Tiểu kết chƣơng I

Một phần của tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu (Trang 41)

VI. Những dự kiến đóng góp

1.5. Tiểu kết chƣơng I

Tín hiệu thẩm mĩ (THTM) vốn là một loại tín hiệu cho nên nó cũng mang những đặc trưng của tín hiệu (TH) nói chung. Những dấu hiệu nhận biết của một tín hiệu gồm: Nó phải có một hình thức cảm tính cho phép cảm nhận được bằng giác quan; Nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó (tức phải mang một nội dung ý nghĩa); Nó phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó và phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định.

Tín hiệu ngôn ngữ được coi là một loại tín hiệu đặc biệt - là loại TH thính giác, TH giao tiếp, TH nhân tạo, ước hiệu(võ đoán) v.v

Các tín hiệu luôn nằm trong một hệ thống nhất định. Ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ thống. Chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyến tính) và liên tưởng(hay trực tuyến), điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là những cơ sở lí thuyết quan trọng giúp lí giải về các TH ngôn ngữ trong quá trình hoạt động thực hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, trong đó có giao tiếp nghệ thuật (giao tiếp của văn học).

THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Khi vào thế giới nghệ thuật, các TH thông thường sẽ chuyển hoá thành THTM, mang những nét đặc thù của nghệ thuật. Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên. THTM chính là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định Cả cái hợp thể CBH và CĐBH tạo thành TH ngôn ngữ đã trở thành CBH cho một CĐBH mới là ý nghĩa thẩm mĩ của THTM trong tác phẩm văn học. Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên muốn trở thành tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm nghệ thuật thì phải trải qua một quá trình khái quát hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng để đạt đến ý nghĩa thẩm mĩ nhất định. Những cái xưa nay vẫn được gọi là “thần cú, nhãn tự” là những TH ngôn ngữ mang phẩm chất thẩm mĩ như thế.

THTM có những đặc tính sau: Tính đẳng cấu, Tính cấp độ, Đặc tính tác động, Tính biểu hiện, Tính biểu cảm (tính bộc lộ), Tính biểu trưng, Tính truyền thống và cách tân, Tính hệ thống, Tính trừu tượng và cụ thể (đây cũng chính là vấn đề hằng thể và biến thể của THTM).

Mỗi THTM hằng thể có thể ứng với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất định. Sự cụ thể hoá về hình thức ngôn ngữ (CBH) đã gắn liền với sự cụ thể hoá về nội dung thẩm mĩ (CĐBH). Quan hệ hằng thể - biến thể của THTM còn được biểu hiện thành quan hệ giữa các TH chỉnh thể và TH bộ phận. Chính sự biến đổi về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết cấu văn bản tác phẩm văn học thường xảy ra cùng với sự biến đổi về nội dung thẩm mĩ được biểu đạt, mang lại cái mới, cái cụ thể, sinh động cho THTM trong mỗi lần xuất hiện của nó. Tín hiệu thẩm mĩ văn chương lại có thể tiếp cận bằng rất nhiều con đường, nhiều hướng khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê và phân tích ngữ cảnh làm định hướng chính cho việc khảo sát hai tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu.

Chính vì vậy, có thể xét biến thể của THTM trong tác phẩm văn học qua: 1)Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một THTM hằng thể trong tác phẩm; 2)Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của THTM hằng thể nói trên; 3) Các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa THTM hằng thể đó với THTM khác cùng xuất hiện.

Đây chính là cơ sở lí luận định hướng cho luận văn trong việc thu thập, thống kê và phân tích tất cả những tư liệu có liên quan đến các THTM “mùa xuân”

Chƣơng 2

TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” TRONG THƠ XUÂN DIỆU 2.1 DẪN NHẬP

Mùa xuân vốn là bạn muôn đời của thi nhân. Từ lâu, xuân đã trở thành đề tài quen thuộc của thi ca dân tộc. Nói đến mùa xuân- mùa thi vị nhất trong năm, bằng phong cách riêng của mình, mỗi nhà thơ đã thể hiện vẻ đẹp riêng của nó với vẻ tươi tắn, căng tràn nhựa sống không vơi cạn. Trong quan niệm của người phương Đông, giữa con người ( tiểu vũ trụ) và vũ trụ luôn có một sự tương thông. Chính vì điều đó , người ta thường lấy những quy luật của tự nhiên để nói tới quy luật chi phối con người. Tứ thời Xuân - Hạ - Thu -Đông gắn liền với Sinh - Trưởng-Lão- Bệnh. Mùa xuân gắn với sự sinh sôi nảy nở, sự phát triển của tạo vật. Trong mối giao cảm sâu sắc, mùa xuân đã trở thành một hình tượng nghệ thuật mà thi nhân gửi gắm biết bao nỗi niềm sâu kín.

Các nhà Thơ Mới khi đứng trước mùa xuân thường bâng khuâng rạo rực. Đồng nhất mùa xuân với con người, nên dường như họ đã tìm thấy ở mùa xuân

cái sức sống dạt dào, không khí trẻ trung, sôi nổi của tuổi trẻ. Đó là nguồn cảm hứng vô tận luôn luôn tươi mới. Mùa xuân được các nhà Thơ Mới “cô” lại trong các bài thơ của mình, đem lại cho bạn đọc một thứ hương ngào ngạt say đắm. Hẳn chúng ta không thể nào quên Hàn Mặc Tử với “ Mùa xuân chín”, “Xuân đầu”;

Nguyễn Bính với “Xuân về”, “Mùa xuân xanh”, “Thơ xuân”; Huy Cận với “Thơ xuân”, “Xuân”, “Xuân ý”. Cái sức sống của mùa xuân đất trời đã đem lại cho hồn thơ Hàn Mặc Tử những cảm xúc tươi vui:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trêu giàn thiên lý bóng xuân sang” (Mùa xuân sang)

Với Nguyễn Bính, thì mùa xuân cũng rất đậm đà hương vị riêng của đồng quê nơi ông sinh ra và lớn lên:

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng quanh.

(Mùa xuân xanh)

Mùa xuân- mùa của sức sống, của tuổi trẻ. Chỉ có những tâm hồn trong sáng, yêu thiên nhiên hết mình thì mới cảm được vẻ đẹp của mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính:

Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.

(Xuân về)

Nhưng có lẽ ít ai say mê mùa xuân, dành cho mùa xuân nhiều câu thơ, nhiều bài thơ đặc sắc, say đắm lòng người như Xuân Diệu. Ông đã sống hết mình với nàng thơ, đa tình với mùa xuân. Trong lòng Xuân Diệu luôn luôn có một khát khao sức sống và muốn sống nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, hơi thở mùa xuân nồng nàn,

thấm đậm trong từng áng thơ của nhà thơ tình số một Việt Nam - nhà thơ mới trong những nhà Thơ Mới.

Trong Luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu hình tượng nghệ thuật “mùa xuân” được thể hiện qua những tín hiệu thẩm mĩ (THTM) trong các thi phẩm của thi sĩ Xuân Diệu dưới ánh sáng của lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ.

Nói đến THTM, như đã được phân tích ở chương 1, là nói đến vấn đề lí luận liên ngành, bởi vậy nó cần được xem xét dưới nhiều góc độ, đặc biệt là đối với tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương. Một tín hiệu ngôn ngữ thông thường, khi đi vào thế giới thơ ca, nó đã được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ-ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương. Theo quan niệm đã nêu “THTM được hiểu là tìn hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật bao gồm những yếu tố của hiện thực, tâm trạng, cảm xúc. Những yếu tố của chất liệu ngôn ngữ văn chương , như các yếu tố của các chất liệu màu sắc với hội họa, âm thanh , tiết tấu với âm nhạc...được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ”. Một TH được gọi là THTM phải hội tụ đủ các yếu tố sau:Cái biểu hiện hay còn gọi là giá trị ý nghĩa thẩm mĩ. Chủ thể sáng tạo và hệ thống tín hiệu thẩm mĩ nhất định. Chính vì vậy khi xem xét cấu trúc của THTM cần thấy tính hệ thống của nó được biểu hiện ở bình diện trừu tượng và cụ thể . Thuộc bình diện trừu tượng là những hằng thể “nguyên mẫu” có tính cố định, bất biến. Thuộc bình diện cụ thể là những biến thể của THTM trong mỗi lần xuất hiện nó mang tính hiện hữu cụ thể sinh động. Với cách hiểu như vậy, THTM trong văn chương chính là tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ và các tín hiệu ngôn ngữ chỉ “mùa xuân” thực sự là những tín hiệu thẩm mĩ như vậy. Chúng tôi quy ước viết tắt các dạng THTM như sau: Tín hiệu hằng thể(THHT), tín hiệu biến thể từ vựng ( BTTV), tín hiệu biến thể kết hợp (BTKH) , tín hiệu biến thể quan hệ (BTQH).

Tư liệu khảo sát của Luận văn gồm khoảng 400 bài thơ của Xuân Diệu trong những tập thơ sau: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió, Ngọn quốc kì, Riêng chung, Cầm tay, Một khối hồng, Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt, Hồn tôi đôi cánh I,II,III . Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê, thu được kết quả như sau.

2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Tần số xuất hiện của các THTM chỉ “xuân” hay “ mùa xuân” trong thơ Xuân Diệu được thể hiện qua bảng sau:

STT Tín hiệu thẩm mĩ Số lần xuất hiện ( lần) Tỉ lệ xuất hiện ( %) 1 Xuân 125 46,64 2 Mùa Xuân 38 14,2 3 Gió xuân 25 9,33 4 Nắng 19 7,1 5 Lúa xuân 14 5,22 6 Tết 7 2,61 7 Tháng Giêng 6 2,24 8 Buổi đầu 3 1,12 9 Hoa gạo 3 1,12 10 Hoa mai 3 1,12 11 Hoa xoan 3 1,12

12 Mạ 3 1,12 13 Lộc 2 0,75 14 Tháng ba 2 0.75 15 Tuổi xanh 2 0,75 16 Đầu năm 1 0,37 17 Năm mới 1 0,37 18 Thần Vui 1 0,37 19 Má đào 1 0,37 20 Lá bàng non 1 0,37 21 Chồi nhọn 1 0,37 22 Đâm chồi 1 0,37

23 Sương nguyên tiêu 1 0,37

24 Tuần tháng mật 1 0,37 25 Trời xanh 1 0,37 26 Vườn non 1 0,37 27 Nguyên Đán 1 0,37 28 Giao thừa 1 0,37 Tổng 268 100

Qua bảng thống kê trên, có thể nhận thấy các THTM có tần số xuất hiện không đồng đều, trong đó THHT xuân có tần số xuất hiện cao nhất (125). Ngoài ra, còn có một số THTM khác là các BTTV của THTM này có tần số xuất hiện cụ thể từ cao xuống thấp như sau: Mùa xuân (38),Gió xuân(25), Nắng xuân(19), Lúa xuân(14), Tết (7), tháng giêng(6),Hoa gạo(3), Hoa xoan(3), Tháng ba(2),Đầu năm(1), nguyên tiêu (1), nguyên đán(1)...

Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát ý nghĩa thẩm mĩ của THHT xuân và các BTTV, BTKH và BTQH của THHT xuân trong những ngữ cảnh cụ thể trong thơ Xuân Diệu.

2.3 TÍN HIỆU THẨM MĨ HẰNG THỂ “XUÂN”

Trong Tín hiệu học, người ta phân biệt điển dạng (hay còn gọi là hằng thể).

Điển dạng là TH trong tính trừu tượng bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH. Theo thống kê, THTM “xuân” xuất hiện trong thơ Xuân Diệu tới125 lần. Trong ngôn ngữ toàn dân, Xuân (danh từ) chỉ mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mùa đứng đầu trong năm, có thời gian là 3 tháng. Mùa này có thời tiết tốt và có điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Với ý nghĩa này, xuân còn được gọi cụ thể hoá hơn bằng tên gọi đồng nghĩa gần như hoàn toàn là mùa xuân.

Trong các thi phẩm, THHT xuân được Xuân Diệu sử dụng với những sắc thái ý nghĩa và cung bậc tình cảm khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Do đó mỗi lần mùa xuân xuất hiện trong thơ Xuân Diệu là một lần tươi mới Đó có thể là buổi đầu xuân đến êm ái dịu dàng:

Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời Sao buổi đầu xuân êm ái thế?

Cánh hồng kết những nụ cười tươi. (Nụ cười xuân)

Hay khi mùa xuân sắp qua đi, mùa hè đang tới gần, nhà thơ đã cảm nhận được qua cơn gió tháng 3 mà tâm hồn phảng phất nỗi buồn, tiếc nuối:

Nhẹ nhàng gió thổi tháng 3 Trong hơi thanh mát có hòa nồng say

Xuân còn hè đã thoảng bay

Một niềm xa vợi ngất ngây khí trời.

(Chớm sang vị hè-T10)

Nhà thơ vui bao nhiêu khi mùa xuân bắt đầu đến thì lại càng buồn bấy nhiêu khi xuân sắp qua đi.

Chính vì mang nặng tình yêu mùa xuân tha thiết nên mặc dù nó mới chỉ sắp tới, nhưng nhà thơ đã ở trong tâm trạng lo sợ mùa xuân đi qua mau, thời gian trôi qua mau vì đó là quy luật tất yếu của thời gian:

Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất (Xuân không mùa)

Cũng có khi mùa xuân được nói đến trong thơ ông vào thời điểm ban đêm hay ban ngày mà lúc nào cũng đẹp, cũng đắm say.

Đó là khi bóng đêm buông xuống , đất trời giao hòa trong không khí mát mẻ, tĩnh lặng, nhà thơ cảm thấy không gian êm dịu, rộng lớn khôn cùng, chỉ còn nghe hơi thở của mùa xuân:

Bóng đêm biếc thở đều hơi gió mát Chung quanh ta im lặng đã buông rèm Gió xa quá, trời xuân êm bát ngát.

(Bóng đêm biếc)

Ngày đến khi xuân về Xuân Diệu cảm thấy khung cảnh tươi vui bởi những tiếng chim ca, nước sông và bầu trời xanh biếc, rặng liễu xanh mướt buông rèm, thiên nhiên ảo huyền như một bức tranh:

Mùa xuân về trong tiếng chim ca

Trên nước xanh sông, trong liễu rèm

(Thơ tình Mùa Xuân-T6)

Nhưng cũng có khi mùa xuân trong thơ ông là “chất xúc tác” để cây cối đâm chồi nảy lộc:

Từ trong ruộng đất, đợi chút mùa xuân Lại đâm chồi tung tóe một màu xanh

(Con sáo sang sông-T4)

Từ sự liên tưởng này, mùa xuân trong thơ Xuân Diệu đã được liên hội với sự đổi thay đầy sức sống mới của đất nước. Bởi vậy, khi chiến tranh kết thúc, toàn dân bắt tay vào xây dựng lại đất nước, nhà thơ sung sướng ngắm nhìn nhân dân lao động không ngừng, thấy rằng công việc ấy chính là làm nên mùa xuân:

Đứng trên đồi dẻ Nhã Nam Nhìn xa đất nước đang làm mùa xuân

(Đứng trên đồi dẻ Nhã Nam-T7) Người ta đã từng nói chủ nghĩa xã hội là mùa xuân của nhân loại. Chính vì thế Xuân Diệu đã đồng nhất mùa xuân với chủ nghĩa xã hội và xây dựng thành hình ảnh so sánh với Bác Hồ để khẳng định một điều như khẳng định một chân lí: Bác đã trở thành bất tử cũng như mùa xuân không bao giờ mất, bởi vì Bác đã sống mãi trong lòng tuổi trẻ của nhân loại:

Bác ơi, nụ cười Bác nở bông hoa trí tuệ Ánh mắt Bác là ngôi sao thiên tuế Bác vào trong tuổi trẻ của loài người

Là chủ nghĩa xã hội, Mùa xuân chiến thắng đời đời

(Đứng bên chân Bác- 1970 ,T10) Đặc biệt mùa xuân trong thơ Xuân Diệu thường hay được liên hội với tình yêu, với sự rung cảm của trái tim yêu đương. Đây chính là nét rất riêng trong các bài thơ tình của Xuân Diệu.

Dựa trên đặc điểm khách quan là mùa đầu tiên và cũng là mùa đẹp nhất của một năm, nên mùa xuân đã được nhà thơ Xuân Diệu liên tưởng với những rung động mới mẻ của tình yêu đầu đời:

Hoa thứ nhất có một màu trinh bạch

Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ

Mùa xuân về làm cho cây lá đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua sắc. Chính vì thế Xuân Diệu “đặt” Mùa xuân trong mối tương quan với hoa lá để nói nên khát vọng của mình vun đắp cho tình yêu, mang lại hạnh phúc cho người yêu như “mối tình cây và đất”:

Em là hoa thắm lá xanh

Anh như đất ủ muốn thành mùa xuân

(Qủa trứng và lòng đỏ-T6) Càng yêu say đắm, càng không thể sống thiếu người thương. Trong mạch

Một phần của tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)