1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu

138 1,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ NGỌC THƯ

KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ

“MÙA XUÂN” VÀ “TRÁI TIM ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ

THÁI NGUYÊN- 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ NGỌC THƯ

KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ

“MÙA XUÂN” VÀ “TRÁI TIM ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 602201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN

Trang 3

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đối với PGS TS Nguyễn Đức Tồn đã

nhiệt tình, tận tâm và chu đáo hướng dẫn em thực hiện luận văn này

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Viện Ngôn ngữ học cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học

Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, các em sinh viên và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008 Tác giả

Đỗ Ngọc Thư

Trang 4

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TH: Tín hiệu

THTM: Tín hiệu thẩm mĩ THHT: Tín hiệu hằng thể

THTMHT: Tín hiệu thẩm mĩ hằng thể BTTV: Biến thể từ vựng

BTQH: Biến thể quan hệ BTKH:Biến thể kết hợp YNTM: Ý nghĩa thẩm mĩ

CÁC KÍ HIỆU CỦA CÁC TẬP THƠ Thơ thơ: T1

Gửi hương cho gió:T2 Ngọn quốc kì:T3 Riêng chung: T4 Mũi Cà Mau: T5

Cầm tay: T6 Một khối hồng: T7

Hai đợt sóng: T8 Tôi giàu đôi mắt: T9 Hồn tôi đôi cánh: T10

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I.Lý do chọn đề tài 1

II.Lịch sử vấn đề 2

III.Mục đích và đối tượng nghiên cứu 3

IV.Phạm vi nghiên cứu 4

V.Phương pháp nghiên cứu 4

1.3 Tín hiệu thẩm mĩ và ngôn ngữ văn học 30

1.4 Tín hiệu thẩm mĩ văn chương 32

1.5 Tiểu kết chương I 34

CHƯƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” TRONG THƠ XUÂN DIỆU 2.1 Dẫn nhập 37

Trang 6

2.2.Kết quả khảo sát 39

2.3.Tín hiệu hằng thể “Xuân” 41

2.4.Các biến thể của tín hiệu hằng thể “Xuân” 48

2.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Xuân” 48

2.4.2.Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Xuân” 51

2.4.3.Biến thể quan hệ của tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” 57

2.4.3.1.Các tín hiệu BTQH là danh từ, cụm danh từ 57

3.4.Biến thể của tín hiệu hằng thể “Trái tim” 81

3.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Trái tim” 82

3.4.2 Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Trái tim” 85

3.4.2.1 Ý nghĩa thẩm mĩ “tình yêu" của BTKH “trái tim” 86

3.4.2.2.Ý nghĩa thẩm mĩ “trái tim công dân”của BTKH“Trái tim” 89

3.4.3 Biến thể quan hệ của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ trái tim 98

Trang 7

MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

1 Nói đến tín hiệu thẩm mỹ là nói đến vấn đề có liên quan đến nhiều chuyên ngành, bởi vậy nó được xem xét dưới nhiều góc độ, đặc biệt là những tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương Một tín hiệu ngôn ngữ thông thường khi đi vào thế giới thơ ca thì đã được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ - ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương Tín hiệu văn chương nói riêng và tín hiệu thẩm mĩ nói chung có thể được hiểu là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, tâm trạng, cảm xúc Những yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn chương; như các yếu tố của chất liệu mằu sắc với hội họa; âm thanh, tiết tấu với âm nhạc được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ

Như vậy, một tín hiệu thẩm mĩ phải hội tụ đủ các nhân tố sau: 1) cái biểu hiện, đây là hình thức vật chất nghệ thuật 2) Cái được biểu hiện là các giá trị ý nghĩa thẩm mĩ 3) Chủ thể sáng tạo( thế giới phát ngôn và tiếp nhận) 4) Thuộc một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ nhất định

Chính vì vậy khi xem xét cấu trúc của tín hiểu thẩm mĩ cần thấy tính hệ thống của nó được biểu hiện ở bình diện trừu tượng và cụ thể Thuộc bình diện trừu tượng là những hằng thể “ nguyên mẫu” có tính cố định, bất biến Thuộc bình diện cụ thể là những biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong mỗi lần xuất hiện nó mang tính hiện hữu cụ thể sinh động

Thực tế cho thấy nghiên cứu giá trị của tín hiệu thẩm mĩ là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện và việc nghiên cứu hệ thống tín hiệu thẩm mĩ cũng chính là nghiên cứu cấu trúc hình tượng mang tính cụ thể hiện hữu của tác phẩm nghệ thuật Tìm hiểu các tín hiệu văn chương là phải tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó Khi phân tích một tín hiệu văn chương, chúng ta phải bám sát vào tổ hợp ngôn ngữ biểu hiện nó để phân tích

Trang 8

Chính vì vậy, để hiểu và đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học một tác phẩm văn học rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm Do đó gần đây vấn đề Tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên ở Việt Nam công việc nghiên cứu THTM văn chương cũng mới chỉ là bắt đầu

2 Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và Thơ Mới nói riêng, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học hết sức rực rỡ Đặc biệt trong lĩnh vực thơ tình yêu thì có lẽ cho đến nay vẫn chưa có ai xứng đáng hơn Xuân Diệu vớidanh hiệu: Nhà thơ tình lớn nhất trong văn học Việt Nam hiện đại - như nhiều nhà phê bình văn học trong và ngoài nước nghiên cứu Xuân Diệu đã đánh giá: Thế Lữ, Hà Minh Đức, Hoài Thanh- Hoài Chân, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Bùi Vợi, Alêchxây Vaxiliep, Mirây Găngxen, Blaga Đimitrôva

Nhưng trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng này, hầu như còn ít có người quan tâm tới tài năng của Xuân Diệu trong lĩnh vực ngôn ngữ Ở đây chúng tôi muốn bàn về “Mùa xuân- Trái tim” trong thơ tình Xuân Diệu dưới góc độ là những tín hiệu thẩm mĩ nhằm góp phần khẳng định một cách tiếp cận mới các hình tượng văn học từ góc độ lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ để góp thêm tiếng nói ca ngợi tài năng xuất chúng của nhà thơ, đồng thời phục vụ cho việc giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường hiện nay, và ở mức độ nhất định góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ các thi phẩm của Xuân Diệu nói riêng, các tác phẩm thơ ca nói chung

II Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương có rất nhiều hướng đi, song những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được soi rọi dưới cái nhìn của ngôn ngữ học hiện đại; trong đó vấn đề lí thuyết về tín hiệu tỏ ra rất có ưu thế Ở nước ta, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ đã được các tác giả như Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đào Thản, Phan Ngọc, Đái Xuân Ninh quan tâm nghiên cứu nhiều

Trang 9

Nhiều luận án triển khai theo hướng nghiên cứu này cũng đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học; đồng thời đã có những đóng góp bổ sung quan trọng vào lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ Có thể

kể đến các luận án của tác giả Trương Thị Nhàn “ Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của THTM- không gian trong ca dao”, Phạm Thị Kim Anh “Tín hiệu thuộc trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam”, Bùi Thị Hồng “Tìm hiểu vấn đề tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Huy Cận”, Lê Thị Tuyết Hạnh “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh” Nhiều luận văn và các bài viết khác cũng góp phần khẳng định thế mạnh

của hướng nghiên cứu này

Các nhà nghiên cứu Xuân Diệu mới tập trung vào tìm hiểu các tác phẩm của ông từ góc độ văn học Những công trình nghiên cứu các tác phẩm của nhà thơ từ góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiều Riêng việc nghiên cứu thơ Xuân Diệu từ lí

thuyết Tín hiệu thẩm mĩ nói chung, đặc biệt tín hiệu Tín hiệu thẩm mĩ Mùa

xuân/Trái tim trong thơ ông hầu như cho đến nay vẫn chưa thấy có công trình

chuyên khảo nào Đây chính là lí do chính để đề tài luận văn của chúng tôi dành cho vấn đề còn bỏ ngỏ này

III Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu

1 Mục đích : Dựa trên những cơ sở lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ, chúng tôi mong muốn tiếp tục thể nghiệm phương pháp nghiên cứu văn học dưới cái nhìn của tín hiệu học nói chung, ngôn ngữ học nói riêng, đồng thời đóng góp tiếng nói khẳng định thêm những thành công của thơ Xuân Diệu nói riêng và dòng thơ ca lãng mạn nói chung, qua đó khắc họa phong cách ngôn ngữ của thi sĩ này

2 Đối tượng nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ có ý nghĩa quan trọng trong phong cách thơ tình Xuân Diệu nói riêng và trong dòng văn học lãng mạn nói chung là các

tín hiệu “Mùa xuân” và “trái tim” vốn đã trở thành những biểu tượng quen thuộc,

thân thiết không chỉ đối với người Việt Nam mà cả nhân loại, đồng thời chúng đã

Trang 10

đi vào văn chương và trở thành những tín hiệu thẩm mĩ, những hình tượng nghệ thuật đặc sắc

IV Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khảo sát của đề tài là các tập thơ: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió, Ngọn quốc kỳ, Riêng chung, Mũi Cà Mau, Cầm tay, Một khối hồng, Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt, Hồn tôi đôi cánh Đây là những tác phẩm của Xuân Diệu viết trước và sau CMT8

V Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương

pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:

1 Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại:

Luận văn tiến hành thống kê tần số xuất hiện của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ

“Mùa xuân”-“Trái tim” trong mọi hoàn cảnh xuất hiện của chúng - dưới dạng hằng thể , biến thể và các yếu tố ngôn ngữ khác cùng xuất hiện với các tín hiệu thẩm mĩ này

2 Phương pháp phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học tức phân tích nghĩa của từ theo ngữ cảnh sử dụng: Phương pháp này được áp dụng khi khảo sát sự xuất

hiện của các từ ngữ chỉ “mùa xuân” và “trái tim” cùng với các từ ngữ khác xuất

hiện kèm theo ở những ngữ cảnh khác nhau trong thơ Xuân Diệu với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ văn chương, phân tích ý nghĩa của các từ ngữ đó trong từng hoàn cảnh sử dụng, đối tượng sử dụng

3 Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống để tìm sự khác biệt ngữ nghĩa giữa

các từ đồng nghĩa: Các từ ngữ cùng chỉ về “mùa xuân” hoặc “trái tim” tuy là

đồng nghĩa nhưng ở mỗi ngữ cảnh sử dụng từ chúng lại có sự khác nhau về ý nghĩa, về sắc thái biểu cảm - đánh giá và phạm vi sử dụng

Trang 11

VI Những dự kiến đóng góp

Thực hiện đề tài “Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “Mùa xuân” và “trái tim”

trong thơ Xuân Diệu”, chúng tôi mong muốn có được những đóng góp nhất định đối với sự phát triển chuyên ngành Việt ngữ học trong lĩnh vực tín hiệu thẩm mĩ văn chương vốn còn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta Đồng thời luận văn cũng mong muốn góp thêm cứ liệu làm rõ cơ chế hình thành - giải mã tín hiệu thẩm mĩ văn chương gắn với cấu trúc tác phẩm, đặc trưng thể loại và phong cách tác giả Chúng tôi hi vọng rằng những kết quả đạt được của luận văn này sẽ có những bổ sung đối với bộ môn phong cách học và giúp ích thiết thực cho việc giảng dạy tác phẩm của Xuân Diệu trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ học

Trang 12

Chương 1:

CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MỸ

Tín hiệu thẩm mĩ (THTM) có liên quan đến nhiều chuyên ngành, bởi vậy nó phải được xem xét dưới nhiều góc độ, đặc biệt là những tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước bàn về tín hiệu thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học, chẳng hạn như: M.B.Khrapchencô, Iu.A.Philipiep, Đỗ Hữu Châu, Trần Đình Sử, Hoàng Trinh, Nguyễn Lai…

Vận dụng các cơ sở lí thuyết ngôn ngữ học như: các lí thuyết về tín hiệu, hoạt động giao tiếp, về hệ thống, trường nghĩa, về ngôn ngữ liên hội để xem xét các tín hiệu thẩm mỹ, các luận án tiến sĩ của Trương Thị Nhàn, Phạm Thị Kim Anh và một số tác giả khác đã có những đóng góp nhất định vừa bổ sung vào lí thuyết về THTM vừa khẳng định ưu thế của hướng nghiên cứu này Luận văn của chúng tôi cũng dựa vào những thành tựu của các nhà khoa học nói trên để xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu một số tín hiệu thẩm mỹ đặc trưng trong thơ Xuân Diệu, đồng thời chỉ ra cơ chế hình thành-giải mã tín hiệu thẩm mỹ văn học gắn với cấu trúc tác phẩm, đặc trưng thể loại và phong cách tác giả Hi vọng rằng những nỗ lực của luận văn này sẽ có những bổ sung nhất định vào việc nghiên cứu THTM trong tác phẩm văn học

1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ

Như chính tên gọi của khái niệm đã chỉ ra một cách hiển minh, Tín hiệu thẩm mĩ trước hết về mặt bản chất cũng là một loại tín hiệu, bởi vậy để nghiên cứu THTM phải xem xét nó trong phạm trù chung - tức phạm trù tín hiệu Đồng thời

các THTM còn cần phải được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống tín hiệu ngôn ngữ được sử dụng làm phương tiện thể hiện trong tác phẩm văn học

1.1.1 Mối quan hệ của bộ ba: Tín hiệu-Tín hiệu ngôn ngữ-Tín hiệu thẩm mĩ

Trang 13

Chẳng hạn, một bầu trời đầy sao có khả năng gợi ra hình ảnh về một ngày hôm sau sẽ nắng đẹp trong nhận thức của con người; một hồi kẻng được đánh lên để báo

hiệu khi có hội họp hoặc giờ ra chơi đã tới theo quy ước giữa những người nào đó; một câu hỏi nhưng chính là một lời tỏ tình trong câu ca dao:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Vườn hồng đã có lối vào hay chưa?”

Và câu trả lời nhưng cũng có thể là “ bật đèn xanh” cho lời tỏ tình đó:

“Chàng hỏi thì thiếp xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Các nhà nghiên cứu về lí thuyết thông tin gọi đó là những yếu tố mang tin (thông tin), còn các nhà nghiên cứu nghĩa học gọi đó là những yếu tố mang nghĩa

Kế thừa thành quả của những người đi trước, Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra những đặc tính như là dấu hiệu nhận biết của một tín hiệu, gồm các nhân tố sau:

- Nó phải có một hình thức cảm tính: tức là TH phải cho phép con người cảm nhận được bằng giác quan;

Trang 14

- Nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó (phải mang một nội dung ý nghĩa), " một tín hiệu là một khái niệm về quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt(ý nghĩa)”;

- TH phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó; - TH phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định

Các nhà nghiên cứu Tín hiệu học đã phân các tín hiệu thành những phạm trù

(hay loại) khác nhau Ch.S.Pierce phân chia tín hiệu thành ba loại chính: Hình hiệu (icones), dấu hiệu hay dấu vết (indexes) và biểu trưng (symboles). Ch W Morris dựa vào mối quan hệ giữa tín hiệu với các loại sự vật mà chúng biểu thị để chia tín

hiệu thành hai loại:các chỉ hiệu (single indexes) và định hiệu (singnes caracterisant) Tiếp theo ông lại phân chia các định hiệu ra thành hình hiệu và biểu trưng (symbole)

P.Guiraud lại dựa trên mối quan hệ giữa thực tế với nhận thức của con người, trong đó tác giả quan tâm tới những tín hiệu biểu hiện.Những tín hiệu biểu hiện về bản chất là các hình hiệu và chức năng của chúng không phải là công cụ giao tiếp mà là công cụ để phản ánh, miêu tả thực tế khách quan, ví dụ như bức ảnh, bản nhạc, v.v P Guiraud tiếp tục phân chia tín hiệu thành tín hiệu tự nhiên (là đối tượng của khoa học tư nhiên ) và tín hiệu nhân tạo; trong tín hiệu nhân tạo ông lại chia thành tín hiệu không giao tiếp và tín hiệu giao tiếp Ông còn dựa theo đặc tính thể chất của TH mà phân chia các TH thành TH thị giác, TH thính giác, TH xúc giác.Theo đặc tính chuyển mã hay chưa chuyển mã, ông chia các TH thành TH thứ cấp (còn gọi là kí hiệu) và TH sơ cấp Guiraud cũng chỉ ra sự xâm nhập lẫn nhau của các loại tín hiệu

Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại tín hiệu theo quan điểm riêng của mình.Theo ông, tín hiệu là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vào các phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau.Mỗi lần vận dụng

Trang 15

một tiêu chí phân loại là có một kết quả phân loại Những tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là:

1/Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện; 2/ Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu;

3/ Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện; 4/ Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu

Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được các loại tín hiệu như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh v.v, trong đó tín hiệu ngôn ngữ được coi là một loại tín hiệu đặc biệt

Ch.S Pierce đề ra quan niệm tam diện về tín hiệu, nhưng phải đến khi Ch

W Morris hệ thống hóa và xây dựng một lí thuyết tổng quát về tín hiệu thì ba chiều

của tín hiệu mới thực sự có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học và

đặc biệt với ngành tín hiệu học Ch W Morris cũng như Ch.S Pierce chia ra ba

chiều của tín hiệu:

Thứ nhất là chiều kết học; Thứ hai là chiều nghĩa học; Thứ ba là chiều dụng học

Nhưng Ch W Morris còn cho rằng có thể tách ra trong quá trình tín hiệu

hóa ba cặp nhị diện cũng là ba cặp quan hệ nhị diện như sau:

* Chiều kết học: là chiều của quan hệ hình thức giữa các tín hiệu với nhau * Chiều quan hệ giữa tín hiệu và sự vật: đó là chiều nghĩa học của tín hiệu học

* Chiều quan hệ giữa tín hiệu và người lí giải: đây là chiều dụng học

Trang 16

Như vậy, TH ngôn ngữ sẽ nằm trong loại TH nhân tạo, thuộc loại TH âm thanh, là TH giao tiếp Vậy TH ngôn ngữ là gì?

1.1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ

Trên cơ sở lí thuyết Tín hiệu học, mỗi TH gồm có hai mặt là cái biểu hiện (cbh) ( tức hình thức vật chất cảm tính) và cái được biểu hiện(cđbh)( tức nội dung ý nghĩa), F de Saussure xác định tín hiệu ngôn ngữ như sau: “Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh," hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này là

có cái kia.Trong đó khái niệm được gọi là cái được biểu hiện(cđbh) và hình ảnh âm thanh được gọi là cái biểu hiện(cbh) [31; 84 ]

Dựa trên tính nhị diện của tín hiệu ngôn ngữ, F de Saussure cũng nói tới hai loại tín hiệu ngôn ngữ : Tín hiệu võ đoán và tín hiệu có lí do tương đối

Theo quan niệm của Ch.S Pierce qua cách phân loại đã nêu ở trên, đại đa số tín hiệu ngôn ngữ thuộc loại ước hiệu, loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là hoàn toàn võ đoán, không giải thích được nguyên do Loại tín hiệu này sẽ mất tư cách là tín hiệu nếu không có cái lí giải

Theo Ch.W Morris, tất cả các tín hiệu đều nằm trong quan hệ với các tín

hiệu khác và quy định lẫn nhau Do đó các tín hiệu luôn nằm trong một hệ thống nhất định Ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ thống Chính F de Saussure cũng đã khẳng định điều này và cho rằng giá trị của mỗi yếu tố là do các yếu tố khác trong hệ thống quy định Tuy nhiên, Đỗ Hữu Châu đã chỉ rõ : Mặc dù F de Saussure có khẳng định vai trò của hệ thống đối với tín hiệu ngôn ngữ nhưng do xác định một cách riêng rẽ từng tín hiệu tách rời một nên ông chỉ thấy có hai mặt ( cbđ, cđbđ ) quy định lẫn nhau [7, tập 1, 695 ]

Trang 17

Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng [7] , Đỗ Hữu Châu coi ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu sơ cấp được xây dựng với những thể chất tinh thần và vật chất, đó là những âm thanh do bộ máy cấu âm của con người làm ra Ông xác định TH ngôn ngữ là loại TH thính giác, TH giao tiếp, TH nhân tạo, ước hiệu (võ đoán) v.v… Đỗ Hữu Châu đặc biệt lưu ý vấn đề chức năng và đặc tính đa chức năng của các TH ngôn ngữ so với các hệ thống TH nói chung và TH mang chức năng giao tiếp nói riêng Đó là: Ngôn ngữ không chỉ thuần tuý mang chức năng giao tiếp mà đồng thời còn là công cụ để tư duy, để tổ chức xã hội, để duy trì sự sống của con người và còn mang chức năng thi pháp v.v… Vì vậy, TH ngôn ngữ vừa là TH giao tiếp, vừa có thể là TH nhận thức, TH biểu hiện v.v… riêng đối với chức năng giao tiếp, cũng có sự phân biệt các chức năng khác nhau có liên quan đến các nhân tố khác nhau của hoạt động giao tiếp: chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng phát ngôn, chức năng cú học

Từ các phương diện chức năng khác nhau của ngôn ngữ có thể xác định ý nghĩa tín hiệu của chúng trên tất cả những đơn vị mang nghĩa ( tức các đơn vị có hai mặt): từ, cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản Một từ, ngữ hay một câu nói nào đó có thể vừa mang những thông tin về sự vật, hiện tượng được nói đến, vừa bộc lộ những đặc điểm về địa phương, về nghề nghiệp, về trạng thái tâm lí của người nói

v.v…Chẳng hạn, nghe câu thơ Trám bùi để rụng, măng mai để già ( Tố Hữu) ta

biết ngay nhà thơ đang nói về một số đặc sản của vùng núi rừng Việt Bắc Hoặc khi nghe lời đối thoại sau:

“ Vải hôm nay bán được mấy xu hả dì? -Kém hôm qua năm xu?

-Hàng họ thế này thì ăn bằng gì?

(Chí Phèo-Nam Cao)

Trang 18

Chúng ta có thể nhận ra các nhân vật làm nghề dệt vải hoặc buôn bán vải vóc

Ở bất kì cấp độ nào, mỗi TH ngôn ngữ cũng đều phải bao hàm một hình thức ngữ âm(cbh) tương ứng với một nội dung ngữ nghĩa (cđbh), và giá trị của TH ngôn ngữ cũng do những mối quan hệ thuộc hệ thống ngôn ngữ quy định Vậy những mối quan hệ hệ thống của TH ngôn ngữ là những quan hệ nào?

F.de Saussure đã nêu hai loại quan hệ chung nhất Đó là : 1) Quan hệ đồng nhất - đối lập và quan hệ khác biệt;

2) Quan hệ hình tuyến và quan hệ trực tuyến {Saussure F.D: 1973 “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương]

Trong ngôn ngữ học hiện đại, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến các loại quan hệ khác như: quan hệ tôn ti (giữa các cấp độ của ngôn ngữ) và quan hệ hiện thực hoá ( giữa bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể, giữa điển dạng và hiện dạng)

Chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyến tính) và liên tưởng(hay trực tuyến), điển dạng ( hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là những cơ sở lí thuyết quan trọng giúp chúng ta lí giải về các TH ngôn ngữ trong quá trình hoạt động thực hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, trong đó có giao tiếp nghệ thuật (giao tiếp của văn học) có liên quan đến những nhiệm vụ mà đề tài luận văn này cần giải quyết

Chính vì vậy, mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ đã được Đỗ Hữu Châu đặt trong chức năng xã hội của ngôn ngữ Sự hiện thực hóa chức năng xã hội của ngôn ngữ được biểu hiện trong hoạt động của toàn bộ hệ thống; qua những mối quan hệ ngang ( tuyến tính, ngữ đoạn , tiếp đoạn cú đoạn:khả năng kết hợp của các yếu tố ngôn ngữ với nhau để tạo thành một đơn vị cao hơn ) và mối

Trang 19

quan hệ giữa các cấp độ của hệ thống ngôn ngữ.Trong các kết hợp cụ thể, mối quan hệ giữa hình thức ngôn ngữ (cbđ) và ý nghĩa (cđbđ) rất khác nhau.Ví dụ :

tín hiệu bến trong những kết hợp sau là rất khác nhau về đối tượng được nó biểu

trưng:

(1) Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(ca dao)

(2) Để lòng anh hóa bến Nghe thuyền em ra đi

(Chế Lan Viên)

1.1.1.3 Tín hiệu thẩm mĩ (THTM)

Khái niệm THTM xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật từ những năm giữa thế kỉ XX và được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 70 qua những bản dịch các công trình khoa học xuất hiện trong các bài viết của Đỗ Hữu Châu(Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học của Mác), Nguyễn Lai(Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ), Hoàng Trinh(Từ kí hiệu họcđến thi pháp học),Trương Thị Nhàn (Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao)

Trong công trình của mình, các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất về tín hiệu thẩm mỹ, song họ đều thừa nhận THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật Đó là những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống tác động thẩm mĩ, được chúng ta

Trang 20

tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta (Dẫn theo [30, 17]).

Những phương tiện này đã được M.B Khrapchenco nêu cụ thể : nhân hoá, ẩn dụ cố định, phúng dụ, tượng trưng, những hình tượng nghệ thuật đã được mài mòn và cố định hoá về mặt ý nghĩa mà theo tác giả phù hợp với điều kiện hoạt động chức năng quan trọng của kí hiệu là phải có một cách hiểu thường xuyên được nhiều người biết đến Theo Hoàng Trinh, đó có thể là một bức hoạ, một vở múa, một hình ảnh ẩn dụ, một figure ( hình thể từ ngữ ) là ẩn dụ, hoán dụ trong văn học mang đặc tính của biểu trưng với cái biểu trưng và cái được biểu trưng của nó Các nhà phong cách học có thể giới hạn khái niệm THTM trong phạm vi hẹp hơn là những tín hiệu nghệ thuật chìa khoá có giá trị tổ chức để biểu hiện tư tưởng tình cảm của bài văn (Đái Xuân Ninh, dẫn theo Nhàn,số 93), hay những “ thần cú”, những “nhãn tự”, những TH ngôn ngữ mang phẩm chất thẩm mĩ: những đối thoại có tính thẩm mĩ trong văn học {48}v.v

Khi vào thế giới nghệ thuật, các TH thông thường sẽ chuyển hoá thành THTM, mang những nét đặc thù của nghệ thuật Có thể hiểu một cách chung nhất ,

THTM là yếu tố thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật Nói đến phương tiện nghệ thuật là nói đến hai mặt thể chất và tinh thần Mặt thể chất chính

là những hình thức vật chất được sử dụng trong mỗi ngành nghệ thuật ( như: đường nét, màu sắc trong hội họa, hình khối trong kiến trúc, âm thanh, tiết tấu trong âm

nhạc, ngôn ngữ trong văn học) Mặt tinh thần bao gồm nhiều loại nội dung ý nghĩ , nhiều tầng khái quát hoá, trừu tượng hoá có tính thẩm mĩ [8, 755] Philipiep cũng

khẳng định rằng từ một hình thức vật chất cụ thể thì mặt tinh thần, mặt nội dung ý nghĩa có thể đồ sộ hơn rất nhiều so với ý nghĩa của bản thân thực tế, cuộc sống (Dẫn theo [30,18])

Ở đây có sự phân biệt khá rạch ròi giữa phương tiện và chất liệu khi ta nhìn

nhận tín hiệu trong chức năng của chúng Nếu như trong các loại hình nghệ thuật

Trang 21

khác, chất liệu có thể được cảm nhận một cách trực tiếp bằng các giác quan, thì đối với văn học chất liệu là ngôn ngữ Không thể xác định tín hiệu thẩm mỹ chỉ dựa trên chất liệu cũng như trong văn học, không thể đồng nhất tín hiệu ngôn ngữ thông thường được dùng làm chất liệu trong tác phẩm văn học với phương tiện của nghệ thuật là tín hiệu thẩm mỹ Chính vì vậy, Lotman đã viết: “Văn học nói bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là một hệ thống cấp hai ( Dẫn theo M.B Khrapchenco, Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu,VH.,H.,2002,tr.64) Hoặc có thể nói theo Đinh Trọng Lạc là TH ngôn ngữ - văn học ấy đóng vai trò là hệ thống TH thứ nhất làm cơ sở cho hệ thống TH thứ hai THTM

Như vậy có sự chuyển hóa các kí hiệu ngôn ngữ phổ thông thành các yếu tố của tín hiệu nghệ thuật, hay nói khác đi, tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên.

Trên cơ sở phân tích ý nghĩa thực sự của phương tiện nghệ thuật, tác giả Đỗ

Hữu Châu đã giải thích cụ thể hơn về THTM ngôn ngữ như sau THTM là phương tiện sơ cấp của văn học Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp THTM TH ngôn ngữ tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức CBH của THTM [ 8,576 ] Để trả lời cho câu hỏi: Thế nào là một THTM?”, Đỗ Hữu Châu

chủ trương căn cứ vào sự tương ứng của THTM với các vật quy chiếu thuộc thế giới hiện thực: THTM phải tương ứng với một vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực Chẳng hạn như một con thuyền, một dòng sông, hay một nỗi buồn nào đó [ 8, 576 ]

Từ đó có thể hiểu THTM chính là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định

Trang 22

Đỗ Việt Hùng cũng có ý kiến tương tự: “nếu coi ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu nguyên cấp (hệ thống tín hiệu thứ nhất) thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ cấp (hệ thống tín hiệu thứ hai) Cái biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm cả hình thức ngữ âm và ý nghĩa sự vật - lôgíc của ngôn ngữ tự nhiên Cái được biểu hiện là các lớp ý nghĩa hình tượng Đây chính là trường hợp mà hệ thống thứ nhất sẽ được dùng làm bình diện thể hiện hoặc làm cái biểu đạt cho hệ thống thứ hai” [Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học ]

Từ những điều đã được trình bày trên đây, để hiểu rõ mối quan hệ giữa TH ngôn ngữ và THTM, có thể hình dung theo sơ đồ sau:

cbh:âm thanh ngôn ngữ

cbh:tín hiệu ngôn ngữ - Cđbh:ý nghĩa ngôn ngữ

THTM : - Cđbh: ý nghĩa thẩm mỹ

(Dẫn theo Luận án PTS của Nhàn, tr.28)

Từ sơ đồ này, có thể thấy rằng cả cái hợp thể CBH và CĐBH tạo thành TH ngôn ngữ đã trở thành CBH cho một CĐBH mới là ý nghĩa thẩm mĩ của THTM trong tác phẩm văn học Chính vì thế, trong văn học không được đồng nhất phương tiện văn học THTM với TH ngôn ngữ thông thường được sử dụng làm chất liệu của tác phẩm văn học Chính sự khác biệt có tính vượt cấp này là do vai trò quyết định của chủ thể sáng tạo Điều đó khiến cho, nói theo Ch bally, giữa cách dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không vượt qua được [22, 9]

Trang 23

Điều đáng lưu ý ở đây là nếu mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong ngôn ngữ tự nhiên có thể là võ đoán thì mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong tín hiệu thẩm mỹ lại là luôn có lí do và là lí do liên hội Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên muốn trở thành tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm nghệ thuật thì phải trải qua một quá trình khái quát hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng để đạt đến ý nghĩa thẩm mĩ nhất định

Trong Luận văn này, để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi chấp nhận cách hiểu về THTM như sau: “THTM là TH thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi tiết, những sự vật, hiện tượng, những cảm xúc thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn chương; các yếu tố của chất liệu mầu sắc với hội họa; âm thanh có nhịp điệu với âm nhạc) được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mỹ [ 1, 23], [30, 26]

Trong các tác phẩm nghệ thuật , THTM được biểu hiện rất đa dạng đối với từng ngành nghệ thuật, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ; điều cần thiết là phải xem xét nhìn nhận THTM qua những đặc trưng cụ thể

1.2 NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ 1.2.1 Tính đẳng cấu

Đẳng cấu là sự giống nhau về quan hệ, về nội dung nhưng khác nhau về hình thức biểu hiện Iu.A Philipiep đã rất chú ý tới đặc tính về sự đẳng cấu thông tin của

THTM: Những biểu hiện vật lí của TH có thể khác nhau nhưng ý nghĩa của TH vẫn chỉ là một ([ Dẫn theo [30, 17])

Đỗ Hữu Châu cũng đã khẳng định: “ Rất nhiều THTM được sử dụng trong văn học, trong hội họa, trong điện ảnh, trong âm nhạc như những tín hiệu đồng

Trang 24

nghĩa (có thể là đồng cảm xúc), chỉ khác nhau ở sự thể hiện bằng các chất liệu

riêng của từng ngành [ 8, 572] Chẳng hạn, các từ thuyền và bến là cái biểu hiện

bằng ngôn ngữ của hai tín hiệu thuyền , bến Hai tín hiệu này xuất hiện trong một

bức vẽ, trong một cuốn phim và trong các bài hát: con thuyền không bến , con thuyền xa bến ,…bằng hình vẽ, bằng hình ảnh hay bằng chuỗi âm thanh có nhạc

tính,…Như vậy, một tín hiệu thẩm mỹ của một nền văn hóa có thể chuyển hóa vào nhiều ngành nghệ thuật qua chất liệu, phương tiện đặc trưng của từng ngành này

Tính đẳng cấu của THTM không chỉ biểu hiện qua các ngành nghệ thuật khác nhau mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiện khác nhau của các TH trong hệ thống Theo Phạm Thị Kim Anh: “ Nghĩa của từng tín hiệu là khác nhau, quan hệ nghĩa giữa các tín hiệu trong từng cặp cũng khác nhau, song nếu cùng đặt vào trong một hệ thống nào đó, chúng lại có quan hệ, ý nghĩa, cảm xúc giống nhau ”[ 1, 20 ]

Điều này cho phép chúng ta đặt các tín hiệu trong quan hệ với các yếu tố cấu thành tác phẩm, ở phương diện trực tuyến, lại có thể xem xét trên trục đồng đại hay lịch đại Đó cũng là cơ sở cho quan hệ lựa chọn và quan hệ kết hợp

Có thể nhấn mạnh thêm rằng tính đẳng cấu của THTM còn được thể hiện trong tương quan giữa các hệ thống hoạt động của THTM Tham gia vào một hệ thống, tức là tham gia vào một kết cấu, một mạng quan hệ không giống với trong các hệ thống khác THTM có thể đồng nghĩa trong những hình thức kết cấu khác nhau của các hệ thống

Chẳng hạn, các THTM được thể hiện qua một loạt những câu ca dao sau đều có ý nghĩa chung nói về thân phận thụ động, không tự quyết định được số phận của

người phụ nữ: Thân em như hạt mưa sa / Thân em như hạt mưa rào / Thân em như tấm lụa đào…/ Em như giếng nước giữa đàng Chúng đều nói về thân phận

Trang 25

của người phụ nữ trong xã hội xưa: bị phụ thuộc vào kẻ khác, bất lực và không tự định đoạt được số phận của mình

Giữa chất liệu hiện thực và tín hiệu thẩm mĩ cũng có quan hệ đẳng cấu Hãy

xét ví dụ: nước, non trong bài Thề non nước của Tản Đà: Hiện tượng tự nhiên

“ non ” với đặc tính cố định, ở trên cao, thích hợp để có thể biểu trưng cho người

con gái đợi chờ, ngóng trông; đó là cơ sở để nhà thơ xây dựng hình tượng “ non ” trong bài thơ Còn “ nước ” là thứ chất lỏng có đặc tính trôi chảy, lưu động, giống

như người con trai “lãng du” nay đây mai đó nên thích hợp đối với việc xây dựng

hình tượng “non” trong bài thơ “ non, nước ” cũng là những tín hiệu mang tính

biểu trưng để nói về tình yêu quê hương, đất nước Người ta thường tìm ra các lớp

nghĩa khác nhau trong tác phẩm dựa trên tính đẳng cấu này Những hình ảnh tượng trưng, ước lệ cũng phần nào được lí giải trên cơ sở tính đẳng cấu giữa chất liệu hiện thực và tín hiệu thẩm mĩ

Như các ví dụ đã dẫn trên đây cho thấy, các tín hiệu thẩm mĩ thường đi với

nhau thành từng cặp, bởi vậy cũng có sự đẳng cấu giữa các cặp tín hiệu thẩm mĩ

với nhau.Tuy nhiên giữa các cặp tín hiệu thẩm mĩ có khi diễn ra sự đổi chiều; khi đó ý nghĩa thẩm mĩ cũng có sự thay đổi tương thích(sự thay đổi nghĩa của chính

từng tín hiệu thẩm mĩ và của cặp tín hiệu thẩm mĩ ) , như hình ảnh tấm lụa đào

trong kết hợp sau:

Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai

(ca dao)

Ý nghĩa của hình ảnh tấm lụa đào trong câu ca dao trên nói về vẻ đẹp, cái

thanh cao cần phải được gìn giữ, chứ không phải là thân phận người phụ nữ bị phụ

Trang 26

thuộc, không tự quyết định được hoàn cảnh, số phận của mình như trong câu ca dao đã dẫn trước

Tóm lại, đẳng cấu là đặc tính quan trọng của THTM, nó giúp ta nhìn nhận TH trong nhiều quan hệ khác nhau (quan hệ cấp độ, quan hệ đồng nhất và đối lập, quan hệ dọc, quan hệ ngang)

1.2.2 Tính cấp độ

Các nhà nghiên cứu có quan điểm về phân chia cấp độ THTM khác nhau Có

quan điểm phân biệt THTM với hình tượng thẩm mĩ, khi đó THTM là các yếu tố tạo nên hình tượng thẩm mĩ Mở rộng khái niệm THTM thì toàn bộ hệ thống thẩm mĩ cũng là một tín hiệu thẩm mĩ

Đỗ Hữu Châu phân biệt THTM ở hai cấp độ cơ bản sau :

a) Cấp cơ sở: THTM ứng với một chi tiết, một sự vật, hiện tượng thuộc thế

giới khách quan, ví dụ: Mặt trời, Con thuyền, Nỗi nhớ v.v đó là những tín hiệu

thẩm mĩ đơn hay THTM cơ sở có chức năng tham gia cấu tạo nên những THTM ở

cấp độ cao hơn trong tác phẩm Tín hiệu thẩm mĩ đơn được tạo nên bằng các từ

hay cụm từ, có thể là những từ ngữ, thành ngữ, điển cố hay những hình ảnh đơn lẻ , mang ý nghĩa thẩm mỹ Đỗ Hữu Châu viết: “ Phương tiện sơ cấp của văn học là các tín hiệu thẩm mỹ Rồi cái THTM đó mới được thể hiện bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông thường…” [8, 564]

b) Cấp độ xây dựng (TH phức ):THTM ứng với nhiều sự vật, hiện tượng được xây dựng từ những tín hiệu đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả của phép cộng đơn giản những tín hiệu thẩm mĩ đơn Loại tín hiệu phức được tạo ra để biểu hiện những ý nghĩa thẩm mĩ mới trong tác phẩm văn chương

F de Saussure đã chỉ ra rằng: “ Thường chúng ta không nói bằng những tín hiệu riêng lẻ mà bằng nhóm những tín hiệu, bằng khối có tổ chức cũng là tín hiệu

Trang 27

[31, 153] Nói cụ thể hơn,THTM phức là tổ hợp của nhiều tín hiệu đơn (mang ý nghĩa thẩm mĩ); đó có thể là những hình tượng văn học, hình tượng nhân vật trong tác phẩm kể cả một tác phẩm đồ sộ

Ví dụ: Thành ngữ kiến bò miệng chén và câu Kiều sau đây: “lo gì việc ấy mà

lo/ Kiến trong miệng chén có bò đi đâu Nếu như thành ngữ: Kiến bò miệng chén

chỉ nói về cái quẩn quanh của sự vật, không đi đến đâu, thì trong câu nói của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ này bằng cách: đặt câu thành ngữ trong lời nói của Hoạn Thư mà ý nghĩa mang lại là làm toát lên cái đáo để của mụ Như vậy, nếu thành ngữ trên được coi là THTM đơn thì câu thơ trên của Nguyễn Du là THTM phức Theo đó, tín hiệu ngôn ngữ được mở rộng và biến đổi không ngừng, làm phong phú cho ngôn ngữ đời sống cũng như trong văn học

1.2.3 Đặc tính tác động

Đặc tính này có cơ sở từ bản chất của tín hiệu như ý kiến của P.Guiraud mà chúng tôi đã từng dẫn lại ở trên: “Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” Hiệu quả tác động của THTM trước hết là hình thành nên những hình tượng nghệ thuật Như vậy có thể hiểu, hình tượng nghệ thuật, đó là sản phẩm của thế giới tinh thần được THTM làm dấy lên trong thế giới chủ thể tiếp nhận Tuy nhiên việc đòi hỏi tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm phải có một khả năng tác động như nhau đến toàn thể công chúng là một điều khó có thể xảy ra Chẳng hạn, một người nông dân bình thường không thể cảm nhận được ý nghĩa thẩm mĩ khi đọc một bài thơ như các nhà thơ, và càng không thể bằng một nhà nghiên cứu phê bình văn học

Đặc tính tác động của THTM còn được thể hiện ở chức năng giao tiếp nghệ thuật mang tính đối thoại đặc thù của nó Khi đó THTM là TH đặc biệt có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới, tư tưởng của chúng ta, do đó nó trở thành yếu tố kích thích của sự điều chỉnh sống động những tâm trạng xã hội khác nhau [Dẫn theo

Trang 28

[30, 17]) Cũng theo Đái Xuân Ninh, hiệu quả tác động của xung động tín hiệu mang lại là gây nên một tình huống mới trong nhận thức và hành động của chủ thể tiếp nhận theo hướng mà người phát mong muốn, làm mới, làm phong phú, làm thay đổi nhận thức thẩm mĩ và có thể điều chỉnh cả hành vi con người ở đây chúng ta có thể nhận thấy nổi lên vai trò của chủ thể tiếp nhận - đối tượng tác động của THTM Nhờ có chủ thể tiếp nhận thì THTM mới có thể phát huy được hiệu quả sức kích thích của nó, và mới có thể xác định được nội dung (hình tượng ) và tính tư tưởng, tính cảm xúc của THTM trong tác phẩm Khi đó tính hai mặt không thể tách rời của tín hiệu cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực Đó là lí do có thể giải thích vì sao ở từng thời đại khác nhau, ở từng đối tượng tác động(tức chủ thể tiếp nhận) khác nhau mà ý kiến khen chê về cùng một bài thơ cũng rất khác

nhau; đó là chưa kể đến những liên tưởng nghịch hướng, phi thẩm mĩ từ phía người

tiếp nhận có thể làm phương hại đến giá trị thẩm mĩ của tác phẩm

1.2.4 Tính biểu hiện

Đây là đặc tính quan trọng lên quan đến sự thực hiện chức năng chung của nghệ thuật - đó là chức năng phản ánh hiện thực THTM phải mang nội dung hiện thực nhất định, phải gắn với hiện thực Điều này có nghĩa là mỗi tín hiệu thẩm mĩ ứng với một sự vật, hiện tượng thuộc thế giới vật chất hay tinh thần

Vấn đề nói trên có cơ sở từ đặc tính của TH nói chung Theo F de Saussure, “ tín hiệu là một thực thể có hai mặt nội dung và hình thức không tách rời nhau; trong đó dấu hiệu vật thể có vai trò rất quan trọng đối với người tiếp nhận Nếu không có nội dung thì không có gì để truyền đạt; và nếu có nội dung nhưng không qua lời nói, chữ viết thì người tiếp nhận cũng không thể biết được nội dung mà người nói muốn truyền đạt.” [ 31, 105 ]

Nguyễn Lai cũng đã khẳng định: “ tín hiệu bao giờ cũng mang một nội dung thông báo đến một đối tượng nào đó Nếu không mang một nội dung thông

Trang 29

báo tín hiệu không còn là tín hiệu” [22, 34] Cũng theo tác giả, sự xuất hiện một tín hiệu phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1/Thông báo một nội dung nào đó; 2/Cho ai đó;

3/Thông qua một dấu hiệu vật thể nào đó;

Hay nói cách khác, một tín hiệu không có giá trị thông báo thì không thể trở thành tín hiệu Và mặt khác, một tín hiệu khi muốn có một giá trị thông báo thì trong tính hiện thực của nó không thể không hướng tới một đối tượng tiếp nhận Như vậy, điều đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là: chỉ có qua đối tượng tiếp nhận , tính hai mặt không thể tách rời của tín hiệu cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực [22, 34]

Như vậy, chủ thể tiệp nhận có hoạt động rất năng động Chính hoạt động này một phần làm nên tính đa nghĩa cho tín hiệu thẩm mỹ

M.B.Khrapchenco cho rằng: “THTM phải có chức năng thay thế ( thay thế những hiện tượng trong thực tế )” ( Dẫn theo [ 8, 572]) Theo Đỗ Hữu châu, THTM phải ứng với một sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới hiện thực, phải có vật quy chiếu trong thế giới hiện thực Sự biểu hiện (hay tái hiện) hiện thực của THTM trong những ngành nghệ thuật khác nhau nói chung đều dựa trên năng lực miêu tả, thay thế, tái hiện, dẫn các sự vật, hiện tượng, các phạm vi khác nhau của đời sống vào trong tác phẩm, vào những phương tiện vật chất được sử dụng.Trong hội họa đó là những đường nét, màu sắc , trong âm nhạc, đó là những âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu có khả năng khơi gợi những hiện thực của đời sống, của tâm hồn.Trong văn học, đó là những từ ngữ, kết cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm nhất định, gắn với hiện thực v.v phản ánh trình độ nhận thức, năng lực cảm xúc của con người Mặt khác, sự biểu hiện của THTM còn liên quan đến quá trình liên

Trang 30

tưởng ở chủ thể tiếp nhận, bởi vậy lượng thông tin biểu hiện trong THTM cũng không phải nhất thành bất biến (lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phiương pháp luận khoa học của Mác)

1.2.5 Tính biểu cảm (tính bộc lộ)

Đặc tính này thể hiện chức năng thông báo của THTM trong mối quan hệ của nó với nhân tố người viết (hay tác giả) Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định,THTM không thể chỉ dừng ở nội dung đơ thuần tái tạo hiện thực Ngoài những thông tin về hiện thực, THTM còn thông tin về những cảm xúc, tâm trạng nhất định của người nghệ sĩ với bạn đọc Chính vì vậy, nằm trong cấu trúc của THTM, tính biểu cảm là một đặc tính quan trọng, mang dấu ấn chủ quan của người sáng tác M.B.Khrapchenco đã chỉ ra rằng “có một hệ số cảm xúc nhất định, một cơ cấu cảm xúc thuộc cấu trúc THTM” Theo tác giả , “cảm xúc vừa là cái để truyền đạt trong THTM vừa là cái xác định gián tiếp các đối tượng và hiện thực làm cơ sở cho việc hiểu một THTM”(dẫn theo [30,23 ]) Chẳng hạn, trong những câu thơ sau của Tố Hữu, chúng ta thấy không chỉ có cát, nắng, gió của xứ Thanh mà còn có cả niềm cảm xúc dâng trào của nhà thơ khi ông trở lại vùng quê xưa, nơi có những người mẹ đã từng che chở, nuôi dưỡng mình trong những năm kháng chiến:

Tôi trở về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát

(Tố Hữu)

Trang 31

Trong THTM, cảm xúc - vốn là tình cảm chủ quan của chủ thể sáng tạo, đã được khách quan hoá thành một thành phần quan trọng trong cơ cấu nghĩa của tín hiệu

Cùng một nội dung hiện thực nhưng nếu với ý nghĩa biểu cảm khác nhau thì sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt cho THTM trong mỗi lần xuất hiện

1.2.6 Tính biểu trƣng

Tính biểu trưng là đặc tính của THTM khi xét trong mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện Đây là mối quan hệ có lý do, liên quan đến năng lực biểu trưng hóa của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưa vào

làm THTM trong tác phẩm Theo Từ điển tu từ phong cách học Tiếng Việt của Nguyễn Thái Hoà [T103] “tính biểu trưng là khả năng gợi ra một đối tượng khác

ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận”

Ch.S Pierce cho rằng: “Biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó Nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà thôi” (dẫn theo [tr.186]) Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện nó là một đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực Mặt khác, đó là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận Tính chất ước lệ chung cho cái biểu hiện này chính là tính có lý do trong THTM nói chung Đặc tính này còn cho thấy lối tư duy, quan niệm xã hội gắn với một cộng đồng nào đấy, từ đó hình thành ý nghĩa xã hội nào đó,

được cả cộng đồng chấp nhận như vừa được nói tới Ví dụ : Hình ảnh con cò trong

ca dao Việt Nam thường gắn với thân phận thấp bé (Con cò mà đi ăn đêm / Đậu

phải cành mềm lộn cổ xuống ao.), đức tính chịu thương chịu khó (Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non), có khi lại được hiểu là thân phận

Trang 32

người phụ nữ trong xã hội xưa vất vả, lam lũ một nắng hai sương lo cho chồng cho con

Cũng do tính biểu trưng mà hiệu lực, giá trị của tín hiệu thẩm mỹ phụ thuộc vào cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đấy, một quy ước nào đấy của cả cộng đồng mà có khi lại trái ngược với cộng đồng khác Chẳng hạn, đối

với cộng đồng ấn Độ giáo, Phật giáo như Nhật Bản, Việt Nam, biểu trưng hoa sen

được hiểu theo ý nghĩa đạo đức trong trắng, tiết độ, cứng rắn, một hình ảnh đức hạnh, biểu hiện của người hiền nhưng với cộng đồng từ Địa Trung Hải đến ấn Độ

và Trung Hoa thì hoa sen trước hết là bộ phận sinh dục, là âm hộ mẫu gốc, bảo

đảm cho các cuộc sinh thành và tái sinh truyền lưu mãi mãi

Điều này cũng liên quan đến tính truyền thống và cách tân trong việc lựa chọn chất liệu (cái biểu hiện) cấu tạo nên THTM

tác giả, thậm chí là trong từng tác phẩm Nếu không có sự cách tân thì tín hiệu thẩm mỹ sẽ trở nên bị mài mòn, bị mất đi giá trị gợi hình tượng, gợi cảm xúc Trái lại, nếu không có truyền thống thì THTM sẽ bị mất đi những điều kiện nhất định về mặt liên tưởng giúp ích cho việc lĩnh hội THTM trong tác phẩm

Phải bắt nguồn từ ca dao thì những câu thơ sau của Nguyễn Du mới có sức

lay động lòng người đến như vậy: Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường Nếu theo truyền thống thì ca dao chỉ diễn tả được quy luật như một

lẽ thường, đó là cảnh chia lìa xuôi ngược Song Nguyễn Du đã cách tân ở chỗ dùng

Trang 33

lẽ thường ở đời đó mà khơi sâu được bi kịch tình yêu, hết sức nghiệt ngã giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh, khi hai người chia tay nhau để chàng Thúc về quê thưa chuyện với Hoạn Thư mong được lấy nàng Kiều Đây cũng là cuộc chia tay chưa biết ngày gặp lại, chưa biết sự thể sẽ thế nào nên nó thấm đẫm một mầu sắc tâm trạng

Những yếu tố truyền thống mang tính cố định, ổn định như điển cố, những ước lệ, tượng trưng khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ có sức khơi gợi thẩm mĩ lớn lao

Cái mới trong cách sử dụng tín hiệu thẩm mĩ của các tác giả có thể được thể hiện ở việc xây dựng một THTM hoàn toàn mới, nhưng chủ yếu vẫn là ở sự cách tân các THTM, ở việc đổi mới các THTM có sẵn trong truyền thống, mang lại cho chúng những ý nghĩa thẩm mỹ mới Điều này chỉ có được thông qua sự sáng tạo của người nghệ sĩ

1.2.8 Tính hệ thống

Tín hiệu nói chung và tín hiệu thẩm mĩ nói riêng bao giờ cũng thuộc về một hệ thống nhất định, bởi vậy nó chịu sự chi phối của những yếu tố khác trong cùng hệ thống thông qua những quan hệ nhất định

F de Saussre đã chỉ ra rằng: “Thường người ta không nói bằng tín hiệu riêng lẻ, mà bằng từng nhóm tín hiệu, từng khối có tổ chức vốn cũng là tín hiệu” [31,107].Và khi nói đến vấn đề tính có tổ chức ở lĩnh vực này, ta không thể không nói đến tính hệ thống - một đặc tính làm nên bản chất tín hiệu của ngôn ngữ Theo Nguyễn Lai, khi nói đến tính hệ thống của ngôn ngữ, bên cạnh cách nhìn theo hướng lịch đại dĩ nhiên ta còn phải nhìn nó theo hướng đồng đại Đối lập trong bản thân nó và đối lập với cái xung quanh nó, [22, 35-36]

Trong ngôn ngữ, đó chính là tính hình tuyến của tín hiệu Chẳng hạn, trong

ngôn ngữ toàn dân, khéo đối lập với thô vụng, nhưng trong cách nói của Nguyễn

Trang 34

Du thì lại thể hiện một sắc thái mỉa mai hết sức tinh tế: “ Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.” Như vậy, do áp lực của các nhân tố xung

quanh ( tính hình tuyến) mà nghĩa của TH có thể có những biến đổi nhất định Hay ví dụ:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

(Lưu Trọng Lư)

Từ nghe vốn là để nói về một hoạt động tiếp nhận âm thanh bằng thính giác,

nhưng ở đây nó lại được dùng để nói về những rung động sâu lắng trong hồn người

trước vẻ đẹp quyến rũ của mùa thu Nghĩa của từ nghe có sự biến đổi so với ngữ

nghĩa thông thường là do tác giả đã sáng tạo đặt nó trong kết hợp với mùa thu Nếu thay thế mùa thu bằng loại sự vật, hiện tượng như: nhạc, tiếng mưa… thì không thể

có cách hiểu như trên.Thực chất là nghĩa của từ đã chịu sự chi phối của những yếu tố trong hệ thống Có thể suy ra là nghĩa cụ thể của ngôn ngữ chỉ có thể được xác định thông qua một tập hợp nhiều từ Điều đó đòi hỏi không chỉ đối với người sử dụng ngôn ngữ như là tín hiệu mà ngay cả với người tiếp nhận thì cũng đòi hỏi phải

nhận ra tập hợp có tính hệ thống trên Trong Truyện Kiều Nguyễn Du viết: Lửa tâm càng dập càng nồng Thông thường không ai nói dập cơn ghen nhưng khi kết hợp với lửa thì rõ ràng là phải có dập Chính tính hệ thống là cơ sở của tính sáng tạo

trong sử dụng ngôn ngữ, tạo ra được sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các yếu tố ngôn ngữ, mang lại những giá trị mới cho tín hiệu ngôn ngữ

Tính hệ thống của THTM được xem xét từ hai khía cạnh: Khía cạnh nội tại (cấu trúc), với những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm Khía cạnh ngoại tại (chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giao tiếp của sáng tạo nghệ thuật

Trang 35

Riêng với khía cạnh cấu trúc tác phẩm, cần phân biệt hai bình diện : bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể của hệ thống.Thuộc bình diện trừu tượng là những điển dạng (hằng thể) của THTM cùng những mối quan hệ giữa các điển dạng làm nên cấu trúc bề sâu, bất biến của tác phẩm Thuộc bình diện cụ thể là những hiển dạng (hay biến thể) của THTM cùng những mối quan hệ giữa các hiện

dạng làm nên cấu trúc bề mặt, mang tính cụ thể biểu kiến của tác phẩm Nghiên

cứu THTM thực chất là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện Chính vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu hệ thống THTM là nghiên cứu cấu trúc hình thức, mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm nghệ thuật Đây cũng là vấn đề hằng thể và biến thể sẽ được bàn tiếp ở mục sau

1.2.9 Tính trừu tƣợng và cụ thể

Đây cũng chính là vấn đề hằng thể và biến thể của THTM

Trong Tín hiệu học, người ta phân biệt điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) của mỗi tín hiệu Điển dạng là TH trong tính trừu tượng bất

biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH Hiện dạng là TH trong tính cụ thể, khả biến của nó, còn gọi là các biến thể của TH Trên thực tế, người ta chỉ gặp các hiện dạng hay biến thể của TH với những biểu hiện không hoàn toàn giống nhau trong những lần xuất hiện

Đối với THTM cũng vậy Nghiên cứu các THTM trên thực tế chính là nghiên cứu các biến thể của chúng Như vậy, có thể hiểu biến thể của THTM là THTM trong các lần xuất hiện của nó ở mỗi lần xuất hiện, THTM được biểu đạt bằng một hình thức CBH - biến thể, mang một nội dung CĐBH - biến thể, đồng thời có những mối quan hệ mới với những yếu tố cùng xuất hiện trong hệ thống mà THTM tham gia, và được cảm nhận với cảm xúc mới v.v…

Ngoài ra, có thể xác định mối quan hệ hằng thể - biến thể giữa các THTM -

sự vật, hiện tượng mang tính khái quát, chung, với các THTM - sự vật, hiện tượng

Trang 36

mang tính cụ thể, riêng so với các TH TM khái quát, chung ấy Chẳng hạn, Núi

với tư cách THTM khái quát, chung hay hằng thể, có thể được biểu hiện qua những

biến thể - bộ phận của núi: đèo, dốc, đá, hang… nhằm diễn đạt ý nghĩa về sự khó khăn hay thử thách Thuyền có thể được biểu hiện qua những biến thể - bộ phận của nó: mái chèo, cánh buồm… nhằm diễn đạt ý nghĩa người đi

Biến thể của TH nói chung, THTM nói riêng được thể hiện ở hai dạng sau: *Biến thể từ vựng: Đây là tập hợp những từ ngữ gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa có thể thay thế cho nhau Đây là cơ sở cho sự lựa chọn của các nhà văn, nhà thơ

Ví dụ:

Tổ quốc ta như một con tàu Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau

(Xuân Diệu)

* Biến thể kết hợp: Cùng một tín hiệu nhưng có sự biến đổi ít nhiều do kết

hợp với những tín hiệu khác nhau ở trước và sau nó Trong ngôn ngữ, đây là kết quả của tính hình tuyến; khi trở thành THTM thì từ ngữ cũng biến đổi ít nhiều

trong quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau Có thể nói, biến thể kết hợp là biến thể

của các tín hiệu cùng hiện diện trong lời nói Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau TH ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm xúc khác nhau Ví dụ:

- Gió hiu hiu thổi một vài bông lau

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Gió cho ta cảm xúc về một khung cảnh yên tĩnh, buồn vắng Còn trong câu

thơ sau:

Trang 37

Ngôi nhà không mặc kệ gió lung lay

Có thể nói mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái bất biến và cái khả biến, cái vô hình và cái biểu kiến, phải thấy được mối quan hệ hai mặt này thì mới đánh giá được giá trị của THTM

Tín hiệu thẩm mĩ được xét trong đề tài của Luận văn này là các TH đơn (TH cơ sở) và là những TH thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của tác phẩm văn học

Mỗi TH ứng với một yếu tố hiện thực (Mùa Xuân hay Trái tim ) được đưa vào

trong thơ Xuân Diệu với tư cách là những THTM và được biểu đạt bằng các hình thức ngôn ngữ nhất định Vì vậy, rất cần làm sáng tỏ một số vấn đề hữu quan về mối quan hệ giữa THTM với ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

1.3 TÍN HIỆU THẨM MĨ VÀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC

Các yếu tố của hiện thực muốn trở thành THTM trong tác phẩm văn học phải nhờ có ngôn ngữ biểu đạt Cấu trúc đặc biệt của hệ thống TH ngôn ngữ cho phép mỗi hình thức ngôn từ có thể phản ánh, biểu đạt được một sự vật, hiện tượng nào đó thuộc hiện thực khách quan cũng như từng hiện tượng thuộc thế giới tinh thần của con người Nhờ vậy, chủ thể tiếp nhận có thể lĩnh hội được từ văn học những hiện thực trực tiếp thông qua ngôn từ và chính nhờ thế mà ngôn từ trở thành chất liệu, thành phương tiện để xây dựng nên tác phẩm văn chương Rõ ràng là ngôn

Trang 38

ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn học vừa là chính nó, lại cũng vừa là cái biểu hiện cho THTM, mang những nội dung thuộc THTM (tức ý nghĩa thẩm mĩ) Cùng một dấu hiệu hình thức(thể chất) nhưng mang hai giá trị khác nhau: giá trị TH ngôn ngữ (thuộc hệ thống ngôn ngữ) và giá trị THTM( thuộc hệ thống của tác phẩm văn học) Hai giá trị này có sự tác động và chi phối lẫn nhau, tạo thành đặc tính riêng của ngôn ngữ văn học so với thứ ngôn ngữ thông thường(ngôn ngữ tự nhiên) Có thể nói rằng nói đến ngôn ngữ văn học là nói đến ngôn ngữ trong những phẩm chất thẩm mĩ của nó, nói đến sự vượt chuẩn mực của nó so với ngôn ngữ thông thường Có thể đồng tình với quan niệm cho rằng ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ - THTM, mang những đặc tính của THTM, những nội dung của THTM Chính các từ ngữ xưa nay được gọi là các “nhãn tự”, các “thần cú”, hay các từ ngữ được sử dụng như những yếu tố mang tính ước lệ, tượng trưng, các điển cố văn học, các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong lối chơi chữ của văn học… chính là những yếu tố ngôn ngữ - THTM như vậy

Trong vai trò là CBH của THTM, các yếu tố ngôn ngữ cũng chính là các biến thể của THTM, là sự cụ thể hoá về mặt hình thức(CBH) của THTM trong tác phẩm văn học Có thể xét mối quan hệ hằng thể - biến thể của THTM trong tác phẩm văn học theo tương quan giữa một bên là các THTM hằng thể, mang tính chất trừu tượng, bất biến, chung cho nhiều ngành nghệ thuật, nhiều lần xuất hiện khác nhau, với một bên là các đơn vị ngôn ngữ - CBH của THTM hằng thể đó Mỗi THTM hằng thể có thể ứng với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất định

Chẳng hạn, TH Thuyền ứng với các từ: thuyền, ghe, nốc, độc mộc, mảng…, TH

đường ứng với các từ: đường, đàng, lối, nẻo, cung, dặm, ngõ, ngả.Trong khá nhiều

trường hợp, việc sử dụng một biến thể ngôn ngữ nào đó cũng đem lại giá trị gợi cảm, cụ thể hoá cho THTM ở một nét nghiã thẩm mĩ nào đó Ví dụ: trong tương

quan giữa núi và non thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng núi có tính chất trung tính hơn, còn non gợi nên tính chất văn chương, thơ mộng… Có thể nói non là biến

Trang 39

thể(biến thể từ vựng) của THTM hằng thể núi Rõ ràng là sự cụ thể hoá về hình

thức ngôn ngữ (CBH) đã gắn liền với sự cụ thể hoá về nội dung thẩm mĩ (CĐBH) Mặt khác, như đã nói trên đây, quan hệ hằng thể - biến thể của THTM còn được biểu hiện thành quan hệ giữa các TH chỉnh thể và TH bộ phận (chẳng hạn,

giữa núi, non với đèo, dốc; giữa thuyền với cánh buồm, mái chèo…), quan hệ

giữa các TH trừu tượng với các TH cụ thể, mang những đặc điểm về trạng thái, tính

chất, quan hệ cụ thể khác nhau (chẳng hạn, giữa núi nói chung với núi cao, núi

hiểm, núi Tản, núi Đọi, núi cao biển rộng, hang sâu núi hiểm, núi với chim, núi

với cây, núi với con người v.v…) Trong văn học, mối quan hệ này được bộc lộ

qua mối quan hệ giữa một bên là một yếu tố ngôn ngữ biểu đạt hằng thể của THTM

(từ núi chẳng hạn) với một bên là những yếu tố ngôn ngữ mang nội dung ngữ nghĩa cụ thể hơn: các từ đồng nghĩa biểu vật, biểu niệm(đèo, dốc), các cụm từ miêu tả - cụ thể hoá(núi cao, núi thẳm…), các kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa TH hằng thể với các TH khác cùng xuất hiện( chẳng hạn, chim bay về tổ, núi cao, biển rộng sông dài) Chính sự biến đổi về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết

cấu văn bản tác phẩm văn học thường xảy ra cùng với sự biến đổi về nội dung thẩm mĩ được biểu đạt, mang lại cái mới, cái cụ thể, sinh động cho THTM trong mỗi lần xuất hiện của nó

Chính vì vậy, có thể xét biến thể của THTM trong tác phẩm văn học qua: 1 Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một THTM hằng thể trong tác phẩm;

2 Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của THTM hằng thể nói trên;

3 Các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa THTM hằng thể đó với THTM khác cùng xuất hiện

Trang 40

Đây chính là cơ sở lí luận định hướng cho chúng tôi trong việc thu thập, thống kê và phân tích tất cả những tư liệu có liên quan đến nhưng

THTM hằng thể mùa xuân và trái tim trong các tác phẩm thơ ca của nhà

thơ Xuân Diệu

1.4 TÍN HIỆU THẨM MĨ VĂN CHƯƠNG

Qua sự trình bày trên đây, có thể thấy rằng văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ Bước vào thế giới văn chương, tín hiệu ngôn ngữ chuyển thành tín hiệu văn chương (THVC) Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong THTM văn chương(THVC) được thể hiện như sau

Cái biểu hiện của THVC là tín hiệu ngôn ngữ với hai mặt: CBH là âm thanh

ngôn ngữ hoặc chữ viết; CĐBH là ý nghĩa ngôn ngữ Nhưng do THVC mang tính chất phi vật thể, việc cảm thụ các THVC diễn ra một cách gián tiếp, mang tính ước lệ, cho nên ý nghĩa thẩm mĩ ( YNTM) , hình tượng nghệ thuật chỉ diễn ra trong ý thức của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận, chỉ được cảm thấy chứ không hiện ra bằng chất liệu bản thể Cũng chính từ tính chất phi vật thể này mà THVC có khả năng khơi gợi ý nghĩa với số lượng phong phú phức tạp;THVC cũng mang đậm sắc thái tinh thần, sắc thái tâm lý, và phụ thuộc vào các nhân tố của ngữ cảnh giao tiếp nghệ thuật Theo Nguyễn Lai, đó là kết quả của quá trình chuyển mã ngữ nghĩa hết sức phức tạp theo nguyên tắc cộng hưởng có định hướng của nhiều vòng đồng tâm [Tìm hiểu sự chuyển hoá từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng ]

Cái được biểu hiện của THVC : Do tính đa trị của ngôn ngữ nên thông

thường , khó có thể nói được rạch ròi những nội dung thông tin ngữ nghĩa, thông tin cảm xúc, giá trị văn hóa, tư tưởng trong một tín hiệu ngôn ngữ cụ thể, mà thường thường những nội dung này đan lồng vào nhau, hàm chứa trong nhau Ví dụ:

Đâu phải đường xanh Đường qua máu chảy

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w