Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu (Trang 80)

VI. Những dự kiến đóng góp

2.5. Tiểu kết chƣơng 2

Trong thơ Xuân Diệu, để chỉ mùa xuân ngoài THHT xuân có tần số xuất hiện cao nhất còn có một số THTM khác có tư cách là các BTTV của THTM này.

THHT Xuân vốn có ý nghĩa chỉ mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mùa đứng đầu trong năm. Mùa này có thời tiết tốt và có điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Với ý nghĩa này, xuân

còn được gọi cụ thể hoá hơn bằng BTTV mùa xuân. Các ý nghĩa thẩm mĩ của THTM xuân/mùa xuân trong thơ Xuân Diệu đã được phát triển trên cơ sở các nét nghĩa cơ bản này của ý nghĩa gốc.

THHT xuân được Xuân Diệu sử dụng với những sắc thái ý nghĩa và cung bậc tình cảm khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Do đó mỗi lần

mùa xuân xuất hiện trong thơ Xuân Diệu là một lần tươi mới.

Mùa xuân trong thơ ông có thể là “chất xúc tác” để cây cối đâm chồi nảy lộc.Do đó mùa xuân đã được nhà thơ liên hội với sự đổi thay đầy sức sống mới của đất nước. Với Xuân Diệu, công cuộc xây dựng đất nước chính là làm nên mùa xuân.

Xuân Diệu còn đồng nhất mùa xuân với chủ nghĩa xã hội và xây dựng thành hình ảnh so sánh với Bác Hồ để khẳng định Bác đã trở thành bất tử cũng như mùa xuân không bao giờ mất, bởi vì Bác đã sống mãi trong lòng tuổi trẻ của nhân loại.

Đặc biệt, mùa xuân trong thơ Xuân Diệu thường hay được liên hội với tình yêu, với sự rung cảm của trái tim yêu đương. Đây chính là nét rất riêng trong các bài thơ tình của Xuân Diệu.

Mùa xuân là mùa đầu tiên và cũng là mùa đẹp nhất của một năm, nên được Xuân Diệu liên tưởng với những rung động mới mẻ của tình yêu đầu đời.

Nói đến mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là nói đến tình yêu đôi lứa. Mùa xuân và tình yêu trong thơ ông lúc nào cũng xoắn xuýt như một cặp tình nhân. Xuân Diệu say đắm mùa xuân như say đắm với tình yêu. Ông luôn khao khát, luôn đòi hỏi hết cả tâm hồn người yêu dấu, cũng như ông, đã yêu là phải yêu cuồng nhiệt, yêu mãnh liệt, và phải yêu bằng tất cả,bằng đủ mọi giác quan và hành động - từ lời nói đến ánh mắt và nụ cười...

Mùa xuân về làm cho cây lá đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua sắc. Chính vì thế Xuân Diệu “đặt” Mùa xuân trong mối tương quan với hoa lá để nói nên khát vọng của mình vun đắp cho tình yêu, mang lại hạnh phúc cho người yêu, như “ mối tình cây và đất”.

Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu thường được nói tới trong những ngữ cảnh khác nhau với những tình cảm, cảm xúc khác nhau. Bởi vậy, để góp phần vào sự thể hiện những sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau này, Xuân Diệu thường sử dụng những tín hiệu thẩm mĩ khác nhau. Đây chính là các BTTV hay là các tên gọi đồng nghĩa của “mùa xuân”. Mỗi tên gọi đồng nghĩa ấy, nói như V.Hum-bôn, biểu hiện “quan điểm riêng” của Xuân Diệu về mùa xuân.

Các BTTV khác trong thơ Xuân Diệu đều nằm trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận với THHT “ xuân” “mùa xuân”.

Đặc biệt, mùa xuân với tư cách là biến thể kết hợp trong thơ Xuân Diệu còn mang ý nghĩa chỉ tuổi trẻ, cái tuổi tươi đẹp và tràn trề sức sống. Cho nên với Xuân Diệu, mùa xuân chính là tuổi trẻ. Những khát vọng đẹp đẽ nhất của cuộc đời người chỉ có thể đạt được khi người ta còn trẻ. Một khi tuổi trẻ đã qua, cuộc sống coi như chấm dứt.

Trong nhiều câu thơ khác của Xuân Diệu, THTM “xuân”/”mùa xuân” với tư cách BTKH lại có ý nghĩa để tính thời gian đã qua đi hay tuổi của con người. Cách sử dụng THTM xuân/mùa xuân ở ý nghĩa này có giá trị thẩm mĩ khác với khi người ta dùng từ “tuổi” là ở chỗ hàm ẩn một thái độ lạc quan yêu đời, thấy mình luôn trẻ mãi không già!

Đặc biệt hơn, xuân Diệu còn sử dụng BTKH mùa xuân để chỉ mùa thu thành công của Cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám đã mang lại những sự thay đổi mới mẻ cho tất cả mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân Việt Nam, cũng giống như mùa xuân mang lại sức sống mới cho mọi cảnh vật sau sự tàn phá của mùa đông ảm đạm và khắc nghiệt. Do đó, mùa thu cách mạng thành công đó cũng chính là mùa xuân của dân tộc, là thời điểm bắt đầu của một cuộc sống mới ấm no, tự do và hạnh phúc

Về các BTQH của THTM HT “mùa xuân” có thể được phân thành hai nhóm: Các tín hiệu là những danh từ hoặc cụm danh từ và các tín hiệu là những động từ hay cụm động từ, để cụ thể hóa, làm rõ nghĩa cho các THTM chỉ “mùa xuân” (bao gồm THHT và THBTTV).

Các tín hiệu là danh từ, cụm danh từ là những TH chỉ sự vật, hiện tượng liên quan đến mùa xuân, thường xuất hiện vào mùa xuân ở nước ta. Điều đó cũng có nghĩa là trong thơ Xuân Diệu, mùa xuân thường được ông miêu tả cùng với cỏ cây

hoa lá trong không gian và thời gian khác nhau. Tất cả đều đã trở thành những THTM báo xuân về.

Các BTQH của THTM mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là danh từ/danh ngữ còn có thể là các TH chỉ không gian và thời gian.

Qua các BTQH chỉ thời gian, có thể thấy từ góc độ vũ trụ quan và nhân sinh quan của mình, Xuân Diệu luôn luôn nhìn thấy sự đối lập nghiệt ngã giữa thời gian vô tận của vũ trụ và thời gian ngắn ngủi của một kiếp người. Bởi vậy, mỗi ngày tháng qua đi, ông nuối tiếc nên cảm thấy thời gian trôi đi như vội vã.

Với bản chất của một hình tượng nghệ thuật, thời gian trong thơ Xuân Diệu có thể là thời gian trừu tượng hay thời gian cụ thể. Dù trừu tượng, nhưng Xuân Diệu vẫn cảm nhận được rất cụ thể bằng cảm giác sự vận động của thời gian.

Thời gian cụ thể được thể hiện bằng các BTQH của THTM mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là các con số đánh dấu những mốc thời của mùa xuân gắn với sự kiện cụ thể của đời sống đất nước hoặc của một địa phương, một cá nhân.

Xuân Diệu đã sử dụng linh hoạt các TH ngôn ngữ chỉ thời gian để nói về

mùa xuân. Các BTQH ấy như hàm chứa biết bao tình cảm của nhà thơ với cuộc

sống, với đất nước và mùa xuân.

Các BTQH nói về không gian của THTM mùa xuân trong thơ Xuân Diệu cho thấy không gian trong thơ ông là không gian của trần thế, tự nhiên, gần gũi với đời sống con người. Hoặc cũng có khi là một không gian do thi nhân tưởng tượng. Không gian mùa xuân trong thơ Xuân Diệu thường thấm đẫm màu sắc thắm tươi, hương hoa rực ngát như ở chốn thiên đường. Bởi nhà thơ vô cùng yêu thiên nhiên và cuộc sống.

Các BTQH là động từ/cụm động từ trong thơ Xuân Diệu thường làm vị ngữ cho các tín hiệu thẩm mĩ - danh từ chỉ mùa xuân, và chúng cũng thường có ý nghĩa

chỉ các hoạt động, trạng thái liên quan đến mùa xuân, diễn ra khi mùa xuân đến, cũng có khi chúng có sự chuyển nghĩa để chỉ sức sống tràn đầy của mùa xuân.

Các BTQH là động từ của THTM mùa xuân trong thơ Xuân Diệu còn cho thấy nỗi khao khát mong tìm lại mùa xuân của nhà thơ khi xuân đã đi qua. Không chỉ nhà thơ đi tìm mùa xuân, mà con người còn có thể làm nên mùa xuân - đó là khi nhân dân Việt Nam xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc sau chiến tranh.

Chƣơng 3

TÍN HIỆU THẨM MĨ “TRÁI TIM” TRONG THƠ XUÂN DIỆU 3.1 Dẫn nhập

Xuân Diệu không phải người đầu tiên đưa “trái tim” vào thơ ca. “Trái tim”

được hiểu như một biểu tượng của tình cảm, của tình yêu con người, đã trở thành hình tượng thẩm mĩ xuất hiện khá phổ biến trong văn học thế giới và Việt Nam, thậm chí không chỉ trong văn học mà còn cả trong giao tiếp đời sống của nhiều dân tộc. Rất nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới có cùng quan niệm: Trao tình yêu là

hiến trọn trái tim cho người mình yêu.

“Còn tim em trong ngực Trao tôi làm của riêng”

(Các Mác) Hay:

“Cho em hết trái tim Tôi chẳng còn gì cả Trở thành kẻ ăn xin Đói tình tôi mệt lả

Ngày mai dù gục ngã Kẻ hành khất không tim Chẳng cầu xin gì cả Chỉ xin em trái tim”

(Lécmantốp)

Nhà thơ tình thế giới- Tagor đã từng khẳng định giá trị của trái tim là tình yêu:

Trái tim anh là tình yêu

Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên

Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

Và Becgôn - nhà thơ tình yêu được thế giới ngưỡng mộ đã nói hộ nỗi khao khát của bao người:

Em bao giờ cũng dâng tặng trái tim Những khúc ca, niềm đau khổ

Ở Việt Nam, khi văn hóa Phương Tây du nhập vào, các nhà thơ đã đưa “trái tim” trở thành biểu tượng của ý chí, tình cảm và đặc biệt là tình yêu con người. Cho đến nửa cuối thế kỷ XX, tên gọi của trái tim đã trở nên hết sức quen thuộc, thậm chí được dùng phổ biến và có thêm ý nghĩa biểu trưng, như một hình ảnh ước lệ. Nhà thơ Tố Hữu đã dùng hình ảnh này khá nhiều, mặc dù có xu hướng biểu trưng tư tưởng, tình cảm công dân nhiều hơn. “Trái tim” đối với nhà thơ là hiện thân của tình cảm, lí tưởng cách mạng cao đẹp:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim ( Từ ấy)

Và nhà thơ nói với người yêu:

Trái tim anh đó

Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để yêu em...

Trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, một số nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ đã định danh trái tim theo qui ước bằng một tên gọi khác, bằng mĩ từ theo phương thức ẩn dụ của tình yêu nhiều khi là để mang lại sắc thái mới mẻ cho hình ảnh biểu trưng đã có phần cũ mòn này, làm tăng giá trị biểu cảm cho cách diễn đạt qua thủ pháp cường điệu:

Em có biết không cái ngày ấy thế này Có một màu hoa trong nắng chiều tha thiết Có một người nghĩ về em cháy ruột

Một trái tim đập được vì em.

Nhà thơ Xuân Quỳnh cũng có xu hướng đi tìm một cách lý giải, một tên gọi mới cho tình yêu với mong muốn đổi mới sự sáo mòn để trái tim trở về đúng nghĩa thực của nó:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết làm sống những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất

Biết rút gần khoảng cách yêu tim Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chả có Vẫn ngừng đập lúc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi!

(Tự hát)

Xuân Diệu là nhà thơ không nằm ngoài quy luật của hiện tượng văn học chung ấy, ông cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của nền thơ ca thế giới. Xuân Diệu cũng thường dùng phương tiện ngôn ngữ có ý nghĩa biểu trưng này- một tên gọi vừa giản dị, vừa hoa mĩ của trái tim để chỉ tình yêu. Xuất phát từ việc cảm thụ và tìm hiểu hệ thống tác phẩm của nhà thơ Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy rõ một điều không thể phủ nhận. Đó là từ chỉ bộ phận cơ thể trái tim đã được coi như một tín hiệu thẩm mĩ đắc dụng trong việc biểu hiện các cung bậc tình cảm, tình yêu ở mọi sắc thái đa dạng của nó, do một quá trình khái quát nghệ thuật, dưới tác động điều chỉnh của một loạt nhân tố giao tiếp trong và ngoài văn bản, đạt đến ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật nhất định, để bản thân ý nghĩa từ vựng thông thường của tín hiệu thẩm mĩ “trái tim” chỉ là hình thức cho một nội dung ý nghĩa thẩm mĩ cao hơn, bao hàm một thi pháp của Xuân Diệu. Trong thơ Xuân Diệu, mùa xuântrái tim

đối lập với chiều thuđêm lạnh. Mùa xuântrái tim thể hiện tư tưởng nghệ thuật và thi pháp của Xuân Diệu. Đó là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời trần tục, trần thế này. Ông là nhà thơ Việt Nam đầu tiên đưa vào thơ ca tình yêu

đích thực, là tình yêu giao cảm tuyệt đối từ nhục dục đến tâm hồn “ Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”, “ Yêu là chết ở trong lòng một ít”... Khác với Huy Cận, Nguyễn Bính, thi pháp coi con người với tuổi trẻ và tình yêu là chuẩn mực của cái đẹp. Xuân Diệu cho mọi cảm nhận của thơ tình hay hoặc không hay là vấn đề của trái tim. Ông là nhà thơ tình số một, “ông hoàng của thơ tình” Việt Nam, Người đọc thơ Xuân Diệu vô thức biến mình thành người có thị hiếu thẩm mĩ. Điều này thể hiện ở con số thống kê của chúng tôi: Từ Xuân xuất hiện trong 137 câu thơ, còn từ ngữ chỉ Trái tim được sử dụng trong tới 111 câu thơ ( xem bảng thống kê 3.2).

Trái tim” không những biểu thị ý nghĩa lớn hơn một TH ngôn ngữ, ý nghĩa của một hình ảnh ẩn dụ-tượng trưng đa định hình, mà còn thực tại hóa một số nét nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi này, khiến những nét nghĩa đó trở thành một biểu trưng nghệ thuật mang sắc thái riêng cá nhân. Và ở đó chính là nơi nhà thơ thể hiện sự “tự cảm thấy” của mình , thể hiện “lăng kính nhìn sự vật, hiện tượng, cuộc sống , con người...của tác giả” - như cách nói của thi pháp học (Trần Đình Sử). Điều đó khi trở thành yếu tố lặp lại trong hệ thống tác phẩm của tác giả đã góp phần xác định giọng điệu riêng của nhà thơ Xuân Diệu.

3.2 Kết quả khảo sát

Khảo sát khoảng 400 bài thơ của Xuân Diêu chúng tôi thu được kết quả như sau:

STT Tín hiệu thẩm mĩ Số lần xuất hiện ( lần) Tỉ lệ xuất hiện ( %) 1 Trái tim 80 57,55 2 Tim 31 22,30 3 Ngực 28 20,15

Tổng 139 100

Qua bảng thống kê, chúng ta thấy các THTM có tần số xuất hiện không đồng đều, trong đó THTM trái tim có tần số xuất hiện cao nhất: 80 lần (chiếm 57,55%) . Từ tim xuất hiện 31 lần( chiếm 22,30%). Ngoài ra còn có THTM khác là biến thể từ vựng, nằm trong quan hệ chỉnh thể – bộ phận với THTM HT trái timngực

xuất hiện 28 lần (chiếm 20,15%).

Sau đây luận văn sẽ xem xét ý nghĩa thẩm mĩ cụ thể của từng THTM này trong thơ Xuân Diệu.

3.3 Tín hiệu thẩm mĩ hằng thể “tim/trái tim

Theo thống kê,THTM “tim/trái tim” trong thơ Xuân Diệu xuất hiện tới 139

lần. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2006 ( trang 993) đã nêu các nghĩa:

1.Tim(danh từ) một bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn có chức năng điều khiển việc vận chuyển máu trong cơ thể

VD:Qủa tim hơi to. Tim đập bình thường.

2.Tim của con người coi là biểu tượng của tình cảm, tình yêu .

VD:Trái tim yêu thương,Chinh phục trái tim,Một người không có trái tim. 3.Phần điểm ở chính giữa của một số vật.

VD:Bom rơi trúng tim đường

Ý nghĩa nghĩa gốc( ý nghĩa thứ nhất) của tim được sử dụng chẳng hạn trong các câu thơ sau:

Mẹ làm y tá thường đêm trực Ngày thoắt đôi tay băng vết máu Chăm sóc thuốc men cơn nóng lạnh Lo từng tim đập chậm hay mau (Các cháu đi sơ tán)

Trái tim em thức đập

Một phần của tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)