1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giúp học sinh tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống qua chương trình vật lý 7 – thcs

30 3,5K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 263,5 KB

Nội dung

vận dụng kiến thức đã tiếp thu được trên lớp để giải quyết một cách chínhxác nhất.Trong quá trình dạy môn Vật lí 7, tôi nhận thấy ngoài việc cho các emnắm bắt kiến thức,cần hướng cho các

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC V& ĐÀO TẠO TỈNH GIA LAI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

GIÚP HỌC SINH TĂNG CƯỜNG

KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO CUỘC SỐNG

QUA CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 7- BẬC THCS

NGƯỜI VIẾT: ĐÀO THỊ MỸ HẠNH

TỔ: TOÁN - LÝ

Trang 2

TRƯỜNG THCS TÔN ĐỨC THẮNG

NĂM HỌC 2008 - 2009 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhận thức sâu sắc được vấn đề này, Bộ GD - ĐT nước ta đã tiếnhành cải cách chương trình nội dung SGK từ lớp 1 bậc tiểu học và lớp 6bậc THCS Cùng với việc đổi mới nội dung SGK là một phương pháp giảngdạy và học tập cũng đổi mới Chúng ta chuyển từ phương pháp dạy học

cổ điển, lấy người dạy làm trung tâm sang phương pháp mới đó là lấyngười học làm trung tâm Người dạy đóng vai trò vừa là người điều khiểnvừa là người hướng dẫn các hoạt động nhận thức của học sinh Ở phươngpháp này học sinh được phát huy tối đa khả năng tư duy độc lập sáng tạo,các em được tự do tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức dưới sự điều khiểncủa thầy Trong quá trình này có rất nhiều vướng mắc, tình huống nảy sinhđòi hỏi các em phải tư duy sáng tạo để giải quyết Ngoài các hiện tượng,

sự việc các em quan sát trên lớp, qua việc làm các thí nghiệm thì trongcuộc sống các em gặp rất nhiều tình huống tương tự đòi hỏi các em phải

Trang 3

vận dụng kiến thức đã tiếp thu được trên lớp để giải quyết một cách chínhxác nhất.

Trong quá trình dạy môn Vật lí 7, tôi nhận thấy ngoài việc cho các emnắm bắt kiến thức,cần hướng cho các em biết vận dụng kiến thức đã họcmột cách linh hoạt để không những giải quyết tốt các tình huống trên lớp

mà còn giải quyết tốt các tình huống trong cuộc sống mà các em gặp phải

“Học đi đôi với hành”, câu nói ấy càng có ý nghĩa lớn trong giai đoạn

đổi mới giáo dục hiện nay Trong giai đoạn mà chúng ta cần đào tạo ra

những con người không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng sáng tạo những kiến thức ấy vào thực tế cuộc sống.

Xuất phát từ những lí do trên cùng với những yêu cầu nảy sinh trong

quá trình giảng dạy tôi đã thử nghiệm và hoàn chỉnh đề tài: “Giúp học sinh tăng cường kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào cuộc sống qua chương

trình Vật lý lớp 7- bậc THCS ”

2 Mục đích yêu cầu:

Như đã nói ở trên, mục tiêu của quá trình giáo dục là chúng ta khôngnhững đào tạo học sinh nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng sángtạo các kiến thức ấy vào cuộc sống Đó cũng chính là mục đích mà trong

đề tài này tôi muốn đạt được Để đạt được mục đích đó cần có hai yêu cầuđối với học sinh là:

 Thứ nhất : Nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa”

SGK”

 Thứ hai : Vận dụng các kiến thức ấy để giải quyết các tình huống

gặp phải, giải thích được các hiện tượng xung quanh cuộc sốngbằng kiến thức Vật lí

Từ đó tôi soạn ra hai dạng bài tập.

Trang 4

 Dạng thứ nhất : Giải thích các hiện tượng xung quanh bằng kiến

thức Vật lí

 Dạng thứ hai: Bài tập tình huống để các em đưa ra các phương án

giải quyết, kể cả các phương án làm thí nghiệm

3 Đ ối tượng nghiên cứu: Tôi chọn đối tượng nghiên cứu trong đề

tài này là học sinh lớp 7 THCS mà tôi đang giảng dạy

4 Giả thiết khoa học: Là tìm hiểu và tăng cường kĩ năng vận dụngkiến thức Vật lí để giải quyết các tình huống thực tế

5 Nhiệm vụ của đề tài: Sau khi ứng dụng đề tài này vào thực tế

giảng dạy học sinh phát huy tốt kỹ năng , vận dụng kiến thức vật lý đã họcvào cuộc sống

6 Giới hạn đề tài: Tôi chỉ nghiên cứu các dạng câu hỏi, bài tập với

kiến thức nằm trong chương trình Vật lí lớp 7 THCS và cụ thể ở 3 chương

Chương I: Quang học

Chương II: Âm học.

Chương III: Điện học.

7 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát sư phạm.

- Phương pháp điều tra thực tế.

- Phương pháp trắc nghiệm.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 5

I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:

- Như chúng ta đã biết, môn Vật lí nói chung và vật lí 7 nói riêngchiếm giữ một vị trí rất quan trọng đối với việc phát triển năng lực tư duy,sáng tạo, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh Nó là một môn khoahọc thực nghiệm, có liên hệ mật thiết với các hiện tượng trong tự nhiên vàđược ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống Qua việc học môn học này, họcsinh biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn phục vụ cuộc sống

Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thay sách giáo khoatoàn cấp THCS Đối với môn Vật lí, học sinh không còn tiếp thu kiến thứcmang tính hàn lâm cao như trước nữa mà tăng cường thực hành, tự rút ravấn đề cần lĩnh hội Với cách học mới này, việc tăng cường kỹ năng vậndụng kiến thức Vật lí vào cuộc sống đóng một vai trò rất quan trọng Trong

đó việc tăng cường các câu hỏi, bài tập định tính có nội dung thực tế vào

phần vận dụng, củng cố của mỗi bài học, đòi hỏi học sinh vận dụng cáckiến thức cơ bản đã học để xử lí, giải thích hiện tượng, giúp học sinh hiểusâu hơn về bản chất Vật lí của các hiện tượng, nắm vững các kiến thức cơbản, để từ đó biết vận dụng kiến thức để ứng dụng trong đời sống và trong

kỹ thuật

- Từ khi ra trường tới nay tôi là một trong những giáo viên thuận lợihơn các giáo viên khác là được nhà trường phân công tôi tham gia giảngdạy chương trình thay sách từ lớp 6 đến lớp 9 Những năm đầu, bản thântôi cũng như khi dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy: giáo viên khi dạy chỉchú trọng đến việc truyền đạt các kiến thức khoa học của bộ môn mà chưachú trọng đến việc ứng dụng kiến thức của bộ môn vào thực tế cuộc sốnglao động, sản xuất Trong khi bộ môn Vật lí có rất nhiều kiến thức liên quantrực tiếp tới đời sống thực tế, kĩ thuật, sản xuất, các hiện tượng thiên nhiên

và đặc biệt là thực tế lao động, sinh hoạt hàng ngày (mà học sinh thường

Trang 6

gặp) Những bài tập này có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục kĩ thuật tổnghợp cho học sinh.

2.5: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói

ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?

Ngày nay cùng với tri thức khoa học của bộ môn giáo viên phải chohọc sinh thấy rõ kiến thức Vật lí có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tế.Muốn làm được điều này thì mỗi giáo viên nói chung, bản thân tôi nói riêngtrong quá trình dạy học kiến thức của từng bài, từng chương phải học hỏi,tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra được một hệ thống câu hỏi có nội dung thực tế

mà được giải quyết dựa trên kiến thức vật lí Thực tế không phải học sinhnào cũng định hướng được nhưng dần dần các em sẽ được hoàn thiện.Điều này có ý nghĩa to lớn với nhiệm vụ học tập trước mắt và trong tươnglai của học sinh

3 Năng lực của học sinh trong một lớp không hoàn toàn giống nhau

Vì vậy việc đưa vào các bài tập có nội dung thực tế để các em vận dụngkiến thức bài học để xử lí là một tất yếu, giúp các em có một nền tảngvững chắc trong việc vận dụng kiến thức Vật lí vào trong thực tế

 Tóm lại, việc tăng cường đưa bài tập có nội dung thực tế vào mỗi bài học không những giúp học sinh củng cố lại lí thuyết, hứng thú học

Trang 7

tập mà cịn trang bị cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào cuộc sống.Đây cũng là nghuyên lý giáo dục cơ bản mà Đảng ta

đã định hướng “học đi đơi với hành”

II/ CƠ SỞ THỰC TẾ:

Như chúng ta đã biết, kiến thức Vật lí trong chương trình sách giáokhoa hiện nay cĩ nhiều ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như:

 Liên hệ Vật lí với năng lượng:

Muốn cho học sinh hiểu được những nguyên lí cơ bản của sự khai thácnăng lượng của dịng nước và nhiên liệu, sự vận tải và khai thác nănglượng phục vụ sản xuất, những kiến thức sau đây là rất cần thiết

+ Những khái niệm về vận tốc, lực, khối lượng, cơng và năng lượng,hiệu điện thế

+ Năng lương của dịng nước, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu,hiệu suất của nguồn nhiệt

+ Những định luật của điện học, nhiệt học

+ Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của tua bin

+ Sự biến thế điện và vận tải điện đi xa Sử dụng điện thắp sáng, cấutạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế điện, động cơ điện

 Liên hệ giữa Vật lí với ngành Nơng Nghiệp:

Bộ mơn Vật lí cung cấp kiến thức, nguyên lí và phương pháp để sản xuất

 Liên hệ giữa Vật lí với ngành giao thông vận tải:

Trang 8

+ Khi nghiên cứu các định luật Ácsimét học sinh được làmquen với sự vận tải đường thuỷ, sự hoạt động của tàu ngầmlúc tàu đắm

+ Những kiến thức về động cơ nhiệt cho phép học sinh làmquen với việc sử dụng các động cơ như ôtô, đầu máy xe lửa,động cơ Diêzen

+ Những kiến thức về chuyển động phản lực cho học sinhthấy sự hoạt động của cánh quạt, máy bay phản lực, tàu lửa đối với kiến thức về điện học học sinh thấy hoạt động củatàu điện, cần trục, cần cẩu, các đèn tín hiệu

+ Ngoài ra học sinh còn được tìm hiểu lực ma sát, ổ bi vàđộ bám của mặt đường

 Liên hệ giữa Vật lí với ngành thông tin liên lạc:

Vật lí có liên quan rất nhiều đến nghành thông tin liên lạc vềvấn đề truyền tin qua các máy phát điện, máy điện thoại, điệnbáo

 Liên hệ giữa Vật lí với ngành xây dựng:

Kiến thức Vật lí cấp THCS cho phép học sinh làm quen với cáchoạt động của ngành xây dựng:

- Nguyên tắc cấp thoát nước thành phố.

- Cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho thành phố,

nông thôn

* Những kiến thức kể trên đều đề cập tới trong sáchgiáo trình Vật lí cấp THCS Tuy nhiên nếu người học chỉ nắmđược kiến thức trọng tâm của bài mà không biết ứng dụngkiến thức đó vào giải thích những hiện tượng rất gần gũi trongđời sống thì tính giáo dục của bộ môn sẽ không thực hiênđược Xuất phát từ mục đích yêu cầu về giáo dục đào tạo là

Trang 9

đào tạo những con người lao động tự chủ và sáng tạo vào tìnhhình thực tế hiện nay, việc đổi mơí phương pháp dạy học theohướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là yêu cầuhết sức cần thiết Muốn làm được điều này, theo tôi mỗi giáoviên chúng ta phải tích lũy được kinh nghiệm hàng ngày cũngnhư luôn tìm tòi cho mình một hệ thống câu hỏi hoặc bài tậpcó nội dung thực tế được giải quyết dựa trên kiến thức Vật lícủa từng bài Hệ thống câu hỏi này được giáo viên chọn lựa,lọc ra để ứng dụng vào từng bài học như thế nào cho phù hợpđể gây hứng thú, kích thich sự học tập tích cực của học sinh Hệthống bài tập đó có thể đã có sẵn trong SGK, sách bàitập”SBT” hoặc GV phải sưu tầm Qua đó giáo viên luôn tìmcách hướng cho học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, pháthiện ra nội dung cơ bản để chiếm lĩnh tri thức mới đó Và biếtdựa vào kiến thức đã học để giải thích những hiện tượngthường gặp xung quanh ta, biết áp dụng kiến thức đã học vàophục vụ đời sống, cải tạo thiên nhiên.

* Khắc phục dần dần hiện tượng học sinh học lí thuyếtsuông mà không biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.Hiện nay không những môn tôi dạy mà nhiều bộ môn kháccũng thế, nếu học sinh gặp dạng bài tập trắc nghiệm, bài tậpđiền từ vào chỗ trống thì các em có thể làm được, nhưng nếugặp bài tập ở dạng giải thích các vấn đề có liên quan đếnđời sống như chương “Quang Học” đòi hỏi học sinh phải hiểu vànắm vững kiến thức trọng tâm, các định luật phản xạ ánhsáng, định luật truyền thẳng của ánh sáng thì hầu như các emchưa biết vận dụng vào thực tế Ví dụ như những năm trước,sau khi tôi dạy xong bài “Sự truyền thẳng ánh sáng” Tôi có đặt

Trang 10

câu hỏi “Tại sao muốn xếp thẳng hàng thì người thứ ba trở đikhông được nhìn thấy người thứ nhất?” và các em đã trả lời:

“Người sau không nhìn thấy người trước là hàng thẳng” hoặc

sau khi dạy bài “Sự nhiễm điện do cọ xát” Tôi đặt câu hỏi “Tại

sao cánh quạt điện thường bám nhiều bụi Mặc dù khi quay,cánh quạt chém vào không khí rất mạnh”? Thì các em trả lời:

“Vì khi quay cánh quạt tiếp xúc vào không khí mà trong không khícó bụi, do đó cánh quạt bám nhiều bụi” Qua những ví dụ đóchứng tỏ học sinh chưa vận dụng được kiến thức bài học vàogiải thích các hiện tượng Vật lí có liên quan Xuất phát từnhững vấn đề nêu trên làm tôi suy nghĩ về phương pháp màmình đã dạy có gì chưa ổn, chưa phát huy được năng lực vậndụng kiến thức Vật lí vào thực tế của học sinh Vì thế trongnhững năm gần đay tôi mạnh dạn thể nghiệm đề tài nàynhằm giúp học sinh biết vận dụng sáng tạo các kiến thức đãhọc để giải quyết tốt các tình huống đã nêu trong sách giáokhoa cũng như các tình huống trong thực tế cuộc sống

III/ CÁC GIẢI PHÁP TRONG CÁC CHƯƠNG, BÀI CỤ THỂ:

Trong phần này tôi lần lượt trình bày các kiến thức trọng

tâm, và tôi cũng đưa ra các dạng câu hỏi, các bài tập tình huống, cùng với gợi ý trả lời các câu hỏi trên để học sinh

có thể tham khảo, qua các chương, bài đã học Đặc biệt chútrọng các kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống và sinhhoạt hàng ngày.Cụ thể:

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT

SÁNG.

 Kiến thức trọng tâm:

Trang 11

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vàomắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng

Câu 1: Tại sao các công nhân quét đường thường mặc

áo có gắn các tấm phản quang?

Gợi ý: Công nhân quét đuờng làm việc ban đêm Trên

áo họ gắn các tấm phản quang để có thể hắt lại ánh sángtừ các phương tiện giao thông chiếu vào.Vì vậy người điềukhiển các phương tiện ấy dễ dàng nhận ra họ, tránh được tainạn

Câu 2: Góc học tập của em nên bố trí ở vị trí nào trong

nhà? Giải thích tại sao em chọn như vậy?

Gợi ý: Góc học tập bố trí gần cửa sổ, ban ngày ánh

sáng từ bên ngoài hắt vào nên góc học tập đảm bảo đủánh sáng

Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

 Kiến thức trọng tâm:

Trong môi trường trong suốt, đồng tính, ánh sáng truyềntheo đường thẳng

Câu1: Tại sao muốn xếp thẳng hàng thì người thứ ba trở đi không được nhìn thấy người thứ nhất?

Gợi ý: Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng Nếu người

thứ ba trở đi không nhìn thấy người thứ nhất chứng tỏ ánhsáng từ người thứ nhất không truyền tới mắt các người này

Vì vậy hàng đã đứng thẳng

Câu 2: Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu “Tối như

hũ nút”

Trang 12

Gợi ý: Các vật đựng trong hũ nút kín vì thế không cõ ánh

sáng từ đó đến mắt ta nên ta không nhìn thấy gì

Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH

SÁNG.

 Kiến thức trọng tâm:

- Bóng tối không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng

- Bóng nửa tối nhận được một phần ánh sáng từ nguồnsáng truyền tới

Câu1: Để kiểm tra độ phẳng của bức tường người ta

thường chiếu đèn là là trên mặt tường Tai sao?

Gợi ý: Khi được chiếu sáng, vì tia sáng truyền theo đường

thẳng nên chỗ lồi lõm của tường không nằm trên đườngthẳng của tia sáng Những chỗ lồi sáng lên, chổ lõm tối đi, vìvậy người thợ có cơ sở sửa chữa cho tường phẳng hơn

Câu 2: Tại sao trong các lớp học người ta lắp nhiều bóng

đèn cùng loại ở những vị trí khác nhau?

Gợi ý: Việc lắp nhiều bóng đèn trong lớp học đảm bảo

thoả mãn ba yêu cầu:

- Đủ đôï sáng cần thiết

- Học sinh ngồi không bị loá khi nhìn lên bảng

- Tránh bóng tối hoặc bóng nữa tối do tay hoặc bóngngười khác tạo ra

Bài 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.

 Kiến thức trọng tâm:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đườngpháp tuyến

- Góc phản xạ bằng góc tới

Trang 13

Câu 1: Tại sao khi có sương mù thì có thể nhìn thấy rõ

luồng sáng của đèn pha?

Gợi ý: Trong sương mù có nhiều hạt nước nhỏ chúng hắt

lại ánh sáng từ ngọn đèn pha tới mắt ta nên ta nhìn thấy rõluồng sáng đó

Câu 2: Một tốp thợ đang đào giếng sâu thiếu ánh sáng,

làm thế nào để chiếu sáng cho lòng giếng?

Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.

 Kiến thức trọng tâm:

- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn bằngvật

- Ảnh cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật

đến gương

Câu 1: Tại sao trong tiệm cắt tóc muốn quan sát phía sau

gáy cần bố trí hai gương đặt song song?

Gợi ý: Gương phía sau cho ảnh của gáy Ảnh này coi như

một vật đối với gương phiá trước và gương này tạo ảnh củagáy trong đó nên có thể quan sát thấy gáy của mình tronggương phía trước

Trang 14

Câu 2: Chỉ với hai gương phẳng làm thế nào để người

ngồi dưới hố có thể quan sát cảnh vật trên mặt đất màkhông cần nhô đầu lên?

Gợi ý: Có thể bố trí hai gương theo sơ đồ dưới đây:

Ánh sáng từ các vật trên mặt đất phản xạ qua hai gương rồi tới mắt ngườiquan sát mặc dù người này khơng nhơ đầu lên trên mặt đất

Bài 7 : GƯƠNG CẦU LỒI.

 Kiến thức trọng tâm:

- Gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn vật

- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy củagương phẳng

Câu 1: Tại sao trên ơtơ, xe máy hoặc tại đoạn đường quanh co

người ta thường gắn các gương cầu lồi mà khơng dùng gương phẳng?

Gợi ý: Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy

của gương phẳng nên dùng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu cho cácphương tiện giao thơng hoặc đặt tại các đoạn đường quanh co cĩ thể quansát được một vùng rộng, giúp tránh các tai nạn giao thơng khi điều khiểncác phương tiện trên

mắt G2

G1 Đường đi của tia sáng

Trang 15

Câu 2: Hãy tìm một số vật dụng trong nhà có thể thay thế gương cầu

lồi để có thể làm thí nghiệm với gương này tại nhà?

kì thành một chùm tia phản xạ song song

Câu 1: Tại sao pha của các đèn chiếu thường là các gương cầu

lõm?

Gợi ý: Ánh sáng từ bóng đèn phát ra là chùm tia phân kì khi phản xạ

trên gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ song song theo một hướngnhất định Vì vậy đèn chiếu được xa

Câu 2: Em có một bóng đèn nhỏ ở góc học tập hãy nêu phương án

làm một cái chụp cho bóng đèn và nêu tác dụng của nó?

Gợi ý: Lấy miếng bìa cắt dán tạo thành hình chóp nón phía trong dán

giấy bạc và chụp nó lên trên bóng đèn Cái chụp có tác dụng phản xạchùm sáng phát ra từ ngọn đèn xuống bàn học (như hình vẽ)

CHƯƠNG II: ÂM HỌC

Bài 10: NGUỒN ÂM.

 Kiến thức trọng tâm:

Ngày đăng: 25/12/2014, 14:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w