Nhóm là tập hợp những người có chung nhu cầu, sở thích và điều kiện kinh tế xã hội, cùng thỏa thuận sinh hoạt chung với nhau một cách tự nguyện vì lợi ích của từng thành viên trong nhóm
Trang 1Kỹ Năng Tổ Chức Sinh Hoạt Nhóm
Trong Trường Phổ Thông
Mục lục
I Nhóm và các hiện tượng tâm lý của nhóm 2
1 Tổ chức sinh hoạt theo nhóm 2
2 Phương pháp thảo luận nhóm 5
3 Các kỹ năng cơ bản lãnh đạo nhóm 9
4 Phương pháp khởi động nhóm 11
5 Phương pháp gây bầu khí 14
6 Phương pháp năng động nhóm 16
7 Phương pháp Phân tích và Tổng hợp 17
8 Phương pháp động não 18
9 Phương pháp sử dụng phim chiếu 18
10 Phương pháp lập phiếu 19
11 Phương pháp lập tòa án vườn 20
12 Phương pháp làm PANÔ 21
13 Phương pháp sử dụng ngôn ngữ hình ảnh 21
14 Phương pháp phân nhóm 22
15 Phương pháp báo chạy “Press Express” 23
16 Phương pháp phân nhóm Philipps 6-6 24
II Giới thiệu một số trò chơi dành cho nhóm nhỏ 25
1 Giới thiệu mô hình sinh hoạt nhóm theo chủ đề 25
2 Giới thiệu những bài hát và trò chơi sinh hoạt nhóm nhỏ 49
3 Kỹ năng công tác xã hội làm việc với nhóm 75
Trang 2I Nhóm và các hiện tượng tâm lý của nhóm
1 Tổ chức sinh hoạt theo nhóm
Từ thời rất xa xưa người ta đã biết đến sinh hoạt theo nhóm Sau một ngày lao động
vất vả, tối về người ta quây quầy bên đống lửa Những người đàn ông kể chuyện săn bắn,
những người phụ nữ kể chuyện bếp núc
Trong thời gian gần đây, việc ngày càng có nhiều nhóm nhỏ sinh hoạt theo sở thích đã phần nào nói lên được nhu cầu bức thiết của tuổi trẻ muốn tham gia vào các hoạt động chung của xã hội Ưu điểm của sinh hoạt nhóm chính là sự rèn luyện rất tốt cho khả năng phát biểu
trước đám đông Không những thế, nó còn rèn luyện cho tuổi trẻ biết sống trong tập thể, biết
nói và biết nghe người khác nói Đó là tiền đề để xây dựng một xã hội tốt đẹp mà không ai là không mong muốn
Nhóm là gì?
Nhóm là tập hợp những người có chung nhu cầu, sở thích và điều kiện kinh tế xã hội,
cùng thỏa thuận sinh hoạt chung với nhau một cách tự nguyện vì lợi ích của từng thành viên trong nhóm và lợi ích của nhóm
Có thể chia ra thành 2 loại nhóm:
Nhóm chính thức: được hình thành căn cứ vào các văn bản pháp qui, có nội dung, qui
chế hoạt động vì mục đích có ý nghĩa xã hội Hay nói một cách khác, những người sinh hoạt trong các nhóm này chịu sự điều hành của những người lãnh đạo nhóm, tuân theo một nội qui
nào đó và thường là cùng trải qua một đợt huấn luyện Họ có những sinh hoạt thường kỳ, có
chương trình hành động cho từng thời gian
Ví dụ: Đội thanh niên xung kích chữ thập đỏ, Câu lạc bộ múa rối, Chi hội hát nhạc
dân ca…
Nhóm không chính thức: hình thành tự phát trên cơ sở những quan hệ riêng tư, những
tình cảm, sở thích riêng của một số người nào đó Bao gồm những người có chung nhu cầu,
sở thích họp nhau lại một cách tự nguyện nhưng giữa họ không có những quan hệ ràng
buộc chặt chẽ Họ đến và đi tùy ý và không có điều lệ nào đặc biệt
Ví dụ Nhóm Hiphop, nhóm yêu thích bóng đá, nhóm fan ca sĩ Mỹ Tâm
Nhóm được hình thành như thế nào?
Nhóm chính thức được thành lập theo một nguyên tắc nhất định, có nội quy riêng
Người xin vào nhóm phải chấp hành một cách tự nguyện các nguyên tắc đó Nhóm có ban
điều hành được bầu ra để điều khiển sinh hoạt nhóm Nhóm cũng có chương trình, kế hoạch hành động nhằm đạt một mục đích nào đó
Trang 3- Nhóm không chính thức hầu hết đều được thành lập theo kiểu tự phát Người ta chơi chung với nhau, khi có dịp thuận tiện thì gặp gỡ nhau, có thể có một người uy tín cao hơn hết được nhìn nhận như trưởng nhóm
Một số nhóm không chính thức dần dần chuyển sang nhóm chính thức
Đôi khi người ta cũng dựa vào những nhóm không chính thức sẵn có để xây dựng thành nhóm chính thức
Ví dụ: Từ một nhóm thích nhảy Hiphop có thể chuyển thành Câu tạc bộ Văn thể mỹ
mà trong đó qui tụ nhiều dạng như: Khiêu vũ, múa hát tập thể, Hip hop
Ích lợi của sinh hoạt theo nhóm
Việc ngồi lại với nhau để sinh hoạt cho phép người ta nói ra những suy nghĩ của mình
và lắng nghe ý kiến của người khác Nhờ vậy người ta có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau
và nhìn nhận vấn đề một cách rộng rãi hơn
- Một người có thể đề nghị được nhóm giúp đỡ, hỗ trợ hoặc nhóm thấy có trách nhiệm
hỗ trợ cho một thành viên nào đó của nhóm
Có những việc mà một cá nhân không làm được nhưng nếu cả nhóm cùng bàn bạc thì
có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề
- Khi làm việc theo nhóm người ta có dịp hiểu rõ những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân mình Mọi người cũng hiểu được người khác và học cách đoàn kết, hợp tác để hoàn thành công việc chung nhóm
Sinh hoạt theo nhóm khác với hội họp:
Tâm lý chung thường ít ai thích hội họp nếu cuộc họp đó không mang lại lợi ích cho mọi người
Cuộc họp khác với sinh hoạt nhóm, bởi vì:
- Những người đi dự họp không chắc đã cùng một nhóm, cùng đối tượng với nhau
- Vấn đề đưa ra bàn bạc, thảo luận không chắc được mọi người quan tâm
- Một cuộc họp quá đông thì một số người không có dịp phát biểu hoặc e ngại không dám phát biểu Trong khi đó, một số người khác lại phát biểu lấn lướt Do đó kết luận của buổi họp chưa chắc là kết luận của tập thể
- Có thể chủ tọa cuộc họp nói quá nhiều và ai nấy đều chán nản vì sự độc đoán
Trang 4Sinh hoạt nhóm
Những thái độ có lợi khi sinh hoạt theo nhóm:
Trong một nhóm có nhiều người với những quan điểm khác nhau nên việc bất đồng ý kiến là lẽ đương nhiên Nếu trong một nhóm mà một số người muốn đấu tranh và một số người lại bỏ cuộc thì sẽ chẳng giải quyết được gì
Trong một buổi sinh hoạt nhóm cần nhất là:
- Mọi người tham dự đúng giờ và đầy đủ
- Người điều khiển buổi sinh hoạt động viên và tạo cơ hội cho mọi người cùng phát biểu
- Mọi người đều cùng có dịp để trình bày suy nghĩ của mình, làm sáng tỏ vấn đề
- Mọi người đều tỏ ra quan tâm và tôn trọng ý kiến của người khác
- Mọi người đều sẵn sàng cung cấp thêm thông tin để cả nhóm cùng hiểu rõ hơn vấn
đề đang bàn bạc
- Mọi người đều tự nguyện đóng góp phần mình vào công việc chung của nhóm
- Nếu có bất đồng ý kiến thì đưa ra thảo luận có lý có tình mà không có sự cãi vã Các hiện tượng tâm lý trong nhóm
Dư luận tập thể Là những phán đoán, ý kiến của các thành viên về một con người
hay một vấn đề nào đó Dư luận thường hình thành một cách tự phát, nhưng nhiều khi dư luận hình thành một cách có tổ chức, có mục đích cụ thể Dư luận có thể đúng hoặc sai, có thể giống hoặc khác nhau, tạo bầu không khí vui vẻ hay nặng nề, có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển của nhóm Dư luận khác với tin đồn; tin đồn là những thông tin về một sự kiện, một vấn đề hay một con người nào đó Nội dung của tin đồn có độ chính xác không cao và thường mang hàm ý xấu Tin đồn sẽ trở thành dư luận tập thể nếu được các thành viên quan tâm bàn bạc
Người lãnh đạo nhóm cần lắng nghe dư luận, ngăn chặn dư luận không đúng, và định hướng dư luận theo hướng có lợi cho nhóm
- Tâm trạng của nhóm (bầu không khí của nhóm): Trạng thái cảm xúc của một người
hoặc một nhóm nhỏ tạo ra tâm trạng của nhóm theo cơ chế lan tỏa Một người có chuyện vui hay buồn sẽ truyền cho cả nhóm Một bộ phận bất mãn sẽ làm giảm sự đoàn kết, gây bầu không khí nặng nề trong nhóm
Trang 5Cần chủ đồng tạo bầu không khí tích cực trong nhóm bằng cách tìm hiểu và quan tâm kịp thời đến diễn biến tâm trạng và hoàn cảnh của từng thành viên
Hiện tượng bắt chước: Các thành viên thường bắt chước hành vi, cử chỉ, điệu bộ,
cách ăn mặc của nhau Cần chủ động hướng thành viên nên tránh sự bắt chước thiếu suy nghĩ, đi ngược lại lợi ích của tập thể
- Tư duy tập thể Các nhóm nên cùng suy nghĩ, bàn bạc về một vấn đề của nhóm và
đưa ra giải pháp tốt nhất Tư duy tập thể thường sâu sắc, toàn diện và độ tin cậy cao
Cần phát huy trí tuệ tập thể đảm bảo tính đúng đắn của vấn đề nghiên cứu và tạo sự
đoàn kết, thống nhất cao trong nhóm
- Sự thi đua: là sự phấn đấu lành mạnh để đạt được các tiêu chuẩn thi đua của nhóm
Sự thi đua kích thích sự rung động sáng tạo của mỗi thành viên, thúc đẩy sự phát triển của nhóm Sự ganh đua là cạnh tranh thắng bại gây nên sự lục đục, chia rẽ nội bộ nhóm Cần tạo khí thế thi đua sôi nổi, lành mạnh bằng cách đặt tiêu chuẩn thi đua hợp lý và đánh giá khen thưởng đúng đắn, công minh
- Hiện tượng ngôi sao (thủ lĩnh): trong mỗi nhóm đều có nhóm trưởng là người đứng
đầu nhóm một cách chính thức Thủ lĩnh là người được số đông các thành viên suy tôn, tín nhiệm về một khía cạnh nào đó (ví dụ về tình cảm, về trí tuệ, năng khiếu ) Thủ lĩnh có khả
năng chinh phục và điều khiển được số đông các thành viên thực hiện ý định của mình một
cách tự giác Trong nhóm, nhóm trưởng chưa chắc đã là thủ lĩnh, nếu nhóm trưởng đồng thời
là thủ lĩnh thì vai trò lãnh đạo và tổ chức hoạt động sẽ phù hợp với tâm lý các thành viên, đạt được kết quả cao nhất
Khi nhóm trưởng không phải là thủ lĩnh thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn nhóm Nhóm trưởng sẽ bị vô hiệu hóa khi không chinh phục được các thủ lĩnh và không điều hoà được các quan hệ trong nhóm Nếu nhóm trưởng khiêm tốn, đánh giá đúng vai trò và uy tín của thủ lĩnh thì sẽ phát huy được thế mạnh của thủ lĩnh, phục vụ mục đích chung của nhóm
Sáng suốt lựa chọn ''nhóm trưởng là thủ lĩnh'' hay ngược lại là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhóm
Trong nhà trường hiện nay, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn - Hội – Đội cần nắm được quá trình hình thành phát triền và các hiện tượng tâm lý nhóm để củng cố các đội, nhóm đưa thanh thiếu niên tham gia vào các chương trình hoạt động của xã hội Hiểu và vận dụng sáng tạo các hiện tượng tâm lý nhóm, người lãnh đạo nhóm, các nhóm trưởng sẽ thành công trong công tác của mình
2 Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một loại sinh hoạt nhóm phổ biến có khả năng huy động sự tham gia góp ý của các thành viên Thảo luận nhóm còn giúp nâng cao tinh thần hợp tác và trách nhiệm trong việc thực hiện mọi quyết định của nhóm Thảo luận nhóm còn có tác dụng độc đáo là làm thay đổi thái độ, tâm tư, tình cảm, hành vi của những người tham dự và lôi cuốn
Trang 6Ví dụ: Câu lạc bộ các bạn trẻ yêu thích tin học là diễn đàn để các bạn trẻ gặp gỡ trao
đổi về các vấn đề liên quan đến Công nghệ thông tin
Nói một cách khái quát, hình thành nhóm thảo luận là giải pháp tăng cường trao đổi thông tin, thảo luận bàn bạc trao đổi thống nhất các giải pháp nhằm triển khai các nhiệm vụ của nhóm đề ra trên sự thống nhất chung của các thành viên trong nhóm
Xác định phạm vi nhóm:
Số lượng thành viên trong nhóm trên thực tế thường dao động từ 3 đến 13 thành viên, tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học, một nhóm thảo luận lý tưởng là 07 thành viên Kinh nghiệm cho thấy một nhóm quá nhiều thành viên thì thường các thành viên ít có cơ hội phát biểu trao đổi hay tham gia vào các quyết định của nhóm
Về nguyên tắc tổ chức hoạt động của nhóm:
Nhóm hoạt động nên có một nhóm trưởng, một nhóm phó hoặc trợ lý nhóm trưởng sẵn sàng thay thế, đảm nhận công việc điều hành nhóm khi nhóm trưởng vắng mặt
Người lãnh đạo nhóm cần có đủ 3 tiêu chuẩn:
+ Kiến thức: hiểu biết rộng
+ Đạo đức, tư cách: khiêm tốn và được kính trọng
+ Năng lực tổ chức: Biết đưa ra quyết định và động viên người khác làm việc
Trong ba mặt trên thì đạo đức và tư cách là quan trọng nhất
- Nguyên tắc hoạt động nhóm là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Bên cạnh đó nên đề ra một số nguyên tắc vui mang tính đặc thù, truyền thống của nhóm như bài hát đầu giờ, kể chuyện vui giữa giờ, những hình thức phạt khi thành viên
đi trễ giờ, chúc mừng sinh nhật thành viên Điều đó làm tăng thêm tính liên kết của nhóm
Nội dung phương pháp trong thảo luận nhóm:
Lựa chọn vấn đề cần thảo luận:
Thành viên nhóm nên cùng bàn bạc và lựa chọn vấn đề thảo luận Trong trường hợp
có quá nhiều vấn đề hoặc phạm vi vấn đề quá rộng, nhóm trưởng nên gợi ý để cả nhóm cùng quyết định chọn hoặc giới hạn phạm vi vấn đề theo đa số Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, thời gian thảo luận tối đa trong nhóm nên từ 2 đến 3 chủ đề
Thảo luận và phân tích các vấn đề để đi đến thống nhất về nhận thức:
- Chuẩn bị tài liệu, hiện vật, hình ảnh, nhân chứng… làm minh họa, nêu bật nội dung vấn đề cần phân tích
Yêu cầu này phải cần làm cho cả nhóm cùng thống nhất về mặt nhận thức các vấn đề đưa ra thảo luận, phân tích Để thống thất, vai trò người trưởng nhóm rất quan trọng, phải biết
hệ thống, tổng hợp, phân tích đưa ra các kết luận về các nội dung phát biểu trong nhóm
Trang 7Quyết định các giải pháp, chương trình hành động của nhóm nhằm giải quyết những vấn đề qua thảo luận đã đi đến thống nhất:
- Đây là bước cuối cùng rất quan trọng, nó cũng là thước đo hiệu quả của việc hình thành nhóm thảo luận và việc thảo luận nhóm Nó cũng quyết định sự gắn kết lâu dài của nhóm một khi những quyết định của nó đem lại hiệu quả trong thực tế cũng như đối với sự phát triển của từng thành viên của nhóm
Các hình thức kiểm tra nhận thức và hành động của thành viên nhóm sau khi kết thúc thảo luận nhóm:
- Đây là hệ thống các hình thức kiểm tra nhận thức và hành động sau thảo luận, từ đó
có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của một nhóm Thông thường các hình thức như phiếu thu hoạch, phiếu khảo sát, hoặc nhóm tái họp sau một thời gian định kỳ ( tuần, tháng, quí, năm )
để nhận xét, đánh giá mức độ phấn đấu, hoàn thành các công việc chung của nhóm và từng thành viên
- Đôi khi trong quá trình kiểm tra, những vấn đề trong thảo luận và tổ chức thực hiện trong thực tế vẫn chưa đi đến thống nhất trong nhận thức và hành động hoặc nảy sinh những vấn đề mới thì quá trình thảo luận tại nhóm tiếp tục diễn ra
Về phương pháp trong thảo luận nhóm:
- Phương pháp thảo luận nên chú trọng đối thoại, phát huy dân chủ rộng rãi, thông tin
đa chiều nhưng cũng cần hướng vào trọng tâm, mục đích yêu cầu chủ đề thảo luận, tránh nói
lan man dài dòng Lưu ý người chủ trì, nhóm trưởng phải chuẩn bị đầy đủ thông tin cho nhóm, có năng lực khái quát tổng hợp, kết luận những vấn đề trong thảo luận nhóm Người chủ trì thường tránh hai xu hướng thường xảy ra trong thảo luận nhóm, đó là xu hướng độc thoại, độc diễn và xu hướng phát biểu vô tổ chức, vô kỷ luật, phát biểu linh tinh, lan man Cả
xu hướng này đều tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động của nhóm và chất lượng
trong thảo luận nhóm
Trang 8
Thảo luận nhóm Một cuộc thảo luận nhóm thành công khi
Mục tiêu:
- Được cả nhóm xác định thật rõ và cụ thể
- Không ôm đồm, không lấn cấn giữa nhiều mục tiêu khác nhau
- Là điểm quy tụ của các đối tượng mời
- Được giải quyết sau buổi thảo luận
(Một vấn đề được làm sáng tỏ, một quyết định đề ra mang tính khả thi có và tạo được
sự quyết tâm thực hiện, một nội dung công tác mà ai cũng hiểu, những kiến thức mới được tiếp thu, một mâu thuẫn được giải quyết)
Bầu không khí thuận lợi:
- Thoải mái, thân tình, cởi mở
- Tránh bầu không khí gượng gạo do hình thức long trọng của hội nghị, những lời lẽ vào đầu văn hoa, bóng bẩy, khách sáo
- Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của nhóm viên
Trang 9Nhóm bạn yêu thích Internet
3 Các kỹ năng cơ bản lãnh đạo nhóm
Thực tiễn cho thấy hoạt động theo nhóm là mô hình có tác động rất tốt đến việc phát triển cá nhân và xã hội Hoạt động theo nhóm giúp cho thanh thiếu niên phát huy tài năng, sáng tạo trong học tập và lao động Muốn như vậy, đòi hỏi nhóm phải có người ''thủ lĩnh” có
kỹ năng lãnh đạo bởi vì người lãnh đạo nhóm giỏi là người biết phát huy tài năng của tất cả thành viên trong nhóm Do đó, chúng ta cần có những chương trình huấn luyện để giúp cho những người lãnh đạo nhóm có được những kỹ năng cần thiết cho việc điều hành và lãnh đạo hoạt động nhóm Cũng từ những kỹ năng lãnh đạo nhóm, chúng ta sẽ giúp cho các hoạt động của nhóm được phát triển toàn diện và phù hợp với thực tế khách quan của xã hội
Người lãnh đạo nhóm là người có khả năng khám phá về chính mình:
Cá nhân mỗi người chúng ta là một thế giới riêng, phong phú và phức tạp Chúng ta
cần tự khám phá ra chính bản thân mình Có ý thức về mình và những yếu tố bên ngoài tác
động vào chúng ta, chúng ta sẽ không đánh mất đi những điều tốt đẹp, cao quý của cá nhân mình Hành trình của cuộc sống là sự nhận diện ra chính bản thân mình Mình càng hiểu mình thì càng trưởng thành trong cuộc sống Hơn ai hết, người lãnh đạo nhóm cần ý thức được điều đó để có thể tồn tại và phát triển được trong nhóm, đồng thời đưa nhóm hội nhập vào với cộng đồng xã hội
Người lãnh đạo nhóm cần có khả năng tư duy - sự tự ý thức:
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều có khả năng ''tư duy'' và sự ''tự ý thức'' Người lãnh đạo nhóm cũng cần có nghị lực thì mới rèn luyện được khả năng tư duy Khi chúng ta mạnh dạn ''suy nghĩ” về chính mình thì chúng ta mới có được ''ý thức'' về người khác Bạn hãy tập cho chính mình một thói quen suy nghĩ hàng ngày Khi có sự ''tự ý thức'' chúng ta sẽ có được những ''chiếc la bàn định hướng'' và không sợ lạc đường Tự ý thức về chính mình cũng giúp ta biết nhìn đúng về người khác Từ đó người lãnh đạo nhóm mới có thể hiểu được cuộc sống ở quanh ta và chúng ta biết quan tâm hơn đến người khác
Người lãnh đạo nhóm cần có kỹ năng truyền thông giao tiếp nhóm nhỏ
Kỹ năng truyền thông giao tiếp là những phương tiện dùng để diễn tả tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm, những ước mong và những nhu cầu của con người
Nhóm nhỏ ở đây có từ 02 đến khoảng vài chục người Nhóm lý tưởng là nhóm có 07 người
Trang 10Bên cạnh kỹ năng truyền thông giao tiếp chúng ta có mô hình truyền thông giao tiếp nhóm nhỏ nhằm giúp cho nhóm hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết và hợp tác với nhau trong sinh hoạt, lao động và học tập Đồng thời trong truyền thông nhóm nhỏ sẽ phát triển đạo đức, giá trị cuộc sống và giải quyết những vấn đề khó khăn của nhóm một cách dễ dàng
Ngoài ra, một trong những đặc điểm quan trọng của truyền thông nhóm nhỏ là phát huy sức mạnh của giao tiếp không lời Qua truyền thông nhóm nhỏ, các thành viên của nhóm tiếp thu được những giá trị của nhóm, những thói quen tốt của nhóm và từng thành viên cũng
có thể trao đổi và thỏa mãn nhu cầu của chính mình
Người lãnh đạo nhóm cần có kỹ năng tham vấn cá nhân:
Những người lãnh đạo nhóm cần hiểu biết về tâm lý nhóm, biết cách làm tư vấn cho các thành viên trong nhóm Ngoài nhiệm vụ điều hành nhóm, giúp nhóm phát triển thì những người lãnh đạo còn phải biết cách tham vấn cho các thành viên trong nhóm Xem nó như là phương tiện để hiểu, để thông cảm, để đồng cảm và giúp đỡ các thành viên trong nhóm khi
họ gặp những khó khăn trong cuộc sống hoặc dùng để giải quyết những mâu thuẫn trong nhóm, ngăn ngừa tình trạng đối kháng trong nhóm
Về mặt lý thuyết của tham vấn thì chúng ta có 3 giai đoạn chính giúp cho đối tượng trong tiến trình tham vấn:
+ Giai đoạn 1 : Xây dựng mối quan hệ với đối tượng
+ Giai đoạn 2: Khám phá, tìm hiểu thực trạng vấn đề
+ Giai đoạn 3: Cùng đối tượng tìm giải pháp thích hợp và hành động
Trong thực tế, tiến trình tham vấn không câu nệ vào hoàn cảnh thực tế của đối tượng cũng như điều kiện của người tham vấn Để cho việc tham vấn thành công, đối tượng cần được giúp đỡ để đi đến hàng loạt những sự tự ý thức Tự ý thức về bản thân đối tượng sẽ có những quyết định mới cho những hành động tâm tư, tình cảm với những phương pháp điều chỉnh phù hợp
Người lãnh đạo nhóm cần có kỹ năng tham vấn theo nhóm:
Kỹ năng tham vấn theo nhóm là tiến trình sử dụng các kỹ năng tham vấn cho những thành viên cùng tâm trạng, có cùng những vấn đề trong cùng một nhóm Tiến trình và kỹ năng trong tham vấn nhóm trưởng tự như tiến trình tham vấn cá nhân Tuy nhiên, trong tham vấn nhóm tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia Nhóm cùng nhau khám phá ra những vấn đề chung của nhóm, cùng nhau tìm hiểu vấn đề, tìm ra chiến lược và biện pháp giải quyết những vấn đề này nhằm giúp cho cá nhân và nhóm thay đổi hành vi
Tham vấn nhóm thường đề ra những biện pháp, nhiều phương pháp để giúp cho các thành viên trong nhóm thay đổi thái độ và hành vi nhằm đáp ứng được mục tiêu của nhóm đề
ra Những phương pháp sử dụng trong tham vấn nhóm bao gồm sự phân tích tâm lý, thông qua các hoạt động thực tế, thông qua việc học tập các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội họa, thể dục thể thao, cắm trại
Ngoài sự hiểu biết về kỹ năng tham vấn, người lãnh đạo nhóm cần quan tâm đến từng thành viên trong nhóm, tạo điều kiện cho tất cả các thành viên cùng tham gia vào tiến trình tham vấn nhóm Bên cạnh người lãnh đạo nhóm còn biết khích lệ nhóm viên, tạo bầu không khí thi đua, sự cầu tiến và phát triển, sự đoàn kết trong nhóm
Sử dụng quyền của người lãnh đạo
Trang 11Người lãnh đạo điều hành công việc của nhóm và có nhiệm vụ thực hiện những công việc mà nhóm đã thảo luận và nhất trí Người lãnh đạo không được ép nhóm viên phải làm trái với lợi ích và mục đích của nhóm
Tuy nhiên cũng có trường hợp người trưởng nhóm phải sử dụng quyền của mình để quyết định miễn là quyết định đó không trái với lợi ích của nhóm
Trong một số trường hợp khác chỉ có trưởng nhóm mới có quyền quyết định Do đó cần biết sử dụng đúng quyền của mình
Phân công, giao việc, đôn đốc và kiểm tra các nhóm viên
Người trưởng nhóm giống như người thuyền trưởng, có trách nhiệm phân công mọi người cùng làm việc để lái con tàu cho đến nơi
- Phân công vừa sức
- Giao việc đúng khả năng
- Đôn đốc cho công việc trôi chảy
Và kiểm tra xem kết quả công việc có đúng với yêu cầu đề ra hay không
Duy trì trật tự, kỷ luật trong nhóm:
Mọi người có trách nhiệm tuân theo các nội quy của nhóm Nhóm trưởng tự mình chấp hành đúng các nội qui ấy và yêu cầu mọi người tuân theo
- Công việc cần được tiến hành cho khớp với kế hoạch và nhằm đạt mục tiêu Nhóm trưởng có quyền yêu cầu mọi người tôn trọng và làm đúng những gì đã bàn bạc
Phát triển tinh thần tập thể của nhóm
Nếu có ai đó vừa làm tốt một công việc cho nhóm thì người đó xứng đáng được khen Nhóm trưởng cần biểu dương đúng lúc Ngược lại những điều không đúng cần được phê
phán Tuy nhiên nên phê phán đúng chỗ và trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau: Cần chú ý rằng
mỗi người trong nhóm đều có những đặc điểm riêng của cá nhân họ Họ chỉ hòa mình vào trong nhóm vì những mục đích chung của nhóm chứ không phải để trở thành một con người khác theo một khuôn mẫu định sẵn
Người lãnh đạo nhóm cần lưu ý một số điểm:
- Lời nói đi đôi với việc làm, không hứa suông, trung thực trong cả xử sự Luôn rèn luyện và xây dựng những phẩm chất tốt cho chính mình
- Luôn tôn trọng nhóm viên, không tỏ ra khinh thường, chê bai lên án khi không đồng tình với hành vi sai phạm của họ
- Tôn trọng quyền tự quyết của các thành viên trong nhóm, không áp đặt mà trái lại người lãnh đạo nhóm cần biết cách khuyến khích nhóm viên tham gia tìm ra giải pháp và quyết định giải quyết những vấn đề của họ
- Phải đồng cảm với nhóm, hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của các thành viên trong nhóm Tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhóm, chia sẻ được cảm xúc của họ, xây dựng niềm tin trong nhóm
- Người lãnh đạo giỏi là người có tấm lòng, có phẩm chất tốt, người đam mê công việc và biết áp dụng từng phương pháp cho phù hợp với thực tế khách quan và đồng thời giúp cho nhóm phát triển bền vững
4 Phương pháp khởi động nhóm
Trang 12Lĩnh vực áp dụng:
+ Bắt đầu một buổi sinh hoạt nhóm
+ Mở đầu cho các khóa tập huấn, các hoạt động giao lưu
Vì sao phải chú trọng hoạt động này?
Thông thường trong các khóa tập huấn, thủ tục khai mạc thường được tiến hành trang nghiêm, có khi long trọng Bên cạnh đó đa số người điều hành đều xem nhẹ ''hâm nóng'' và tạo điều kiện cho các thành viên tham gia
Thường thì các thành viên có những mong ước và mục đích tham dự khác nhau Trong buổi đầu họ thường tìm chỗ ngồi gần người mà họ quen biết Họ rất dè dặt trước một tập thể xa lạ và chỉ muốn thụ động lắng nghe hơn là chủ động tham gia vào hoạt động chung,
vì vậy toàn bộ tập thể này trở thành một ''tảng băng'' ngay vào thời điểm bắt đầu
Các trò chơi làm ''tan băng'' có vẻ ngớ ngẩn hay mất thời gian đối với những người nghiêm nghị nhưng có khi chính trò chơi lại làm cho người ta cởi mở và gần gũi nhau nhiều hơn Nên lưu ý một điều: các thành viên đến với tập thể để được trao đổi thêm kiến thức và kinh nghiệm, cho nên những yếu tố quyết định cho việc tiếp thu kiến thức và trao đổi kinh nghiệm chính là mọi người có mặt đã sống, làm việc, học tập và trao đổi kinh nghiệm với nhau như thế nào?
''Muốn tiết kiệm thời gian thì phải chịu mất thời gian'' Chịu mất thời gian để hiểu nhau và tôn trọng nhau là tiết kiệm thời gian và đó là kết quả mà mọi người đều mong muốn
Mục đích của việc khởi động nhóm giúp cho các thành viên có cơ hội làm quen với nhau, hòa mình vào tập thể một cách dễ dàng, để từ đó có thể tham gia tích cực vào quá trình học tập, rèn luyện, giao lưu…
Khi thành viên được tham gia xây dựng mục đích và phương pháp học tập cũng như sinh hoạt tập thể họ sẽ thấy rằng khóa học hoặc buổi sinh hoạt giao lưu đáp ứng những mong
đợi của họ Mặt khác họ sẽ cố gắng hơn để thích ứng với các nội dung và mục đích mà
chương trình đã đề ra
Hoạt động khởi động:
Mục tiêu giúp cho các thành viên có cơ hội làm quen với nhau, hòa mình vào tập thể một cách dễ dàng, từ đó có thể tham gia tích cực vào quá trình học tập, sinh hoạt
Có nhiều cách để khởi động, nên chọn hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa
điểm, thời gian
Múa hát:
- Chọn 1 bài hát hoặc 1 trò chơi động
Ví dụ: Vừa vào buổi sinh hoạt, người điều khiển (NĐK) nhanh chóng bắt một bài hát
ngắn, quen thuộc để mọi người cùng hát Hoặc tạo thành các nhóm nhỏ bằng cách chơi một
số trò chơi động như: Bão thổi, Kết chùm, Đoàn kết
- Hát múa những bài hát có động tác đơn giản (bài hát có cử điệu), mọi người cùng hát và múa theo NĐK
Ví dụ Hát múa bài ''Ta hát to hát nhỏ'', ''Chị chơi không buồn''
Trò chơi Ráp hình
Trang 13Vẽ sẵn các hình đơn giản như: chim, thú, cá cắt mỗi hình thành 2 phần, phát cho
mỗi người một hình nửa con vật Sau tiếng còi của NĐK thì các người chơi phải tự tìm về theo một loài và ráp vào cùng nhau và thành từng cặp theo yêu cầu
Trò chơi '' Xe lửa''
- Chia mọi người thành 2 vòng tròn trong và ở ngoài
- Hát bài hát bất kỳ và 2 vòng tròn di chuyển ngược nhau Khi dừng bài hát 2 đoàn tàu đối mặt nhau và bắt cặp làm quen
Có thể chơi tiếp và làm quen với nhiều người khác nữa
Trò chơi “Tự giới thiệu”
Phát cho mỗi người 1 bản tự giới thiệu về mình Trong vòng 3 phút ghi đầy đủ thông tin
Ví dụ: Họ và tên Nam-nữ Lĩnh vực làm việc Sở thích Mong ước Sau đó vẽ hình
mình vào với những tính cách đặc trưng( tóc dài, đeo kiềng, mập, lùn )
Mọi người nộp lại, trộn đều lên và mỗi người chọn 1 bản nhưng không phải của mình
Và cố gắng đi tìm người trong hình Khi gặp được sẽ tự tìm hiểu nhau
Trò chơi " Ném bóng"
-Lấy tờ giấy lớn và vò thanh quả bóng Ném bóng vào mọi người Ai bắt được sẽ giới thiệu về mình
- Không ném ngược lại và mọi người ai cũng phải nhận bóng
Trò chơi “Tin tốt lành trong ngay”
- Mỗi người tham gia phải kể được một tin bất kỳ mà mình cho là tốt lành trong ngày
- Sau đó tập thể bình chọn tin nào là tốt lành nhất và khen thưởng, chia sẻ
Có rất nhiều cách khởi động nhóm, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho mọi người cùng tham gia Người lãnh đạo nhóm cần rèn luyện và phát huy vai trò của mình để tập thể nhóm trở thành một khối thống nhất: cùng học, cùng chơi, cùng tiến bộ
Trang 14
Trò chơi khởi động nhóm
5 Phương pháp gây bầu khí
Hình tượng về bầu khí
Giả sử đối tượng hiện diện là ba người được ký hiệu là A, B, C
1- Bầu khí là khối tứ giác ABCO nằm trong không gian buổi gặp gỡ
2- Đáy của khối là một tam giác đều ABC và cạnh tương quan giữa A, B, C với 3 góc
là 3 vị trí tâm sinh lý của ba người A, B và C
Trang 153- 3 đường trung trực là nỗ lực riêng của ba người để tìm gặp một thao thức chung tại trọng tâm I của tam giác ABC
4- Đường cao IO của khối là quá trình phát triển nâng cao của bước gặp gỡ, của thao thức chung
5- Đỉnh O của khối là cao điểm của buổi gặp gỡ
6- Các đường cạnh xiên AO, BO, CO của khối là cảm nhận riêng của A, B và C gặp nhau ở cao điểm chung O
Các tình huống gây bầu khí
Một vấn đề gợi mở của Người lãnh đạo (NLĐ) vốn là 1 trong A, B và C đặt ở đầu, ở giữa, hoặc gần cuối buổi gặp gỡ nhằm định vị được tâm điểm của 1 tam giác đáy ABC
Nếu O đạt được ở đầu buổi gặp gỡ thì tác động của O cần được NLĐ làm lan tỏa đều qua suốt buổi qua những chia sẻ của A, B và C Đến cuối buổi chỉ nêu O lại thật nhẹ nhàng rồi chia tay
Nếu O không đạt được giữa buổi gặp gỡ thì cần soi rọi lại các chia sẻ trước đó của A,
B và C Sau đó, lấy O là cơ sở để đẩy tiếp chiều hướng cảm nhận của A, B và C và cũng sẽ gặp lại O nhẹ nhàng ở cuối buổi để chia tay
Nếu O không đạt ở cuối buổi gặp gỡ thì cần khắc sâu cảm nhận chung đó như một món quà, như một hành trang quý giá mang về cho mỗi A, B và C
Trường hợp chỉ đạt được O' thấp hơn O, không nên quá gượng ép để O vọt lên tới O nhưng nên khéo léo khai thác O như một thành quả bước đầu tiên báo O và hẹn sẽ cố gắng
vươn tới O trong buổi gặp gỡ sau
Cao điểm của bầu khí
Cao điểm O đúng nghĩa nhất là giây phút thinh lặng thuần tĩnh của A, B và C Sau đó linh hoạt viên có thể khéo léo dẫn vào một bài hát tâm tình chung là dễ thương nhất
Giai đoạn hậu cao điểm có khả năng xuất hiện Một thoáng ngưng lại của A, B và C ngay sau cao điểm O có khi là bàng hoàng, có khi là lưu luyến, cũng có khi là một hành động tâm sinh lý đột ngột và kéo dài như òa khóc, co lại tự vệ, ngượng nghịu
NLĐ cần phải giải tỏa khéo léo tế nhị tình huống này bằng những cái xiết tay chân tình, bằng những ủi an khuyến khích, sau đó là một bài hát vui nhẹ và cũng có thể thay đổi không gian sau đó bằng một cuộc giải lao uống nước
Các phương pháp gợi mở tạo bầu khí 1
1- Một mẩu truyện, một thông tin ngắn gây xúc động và suy tư chung
Trang 162- Một bài hát chia sẻ, một bài suy niệm ngắn, một tư tưởng mới lạ gây suy tư sâu lắng chung hoặc một trò chơi nhỏ, ít vận động mà có ý nghĩa
3- Một vấn đề cụ thể, nóng hổi, sôi động của tập thể được nêu lên để mời gọi tham gia giải quyết
4- Một nhân vật được giới thiệu tham dự buổi gặp gỡ gây một ấn tượng đặc biệt Các đường biểu diễn gây bầu khí
Người lãnh đạo nhóm cần rèn luyện và có kinh nghiệm về các phương pháp năng động nhóm để vận dụng một cách thuần thục và khéo léo trong từng trường hợp, đến độ không còn là kỹ thuật mà là một nghệ thuật - nghệ thuật lãnh đạo
Các phương pháp năng động nhóm:
Phương pháp là cách thức hoạt động hiệu quả nhất Trước các phương pháp, người lãnh đạo phải có thái độ:
+ Cởi mở: Đón nhận và làm quen với các phương pháp
+ Tôn trọng: Vì phương pháp được hình thành từ kinh nghiệm quý giá của những người đi trước, từ sự phong phú của cả một quá khứ, của nhân loại
+ Tự do: Phương pháp chỉ là một phương tiện, có khi không nên dùng; có khi phải thích ứng với nhóm, với hoàn cảnh, với tính cách của người lãnh đạo
+ Sáng tạo: Những người đi trước đã đề ra những phương pháp hay cách làm, tại sao
ta không thử tìm kiếm và thử nghiệm những phương pháp mới? Khoa học cống hiến cho chúng ta nhiều khả năng, nhiều yếu tố mới để khai thác và chọn lựa
Các phương pháp có thể áp dụng hiệu quả vào việc năng động nhóm trong nhà trường:
Trang 177 Phương pháp Phân tích và Tổng hợp
Phân tích là mổ xẻ vấn đề để làm sáng tỏ từng bước, từng phần, từng mảng, từng chặng một Ví dụ: chẻ một cây củi nhỏ ra
Tổng hợp là gói vấn đề lại, quy kết các chi tiết, các phần, các mảng thành một ý thống nhất, từ đó tìm ra một tư tưởng mới lạ và sâu sắc hơn Ví dụ: bó các que, các thanh củi lại
Thông thường ý tưởng này sẽ là cơ sở để có ý tưởng kia tiếp tục xòe ra như cái nan
quạt hoặc tỏa xuống theo dạng tháp
Từ đây, bật ra một nét mới lạ, một kết luận sáng tỏ sâu sắc
Chú ý: Ngay trong phần tổng hợp cũng có phân tích từng bước một nhưng không quá
đi sâu vào các chi tiết cho bằng có cái nhìn chung, khái quát, qui nạp hợp lý
Các yếu tố hỗ trợ
Có cái nhìn vừa khái quát vừa tinh tế, không được chủ quan, cũng không quá khách quan, tất cả được lập luận và lý giải có logic
Ở từng chặng biết sơ đồ hóa các ỷ tưởng theo logic đã có
Nếu cần ghi nhận và lưu trữ thì sử dụng phương pháp hệ thống hóa bằng phiếu Mục đích
Có được tự tin bình thản, sáng suốt trước một vấn đề cấp bách
Chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, đúng đắn cho một vấn đề dài lâu
Mở rộng được tầm nhìn, tầm phán đoán trước mọi vấn đề
Trang 183 Cần để ý bầu khí của nhóm khi sử dụng phương pháp này
Các tham dự viên phải được thông tin và động viên trước
Nhóm không quá lớn, hợp quanh người lãnh đạo trong bầu khí vui tươi hoạt động sáng tạo
Không có ý kiến nào phản bác hay phê phán, ít ra trong thời gian đầu
Mỗi người được tự do diễn tả ý tưởng đến trong đầu mà không bị phê phán
Có thể vận dụng sự liên tưởng
Người lãnh đạo động viên, khích lệ mọi người phát biểu
Các ý kiến đều được chấp nhận bất kể là ai
Người lãnh đạo giữ lại và tổng hợp ý kiến đóng góp với dự kiến ban đầu
Hiệu quả tích cực của phương pháp này là giúp mọi người thấy mình có liên quan, có trách nhiệm, đoàn kết và chủ động tham gia
Không chỉ là việc thâu nhập ý kiến hay được thế là tốt rồi, chính tinh thần được sáng tạo mới gây hứng thú
9 Phương pháp sử dụng phim chiếu
Phim chiếu là dụng cụ quí báu trong công tác sinh hoạt, đây là một số nhận xét:
- Ích lợi của các phim chiếu là: thu hút sự chú ý của nhóm và làm phát sinh những hoạt động chung, đa dạng
- Phim chiếu được chọn theo chủ đề hay mục đích tìm kiếm Số phim ít hay nhiều không quan trọng Cần thiết là ráp nối thế nào để gây hứng thú
- Cần xác định ý nghĩa và định hướng cho hoạt động này
- Phải chuẩn bị kỹ lưỡng để giữ bầu khí
Trang 19- Phải hướng dẫn để mọi người tích cực tham gia
- Có thể nối kết hoạt động này với các hoạt động nghiên cứu, giải trí mang tính chất nghệ thuật, chia sẻ kinh nghiệm
- Vai trò của người lãnh đạo có tính chất kỹ thuật và sư phạm, làm việc chung với nhau trong nhóm thường ích lợi và phong phú hơn
- Có thể kết hợp phim chiếu với hình chụp, vật dụng, âm nhạc, điệu bộ, bài học, lời nói
Việc người lãnh đạo chuẩn bị trong nhóm đã là hữu ích cho nhóm rồi
Nhóm bạn học tập
10 Phương pháp lập phiếu
Phương pháp này cho phép tập hợp ý kiến của mọi người trong thời gian ngắn để làm
cơ sở cho việc thuyết trình, thảo luận, điều tra xã hội
Phần đúc kết có thể sử dụng làm cơ sở để trình bày hay triển khai vấn đề, làm sáng tỏ hay giải quyết vấn đề, như các trường hợp sau:
Đặt vấn đề
Trước khi vào một buổi thuyết trình, nêu vấn đề chung và mời gọi mọi người cùng xây dựng và cách ghi nhu cầu riêng về vấn đề đó vào các tờ phiếu trắng Thu lại và tổng hợp
để có sườn bài, để biết phải nói gì đáp ứng cho tập thể
Chia sẻ thảo luận
Trang 20Chuẩn bị trước chủ đề chia sẻ thảo luận được cắt nhỏ thành nhiều vấn đề ứng với số người tham dự Mỗi tờ phiếu sẽ nêu một vấn đề gọn, đề nghị một phút chia sẻ có đánh số thứ
tự Vào buổi cho mọi người tự do rút phiếu, bắt đầu chia sẻ với số 1, cứ tiếp diễn
Thường chỉ dùng cho một nhóm độ 10, 12 người, trong đó các phiếu 5, 9 có đề nghị một sinh hoạt nhẹ như một bài hát, một trò chơi ngắn với chủ đề đang chia sẻ Phiếu số 11 thì
đề nghị làm biên bản để đúc kết cuối buổi Phiếu số 12 thì sẽ sinh hoạt chia tay thay cho cả nhóm
Đo lường xã hội:
Đặt câu hỏi chung, ví dụ : Khi làm một việc quan trọng, bạn sẽ chọn ai trong nhóm để cộng tác? Phát phiếu cho mọi người, đề nghị chọn lựa và ghi tên người bạn cộng sự đắc lực nhất Thu phiếu và tổng hợp để có thể vẽ một Xã Hội Đồ cho câu đó
11 Phương pháp lập tòa án vườn
Phương pháp này được hình thành từ việc mô phỏng cách tổ chức của một tòa án gồm
có chánh án, hội thẩm nhân dân, kiểm sát, luật sư bào chữa
Phương pháp này được dùng để nhóm biểu lộ một vấn đề có tính chất lưỡng diện, không dễ tìm được lời giải đáp hay kết luận phân minh (ví dụ: vấn đề giáo dục giới tính cho
học sinh, nên hay không nên? Sinh sản vô tính: nên hay không nên?) bằng cách tổ chức một
phiên tòa để làm sáng tỏ vấn đề
Thực hiện:
1 Các người chơi được mời nhập vai chánh án, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên
2 Các tham dự viên có thể nhập vai nguyên đơn hay bị cáo có quyền biện hộ cho lập trường của mình
3 Sau khi kiểm sát viên nêu vấn đề, các tham dự viên - với phép của chánh án - có thể đứng ra bênh vực ý kiến của mình
4 Vấn đề ngày càng được sáng tỏ nhờ tranh luận của đôi bên
5 ''Chánh án'' có thể cho ngưng phiên tòa để các tham dự viên suy nghĩ thêm; sau đó, triệu tập lại
6 Cuối cùng, khi thấy vấn đề đã được bàn cãi rốt ráo, thì tòa nghị án Phán quyết thường là một gợi mở để suy tư hơn là một câu trả lời dứt khoát, một giải pháp trọn vẹn
để tự chọn cho mình một đáp số
Trang 21Nhóm học sinh chỉ huy Đội
12 Phương pháp làm PANÔ
Phương pháp này không thích hợp với mọi nhóm và trong mọi trường hợp Người lãnh đạo phải lượng định xem việc sử dụng phương pháp này có thuận lợi hay không Người lãnh đạo phải có kinh nghiệm và xác tin về hiệu quả của phương pháp này
Panô là công trình của nhóm: do đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, chia sẻ và hội ý trước Cuối cùng, nhóm lập ra một hay nhiều panô để trình bày hay diễn đạt lại công trình suy
Người lãnh đạo chuẩn bị trước một số hình chụp thích hợp với đề tài đa dạng và đạt tiêu chuẩn cả về phẩm chất lẫn số lượng
Người lãnh đạo giải thích rõ đề tài và phương pháp thực hiện
Trong bầu khí hợp tác và tin tưởng, mỗi tham dự viên suy nghĩ và chọn ảnh thích hợp
để diễn đạt tư tưởng của mình
Nhóm tiếp nhận và suy nghĩ trên các lời giải thích của các tham dự viên
Có nhiều cách lãnh hội và khai thác những lời nhận xét về các hình ảnh, dù vậy Người lãnh đạo vẫn phải tôn trọng và đánh giá cao sự đóng góp của các tham dự viên
Ích lợi của phương pháp này là đưa nhóm vào đề tài đã chọn cách lần hồi, chủ động
và dễ dàng; đồng thời giúp các tham dự viên cảm thấy mình được nhóm nâng đỡ để trình bày
và chia sẻ
Phương pháp này cũng được dùng để chọn đề tài để sinh hoạt và giới thiệu các thành viên trong nhóm
Trang 22Nhóm bạn học sinh là bán bộ Đoàn
14 Phương pháp phân nhóm
Theo phương pháp này, các tham dự viên được phân thành nhóm có từ 6 đến 8 thành viên Nhóm là nơi thích hợp để mỗi người lắng nghe và diễn đạt
Các lợi ích của việc phân các nhóm:
1 Một số người chỉ nói trong nhóm mà không muốn nói trong hội nghị
2 Mọi người có thể tham gia dễ dàng các sinh hoạt của nhóm
3 Những trao đổi trong nhóm giúp các thành viên học hỏi
4 Nhóm có thể được phân công đảm nhận một dịch vụ nào đó như chăm lo đời sống, hoạt động
5 Các trách nhiệm trong nhóm góp phần xây dựng con người và ý thức về nhóm
6 Nhóm cho phép tổ chức nhiều hình thức hoạt động và giải trí
Có thể lập nhóm bằng nhiều cách: chỉ định, tự do, tiêu chuẩn Thông thường, nhóm đòi hỏi một sự ổn định nào đó
Phải có người đảm nhận vai trò NLĐ, thư ký hay báo cáo viên
Các hoạt động của nhóm rất đa dạng: có một số hoạt động cần báo cáo lại với nhóm; một số hoạt động khác như sinh nhật, vui chơi không đòi hỏi phải báo cáo
Thỉnh thoảng nên tổ chức giao lưu với các nhóm khác
Trang 23
Nhóm bạn học tập
15 Phương pháp báo chạy “Press Express”
Mục đích
Trên tinh thần nỗ lực tối đa, phương pháp báo chạy nhằm hai mục đích:
- Đối với cá nhân 1 nhóm: Phát huy óc sáng tạo và năng động
- Đối với tập thể nhóm: Rèn luyện ý thức tập thể, tính tương trợ, đoàn kết
Đây là trò chơi giáo dục cấp cao, nhóm sẽ hình thành tinh thần gắn bó, nâng cao kỹ năng sáng tạo, kỹ thuật, phát hiện tài năng mới
Yêu cầu
- Tất cả cùng dồn sức hoàn tất 1 công trình tập thể có ý nghĩa
- Bằng một điều kiện hạn chế - bằng thời gian ngắn - với nhân sự ít (1 đội)
Các bước chuẩn bị
Chuẩn bị
Phổ biến luật chơi: Bắt đầu khi lên còi, kết thúc sau 30' (15'): chạy đua
Tinh thần chơi Nhóm chia 3 hay 4 đội, mỗi đội một tờ Báo chạy
Cả đội góp tay góp sức, tương trợ nhau không ai ở không
Trình bày phương pháp chơi: Đổi trưởng phân công, đôn đốc, phối hợp với các đơn
vị Đội trưởng nắm vững các phần vụ, phác họa chương trình, nảy thêm sáng kiến
Lập TÒA SOẠN BÁO gồm:
Chủ nhiệm: là đội trưởng, phân công, chỉ huy toàn bộ
Chủ biên: phác họa nội dung, nhận bài, sửa chữa, sắp xếp, viết bài chiến lược
- Phóng viên: Lực lượng săn tin, ghi hình, viết bài
- Họa sĩ: trang trí, vẽ tựa, minh họa bài, vẽ biểu tượng lớn
- Thợ in: viết nét chữ đẹp lên báo, có thể cả đội cùng viết
- Hậu cần: phụ trách cắt, dán hồ, thêu may, giải lao, vệ sinh tòa soạn
- Thuyết trình viên: chọn một đội sinh có khiếu nói, hiểu toàn diện báo mình
Phân khu tòa soạn: chia mỗi đội một góc phòng, không quá xa, đủ thấy nhau
Trang 24Vật liệu Tùy loại báo mà chuẩn bị: giấy, viết, màu, vải, chiếu, lều, hoa, lá, cành, tranh
ảnh cắt trong các tạp chí Mỗi đội tự sáng tạo và tương trợ nhau
Tiến hành
Qui định chính xác giờ: chủ nhiệm (đội trưởng) gặp Người lãnh đạo nhận chủ đề chung
Chủ nhiệm chớp nhoáng phác họa ý đồ, phân công, thời gian
Người điều khiển nhắc nhở chung, riêng cho mỗi tòa soạn, thông báo tình hình Tòa báo hoàn thành, vệ sinh, thuyết minh
Kết thúc
Mỗi tòa soạn cử 1 thuyết trình viên báo cáo, thuyết minh 10' hấp dẫn
Ban giám khảo quan sát suốt quá trình chơi, đưa nhận xét, đánh giá
Giải thưởng: ĐĐ - độc đáo; SS = Sâu sắc; DD = Duyên dáng; TT = Tương trợ
16 Phương pháp phân nhóm Philipps 6-6
Tên gọi của phương pháp này gợi lên ba yếu tố: tên của người sáng chế, 6 người 6 phút
Phương pháp này có mục đích tham khảo ý kiến của cả nhóm nhanh chóng như thế có được ý tưởng ban đầu, cho dù chưa đầy đủ và sâu sắc
Ví dụ: Vào đầu một khóa học có thể hỏi các tham dự viên: ''Các bạn mong đợi và lo
ngại những gì?”
Khi sử dụng phương pháp này, Người lãnh đạo cần lưu ý các điểm sau:
+ Người lãnh đạo nêu ra những câu hỏi đã được chuẩn bị trước và có nội dung rõ ràng; có thể giải thích ngắn gọn
+ Các nhóm được thành lập cách nhanh chóng theo những tiêu chuẩn đơn giản: sáu người ngồi gần nhau lập thành một nhóm
+ Trong 6 phút, 6 người họp lại tuần tự trình bày hay trao đổi tự do
+ Sau đó, họp lại để đúc kết chung Các báo cáo viên trình bày ý kiến mà không cần nêu tên Nên có một tấm bảng để mọi người nắm được phần đúc kết
+ Sau khi thâu nhặt các ý kiến hợp với định hướng ban đầu, người điều khiển có thể
nhận xét hoặc phân tích các ý kiến đóng góp; người điều khiển cũng có thể dùng phương pháp này như một hỗ trợ cho việc trình bày vấn đề đã chọn
Ích lợi:
- Phương pháp này tạo nên tinh thần hợp tác, trao đổi, dấn thân;
- Thông tin nhanh chóng cho cộng đồng và cho nhóm linh hoạt viên;
- Thay đổi mau chóng tình trạng của nhóm, từ lắng nghe đến hành động
Trang 25
II Giới thiệu một số trò chơi dành cho nhóm nhỏ
1 Giới thiệu mô hình sinh hoạt nhóm theo chủ đề
Trò chơi với chủ đề mang nội dung “Tin ở chính mình”
Đây là MÔ HÌNH SINH HOẠT NHÓM khi thực hiện cho đối tượng trẻ vị thành niên trong trường học, với mục tiêu:
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận thức về bản thân, phát hiện những ưu - nhược điểm của bản thân, từ đó phát huy hoặc tìm ra giải pháp khắc phục
- Giúp học sinh hiểu được các áp lực về tâm lý, sinh lý từ phía gia đình, nhà trường và
xã hội trong quá trình trưởng thành và cách tìm ra giải pháp khắc phục hợp lý
- Giúp học sinh biết tự bộc lộ mình, tạo lập sự tự tin, có thói quen tốt và chủ động tránh xa thói quen xấu trong quan hệ bạn bè và xã hội
- Xây dựng cho trẻ khả năng tự tin trong cuộc sống với các kỹ năng nhằm giúp trẻ biết
tự nhận thức bản thân và môi trường quanh mình; biết cách tư duy các vấn đề của cuộc sống
một cách logic và đặc biệt là tạo dựng nền tảng hiểu biết để ra quyết định phù hợp Như
chúng ta đã biết, tại Việt Nam, do môi trường giáo dục tập trung, so với các nước thì Việt Nam có số lượng học sinh trong lớp khá cao, giờ học nhiều, với phương pháp giáo dục khá khuôn khổ, nên những giờ sinh hoạt để trẻ tìm hiểu sâu bài học hay những vấn đề cuộc sống
Trang 26còn khá hạn chế Vì vậy, đối với mô hình này, việc đầu tiên khi thực hiện là chúng ta phải tạo cho các em làm quen với việc cởi mở và có thói quen tham gia bộc lộ mình trước tập thể
Trong phần giới thiệu này, chúng tôi sẽ trình bày 6 nội dung mẫu theo 6 chủ đề sinh hoạt Trong đó, mô tả khá chi tiết cách sinh hoạt, cách thể hiện và phương pháp tiếp cận cho từng buổi sinh hoạt Có một nguyên tắc là những người điều khiển, (người điều khiển ở đây chính là giáo viên chủ nhiệm hoặc người phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội) - cần phải luôn linh hoạt và nắm vững đối tượng, việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân và các ví dụ chân thực của chính mình, sẽ rất có hiệu quả
Các bước của buổi sinh hoạt nhóm theo chủ đề
Khởi động: là phần tự giới thiệu và mời các thành viên tham gia những trò chơi tập
thể, gắn kết với đề tài sinh hoạt để tạo không khí vui vẻ cho học sinh nhằm chuyển sang phần sau tốt hơn
Giới thiệu Chủ đề buổi sinh hoạt
Trò chơi khởi động
Chia nhóm:
- Chơi trò chơi để tập trung nhóm theo các màu lại với nhau
- Người điều khiển phát các mẩu giấy với 5 màu khác nhau Sau một hồi còi, các em
có mẩu giấy cùng màu sẽ trở thành một nhóm
Chia làm 5 nhóm: Gia Đình, Nhà Trường, Xã Hội, Bạn Bè và Bản Thân
- Quy định vị trí của từng nhóm
Thảo luận:
Đặt câu hỏi cho tất cả học sinh trong lớp (Câu hỏi này phải mang tính gợi mở, nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ bản thân một cách tự nhiên)
- Học sinh viết câu trả lời trên những mẫu giấy đã phát
- Thu lại các câu trả lời sau 3 phút; người điều khiển đọc nhanh, rõ đa số các câu trả lời; và dán các câu trả lời lên bảng theo từng nhóm màu khác nhau
- Chọn tình huống điển hình (tình huống được nhiều học sinh đề cập)
- Tiếp tục đặt thêm câu hỏi để trả lời việc nên hay không nên trong tình huống cụ thể
đó, giúp các học sinh bộc lộ ý kiến trong các môi trường khác nhau Sau đó mời các nhóm trả lời trong phạm vi vai trò của mình
Đóng kịch tình huống
- Người điều khiển nêu tình huống cụ thể
Trang 27- Mỗi nhóm học sinh, không phân biệt tên nhóm, cùng nghĩ ra một cốt truyện liên quan đến tình huống vừa thảo luận và đóng kịch trước cả lớp
- Người điều khiển hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về nhân vật trong vở kịch, từ đó rút ra cách ứng xử nào là tốt - xấu
Kết luận:
- Người điều khiển đưa ra những câu kết luận cho chủ đề vừa sinh hoạt
- Người điều khiển dán những câu kết luận (đã được chuẩn bị sẵn) lên bảng
- Chia tay: Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau
SINH HOẠT VỚI CHỦ ĐỀ: TÔI LÀ AI?
“Những ưu điểm, nhược điểm, vai trò của tôi đối với Gia đình, Nhà trường, Bạn bè?”
Khởi động: Có thể khởi động bằng một trong các phương pháp khởi động nhóm đã
nêu (Bắt bài hát, băng reo, trò chơi vui )
Giới thiệu:
Người điều khiển: “Các em thân mến!
Trong buổi sinh hoạt hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khả năng tự nhận thức về bản thân mình, những ưu điểm, nhược điểm của mình để tự hoàn thiện; hiểu được những
áp lực về mặt tâm lý từ gia đình, nhà trường, xã hội, và từ đó tìm ra những giải pháp hợp lý; giúp các em tạo được sự tự tin, có thói quen tốt, chủ động tránh xa các thói quen xấu trong quan hệ bạn bè và xã hội
Để trả lời câu hỏi “Tôi là ai?” các em phải thật sự tin ở chính mình Tại sao phải “Tin
ở chính mình?” Vì trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn mà không phải ai trong chúng ta cũng có đủ tự tin để đưa ra quyết định đúng Chính vì lẽ đó mà ngay từ bay giờ, chúng ta hãy cùng rèn luyện sự tự tin vào bản thân mình”
Trò chơi khởi động: Trò chơi “Alibaba đi tìm kho báu”
- Người điều khiển gợi lại câu chuyện “Alibaba và 40 tên cướp”, và Alibaba đã mở được kho báu bằng câu thần chú,”Vừng ơi, mở ra!”
- Chia lớp thành 2 đội A & B Mỗi đội chọn ra 1 người đóng vai Alibaba Yêu cầu Alibaba ra ngoài lớp, sau đó cả lớp cùng thống nhất chọn 1 vật làm kho báu Người điều khiển giấu kho báu ở vị trí nào đó trong phạm vi lớp học Alibaba của cả 2 đội sẽ đi tìm kho báu nhờ vào sự định hướng của đội mình thông qua tiếng vỗ tay (càng gần kho báu tiếng vỗ tay càng to và ngược lại, tiếng vỗ tay nhỏ dần khi Alibaba ở xa Kho báu)
- Đội thắng là đội tìm ra kho báu trong thời gian nhanh nhất Để trò chơi hấp dẫn, 2 đội có thể vỗ tay, hò hét để làm nhiễu thông tin đối phương
Trang 28Phần thưởng cho đội thắng cuộc
Đánh giá trò chơi:
Người điều khiển: “Để đi tìm được kho báu, Alibaba cần phải tập trung sự phán đoán
và quyết định hướng đi đúng - sai Quả trình tư duy để phân tích này khá quan trọng cũng như khi ta trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”
Tất nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mình là ai và muốn gì? Vì vậy, việc trả lời câu hỏi này sẽ giúp chúng ta tự tin hơn, làm việc có mục đích rõ ràng hơn Buổi sinh hoạt hôm nay chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này”
Người điều khiển dán tên chủ đề buổi sinh hoạt: “Tôi là ai? Ưu - nhược điểm, vai trò của tôi đối với gia đình, nhà trường và bạn bè?”
Chia Nhóm:
Người điều khiển phát cho học sinh một mẫu giấy với 5 màu khác nhau
Chơi trò chơi “Bão thổi” (3 lần) để nhóm các bạn có giấy cùng màu lại với nhau Đặt tên 5 nhóm: Gia đình, Nhà trường, Xã hội, Bạn bè và Bản thân
- Chơi trò chơi phạt các bạn không tìm được nhóm của mình (Hát và múa 1 bài, nhại tiếng kêu một loại nhạc cụ, )
Thảo luận:
Câu hỏi thảo luận: “Hãy viết vào giấy điều mà em tâm đắc nhất về bản thân mình”
Ví dụ Tôi là Vân Tôi thích xem Ti vi Tôi thường thức khuya nên hay dậy muộn và
đến lớp muộn Tôi luôn nhường nhịn bạn bè và được mọi người quý mến
- Người điều khiển yêu cầu tất cả học sinh ghi lại câu trả lời vào giấy màu được phát
và thu các câu trả lời sau 3 phút
- Người điều khiển đọc to hầu hết các câu trả lời và dán các câu trả lời lên bảng theo từng nhóm màu
Chọn tình huống điển hình trong số những câu trả lời của học sinh và ghi tình huống
đó lên bảng
Ví dụ: Thảo luận một tình huống điển hình: “Tôi thích ăn mặc như ca sĩ, như thế mới
tự tin”
Câu hỏi Là học sinh, theo em việc ăn mặc như ca sĩ có nên không?
Các nhóm thảo luận trong 5 phút Người điều khiển mời nhóm Bản Thân trả lời câu hỏi Tiếp theo đó, Người điều khiển mời các nhóm còn lại nêu ý kiến về tình huống cụ thể
Trang 29Ví dụ: hỏi nhóm Gia Đình, nếu là cha mẹ của bạn học sinh thích ăn mặc giống ca sĩ,
em sẽ có thái độ như thế nào?
Người điều khiển viết lên bảng 2 cột: “Nên và Không nên” theo ý kiến thảo luận của các nhóm học sinh
Ghi chú cho Người điều khiển
Người điều khiển phải giải thích rõ vai trò của các thành viên trong từng nhóm
- Người điều khiển phải liên tục đưa ra các câu hỏi gợi mở liên quan đến tình huống điển hình được đưa ra thảo luận (VD: Em hay mặc như thế nào? Nếu nhìn thấy một bạn trai đeo khuyên tai trong trường em thấy có đẹp không? Bạn ấy có tính nghệ sĩ không? Nếu em cho là không phù hợp, em hãy mô tả như thế nào là không đẹp (nhuộm tóc, đi dép lê…)
Đóng kịch tình huống
Ví dụ: Vở kịch có nhân vật học sinh thích ăn mặc sành điệu (không theo nội quy nhà
trường: nữ không mặc áo lá, nam mang dép lê,…) đang tranh luận với đại diện nhóm Bạn Bè
và nhóm Xã Hội về cách ăn mặc của mình
Người điều khiển hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về các nhân vật trong vở kịch, từ
đó rút ra cách ứng xử tốt – xấu
Kết luận
Hãy là chính bạn và hiểu chính bạn!
Khắc phục điểm yếu của mình để tự hoàn thiện
Hãy phát huy ưu điểm của bạn và tự hào về điều đó!
- Người điều khiển dán các câu kết luận lên bảng
- Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau bằng cách:
“Hãy vẽ chân dung một người mà bạn mong muốn trở thành trong tương lai và giải thích tại sao bạn lại muốn được như thế.”
SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 2: “MỤC TIÊU CỦA TÔI?”
Mục tiêu của tôi trong tương lai? Làm thế nào để đạt được mục tiêu?
Khởi động: Có thể khởi động bằng một trong các phương pháp khởi động đã nêu (Bắt bài hát, bằng reo, trò chơi vui…)
Giới thiệu
Trang 30Người điều khiển: “Chào các em Rất vui được gặp lại các em Trong buổi sinh hoạt trước chúng ta đã cùng thảo luận chủ đề “Tôi là ai?” Hôm nay, chúng ta lại sinh hoạt và tiếp tục thảo luận chủ đề mới
Trước khi bắt đầu, Anh/Chị có vài nhận xét về phần bài tập của các em Anh/Chị thấy rất bất ngờ về sự sáng tạo và óc tưởng tượng của các em thông qua các bức vẽ Phần giải thích của các em rất hay và ý nghĩa, chứng tỏ các em đã dành thời gian để tạo ra tác phẩm này Những nhân vật mà các em vẽ có nhiều đức tính rất đáng quý Để thành công và được mọi người yêu quý như vậy chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều và phải có phương pháp thích hợp
Trò chơi khởi động “Tự thiết kế danh thiếp”
Người điều khiển: “Trong Xã hội hiện nay, các em có thấy đa số những người đi làm công sở đều có danh thiếp phải không? Các em tưởng tượng và tự thiết kế cho mình một danh thiếp cho 20 năm sau, bao gồm: tên, chức vụ, bằng cấp, nghề nghiệp
Ví dụ: Bây giờ Anh/Chị 21 tuổi, là sinh viên Sau 20 năm, trên tấm danh thiếp của
anh, chị sẽ ghi tên mình, trình độ: tiến sĩ, chức vụ: Giám đốc hành chánh của tổ chức UNECEF, hỗ trợ các dự án về xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam
Người điều khiển phát cho mỗi học sinh một tờ giấy trắng và thu lại 5 phút sau đó
- Người điều khiển thu lại các mẫu danh thiếp, đọc nhanh và phỏng vấn nhanh các danh thiếp trình bày đẹp, ý tưởng hay
- Các em đã tự thiết kế cho mình một tấm danh thiếp, đó chính là mục tiêu dài hạn mà bạn mong muốn đạt được Nhưng để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta phải cố gắng ngay
từ bây giờ Buổi sinh hoạt hôm nay với chủ đề “Mục tiêu của tôi” sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này
Chia nhóm:
Người điều khiển phát cho học sinh một mẩu giấy với 5 màu khác nhau
Chơi trò chơi “Bão thổi” (3 lần) để nhóm các bạn có giấy cùng màu lại với nhau Đặt tên 5 nhóm: Gia đình, Nhà trường, Xã hội, Bạn bè và Bản thân
Chơi trò chơi phạt các bạn không tìm được nhóm của mình
Thảo luận:
Câu hỏi: Mục tiêu trong năm học này của em là gì?
Ví dụ: Anh/Chị mong muốn trở thành một giám đốc Hành chính trong tương lai nhưng mục tiêu trong năm nay của Anh/Chị là tốt nghiệp đại học loại giỏi sẽ giúp Anh/Chị có
cơ hội xin được học bổng để học bằng cấp cao hơn
Trang 31- Người điều khiển yêu cầu tất cả học sinh ghi lại câu trả lời vào giấy màu và thu lại các câu trả lời sau 3 phút
Người điều khiển đọc to hầu hết các câu trả lời và dán các câu trả lời lên bảng theo từng nhóm màu
Chọn tình huống điển hình từ các câu trả lời và ghi tình huống lên bảng
Ví dụ tình huống điển hình:
Tôi muốn được danh hiệu Học sinh giỏi trong năm học này
Câu hỏi: Làm thế nào để đạt học sinh giỏi?
Thảo luận nhóm trong 5 phút Người điều khiển mời một nhóm lên trả lời câu hỏi trên Thêm vào những câu hỏi gợi mở
Ví dụ: Em đã là học sinh giỏi chưa? Có môn học nào em cần cố gắng hơn không? Cố gắng bằng cách nào?
Tiếp theo, Người điều khiển mời đại diện của các nhóm còn lại nêu ý kiến về tình huống cụ thể
Ví dụ: Hỏi nhóm Gia đình, là cha mẹ, nếu biết con mình muốn đạt học sinh giỏi thì
em sẽ khuyên con mình nên và không nên làm gì?
Người điều khiển ghi lại Nên và Không nên do học sinh nêu ra
Ghi chú cho Người điều khiển
- Người điều khiển phải giải thích rõ vai trò của thành viên thuộc từng nhóm
- Các câu hỏi mở (Ví dụ: Mục tiêu của em là gì? Tại sao cần phải đạt được mục tiêu đó? Em có tin rằng mình sẽ đạt được mục tiêu đề ra hay không? Em có luôn phấn đấu để đạt được mục tiêu không? )
Đóng kịch tình huống:
Ví dụ: Một bạn đang đặt mục tiêu cho mình là học tập tốt, hoặc tăng – giảm cân, hoặc muốn học bơi… nhưng cha mẹ hoặc bạn bè hoặc hàng xóm cứ rủ làm việc khác Các em sẽ thuyết phục nhau như thế nào?
Người điều khiển hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về các nhân vật trong vở kịch, từ
đó rút ra cách ứng xử tốt – xấu
Kết luận:
Người điều khiển đưa ra những câu kết luận cho chủ đề buổi sinh hoạt
Hãy là chính bạn và xuất phát từ chính bạn!
Trang 32Hãy đặt ra mục tiêu cho mình và lên kế hoạch thực hiện!
Luôn tự nhận xét mình để thấy mình có đang tiến gần đến mục tiêu mà mình đặt
ra hay không?
- Sau đó dán các câu kết luận lên bảng
- Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau bằng cách:
“Hãy làm một chiếc diều và viết những ước mơ của bạn lên đó”
CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG ÁP LỰC XUNG QUANH TÔI?
Trò chơi “Thầy bói mù vẽ voi”
Gợi lại câu chuyện ngụ ngôn về 5 ông thầy bói mù xem voi Có thể mời một học sinh
kể lại câu chuyện đó
Cả lớp chia làm 2 đội A & B, mỗi đội sẽ chọn một người làm thầy bói và người này
sẽ bị bịt mắt lại Các bạn còn lại của mỗi đội sẽ hướng dẫn thầy bói của đội mình vẽ hình một mặt người lên bảng (mắt, mũi, miệng, tóc, tai) Sau tín hiệu bắt đầu của Người điều khiển, 2 cặp đấu thủ sẽ cùng bước vào trận tranh tài cùng lúc bắt đầu vẽ theo chỉ dẫn của các bạn đội mình
Đến khi hết giờ thi đấu, hình vẽ của đội nào đẹp hơn sẽ chiến thắng
Trao quà cho đội thắng
Thầy bói thật vất vả vì vừa bị bịt mắt vừa phải lắng nghe xung quanh để hoàn tất bức
vẽ Đôi khi trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta bị mọi người và ngoại cảnh chi phối, đó chính là áp lực buộc chúng ta phải suy nghĩ và hành động Nhưng làm thế nào để chúng ta suy nghĩ và hành động đúng đắn? Điều này chỉ xảy ra khi chúng ta hiểu rõ những áp lực ở xung quanh mình, đối diện với nó, phải lắng nghe và nhận thông tin một cách chính xác, rồi
tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất Chủ đề hôm nay của chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề “Những
áp lực xung quanh tôi”
- Người điều khiển dán tên chủ đề sinh hoạt lên bảng
* Chia nhóm
Trang 33Chuẩn bị nhiều mảnh giấy trên đó có ghi các con số 1,2,3,4 Phát cho mỗi người chơi một con số Sau hồi còi những ai có con số giống nhau thì thành một nhóm và đặt tên của nhóm mình Ví dụ: Hoa hồng, Hướng dương, Phong lan, Xương rồng
Thảo luận
Câu hỏi
Hãy viết về lần gần đây nhất em gặp chuyện buồn phiền?
Ví dụ: Anh có đứa bạn thân, một lần nó đánh bạc thua tiền và nhờ anh nói với mẹ nó
rằng tiền đó sử dụng vào công việc của lớp; qua hôm sau, giờ kiểm tra nó không thuộc bài, năn nỉ anh cho quay cóp Anh cảm thấy như thế là làm hư bạn và anh rất buồn
- Người điều khiển yêu cầu học sinh ghi lại câu trả lời lên giấy màu và thu lại sau 3 phút
- Người điều khiển đọc to các câu trả lời và dán các câu trả lời lên bảng theo từng nhóm màu
Chọn tình huống điển hình và ghi lên bảng…
Ví dụ tình huống điển hình
Bạn tôi rủ tôi trốn học đi chơi điện tử và bị điểm kém
Người điều khiển yêu cầu các nhóm Hoa hồng, Hướng dương, Phong lan, Xương rồng
Hãy cùng nghĩ ra những tình huống mà từ đó học sinh bị áp lực phải làm một việc không tốt (Ví dụ: Bố mẹ muốn em thi vào trường chuyên Toán, nhưng em lại thích trường
Mỹ thuật; Đang học bài nhưng anh hàng xóm bắt đi uống bia cùng…)
Cùng lúc đó, Người điều khiển mời một nhóm lên trả lời câu hỏi tình huống điển hình Các câu hỏi mở:
Em có hay bị mỏi mệt vì học nhiều không?
Em có hay nhường nhịn bạn bè không?
Từ chối bạn có khó không? Tại sao?
Sau đó, mời các nhóm còn lại nêu lên các tình huống mà các em và thảo luận: Từ chối
áp lực có khó không và làm thế nào để có quyết định đúng?
- Người điều khiển ghi lại các điểm Nên và Không nên, theo ý kiến của các nhóm, lên bảng
Ghi chú cho Người điều khiển
Trang 34- Người điều khiển giải thích rõ vai trò của từng nhóm
- Các câu hỏi mở:
Em có học nhiều quá không? Em có thấy mệt mỏi vì học tập không?
Bạn mệt mỏi vì không thích học hay vì phương pháp học không hiệu quả?
Bạn có nghĩ mình nên thay đổi phương pháp học cho tốt hơn không?
Hãy yêu cầu người khác giúp đỡ khi cần thiết!
Hãy sắp xếp thời gian của bạn một cách khoa học!
Dán những câu kết luận lên bảng
Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau bằng cách:
“Hãy làm 1 cái bánh thời gian bằng giấy chia bánh thành các phần: ăn, ngủ, học, giải trí, thể thao, và suy nghĩ sao cho học tập tốt hơn”
CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG ÁP LỰC XUNG QUANH TÔI? ÁP LỰC TỪ BẢN THÂN,
Trang 35Cả lớp sẽ chọn ra một người làm thám tử ,và tạm thời mời thám tử ra khỏi lớp Chọn thêm một người làm nhân vật mà thám tử sẽ phải đi tìm (bí mật không cho thám
tử biết nhân vật này là ai)
Sau đó thám tử sẽ bước vào lớp và được phép đặt 3 câu hỏi “Có”, “Không”, để từ đó tìm ra nhân vật bí mật kia (Ví dụ: người thám tử có thể hỏi: Có phải nhân vật bí mật kia tóc dài không?) Nếu sau 3 câu hỏi thám tử tìm ra được nhân vật bí mật kia thì sẽ là người chiến thắng
Trao phần thưởng cho thám tử
- Người điều khiển: Làm thám tử thật khó Giống như lúc ta phải bước vào môi trường sống mà ta hoặc là không biết các thông tin chính xác hoặc là biết rất ít các thông tin đúng mà ta vẫn phải bước đi, tiến lên và chiến thắng Làm thế nào để suy nghĩ và hành động
đúng đắn? Điều này chỉ xảy ra khi chúng ta hiểu rõ những áp lực ở xung quanh mình, đối
diện với nó, phải lắng nghe và nhận thông tin một cách chính xác và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất Chủ đề hôm nay của chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề “Những áp lực xung quanh tôi”
Người điều khiển dán tên chủ đề sinh hoạt lên bảng
Chia nhóm: Có thể sáng tạo ra nhiều cách chia nhóm sao cho vui, hấp dẫn
Thảo luận:
Cách thức thảo luận giống như chủ đề 3, tuy nhiên nội dung không tập trung nhiều vào các áp lực học tập mà mở rộng ra các vấn đề khác như yêu đương, hút thuốc, ăn diện,…
Ghi chú cho Người điều khiển:
- Người điều khiển giải thích rõ vai trò của từng nhóm
- Các câu hỏi mở:
Bạn có làm theo những gì cha mẹ, bạn bè yêu cầu dù bạn thấy không hợp lý không? Khi bị ép làm một việc không đúng, bạn sẽ làm gì?
Nếu nói “không” thì việc gì sẽ xảy ra?
Bạn có thể chiều theo những ý của họ bao lâu?
Nếu bạn không muốn làm theo ý họ, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Đóng kịch tình huống
Có một nhóm bạn rất sành điệu mà em rất muốn gia nhập Nhưng điều kiện gia nhập
là em phải biết hút thuốc Vậy em sẽ ứng xử như thế nào?
Trang 36Mỗi nhóm học sinh, không phân biệt tên nhóm, cùng nghĩ ra một cốt truyện liên quan đến tình huống vừa thảo luận và đóng kịch trước cả lớp
- Người điều khiển hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về nhân vật trong vở kịch, từ đó rút ra cách ứng xử nào là tốt – xấu
“Chúng ta là một phần của cuộc sống”
“Chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh Từ những cô, cậu bé 5 tuổi chập chững đến trường ngây thơ, vô tư và chẳng bao lâu sau, do chơi với những người xấu, các cô, cậu bé đã nhanh chóng học các tiếng chửi thề Nếu cô, cậu ta lớn lên trong môi trường hút thuốc lá và say xỉn, rất có thể cô, cậu ta cũng nhanh chóng trở thành như vậy
Chúng ta là một phần của môi trường bên ngoài Không ai trong chúng ta được miễn nhiễm đối với ảnh hưởng của thế giới xung quanh: bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, TV, báo chí, truyền thanh, sách và tạp chí… Suy nghĩ và tình cảm, mục tiêu và hành động của chúng
ta sẽ được hình thành liên tục bởi những người và vật mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày
Đừng bao giờ tự cô lập mình với mọi người và môi trường xung quanh Hãy luôn suy nghĩ về bản thân và các điều kiện, hoàn cảnh của bạn Hãy luôn nghĩ tốt về bản thân và sống tốt với mọi người và bạn sẽ được đối xử tốt trở lại
Kết luận
Bạn là một phần của bạn bè, có điểm giống nhau về cả mặt tốt và xấu
Hãy lắng nghe và tìm ra điểm tốt của họ!
Hãy trả lời “Không” với họ khi bạn không muốn
Hãy nhìn sự việc một cách khách quan
Hãy thuyết phục bằng thiện chí tốt nhất và bạn sẽ được thông cảm
Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau bằng cách:
“Hãy vẽ một bức tranh về gia đình và ghi chú thích những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn và cha mẹ, anh chị của bạn”
CHỦ ĐỀ 5: THÓI QUEN TỐT VÀ THÓI QUEN XẤU
Phân biệt Thói quen tốt và Thói quen xấu
Giới thiệu:
Đánh giá bài tập về nhà
Giới thiệu chủ đề sinh hoạt hôm nay
Trang 37Trò chơi khởi động
Hát bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra”
“Này bạn vui bạn muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (2 lần) Này bạn vui bạn muốn tỏ ra cho quanh đây biết lòng bạn vui thì vỗ đôi tay, …”
Vừa hát, Người điều khiển vừa yêu cầu mọi người cùng hành động theo mình Bài hát kéo dài bằng cách thay đổi hành động “Vỗ đôi tay” bằng các hành động “Dậm đôi chân”,
“Cười ha ha”, "Gật đầu đi” v.v
Người điều khiển: Gieo hành động gặt thói quen - Gieo thói quen gặt tính cách Mỗi người chúng ta đều bị ảnh hưởng từ mọi người và từ môi trường xung quanh Từ
đó khiến chúng ta có những thói quen tốt; và đồng thời có những thói quen xấu Nhưng làm thế nào để phân biệt được thói quen tốt và xấu rồi phát huy thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu Chủ đề sinh hoạt hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận để giải quyết vấn đề này
Người điều khiển dán tên chủ đề sinh hoạt lên bảng
Chia nhóm: Sáng tạo ra thêm nhiều cách chia nhóm sao cho những người đã từng ở chung nhóm nên tách ra
Thảo luận
Câu hỏi 1:
Hãy ghi lại một thói quen đáng yêu của em
Ví dụ: Viết nhật ký, Đến trường sớm, ép hoa khô,
- Người điều khiển yêu cầu học sinh ghi lại câu trả lời vào giấy màu và thu lại sau 3 phút
- Người điều khiển đọc nhanh các câu trả lời và dán các câu trả lời lên bảng theo từng nhóm màu
Câu hỏi 2:
Thói quen nào của em bị người khác (gia đình, bạn bè…) phản đối?
Mỗi nhóm chọn ra 2 bạn đứng lên kể lần lượt các thói quen tốt và xấu theo đặc điểm của từng nhóm
Ví dụ: Nhóm nhà trường: Nói chuyện trong lớp là xấu; Truy bài cho nhau đầu giờ học
là tốt
Nhóm xã hội: Giúp người già qua đường là tốt; Xả rác trên đường là xấu
Trang 38Lớp chia ra thành các nhóm 10 người, không phân biệt đặc điểm, thảo luận và thống nhất để chọn ra 1 thói quen tốt có ích nhất và một thói quen xấu cần tránh nhất ở lứa tuổi học sinh Sau đó, chọn một bạn đại diện thuyết trình trước lớp
Phần thưởng dành cho người thuyết trình hay
Ghi chú cho Người điều khiển
- Người điều khiển giải thích rõ vai trò của từng nhóm
- Các câu hỏi mở
Bạn có hay lẫn lộn thói quen tốt và thói quen xấu không?
Thói quen tốt có ý nghĩa gì với bạn?
Thói quen xấu nào của bạn bè mà em bị ảnh hưởng nhiều nhất?
Kết luận:
Hãy vượt lên chính mình để là chính mình!
Cải thiện thói quen từ hành động của bạn!
Dán những câu kết luận lên bảng
- Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau bằng cách:
“Hãy viết cảm nghĩ của em về một chủ đề sinh hoạt của dự án mà em yêu thích và tâm đắc nhất”