổ hợp các tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật Cấu trúc của văn bản hình thành trên mối quan hệ điều chỉnh lẫn nhau của các tín hiệu được sử dụng trong tác phẩm Khi được sử dụng trong các văn bản, nó phải
Trang 20chịu những quy định trong kết cấu văn bản: quy tắc cú pháp, quy tắc sự cộng hưởng ngữ nghĩa của các yếu tố ngôn từ…
Mỗi hệ thống, trong sự hành chức của nó, đều có những hệ thống khác là môi trường hoạt động Môi trường của tác phẩm văn học là cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật bao gồm: cuộc sống - nhà văn - tác phẩm - bạn đọc Những nhân tố đó chi phối quá trình lựa chọn một yếu tố thành tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật Vậy, nói đến giá trị thẩm mĩ của một tín hiệu trong tác phẩm là giá trị sự lựa chọn thì cơ chế lựa chọn cần phân tích chính là nằm ở những mối quan hệ của tín hiệu với những nhân tố bên ngoài văn bản đó Từ đó hình thành những đường liên hệ giữa một ngôn ngữ nghệ thuật với các nhân tố của quy trình sáng tạo:
- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với phạm vi cuộc sống mà tác giả quan tâm, lựa chọn vào mục đích thẩm mĩ
- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với hệ thống cảm xúc nhà văn
- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với điều kiện lĩnh hội của bạn đọc
Do vậy, để phân tích giá trị thẩm mĩ của tín hiệu, phải đặt nó trong mối quan hệ điều chỉnh lẫn nhau giữa các nhân tố đó
Trong rất nhiều đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một số đặc tính sau:
Tính biểu trưng: Đây là đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật xét
trong mối quan hệ hai mặt: cái biểu hiện – cái được biểu hiện Đó là mối quan
hệ “có lý do” liên quan đến năng lực “biểu tượng hóa”, đến khả năng của tín
hiệu ngôn ngữ nghệ thuật là: vừa có tính chất biểu thị tức là chỉ ra, nói lên một cái gì; vừa có tính chất hàm nghĩa - sự thêm nghĩa trên một nghĩa có sẵn Cái được biểu hiện của nó có ít nhất hai thành phần nghĩa liên thông nhau: bề nổi được bộc lộ bề chìm luôn tiềm ẩn, gắn liền với những dự cảm, những vô thức cá
nhân, vô thức tập thể Pierce cho rằng: “Biểu trưng có quan hệ với những đối
tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta “gán” cho nó trong một hoàn cảnh nào đó… nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra
Trang 21mà thôi” Tính chất ước lệ này chỉ ra những lý do về mặt lịch sử xã hội trong
việc sử dụng cái biểu trưng, chỉ ra việc lựa chọn chất liệu – cái biểu hiện nào làm biểu trưng đều có lý do Cũng do tính biểu trưng, hiệu lực, giá trị của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật phụ thuộc vào cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đó, một “mật ước” của một cộng đồng mà có khi trái ngược với cộng đồng khác Ví dụ: Trăng, sao là hai hiện tượng thiên nhiên phổ biến nhưng người Việt ít khi đặt hai hình ảnh này ở trong thế đối lập Để phê phán người
không chung thủy trong quan hệ vợ chồng, người Việt nói: “có trăng quên đèn”
Trăng đẹp mà xa vời còn đèn dẫu chẳng rực rỡ nhưng lại gần gũi thân thiết Mùa trăng chỉ thoáng qua, hư ảo, đèn dẫu không lung linh nhưng thân thiết bền chặt, không thay dạng đổi hình Đây chính là cơ sở liên tưởng để tạo nên câu tục ngữ trên Nó vừa là sự phê phán vừa là lời khuyên, sự cảnh tỉnh Đối với người Châu
Phi lại khác: “Một khi đã có trăng bạn sẽ không buồn quan tâm đến sao” Câu
triết lý này không có sự tương đồng với câu tục ngữ Việt Nó cho thấy sự thay đổi như là một quy luật của tình cảm con người
Tính truyền thống và cách tân: Truyền thống là những thông tin ngữ nghĩa
của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật đã được “kí mã sẵn”, có thông tin được bắt nguồn từ cổ mẫu của vô thức nhân loại Cổ mẫu hay mẫu gốc “là một hình
tượng được lặp đi lặp lại trong quá trình lịch sử ở khắp nơi mà tưởng tượng sáng tạo có mặt Nó là kết quả của vô vàn cảm xúc cùng một kiểu được định hình từ kinh nghiệm điển hình của nhiều triệu thế hệ” Như vậy tính truyền
thống thể hiện ở những ý tưởng điển hình thường xuất hiện trở đi trở lại biểu thị những quan hệ, quan niệm truyền thống, cả sức sống mãnh liệt mang tính ước
lệ Tính cách tân thể hiện ở sự đổi mới, sáng tạo khi sử dụng tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật Song cách tân phải quan hệ biện chứng hữu cơ với truyền thống Chính trong tương quan với truyền thống, những nét mới mẻ độc đáo của mỗi tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật mới được bộc lộ Cách tân có thể là việc sáng tạo một tín hiệu trước đây chưa từng có Nhưng chủ yếu vẫn là ở sự cải tạo, đổi mới các tín hiệu có sẵn
Trang 22Thành tựu khoa học thể kỷ XX về logic đã chỉ ra một đặc trưng cơ bản của tư duy con người, tư duy nghệ thuật là tư duy mờ mà L.A.Zedech gọi là “
suy luận gần đúng” Theo đó, hiện tượng tập mờ có tính phổ biến trong khách
quan, càng phổ biến với độ mờ cao hơn, sâu đậm hơn trong ý thức con người phản ánh vào ngôn ngữ, nhất là vào ngôn ngữ nghĩa phát ngôn do gắn với các nhân tố ngữ cảnh, độ mờ ấy còn nhân lên gấp bội Khái quát “non-finito” nghĩa
là “không hoàn thiện”, “không nói hết”… của chủ thể tiếp nhận, vừa khẳng định tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật là loại của giao tiếp đa nghĩa Nghĩa và ý nghĩa của
nó trong giao tiếp nghệ thuật gần như vô tận
1.3 Tín hiệu thẩm mĩ 1.3.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ
“THTM là TH thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành
nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi tiết, những sự việc, hiện tượng, những cảm xúc… thuộc đời sống hiện thực tâm trạng), những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn học; các yếu tố của chất liệu màu sắc với hội họa; âm thanh, nhịp điệu với
âm nhạc…) được lựa chọn và sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ…” [1, 23]
Nói đến “phương tiện” của nghệ thuật phải tính đến hai mặt, mặt thể chất
và mặt tinh thần Mặt thể chất có thể dễ dàng nhận biết qua các chất liệu được
sử dụng trong ngành nghệ thuật (như đường nét, màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc, ngôn ngữ trong văn học…) Còn mặt tinh thần thì phức tạp hơn vì nó bao hàm nhiều lớp ý nghĩa, nhiều tầng khái quát hóa, trừu tượng hóa mang tính thẩm mĩ THTM được coi là chìa khóa để đi vào khám phá chiều sâu của tác phẩm nghệ thuật và cái làm nên giá trị nghệ thuật lại nằm ở sức khái
quát của những nội dung hình tượng “đồ sộ hơn rất nhiều so với ý nghĩa của
bản thân thực tế, cuộc sống…”[13, 14]
Riêng phương diện nghệ thuật ngôn ngữ từ, các yếu tố hiện thực muốn trở thành THTM trong các tác phẩm văn học phải thông qua con đường biểu đạt
Trang 23của ngôn ngữ Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn học vừa là chính nó vừa là cái biểu đạt cho THTM, mang nội dung thuộc THTM (ý nghĩa thẩm mĩ)
Nói như Đỗ Hữu Châu: “THTM là phương tiện sơ cấp của văn học Ngôn ngữ
thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp - THTM THNN tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức - CBH của THTM” [6, 18] Có thể hình dung
THTM trong tác phẩm văn học dựa vào sơ đồ như sau:
[13, 28]
Từ sơ đồ trên có thể thấy mối quan hệ giữa THNN với THTM trong văn học, CBH và CĐBH của THNN là CBH cho một CĐBH khác (ý nghĩa thẩm mĩ) THTM trong ngôn ngữ văn học là kiểu tín hiệu đặc biệt, được tổ chức lại
từ THTM nguyên cấp (sự vật, hình ảnh, hoạt động…) và THNN (được coi là
TH bậc hai xét trong mối quan hệ với TH nguyên cấp) Lotman cho rằng:
“Nghệ thuật ngôn ngữ từ dù cũng dựa vào ngôn ngữ tự nhiên, nhưng với điệu
kiện là để cải biến nó thành thứ ngôn ngữ của mình, ngôn ngữ thứ sinh - ngôn ngữ của nghệ thuật”, nghĩa là ngôn ngữ nghệ thuật mang những phẩm chất
thẩm mĩ, có sự vượt chuẩn so với ngôn ngữ thông thường
Trang 241.3.2 Một số quan niệm về tín hiệu thẩm mĩ Các nhà nghiên cứu đã có những cách tiếp cận khác nhau trong việc nghiên cứu THTM Nguyễn Phan Cảnh cũng là một tác giả quan tâm đến vấn đề
này Trong chuyên luận “Ngôn ngữ thơ” tác giả không gọi là THTM và chưa
nêu ra một ý nghĩa nào cụ thể mà xác định nó bằng cách phân lập các chuỗi ngữ lưu Theo Nguyễn Phan Cảnh chuỗi ngữ lưu mà với chúng nhà nghệ sĩ xây dựng tác phẩm của mình, được thể hiện ra dưới dạng: Phân lập và không phân lập
“Một chuỗi được gọi là phân lập nếu trong ngữ lưu diễn ra, người nói cảm thấy
có thể tiếp tục nói, không bị hạn chế về độ dài, nghĩa là một chuỗi ngữ lưu có tính chất mở Còn nếu trong khi thực ngữ lưu có tính chất đóng như thế gọi là chuỗi không phân lập” [3, 63] Như vậy tương đương với đơn vị phân lập được
là những tín hiệu đơn và còn lại là chuỗi không phân lập Tác giả đã tập trung nghiên cứu tín hiệu đơn trên hai trục ẩn dụ và hoán dụ, tạo thành một mạch ngầm trong văn bản chi phối sự hoạt động của các THTM Đồng thời tác giả đã phân tích khá kĩ các cấu trúc và chức năng của TH dựa trên hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ: thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp, làm cơ sở cho việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của TH trong ngôn ngữ văn chương
Giáo sư Đỗ Hữu Châu là người đã nghiên cứu khá hệ thống về THTM Tác giả đã đưa ra nhiều cách phân loại và điều kiện cần có của một tín hiệu và cũng khẳng định THTM luôn nằm trong một hệ thống nhất định, chịu sự chi phối của
hệ thống đó Nó có khả năng biểu hiện cao hơn so với các tín hiệu thông thường khác vì bản thân nó mang ý nghĩa biểu tượng, do đó THTM có sự tác động mạnh mẽ đến người đọc Tác giả đã chia THTM thành hai cấp độ: tín hiệu cơ
sở (tín hiệu đơn) và tín hiệu xây dựng (tín hiệu phức) Đỗ Hữu Châu cũng đã nêu ra tính trừu tượng và cụ thể (chính là vấn đề hằng thể và biến thể) của THTM làm cơ sở lí thuyết quan trọng cho việc phân tích một THTM trong tác phẩm văn chương Khi xem xét biến thể THTM trong tác phẩm văn học chú ý xem xét:
Trang 25- Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một THTM hằng thể trong tác phẩm văn học
- Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của THTM hằng thể nói trên (chẳng hạn, trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã dùng rất nhiều tên gọi khác
nhau để chỉ một hiện tượng trăng: trăng, nguyệt, thỏ, cung quảng, cung mây,
hằng, thềm quế…Tất cả để mang một nghĩa biểu vật chung)
- Các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa THTM hằng thể đó với THTM khác cùng xuất hiện Ngoài ra tác giả cũng đã chỉ ra được tính đẳng cấu
của THTM; “rất nhiều THTM được sử dụng trong văn học, trong hội họa, trong
điện ảnh, trong âm nhạc… như những TH đồng nghĩa (có thể là đồng cảm xúc) Chỉ khác nhau ở sự thể hiện bằng các chất liệu riêng của từng ngành” [6, 572]
Đối với mỗi nhà văn, cái mới trong sử dụng THTM chủ yếu vẫn là ở sự cách tân các THTM, từ những THTM sẵn có trong truyền thống mang đến cho nó những
ý nghĩa mới
* Tín hiệu thẩm mĩ trong hoạt động lời nói
THTM khác tín hiệu thông thường khác ở khả năng biểu hiện, ở sức gợi do
nó mang ý nghĩa biểu trưng Vậy trường hợp nào thì một tín hiệu thông thường
có thể chuyển đổi chức năng thành THTM? Đó là khi nó mang một lượng nghĩa mới, gợi nhớ cảm xúc và hình ảnh, bổ sung lượng thông tin cơ bản ở người tiếp nhận Lượng nghĩa mới này mang một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, nó có khả năng gợi nhớ hình ảnh cụ thể; thứ hai nó có khả năng gợi nhớ cảm xúc; thứ ba
nó có khả năng gợi lên những trường liên tưởng khác ngoài ý nghĩa chứa đựng trong một tín hiệu thông thường Vì vậy THTM không chỉ xuất hiện trong câu thơ, bài thơ mà còn có thể xuất hiện nó trong văn xuôi, trong lời nói
Chức năng của những tín hiệu thông thường là chức năng thông tin và tạo câu Còn THTM ngoài những chức năng trên nó còn có chức năng rất quan trọng đó là chức năng biểu hiện Đặc biệt, từ ngữ trong thơ được mã hóa chặt chẽ, hàm súc, cô đọng, sức biểu hiện lớn Tuy nhiên chức năng thẩm mĩ của một tín hiệu không phải đồng đều nhau, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của nó trong
Trang 26những ngữ cảnh cụ thể, có vị trí nó có khả năng tạo hình tượng, có vị trí THTM lại có khả năng gợi cảm xúc, có vị trí THTM có thể phát động một liên tưởng rộng lớn Nhưng cũng có những THTM có khả năng cùng đảm nhận các chức năng trên Do đó THTM có sự tác động mạnh mẽ đến người đọc và sự tác động của THTM cũng không phải là sự tác động tạo nên nhưng phản ứng tức thì theo
những thông điệp nhất định mà đó là “tác động thẩm mĩ” Quá trình tác động
thẩm mĩ chính là sự kích thích những năng lực tưởng tượng và cảm xúc một cách có định hướng rõ rệt nhằm cung cấp cho con người một khả năng tự ý thức,
tự soi chiếu cái bản thể của mình Như vậy, THTM xuất hiện cả trong lời nói giao tiếp, trong văn xuôi với những ngữ cảnh thuyết minh tạo sự chuyển đổi chức năng của tín hiệu, có khả năng gợi cảm xúc và hình ảnh cho người tiếp nhận
* Kết luận: Trăng trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử là một tín hiệu
thẩm mĩ Bởi thế, chúng tôi sử dụng các lí thuyết cơ bản về tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương trên đây làm cơ sở để nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ này Đồng thời chúng tôi ®i s©u phát hiện ra các quan hệ của nó, đặc biệt đặt nó trong ngữ
cảnh, trong khả năng kết hợp để tìm hiểu giá trị của THTM trăng trong việc thể
hiện ý nghĩa tư tưởng của thi nhân
Trang 27CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI TÍN HIỆU
THẨM MĨ TRĂNG TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ HÀN MẶC TỬ 2.1 Kết quả thống kê, phân loại THTM trăng trong thơ Xuân Diệu 2.1.1 Bảng thống kê phân loại THTM trăng trong thơ Xuân Diệu
2.1.2 Nhận xét kết quả thống kê phân loại Khảo sát 97 bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng chúng tôi thống kê
có 28 bài xuất hiện THTM trăng (với 82 phiếu) Từ đó cho thấy tín hiệu thẩm
mĩ trăng được sử dụng nhiều và đưa lại hiệu quả sáng tạo cao Với những ý
nghĩa biểu trưng cụ thể sau:
2.1.2.1 Trăng với vai trò tạo không gian nghệ thuật
Bên cạnh những THTM thiên nhiên khác (như gió, hoa, sương, nắng…),
trăng là tín hiệu thÈm mĩ góp phần không nhỏ tạo nên không gian tình ái trần thÕ
tươi đẹp trong thơ Xuân Diệu Ở loại này, chúng tôi thống kê được 36 phiếu
(chiếm 43,91 %)
Ví dụ:
Trăng từ viễn xứ
Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn
Ý nghĩa biểu trưng
Cái Đẹp Tâm trạng
thi nhân
Thời gian nghệ thuật
Tổng sè
Số lần xuất hiện
Trang 28Gió theo trăng từ biển thổi qua non
Buồn theo gió lan qua từ thoáng rợn
(Lời kĩ nữ) Hay:
Huy hoàng trăng lộng nguy nga gió
Xanh biếc trời cao bạc đất bằng (Buồn trăng)
Trăng vừa đủ sáng để gây mơ
Gió nhịp theo đêm không vội vàng Khí trời quanh tôi làm bằng tơ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ
(Nhị hồ)
2.1.2.2 Trăng biểu trưng cho cái Đẹp
Trăng xuất hiện là THTM biểu trưng cho cái Đẹp trong th¬ Xu©n DiÖu
chiếm tỉ lệ cao, xuất phát bởi Xuân Diệu là một hồn thơ yêu đời, khát khao tận hưởng mäi vẻ đẹp của cuộc sống ë lo¹i nµy chóng t«i th«ng kª ®îc 36/82 phiÕu (chiÕm 43,91%)
Ví dụ:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
(Đây mùa thu tới)
Trăng, hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây Trăng, đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí
(Ca tụng)
Hay : Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Cảm xúc)
Trang 292.1.2.3 Trăng biểu trưng cho tõm trạng của thi nhõn
Xuõn Diệu thường gửi gắm tõm trạng qua những hỡnh ảnh thiờn nhiờn
Đặc biệt trăng trong thơ ụng là nơi thi nhõn thể hiện lũng mỡnh, những cảm xỳc nhung nhớ cụ đơn Trăng với ý nghĩa biểu trưng cho tâm trạng thi nhân, chúng
tụi thống kờ được 7 phiếu (chiếm 8,54%)
Vớ dụ: Trăng nhập vào dõy cung nguyệt lạnh
Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần
Đàn buồn đàn lặng ụi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngõn (Nguyệt cầm)
Hay : Trăng ngà lạnh lẽo buụng như tuyết
Trong suốt khụng gian tịch mịch đời
(Buồn trăng)
2.1.2.4 Trăng biểu trưng cho thời gian nghệ thuật
THTM trăng còn được Xuân Diệu sử dụng thể hiện thời gian nghệ thuật,
những ám ảnh về sự trôi chảy của thời gian trong thi nhân ở loại này chúng tôi
thống kờ được 3 phiếu (chiếm 3,65%)
Vớ dụ: Hoa nở để mà tàn
Trăng trũn để mà khuyết
Bốo hợp để mà tan Người gần để ly biệt Hoa thu khụng nắng cũng phai màu…
(Hoa nở để mà tàn)
Hoặc: Trăng thu giú hố
Đổi bờ thay đê Nước thuyền xuống biển Thuyền khụng trở về
(Thời gian)
Trang 30* Nhận xét: Qua thống kờ phõn loại, có thể thấy THTM trăng xuất hiện nhiều trong thơ Xuõn Diệu trước Cỏch mạng (với 82 phiếu trong 28 bài thơ)
Trong đú, THTM trăng với việc tạo khụng gian nghệ thuật và biểu trưng cho cỏi
Đẹp được sử dụng nhiều nhất chiếm 43,91%; cũn 8,55% biểu trưng cho nỗi
thương nhớ cụ đơn và 3,65% THTM trăng thể hiện thời gian nghệ thuật Điều
đú chứng tỏ, Xuõn Diệu luụn cố gắng kiếm tỡm, tận hưởng hết mỡnh cỏi Đẹp, nhất là vẻ đẹp của cuộc sống trần thế Bởi cũng như cỏc nhà thơ lóng mạn khỏc, Xuõn Diệu yờu cỏi Đẹp, say mờ và ham muốn khỏm phỏ tận cựng của cỏi Đẹp Cỏi Đẹp với ụng là tất cả sự sống muụn hỡnh muụn vẻ nơi trần thế, nú trở thành cảm hứng nghệ thuật của thi nhõn
Thờm vào đú, Xuõn Diệu là một thi sĩ luụn khỏt khao giao cảm với đời,
luôn mang trong mỡnh nỗi buồn của cỏi tụi thế hệ Vỡ thế trăng trong thơ ụng
cũn biểu trưng cho cỏi sắc lạnh trong lũng người, cảm giỏc cụ đơn đến tội nghiệp của cỏi tụi trữ tỡnh nơi Xuõn Diệu
Mặt khỏc, Xuõn Diệu mang trong mỡnh quan niệm sống cuống quýt vội
vàng, bởi thế THTM trăng còn được sử dụng thể hiện bước đi của thời gian, nỗi
ỏm ảnh về sự trụi chảy của bước đi thời gian trong thơ Xuõn Diệu Việc sử dụng
linh hoạt THTM trăng trong thơ Xuân Diệu vừa thể hiện một tõm hồn thơ trẻ
trung lóng mạn, tinh tế nhạy cảm vừa cho thấy một trớ tưởng tượng kỳ diệu, phong cách nghệ thuật độc đáo của thi nhân ấy
Trang 312.2 K ết quả thống kê, phân loại THTM trăng trong thơ Hàn Mặc Tử 2.2.1 B¶ng thống kê, phân loại THTM trăng trong thơ Hàn Mặc Tử
2.2.2 Nhận xét kết quả thèng kª ph©n lo¹i
Khảo sát và thống kê 156 bài thơ của Hàn Mặc Tử có đến 88 bài xuất hiện
tín hiệu thẩm mĩ trăng chiếm 50% với 189 phiếu Trăng mang nhiều ý nghĩa
biểu trưng sâu sắc
2.2.2.1 Trăng với vai trò tạo không gian nghệ thuật Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ đóng vai trò là không gian miêu
tả với những đêm trăng mông lung huyền ảo mà còn làm nền cho những tâm trạng cảm xúc của thi nhân Ở loại này chúng tôi thống kê được 35 phiếu (chiếm
18,52%)
Ví dụ:
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng Không một tiếng gì nghe động chạm Dẫu là tiếng vỡ của sao băng…
(Đà Lạt trăng mờ)
Ý nghĩa biểu trưng của THTM
trăng
Kết quả Thống kê
Không gian nghệ thuật
Cái đẹp Tình ái Đau
thương
Đức tin
Tổng
số
Số lần xuất hiện (phiếu)
Tỷ lệ (%) 18,52 30,16 11,11 16,93 23,28 100
Trang 32Lạnh quỏ ỏnh trăng khụng sỏng mấy
Cho nờn muụn dặm ở ngoài kia
Em đang mong ngúng, em đang nhớ Bứt rứt lũng em muốn trở về
(Thao thức)
2.2.2.2 Trăng biểu trưng cho cỏi Đẹp
THTM trăng trong thơ Hàn Mặc Tử thường xuất hiện biểu trưng cho cỏi
Đẹp Ở loại này chỳng tụi thống kờ được 57/189 phiếu (chiếm 30,16%),
Vớ dụ:
Trăng nằm súng xoài trờn cành liễu
Đợi giú đụng về để lả lơi…
(Bẽn lẽn)
Mới lớn lờn trăng đó thẹn thũ
Thơm như tỡnh ỏi của ni cụ
(Huyền ảo) 2.2.2.3 Trăng biểu trưng cho tỡnh ỏi
THTM trăng biểu trưng cho tỡnh ỏi trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện với
tần số khỏ cao Ở loại này chỳng tụi thống kờ được 21 phiếu (11,11%)
Vớ dụ:
Búng Hằng trong chộn nằm nghiờng
Lả lơi tắm mỏt làm duyờn gợi tỡnh (Uống trăng)
Hay: Búng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Giú thu lọt cửa cọ mài chăn
Trang 33phiếu (chiếm 16,93%) THTM trăng biểu trưng cho nỗi cô đơn đau thương giằng
xé trong tâm hồn thi nhân
Ví dụ:
Loạn rồi! Loạn rồi! Ôi giếng loạn
Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng thiên
Nhảy ùm xuống riếng vớt xác trăng lên…
Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
(Một nửa trăng) Hay: Say! Say lảo đảo cả trời thơ
Gío rít tầng cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra (Say trăng)
2.2.2.5 Trăng biểu trưng cho đức tin thiêng liêng Trăng biểu trưng cho đức tin thiêng liêng cao cả là một điểm nổi bật của
thơ Hàn Mặc Tử khi viết về trăng ë lo¹i nµy chúng tôi thống kê được 44 phiếu
(chiếm 23,28%)
Ví dụ:
Trăng vàng trăng ngọc bán sao đang
Trăng, trăng, trăng! Là trăng, trăng, trăng Trăng sáng, trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi cầu nguyện cho trăng tôi
(Trăng vàng, trăng ngọc)
Hay: Trời hôm nay bình an như nguyệt bạch
Đường trăng sáng ánh sáng tuyệt vời bay…
(Đêm xuân cầu nguyện)
Trang 34Hào quang võy lấy điều chiờm bao Chỳa hiện ra trong điệu nhạc nào
Đầy rẫy no nờ nguồn sỏng lỏng
Rất nờn trăng ngọc với vàng sao
( Xuõn như ý)
* Nhận xét: Qua khảo sỏt thống kờ, cú thể thấy trăng là một tớn hiệu
thẩm mĩ xuất hiện nhiều nhất trong thơ Hàn Mặc Tử (với 189 phiếu ở 88 bài
thơ) mang nhiều ý nghĩa biểu trưng Trong đú trăng với vai trũ tạo khụng gian nghệ thuật chiếm 18,52%; trăng biểu tượng cho cỏi Đẹp chiếm 30,16%; biểu
tượng cho tỡnh ỏi 11,11%; nỗi đau thương chiếm 16,93% và đức tin chiếm 23,28%
Cũng như Xuõn Diệu, là một thi sĩ lóng mạn, Hàn Mặc Tử say mờ cỏi
Đẹp, cỏi Đẹp là một điều thi nhõn ước ao ngưỡng vọng được khỏm phỏ Vỡ thế
THTM trăng biểu trưng cho cỏi Đẹp chiếm tỷ lệ lớn trong thơ Hàn Mặc Tử
Đồng thời, xuất phỏt từ cuộc đời nhiều đau thương mất mỏt, nỗi đau về thể xỏc
và tinh thần của một thanh niờn tràn đầy sức sống chịu cừi giam cầm vỡ bệnh
tật Cho nên thi sĩ Hàn tỡm đến trăng để cứu rỗi tõm hồn, một điểm sỏng ấm núng chúi nờn giữa sắc lạnh của cừi đời Núi như Chu văn Sơn: “Hành trỡnh thơ
Hàn Mặc Tử đi từ mựa xuõn và vẻ xuõn tỡnh trần thế của trốn non nước thanh
tỳ với ỏnh sỏng tinh khụi; qua mựa thu đau thương đầy búng tối để đến với cừi xuõn khỏc: Xuõn thiờng, xuõn như ý tràn ngập một ỏnh sỏng Huyền Diệu” [15,
133 – 134] Cừi xuõn thiờng, xuõn như ý chớnh là cừi mơ, cừi trăng Vậy là, với Hàn Mặc Tử trăng trở thành cừi bất tử, một “vũ trụ tinh thần bớ ẩn siờu nghiệm,
siờu linh” để nhà thơ bấu vớu, nương tựa Theo đó THTM trăng trong thơ ông
biểu trưng cho đức tin thiêng liêng chiếm tỉ lệ cao
Cú thể khẳng định khụng ai viết về trăng nhiều như Hàn Mặc Tử và cũng khụng ở đõu trăng hiện lờn độc đỏo sinh động sống đời sống cảm xỳc mónh liệt như trong thơ thi sĩ Hàn Trăng cú một vị thế riờng vụ cựng đặc biệt trong thơ
Trang 35của Hàn Mặc Tử, để rồi những vần thơ viết về trăng của thi sĩ ấy mãi để lại dư
âm sâu sắc trong bạn đọc