Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “ Trái tim”

Một phần của tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu (Trang 94)

VI. Những dự kiến đóng góp

3.4.2. Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “ Trái tim”

BTKH là cùng một TH nhưng có sự biến đổi ít nhiều về YNTM khi kết hợp với những TH khác nhau ở trước và sau nó. Như vậy, BTKH là những biến thể của các TH cùng hiện diện trong lời nói nhưng khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau TH sẽ ít nhiều biến đổi để tạo ra nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau. Đặc biệt, qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy với tư cách là những BTKH,THTM trái tim trong thơ Xuân Diệu đã mang những ý nghĩa biểu trưng, hay YNTM, độc đáo khác nhau. Đó là trái tim – biểu tượng của tình yêu nam nữ, nhà thơ sẵn sàng dâng hiến tất cả cho người yêu và trái tim công dân – biểu tượng tình cảm nói chung của một con người hết lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng

hi sinh bản thân để phục vụ Tổ quốc. Trái tim đó cũng biểu trưng cho tinh thần đấu tranh không ngừng nghỉ với bè lũ xâm lăng để bảo vệ Tổ quốc. Trước hết ta đi tìm hiểu YNTM trái tim của tình yêu.

3.4.2.1 Ý nghĩa thẩm mĩ “tình yêu” của BTKH trái tim

Khi TH trái tim xuất hiện trong thơ Xuân Diệu với tư cách là biến thể kết hợp thì nó mang ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm, tình yêu đôi lứa:

Trái tim em thức đập

Nơi gốc của thời gian Một nhịp mạnh, nhịp khẽ Ấy tay anh nồng nàn Anh gìn giữ trái tim Cho em yên giấc ngủ...

Tim em hút tay anh

Một nhịp hồng nóng hổi Anh không hề dám nghĩ

Trái tim em lạc đường

Anh thức hoài thức hủy Anh là trái tim thương

(Trái tim em đập thức)

TH trái tim được nhà thơ sử dụng để bày tỏ tình yêu chân thành tha thiết với nhân vật trữ tình là “em”. Trái tim đó không còn là trái tim sinh học với chức năng

đưa máu đi nuôi cơ thể, là cơ quan chính của hệ tuần hoàn trong con người nữa, mà

“trái tim em”- đó là nơi chịu sự tác động và biểu hiện của mọi trạng thái cảm xúc tâm hồn của người yêu. Nghĩa của “trái tim” trong đoạn thơ trên được tăng cấp: Trái tim thức, trái tim hút tay, trái tim lạc đường, trái tim thương. Những kết hợp này mang nghĩa tạo hình rất lớn.

Trong đoạn thơ sau, Xuân Diệu đã nhân cách hoá hình tượng trái tim, do đó trái tim được nhà thơ coi như người yêu bé nhỏ mà ông muốn giục giã... Khi đó TH

trái tim cũng ở trong vai trò là một BTKH :

Em, em ơi, tình non đã già rồi

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

(Giục giã - Gửi hương cho gió)

Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một tôn chỉ sống: sống để yêu và phụng sự cho tình yêu! Phụng sự bằng trái tim nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và hăm hở. Chính điều này làm thơ tình Xuân Diệu với trái tim “yêu như điên dại” tiếp tục khám phá thế giới tình yêu “đích thực”.

Vì thế, trong những câu thơ sau đây, YNTM vừa nói trên đã được tái xuất hiện khi BTKH chỉ trái tim được Xuân Diệu nhân hóa như hai thực thể biết nói, biết trao nhau những lời thì thầm yêu thương:

Thấy anh, em xiết nỗi mừng

Nhìn em gương mặt sáng bừng đêm khuya Làng không một tiếng chân đi

Trái tim ta chuyện thầm thì cùng nhau

Và có lúc trái tim đập rộn ràng của đôi trai gái xa nhau lâu ngày giờ mới gặp mặt đã thay thế cho hàng ngàn vạn lời muốn nói:

Và ngó mê nhau ta mỉm cười Và lặng lẽ thấy lòng cao chín bệ Không cần nói trái tim dường mở hé Hoa muôn năm nghe nở tiếng thần tiên

(Kỉ niệm)

Khi tình yêu rung động tột đỉnh thì trái tim tưởng chừng như cũng tạm ngừng lại(hay cũng chính là con người đã lặng đi) trong niềm đắm say hạnh phúc vô biên đó:

“Trái tim ngừng trong một lúc vô biên

Thời gian hết đất trời không còn nữa” (Kỉ niệm)

Định danh lại “trái tim” cũng chính là cách Xuân Diệu muốn định nghĩa lại tình yêu. Tình yêu không phải là cái gì xa xôi, kì lạ mà nó có thật và rất gần gũi, tự nhiên trong đời sống của mỗi con người. Trái tim được nhân hóa khiến cũng biết bày tỏ tình cảm tha thiết yêu thương của “Anh” và “Em” :

Trái tim anh nói bồi hồi

Mà tim em cũng trao lời vấn vương Đất trời chìm giữa yêu thương

Thời gian cũng gượng trên đường vô biên (Kỉ Niệm-Hồn Tôi Đôi Cánh)

Cũng có khi BTKH “Tim trong thơ Xuân Diệu chỉ là biểu tượng của nơi chứa đựng tình cảm. Khi thi nhân không còn tồn tại về thể xác nơi trần thế nữa, nhưng trái tim- biểu tượng của linh hồn thi nhân vẫn tồn tại để sưởi ấm những linh hồn đau khổ ở cõi u minh:

Tôi đã yêu khi hết tuổi rồi

Không sương vóc, chỉ huyền hồ bóng dáng Vào đêm tối, tôi sẽ làm đuốc sáng

Rọi u minh tỏ rạng ánh hồn sâu Đến ru thơ bao kẻ hãy buồn đau

Tim ấp mộng những hồn sầu rã mục (Đa Tình)

3.4.2.2 Ý nghĩa thẩm mĩ “Trái tim công dân” của BTKH “trái tim”

Bên cạnh trái tim mang YNTM tình yêu ta còn bắt gặp trái tim công dân

không kém phần đặc sắc trong thơ Xuân Diệu. Đó chính là biểu tượng tình cảm nói chung của một con người hết lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh bản thân để phục vụ Tổ quốc.

Trước Cách mạng tháng Tám, nhà thơ Xuân Diệu đắm say với tình yêu là vậy. Nhưng trái tim thi sĩ cũng luôn dằn vặt, trăn trở bởi nỗi niềm không được thỏa mãn. Từ khi được ánh sáng của Đảng rọi sáng tâm hồn, nhà thơ đã thức tỉnh mọi giác quan cách mạng, thoát khỏi cõi u mê và tìm ra được cho mình một ánh sáng, một lối đi, một chân lí sống. Đảng đã khai sinh ra thi sĩ một lần nữa và trong trái tim nhà thơ, tình yêu đối với Đảng thật vững chãi, được khắc sâu vào tận cùng của con tim:

Đảng cho tôi xương sống của tâm hồn Một rễ xâu các tế bào rời rã

Một tiếng gọi của biển người sâu cả Đã vào làm cốt lõi của tim tôi

Đường Đảng cho tôi đi rộng mãi chân trời (Đấu tranh- Riêng Chung)

Có những khi thi sĩ ví trái tim mình như một thứ vật chất nào đó có thể đem ra đổi chác:

- Đổi trái tim có được không Bạn trên đường xin anh đổi hộ

Đổi cho tôi một trái tim như thế!

(Cầu an- Riêng chung)

Nhưng cũng có khi trái tim đó là tình cảm đau đớn dằn vặt, trăn trở không yên:

Trái tim tôi nó thường đau khổ Trái tim tôi nhoi nhói một bên

Gây sự và trăn trở không yên.

(Cầu an- Riêng chung)

Từ láy “ nhoi nhói” có nghĩa là bị đau nhức đột ngột, tựa như có một vật nhọn đâm xói mạnh. Và trái tim đau khổ đó luôn “đau nhói một bên” vì một suy tư nào đó. Trái tim đó như biểu tượng một con người cụ thể có tâm hồn, có cảm xúc. Biết đau đớn, biết trăn trở không yên và thậm chí trái tim đó “ sẵn sàng gây sự ’’. Có lúc nhà thơ coi trái tim như một kẻ cứng đầu khó bảo, trái tính, trái nết bất cứ lúc nào. Nhưng trái tim đó lại vô cùng chân thật, không hề giả dối cho nên dù có đổi được trái tim khác khéo léo biết nói lời hay, những lới dễ nghe thì nhà thơ cũng không muốn đánh đổi trái tim chân thật của mình để lấy một trái tim như thế:

Nhưng mà-không! Tôi chẳng đổi đâu Tôi không muốn lá mặt và lá trái Sắp ngã ngũ thì mình hăng hái

Nhà thơ mượn hình ảnh trái tim để phê phán tính cơ hội, giả dối trong xã hội. Ông ví trái tim mình hoang dã, rậm rạp như rừng, để có thể suốt đời phải dùng lý trí đấu tranh với nó, để mong thoát khỏi những cám dỗ, những tình cảm khát khao thấp hèn:

Tôi xin mang một trái tim rừng

(Cầu an - Riêng chung)

Cách mạng đã đem trái tim cô đơn, quằn quại giữa “ một cái kềm bằng sắt” đặt vào giữa trái tim lớn của nhân dân anh hùng. Nhà thơ nói lên niềm tự hào của dân tộc, và cũng là niềm tự hào của riêng nhà thơ. Là một nhà thơ dấn thân, Xuân Diệu đã tham gia ngay từ đầu cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc và đã trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng. Ba lô trên lưng, Xuân Diệu đã đi khắp mọi miền đất nước, đến với chiến sĩ, công nhân và nông dân. Từ cuộc sống dấn thân ấy, ở Xuân Diệu đã hình thành một cảm xúc mới: Cảm xúc của cả dân tộc chiến đấu cho độc lập tự do- và dòng thơ “ công dân” ấy vẫn chan chứa chất thơ vì không hề gạt ra một bên những kích thước của một cảm hứng thơ chân chính về hai cuộc kháng chiến trường kì, chia sẻ cuộc sống gian khổ mà hào hùng cùng toàn dân tộc.

Miền Bắc đã được giải phóng, miền Nam vẫn còn tiếp tục chiến đấu để thống nhất nước nhà, nhà thơ ví đất nước như một trái tim bị đánh cắp. Một nửa đã được tự do, một nửa vẫn bị kiềm kẹp, ngạt thở trước chế độ tàn bạo của bọn cướp nước và bè lũ bán nước. Nhà thơ căm hờn khi cảnh đẹp của quê hương bị chiếm đóng ngột ngạt. Bằng tình yêu đối với “em”, bằng tình yêu đối với quê hương đất nước, nhà thơ thề sẽ giành lại nửa trái tim đất nước- Miền Nam yêu thương.

Anh còn nợ với em thăm Huế đẹp Về Quy Nhơn, quê má đẻ ra anh Sài Gòn! Sài Gòn! Miền Nam sắt thép Ta hẹn thề giành lại nửa tim ta.

(Khúc hát tình yêu và đất nước- Một khối hồng)

Sống và hít thở không khí của miền Bắc, nhà thơ vui sướng được tự do, được là chủ đất nước, được ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp của đất nước mình. Nhà thơ

rung động ví SaPa như là người tình nhân tuyệt vời mà mình ngày đêm yêu dấu sẵn sàng dâng hiến toàn bộ trái tim yêu:

Những giờ trong sáng chiều hôm

Những đêm sương thoảng còn ôm dáng đồi Lên cao hít thở khí trời

Trái tim anh muốn ngàn đời yêu em.

(Sa Pa- Hồn tôi đôi cánh)

Trái tim công dân trong thơ Xuân Diệu còn mở rộng không gian biểu hiện tình cảm của những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng. Và trái tim ấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không bao giờ chết. Ngày 23 tháng 9 năm 1970, Davit Ipsin, chủ tịch hội sinh viên toàn nước Mĩ cùng với 25 sinh viên khác bắt đầu tuyệt thực để phản đối nhà cầm quyền Sài Gòn bắt bớ sinh viên miền Nam hôm 30 tháng 8. Xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của bạn, anh sinh viên Sài Gòn cũng đang tuyệt thực sung sướng muốn gửi trái tim biết ơn đến những người cùng lí tưởng với mình:

Anh sinh viên Sài Gòn sức lả bảy ngày, hôm nay rất tỉnh! Chao ôi, anh áy náy trong sướng vui như thể nghẹn ngào Có cách gì gửi được trái tim anh máu vẫn dâng trào

Sang bên kia Thái Bình Dương đặt vào trong lồng ngực bạn Anh cảm kích vô cùng, mến thương vô hạn

Tâm hồn anh đang chăm lo cho bạn đang nhịn đói vì ta Lí tưởng nối chung những khúc ruột già.

(Sức mạnh những người tuyệt thực-Hồn tôi đôi cánh)

Trong những trận tuyến ác liệt, trái tim nhà thơ luôn hướng về đó, trái tim của tình yêu đồng đội, trái tim của lòng căm thù giặc tới tận xương tủy, trái tim sẵn sàng quét sạch lũ cướp nước:

Tiền tuyến của ta kia, trái tim ta ở đó

Lũ xâm lược đang còn phải quét cho sạch nó (Từ Cao Lạng tới Vĩnh Linh-Tôi giàu đôi mắt)

Có lúc trái tim trong thơ Xuân Diệu hừng hực ngọn lửa căm hờn đối với giặc Mĩ, nhưng trái tim đó lại có ánh sáng hơn tất cả ngàn tỉ mĩ kim của Mĩ, sáng hơn tất cả bom đạn chiến tranh, vì trái tim đó có ánh sáng của chính nghĩa, của tình yêu con người, của lòng yêu tự do và hòa bình. Đó cũng là trái tim yêu nước và căm thù giặc:

Sao cái nước nhỏ này lại sáng hơn cái nước của ngàn tỉ mĩ kim

Ánh sáng của trái tim mà lại chinh phục được toàn thế giới

Khoan khoái vô biên và cũng biết mấy căm hờn

Cái bọn làm giàu trên máu, tiền bạc giết hết nghĩa nhơn Cái bọn giành ăn giật xé, rứt vú mẹ của trẻ con

Cái bọn nhe răng nanh mòn Cắn vào ánh sáng!

Miền Bắc đã giải phóng, miền Nam vẫn trong trận chiến ác liệt. Miền Bắc không chỉ gửi tới miền Nam lương thực thực phẩm, súng đạn, con người mà còn gửi cả mười bảy triệu trái tim yêu thương, trái tim lo lắng tới khúc ruột miền Nam:

Ôi tấm lòng của mười bảy triệu nhân dân miền Bắc

Máu của tim mình đã gửi vào Nam

Đêm ngày mạch máu còn gửi luôn luôn Thịt của thịt ta giằng ra sao được!

(Tôi lắng nghe những phố hè trong ấy-Tôi giàu đôi mắt)

Và có lúc tình yêu quê hương đất nước bị xâm lăng khiến trái tim thi sĩ như muốn vỡ ra vì căm giận. Và trái tim đó như lời thề sẽ đem lại mùa xuân cho mặt đất quê hương:

Ta yêu mình đến nỗi trái tim ta xé vỡ... Ta muốn nói với mình-Hỡi trái tim ta

Đạp cỏ dại dưới chân, quyết phát quang bờ cõi Đem lại mùa xuân trên mặt đất liền quê

Xương dính xương, thịt dính thịt-ta thề!

(Lời thề-Mũi Cà Mau)

Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa đến nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa là một bước chuyển biến dài, một sự đổi mới trong tâm hồn và cả trong trái tim nhà thơ cùng với sự đổi mới của nhân dân, của đất nước và của nhân loại:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao

(Những đêm hành quân)

Và, trái tim ấy của nhà thơ đã được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân . Trái tim chung thủy này của thi sĩ cũng chính là của nhân dân trao giữ:

Lúc gian khổ thử lòng người chung thủy

Trái tim này, tôi thấy đã mòn đâu

Trái tim nhân dân gửi vào ngực của tôi

Tràn thương mến-đến nứt ra-mà chẳng vỡ!

(Nhân dân đáng yêu-Hồn tôi đôi cánh)

Xuân Diệu còn ngợi ca trái tim của những người vợ, người mẹ Việt Nam anh hùng, họ sẵn sàng nhường nhịn, hi sinh tất cả để cho đất nước được hòa bình. Đó là trái tim lớn, trái tim của nhân dân. Nó làm thành mạch nguồn cảm hứng cho thi pháp của Xuân Diệu:

Mẹ nhường nhịn cả máu xương mình đó Nhân dân đáng yêu trái tim của cả bầu trời!

Trái tim chúng ta hiến máu cho cả cuộc đời

Có yêu mến mới căm thù như thế

Miền Bắc giành được chính quyền và hoàn toàn giải phóng đã hai bảy năm. Cứ đến ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công, trái tim nhà thơ vui sướng như nở hoa:

Hai mươi bảy năm trong trái tim tôi mỗi mùa lại nở Tưởng hãy còn nghe khởi nghĩa bước rần rần

“Giành lấy chính quyền về tay nhân dân!”

(Nhân dân đáng yêu-tháng8 và tháng 9-năm1972)

Xuân Diệu cũng ca ngợi trái tim của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình- con người đã vứt bỏ tất cả tuổi thanh xuân, vinh hoa, công danh, tiền bạc. Bạo lực không làm anh khiếp sợ, sự tàn bạo càng làm trái tim anh chất ngất căm thù. Trái tim đó như quả bom vì đại nghĩa có thể nổ tung bất cứ lúc nào:

Hiện nay trái bom duy nhất của tôi là trái tim.

Trái tim này có thể nổ vì đại nghĩa

(Nguyễn Thái bình –T10)

Khi viết về Bác Hồ, Xuân Diệu luôn dành những câu thơ, lời thơ đẹp nhất để tỏ bày tình cảm kính yêu vô bờ đối với Bác. Có lúc thi sĩ ví Bác như một vị thần , vị thánh. Tiếng nói của Bác có sức mạnh lay động hàng triệu triệu trái tim con người ; tiếng nói đó có sức mạnh như gang, như thép tôi luyện triệu tấm lòng đứng lên đấu tranh quyết đánh thắng giặc Mĩ:

Đường dân tộc mỗi lần sang ngoặt lớn

Một phần của tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu (Trang 94)