1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7

28 8,2K 71

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời sáng kiếnVận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7.

Trang 1

Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

Họ và tên: Phạm Trọng Điệp Giới tính: Nam

Ngày – tháng – năm sinh: 18 – 11 - 1980

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Cẩm Chế

Trang 2

HỌ TÊN TÁC GIẢ ( KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quantâm Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc gópphần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đềcho học sinh Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướngtích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợpvới những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác

Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời sáng kiến"Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7" Tôi

đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong mộtbài cụ thể Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học Tôi nhận thấy ưuđiểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung họctập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng,đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vậndụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu đượcbản chất của vấn đề

Trang 3

Phần 2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Trang 4

1 Lí do viết sáng kiến

Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được

quan tâm Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việcgóp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn

đề cho học sinh

Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộphận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể Dạy học tíchhợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập

và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phầnphát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trởnên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dụcmột cách riêng rẽ Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại mộtcách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệchặt chẽ với nhau

Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi:Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho họcsinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học Mụcđích:

- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau

để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp,khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;

- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thựctiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi vớihành";

- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giákết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáodục

Trang 5

- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nộidung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;

- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổimới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệuquả công nghệ thông tin trong dạy học

Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn GDCD lớp 7 nói riêng mặc dùquan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy , song hiệu quả đạtđược là chưa cao Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa

phát huy được tính tích cực trong học tập Giáo viên trong các nhà trường chưa

thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt làviệc dạy học liên môn trong môn GDCD Quá trình vân dụng tích hợp liên mônvào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thườngchỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ vớicác bộ môn khác Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộmôn Các em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiềutrong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có

đủ cơ số điểm cần thiết Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các emthường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi

Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò Để

nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học , tôi lựa chọn đề tài " Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7"

2 Quan niệm về dạy học liên môn:

- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học Đâyđược coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của họcsinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường

- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các mônhọc với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con

Trang 6

năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việcxây dựng chương trình dạy học Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống,

nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quátrình dẫn đến trạng thái này

Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại vớinhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tựnhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sựtích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắpghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vịtrí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau Ở mức độ thấp thì việctích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn Những môn được học riêng

rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trongquá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bàigiảng mình đang thực hiện

Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắclại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại

và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinhphải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huyđộng các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu

- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,

vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quátrình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh

- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh.Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn

đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề mộtcách thấu đáo

3 Tiến hành khảo sát thực tiễn.

Trang 7

Trong năm học 2012- 2013, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 7 khichưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 14 lớp 7: " Bảo

vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên" với những nội dung khảo sát

- Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người

- Trực trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở nước ta

- Nguyên nhân của môi trường ngày bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên đang cónguy cơ cạn kiệt

Kết quả đạt được như sau

Từ kết quả khảo sát đó, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu hỏi mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp mà chưa có câu hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra

Thứ hai về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng của bộ môn Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng " Trung bình chủ nghĩa" là an toàn

Thứ ba về phía phụ huynh học sinh họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò,

ý nghĩa của bộ môn Mục đích chính của họ là làm sao con em mình học tốt được

Trang 8

các môn như Toán, Lí, Hóa còn các môn còn lại, kể cả môn GDCD cùng chung sốphận đó là chỉ cần biết là đủ, không cần giỏi

4 Phương pháp tích hợp kiến thức liên m ôn trong một bài học cụ thể

Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

4.1 Các nguyên tắc tích hợp

- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phảinhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo nêncon người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc

- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản chấtcủa sự vật, hiện tượng

- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học đượcđược tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học cóthuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống

- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩnăng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập

- Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của cácmôn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính Nội dung vàcác hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lựccủa người học

4.2 Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn trong bài học.

Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện cácbước sau:

4.2.1 Khái quát bố cục của bài học

Bài học được chia làm 3 phần

Phần 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện

Trang 9

Phần 2: Nội dung bài học

Phần 2 được chia làm 4 nội dung nhỏ:

- Nội dung thứ nhất: Khái niệm môi trường và TNTN

- Nội dung thứ hai: Thực trạng môi trường Việt Nam và thế giới

- Nội dung thứ ba: Vai trò của môi trường và TNTN

- Nội dung thứ tư: Những biện pháp bảo vệ môi trường và TNTN

Phần 3: Bài tập

4.2.2 Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học

4.2.2.1 Phần 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện

+ Tích hợp với môn Toán

Phần thông tin khi cập nhật số liệu mới về bảng diễn biến tỉ lệ phần trăm đất córừng che phủ, giáo viên cần tích hợp với toán thống kê của lớp 8 Phần này giáoviên giới thiệu và phân tích tỉ lệ % (Chương hai: Hàm số và đồ thị, bài 1: Đạilượng tỉ lệ thuận)

+ Tích hợp với bộ môn Tin học lớp 6

Giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập một số Webside để cập nhật thông tin,

số liệu mới về tỉ lệ % diện tích đất có rừng che phủ Công việc này giáo viên phảihướng dẫn học sinh cụ thể để các em chuẩn bị trước ở nhà Trong trường hợp nhàtrường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như phòng học bộ môn, máy Laptop, mạng

Trang 10

Wifi giáo viên có thể tích hợp trực tiếp trên bài giảng của mình để bài giảng sinhđộng hơn.

Ví dụ truy cập trang Web: Thanhnien.net và cho ra kết quả thông tin như sau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011 Theo đó, độ che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của Việt Nam là 39,7%, tăng 0,02% so với độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010 Tính đến thời điểm 31/12/2011, Việt Nam có hơn 13,5 triệu ha rừng, trong đó hơn

2 triệu ha là rừng đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng hộ, hơn 6,6 triệu ha rừng sản xuất, còn lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

1965)" Phần tích hợp này giáo viên giới thiệu Chiến dịch Ranch Hand là một

chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam Hoạt động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, nước sông suối, ao hồ Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chấp nhận, nên căn cứ của nó được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62 của

Trang 11

Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu trá hình là Không đoàn 14 Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ khoảng năm 1962.

+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 7

khi phân tích việc du canh, du cư, phá rừng lấy đất canh tác dẫn đến việc gây

ra nhiều vụ cháy rừng

Đốt rừng làm nương rẫy

4.2.2.2 Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên

+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 6 và lớp 7:

Môn Địa lí lớp 6 học sinh đã biết Các thành phần tự nhiên của Trái Đất gồm:địa hình, đất, nước, khoáng sản, sinh vật… (trong chương II- Các thành phần tựnhiên của Trái Đất) Đây chính là các thành phần chính của môi trường tự nhiên

Trang 12

Môn Địa lí lớp 7: Học sinh được biết thành phần nhân văn của môi trường gồmcon người, các hoạt động kinh tế của con người và việc xây dựng các công trình

- Tích hợp môn Địa lí lớp 7: Chương II- Các môi trường Địa lí và hoạt động kinh

tế của con người Nội dung các bài trong chương đề cập đến vấn đề ô nhiễm môitrường ở đới ôn hòa, đới nóng… kết hợp với quan sát tranh, học sinh tìm hiểuđược thực trạng môi trường ở Việt Nam và trên thế giới

Trang 13

Học sinh rút ra được: bầu khí quyển, môi trường nước sông, nước biển…bị ônhiễm nặng nề.Tài nguyên thiên nhiên: khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt…Nguyên nhân:

- Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông, các chất thải công nghiệp vàsinh hoạt…

Hậu quả là: tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nónglên, khí hậu toàn cầu biến đổi, thủng tầng ô-dôn, chết các sinh vật…

Nguy cơ thủng tầng Ozon Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của môi trường và TNTH

Trang 14

+ Tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam

+ Tích hợp với môn Sinh học lớp 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 57,58

" Vai trò của thực vật đối với đời sống con người"

Bằng hệ thống câu hỏi cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học

ở môn Sinh học lớp 6 nhắc lại vai trò của thực vật đối với đời sống con người

+ Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận tuần 24, tiết 95,96 viết

bài tập làm văn số 5 với đề bài " Môi trường có vai trò quan trọng với đời sốngcon người, mỗi hoạt động của con người đến môi trường đề có ảnh hưởng lớn đếncuộc sống Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta” Em hãy chứngminh ý kiến trên

Trang 15

Với đề bài trên, vào thời điểm học sinh học bài 14 môn GDCD lớp 7, tuần 22,23

sẽ có tác dụng rất lớn đối với các em

Hoạt động 4: Những biện pháp bảo vệ môi trường

+ Tích hợp với môn Sinh học 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 68->70 "

Thực hành tham quan thiên nhiên" với câu hỏi: Khi tham quan thiên nhiên, emthấy thiên nhiên ở nước ta như thế nào? Để bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp ấy em phải làmgì?

+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 9, tiết 45 " Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo

vệ tài nguyên môi trường biển đảo" giáo viên giới thiệu một số biện pháp bảo vệmôi trường biển đảo

+ Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu hìn ảnh hoạt động bảo vệ môi trường

của cộng đồng, tranh vẽ với đề tài bảo vệ môi trường của học sinh

Ngày đăng: 28/11/2014, 20:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SKKN vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7
o ạt động 1: Hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w