Biến thể quan hệ của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ trái tim

Một phần của tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu (Trang 108)

VI. Những dự kiến đóng góp

3.4.3. Biến thể quan hệ của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ trái tim

Để chỉ ra được YNTM của một THTM nói chung, THTM chỉ trái tim nói riêng, còn phải xét THTM ấy trong mối tương quan ngữ nghĩa với các TH cùng xuất hiện trong câu thơ, đoạn thơ và khổ thơ, tức là các BTQH. BTQH như trên đã nêu là những biến thể nảy sinh trong quá trình sử dụng một TH nào đó, cùng xuất hiện với nhưngTH này còn có những TH khác có vai trò bổ sung ý nghĩa cho nó. Cùng kết hợp với nó để biểu đạt một khung ngữ nghĩa chung.

Qua cứ liệu điều tra, có thể phân các BTQH của THTM trái tim xuất hiện trong các bài thơ của Xuân Diệu ra hai loại theo tính chất từ loại: NhữngTHBTQH là những vị từ( bao gồm động từ hoặc cụm động từ và những tính từ hoặc cụm tính từ) và các danh từ hoặc cụm danh từ.

3.4.3.1 Những THBTQH là những động từ hoặc cụm động từ

Trong thơ Xuân Diệu, những vị từ (gồm động từ,tính từ) thường làm vị ngữ cho các THTM- danh từ chỉ trái tim, và chúng cũng thường đóng vai trò chỉ các hoạt động liên quan đến trái tim. Có khi chúng có sự chuyển nghĩa để chỉ các cung bậc cảm xúc khác nhau của trái tim. Những kết hợp này làm trái tim trở thành hình tượng sinh động. Đó là, trái tim đập, trái tim than thở, trái tim ngừng, trái tim lạc đường, trái tim mở hé, trái tim lưu lạc, trái tim buồn, trái tim đau... Trong các kết cấu tín hiệu thẩm mĩ này, các từ đi kèm vừa có chức năng định tố vừa có chức năng vị ngữ để tạo thành kết cấu chủ- vị. Các vị ngữ đi kèm với danh từ trái tim rất phong phú đã cho thấy khả năng dùng từ rất linh hoạt của Xuân Diệu. Dưới đây, chúng tôi trình bày một số khả năng cơ bản của kết hợp này.

Trái tim Xuân Diệu đang lúc tuổi thanh xuân căng tràn sức sống, trái tim trẻ trung đó vô cùng nhạy cảm với tất cả những chuyển biến rất nhẹ của thời gian:

Một buổi chiều mùa xuân lồng lộng Đã thầm mang rạo rực mùa hè Một buổi chiều anh lắng tai nghe Cả trái tim đựng tràn trề nhựa đất

(Một buổi chiều)

Trái tim đó có khi được ẩn dụ hóa như một món quà để thi sĩ có thể đem “tặng” cho người yêu:

Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc Anh chỉ xin về một chút thương

Trái tim trong thơ Xuân Diệu còn có thể dùng để bao bọc cả những trái tim

Tay ấp ngực dò xem chiều máu lệ Nghìn trái tim mang trong một trái tim

(Cảm xúc)

Xuân Diệu là nhà thơ luôn có khát khao giao cảm với cuộc đời trần thế. Khi cảm xúc dâng tới độ cuồng nhiệt say mê nhà thơ thường không bao giờ che giấu nổi niềm khao khát cháy bỏng của mình. Ông thường diễn tả cảm xúc đó bằng một loạt các động từ mạnh: ôm, xiết, bám, say và cuối cùng thi sĩ muốn ghì lấy:

Giơ tay muốn ôm cả trái đất

Ghì trước trái tim ghì trước ngực”

( Bài thơ tuổi nhỏ)

Trái tim trong thơ Xuân Diệu có lúc được nhân hóa như con người cụ thể, khi thương nhớ ai trái tim đó cũng biết buồn đau than thở:

Suối thương nhớ thầm qua trong bóng mát Trái tim chiều than thở giữa lau cao

(Tình mai sau)

Có lúc động từ “nhoi nhói” cũng dùng để diễn tả những cảm xúc đau đớn của trái tim:

Trái tim tôi nhoi nhói một bên

Gây sự và trăn trở không yên

Và với tình yêu đơn phương, thi sĩ tự nhận mình là chàng Trương Chi, yêu nhưng không lấy được người mình yêu, suốt đời mang hình bóng người ấy trong tim, suốt đời đi tìm hình bóng trong mộng tưởng:

Anh là người thuyền chài Trương Chi Trong trái tim mang em đọng lại Mang em ngày thắm và đêm biếc Trong trái tim-nhưng vẫn còn tìm

(Bá Nha Trương Chi-T6)

Khi đứng bên mồ liệt sĩ Bế Văn Đàn, anh còn rất trẻ nhưng trái tim đã ngừng đập vì Tổ Quốc, Xuân Diệu đã sử dụng TH trái tim kết hợp với động từ “ ngập ngừng” để diễn tả dòng cảm xúc vừa thương xót đau đớn, vừa tự hào vì con người đã dám ngã xuống để làm nên lịch sử:

Thời gian ngừng bước lặng im Bên mồ liệt sĩ trái tim đã dừng

Trái tim ta cũng ngập ngừng

Nửa chừng giọt lệ, nửa chừng lời ca

(Mộ Bế Văn Đàn-T4)

Xuân Diệu đã dùng lời thơ hết sức trân trọng, ngợi ca những chiến sĩ kiên cường, dù bị tra tấn dã man cũng quyết không khai, trái tim họ cứng hơn sắt thép:

Ôi giữ lấy sợi tơ mành hơi thở

Giữ lấy tim gan không chịu rụng rời

Kẹp sắt móc cổ treo móc ngược

Kẹp sắt rút từng mảnh thịt không khai! (Thép cứng nhất là thép người)

3.4.3.2 THBTQH là những tính từ hoặc cụm tính từ

Những BTQH cuả THHT “trái tim” thuộc nhóm từ chỉ tính chất thường làm định ngữ cho TH “trái tim” hoặc có khi các tính từ ấy được phức tạp hóa và trở thành một cụm tính từ diễn tả một đặc điểm nào đó của trái tim. Cũng có khi chúng có sự chuyển nghĩa.

Xuân Diệu ca ngợi những người mẹ Việt Nam rất đời thường và giản dị, cả một đời chắt chiu, dành dụm, kể từ những vật bình thường nhất, nhưng tất cả đã làm nên phẩm chất vĩ đại của các mẹ:

Khi mẹ trở lại thăm nhà, mẹ vẫn cứ mang trái tim vĩ đại Dọn bếp hót tro, nhặt những chân ghế bàn còn lại Mẹ nhìn phân biệt bằng mắt yêu thương

Cái chum đang còn đựng được, miếng gương có thể soi gương

(Sự sống chẳng bao giờ chán nản-T9) Chính những động từ và tính từ chỉ hành động và phẩm chất xuất hiện cùng với hình ảnh trái tim với tư cách những BTQH của THTM này trong thơ Xuân Diệu đã khiến cho trái tim Việt Nam trở thành biểu tượng lương tâm của thời đại, giàu tình yêu thương, sáng ngời chính nghĩa:

Trái tim chúng ta là một đá nam châm cực mạnh

Trái tim đập giữa cuộc đời, như chiếu lên trời tỏa ánh! Trái tim dũng mãnh, đập hộ cho cả thế gian.

Ở đây sáng ngời chính nghĩa, ở đây tình nghĩa Việt Nam (Sự sống chẳng bao giờ chán nản)

Xuân Diệu yêu đến cuồng nhiệt sự sống, cuộc sống và ghét cay ghét đắng sự hững hờ, lạnh lùng, lối sống thụ động, đơn điệu. Ông tuyên bố:

Sống toàn tim! Toàn trí, sống toàn hồn! Sống toàn thân! và thức nhọn giác quan. (Thanh niên-T2)

Xuân Diệu không phải chỉ yêu cuộc sống mà nhà thơ còn muốn truyền nhiệt tình sống của mình cho mọi người. Nhà thơ sẵn sàng dâng hiến tất cả trái tim, nhiệt huyết cho đời. Thi sĩ tự ví mình như con chim dâng tiếng hót cho đời đến lúc trái tim héo mòn mới thôi:

Hát vô ích thế mà chim vỡ cổ

Héo tim xanh cho quá độ tài tình

Ca ánh sáng bao lần dây máu đỏ Rồi một ngày sa rụng giữa bình minh

(Lời thơ vào tập gửi hương- T2)

3.4.3.3 THBTQH là danh từ chỉ thời gian, không gian của THTM trái tim trong thơ Xuân Diệu

Như đã trình bày ở trên, “ mùa xuân”, “trái tim” trong thơ Xuân Diệu gắn liền với tình yêu và tuổi trẻ. Từ trong chiều sâu các cặp phạm trù này đã có quan hệ với thời gian. Yếu tố thời gian làm nên tiêu chí thi pháp của thơ ông. Do đó, nghiên cứu thơ Xuân Diệu nói chung, các THTM mùa xuântrái tim nói riêng, phải khảo sát yếu tố thời gian.

Xuân Diệu thường trực nỗi băn khoăn về thời gian. Điều băn khoăn day dứt đó có thể lý giải được. Bởi lẽ thường tình, yêu khao khát cuộc sống, yêu da diết con

người tất có băn khoăn về thời gian. Xuân Diệu quý và tiết kiệm thời gian trong đời thường, điều đó cũng được ông thể hiện trong thơ ca. Ông suy tính điều gì cũng nghĩ đến cái chết, cái kết thúc. Xuân Diệu đã từng nói rằng: thơ tình của ông luôn luôn là sự hồi tưởng. Lạ lắm! Tình yêu muốn vô biên song cuộc đời, lòng người lại hữu hạn (Hoàng Trọng Phiến). Thời gian ở thơ Xuân Diệu gắn với không gian xác định. Trái tim với tư cách tín hiệu thẩm mĩ nó là: Trái tim đập giữa cuộc đời, như chiếu lên trời tỏa sáng\ Tiền tuyến của ta kia, trái tim ta ở đó/máu của tim mình đã gửi vào Nam\ Đặt trái tim trong đá/ Đời ta mang hạnh phúc trái tim tháng Mười\ Hai mươi bẩy năm trong trái tim tôi mỗi mùa lại nở\ Tháng ngày càng khắc Bác vào tim con.

Với các BTQH chỉ thời gian và không gian của THTM trái tim chúng ta thấy tình cảm nói chung trong thơ Xuân Diệu luôn gắn bó với cách mạng.Nói riêng về tình yêu thì với Xuân Diệu tình yêu là muôn đời và thuỷ chung son sắt:

Những giờ trong sáng chiều hôm, Nhưng đêm sương thoảng còn ôm dáng đồi

Lên cao hít thở khí trời

Trái tim anh muốn ngàn đời yêu em

(SaPa –T10) Hoặc:

Tình yêu muốn hóa vô biên

Ông rất sợ thời gian qua mau, nên lao động văn chương cật lực, yêu đương cũng vội vàng:

Mau với chứ, vội vang lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi;

(Giục giã)

Xuân Diệu rất sợ cô độc, nên ông chắt chiu và trân trọng từng chút tình . Đối với thế hệ trẻ ông dành tất cả tình yêu thương. Với trái tim nhân hậu, ông tha thiết tình người, khao khát cầu xin:

Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ Một giây cũng cam một phút cũng đành.

(Lời thơ vào tập Gửi hương – T2)

Do vậy, trái tim trong Xuân Diệu là một tín hiệu thẩm mĩ đa thanh, đa nghĩa. Nó làm thành nhánh nhỏ trong trường yêu lớn.

3.5 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Xuân Diệu không phải người đầu tiên đưa “trái tim” vào thơ ca. “Trái tim”

được hiểu như một biểu tượng của tình cảm, của tình yêu con người, đã trở thành hình tượng thẩm mĩ xuất hiện khá phổ biến trong văn học thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam, do sự tiếp xúc và du nhập văn hóa Phương Tây, các nhà thơ đã đưa “trái tim” trở thành biểu tượng của ý chí, tình cảm và đặc biệt là tình yêu con người. Cho đến nửa cuối thế kỷ XX, tên gọi của trái tim đã trở nên hết sức quen thuộc, thậm chí được dùng phổ biến và có thêm ý nghĩa biểu trưng, như một hình ảnh ước lệ.

Xuân Diệu cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của nền thơ ca thế giới. Ông cũng thường dùng phương tiện ngôn ngữ có ý nghĩa biểu trưng này- một tên gọi vừa giản dị, vừa hoa mĩ của trái tim để chỉ tình yêu. Trong các tác phẩm của nhà thơ Xuân Diệu, từ chỉ bộ phận cơ thể trái tim đã trở thành tín hiệu thảm mĩ đắc dụng

biểu hiện các cung bậc tình cảm, tình yêu với mọi sắc thái đa dạng của nó. Trong thơ Xuân Diệu, cũng như TH Mùa xuân , TH trái tim đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật và thi pháp của Xuân Diệu. Đó là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc

đời trần tục. Ông là nhà thơ Việt Nam đầu tiên đưa vào thơ ca tình yêu đích thực, tình yêu giao cảm tuyệt đối từ nhục dục đến tâm hồn. Xuân Diệu cho mọi cảm nhận của thơ tình là vấn đề của trái tim. Ông là “ông Hoàng của thơ tình” Việt Nam. Người đọc thơ Xuân Diệu vô thức biến mình thành người có thị hiếu thẩm mĩ. Điều này thể hiện ở con số thống kê: Từ Xuân xuất hiện trong 137 câu thơ, còn từ ngữ chỉ Trái tim được sử dụng trong tới 111 câu thơ.

Trái tim” trong thơ Xuân Diệu không những biểu thị ý nghĩa lớn hơn một TH ngôn ngữ, ý nghĩa của một hình ảnh ẩn dụ-tượng trưng đa định hình, mà còn thực tại hóa một số nét nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi này, khiến những nét nghĩa đó trở thành một biểu trưng nghệ thuật mang sắc thái riêng cá nhân của nhà thơ tài hoa. Và ở đó chính là nơi nhà thơ thể hiện sự “tự cảm thấy” của mình , thể hiện “lăng kính nhìn sự vật, hiện tượng, cuộc sống , con người...của tác giả” - như cách nói của thi pháp học (Trần Đình Sử). Điều đó khi trở thành yếu tố lặp lại trong hệ thống tác phẩm của tác giả đã góp phần xác định giọng điệu riêng của nhà thơ Xuân Diệu.

Qua thống kê, chúng ta thấy các THTM có tần số xuất hiện không đồng đều, trong đó THTM trái tim có tần số xuất hiện cao nhất: 80 lần (chiếm 57,55%) . Từ

tim xuất hiện 31 lần( chiếm 22,30%). Ngoài ra còn có cácTHTM khác là biến thể từ vựng, nằm trong quan hệ chỉnh thể – bộ phận với THTM HT trái timngực

xuất hiện 28 lần (chiếm 20,15%).

Luận văn đã xem xét ý nghĩa thẩm mĩ cụ thể của từng THTM này trong thơ Xuân Diệu.

Khi tiến hành khảo sát , thống kê các TH cùng chỉ trái tim, luận văn thu được một vài đơn vị từ ngữ đôi khi được Xuân Diệu sử dụng trong thơ như đơn vị đồng nghĩa ngữ cảnh, đồng sở chỉ cùng gọi trái tim với tư cách là biến thể từ vựng của THTM này. Đôi khi nhà thơ không muốn dùng từ tim hay trái tim mà thay

bằng từ ngực/ lồng ngực, con chim hồng để chỉ thay thế cho bộ phận cơ thể này của con người.

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy với tư cách là những BTKH,THTM trái tim trong thơ Xuân Diệu đã mang những ý nghĩa biểu trưng, hay YNTM, độc đáo khác nhau. Đó là trái tim – biểu tượng của tình yêu nam nữ, nhà thơ sẵn sàng dâng hiến tất cả cho người yêu và trái tim công dân – biểu tượng tình cảm nói chung của một con người hết lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh bản thân để phục vụ Tổ quốc. Trái tim đó cũng biểu trưng cho tinh thần đấu tranh không ngừng nghỉ với bè lũ xâm lăng để bảo vệ Tổ quốc.

Qua cứ liệu điều tra, có thể phân các BTQH của THTM trái tim xuất hiện trong các bài thơ của Xuân Diệu ra hai loại theo tính chất từ loại: NhữngTHBTQH là những vị từ (bao gồm động từ hoặc cụm động từ và những tính từ hoặc cụm tính từ) và các danh từ hoặc cụm danh từ.

Trong thơ Xuân Diệu, những vị từ (gồm động từ, tính từ) thường làm vị ngữ cho các THTM- danh từ chỉ trái tim, và chúng cũng thường đóng vai trò chỉ các hoạt động liên quan đến trái tim. Có khi chúng có sự chuyển nghĩa để chỉ các cung bậc cảm xúc khác nhau của trái tim. Những kết hợp này làm trái tim trở thành hình tượng sinh động, như: trái tim đập, trái tim than thở, trái tim ngừng, trái tim lạc đường, trái tim mở hé, trái tim lưu lạc, trái tim buồn, trái tim đau... Trong các kết cấu tín hiệu thẩm mĩ này, các từ đi kèm vừa có chức năng định tố vừa có chức năng vị ngữ để tạo thành kết cấu chủ- vị. Các vị ngữ đi kèm với danh từ trái tim rất phong phú đã cho thấy khả năng dùng từ rất linh hoạt của Xuân Diệu.

Với các BTQH chỉ thời gian và không gian của THTM trái tim trong thơ Xuân Diệu, chúng ta thấy tình cảm nói chung trong thơ Xuân Diệu luôn gắn bó với cách mạng,còn tình yêu của nhà thơ là tình yêu muôn đời và thuỷ chung như nhất

KẾT LUẬN

1. Các Tín hiệu thẩm mĩ Mùa xuân/ Trái tim trong thơ Xuân Diệu mang đậm thi pháp của nhà thơ. Chúng tôi chọn đề tài này nhằm vận dụng lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ để chứng minh cho một quan niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ đặc biệt. Nó chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên. Tín hiệu thẩm mĩ chính là Ngôn ngữ nghệ thuật như vậy. Khi ngôn ngữ tự nhiên trở thành tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật hay tín hiệu văn chương thì nó là phương thức diễn đạt nội dung nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ. Như vậy, văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngoài ra, đề tài này cũng nhằm cung cấp một số ngữ liệu biểu hiện sự hành chức nghệ thuật của hai THTM nói trên để góp thêm cách giải mã nghệ thuật ngôn từ trong thơ Xuân

Một phần của tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)