Giới thiệu mô hình sinh hoạt nhóm theo chủ đề

Một phần của tài liệu Kỹ năng tổ chức sinh hoạt nhóm trong trường phổ thông (Trang 25 - 49)

II. Giới thiệu một số trò chơi dành cho nhóm nhỏ

1. Giới thiệu mô hình sinh hoạt nhóm theo chủ đề

Trò chơi với chủ đề mang nội dung “Tin ở chính mình”

Đây là MÔ HÌNH SINH HOẠT NHÓM khi thực hiện cho đối tượng trẻ vị thành niên trong trường học, với mục tiêu:

- Giúp học sinh có khả năng tự nhận thức về bản thân, phát hiện những ưu - nhược điểm của bản thân, từ đó phát huy hoặc tìm ra giải pháp khắc phục.

- Giúp học sinh hiểu được các áp lực về tâm lý, sinh lý từ phía gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình trưởng thành và cách tìm ra giải pháp khắc phục hợp lý.

- Giúp học sinh biết tự bộc lộ mình, tạo lập sự tự tin, có thói quen tốt và chủ động tránh xa thói quen xấu trong quan hệ bạn bè và xã hội.

- Xây dựng cho trẻ khả năng tự tin trong cuộc sống với các kỹ năng nhằm giúp trẻ biết tự nhận thức bản thân và môi trường quanh mình; biết cách tư duy các vấn đề của cuộc sống

một cách logic và đặc biệt là tạo dựng nền tảng hiểu biết để ra quyết định phù hợp. Như

chúng ta đã biết, tại Việt Nam, do môi trường giáo dục tập trung, so với các nước thì Việt Nam có số lượng học sinh trong lớp khá cao, giờ học nhiều, với phương pháp giáo dục khá khuôn khổ, nên những giờ sinh hoạt để trẻ tìm hiểu sâu bài học hay những vấn đề cuộc sống

còn khá hạn chế ... Vì vậy, đối với mô hình này, việc đầu tiên khi thực hiện là chúng ta phải tạo cho các em làm quen với việc cởi mở và có thói quen tham gia bộc lộ mình trước tập thể.

Trong phần giới thiệu này, chúng tôi sẽ trình bày 6 nội dung mẫu theo 6 chủ đề sinh hoạt. Trong đó, mô tả khá chi tiết cách sinh hoạt, cách thể hiện và phương pháp tiếp cận cho từng buổi sinh hoạt. Có một nguyên tắc là những người điều khiển, (người điều khiển ở đây chính là giáo viên chủ nhiệm hoặc người phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội) - cần phải luôn linh hoạt và nắm vững đối tượng, việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân và các ví dụ chân thực của chính mình, sẽ rất có hiệu quả.

Các bước của buổi sinh hoạt nhóm theo chủ đề

Khởi động: là phần tự giới thiệu và mời các thành viên tham gia những trò chơi tập

thể, gắn kết với đề tài sinh hoạt để tạo không khí vui vẻ cho học sinh nhằm chuyển sang phần sau tốt hơn.

Giới thiệu Chủ đề buổi sinh hoạt Trò chơi khởi động

Chia nhóm:

- Chơi trò chơi để tập trung nhóm theo các màu lại với nhau.

- Người điều khiển phát các mẩu giấy với 5 màu khác nhau. Sau một hồi còi, các em có mẩu giấy cùng màu sẽ trở thành một nhóm.

Chia làm 5 nhóm: Gia Đình, Nhà Trường, Xã Hội, Bạn Bè và Bản Thân.

- Quy định vị trí của từng nhóm.

Thảo luận:

Đặt câu hỏi cho tất cả học sinh trong lớp (Câu hỏi này phải mang tính gợi mở, nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ bản thân một cách tự nhiên)

- Học sinh viết câu trả lời trên những mẫu giấy đã phát.

- Thu lại các câu trả lời sau 3 phút; người điều khiển đọc nhanh, rõ đa số các câu trả lời; và dán các câu trả lời lên bảng theo từng nhóm màu khác nhau.

- Chọn tình huống điển hình (tình huống được nhiều học sinh đề cập)

- Tiếp tục đặt thêm câu hỏi để trả lời việc nên hay không nên trong tình huống cụ thể đó, giúp các học sinh bộc lộ ý kiến trong các môi trường khác nhau. Sau đó mời các nhóm trả lời trong phạm vi vai trò của mình.

Đóng kịch tình huống

- Mỗi nhóm học sinh, không phân biệt tên nhóm, cùng nghĩ ra một cốt truyện liên quan đến tình huống vừa thảo luận và đóng kịch trước cả lớp.

- Người điều khiển hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về nhân vật trong vở kịch, từ đó rút ra cách ứng xử nào là tốt - xấu.

Kết luận:

- Người điều khiển đưa ra những câu kết luận cho chủ đề vừa sinh hoạt.

- Người điều khiển dán những câu kết luận (đã được chuẩn bị sẵn) lên bảng.

- Chia tay: Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau.

SINH HOẠT VỚI CHỦ ĐỀ: TÔI LÀ AI?

“Những ưu điểm, nhược điểm, vai trò của tôi đối với Gia đình, Nhà trường, Bạn bè?”

Khởi động: Có thể khởi động bằng một trong các phương pháp khởi động nhóm đã

nêu. (Bắt bài hát, băng reo, trò chơi vui...)

Giới thiệu:

Người điều khiển: “Các em thân mến!

Trong buổi sinh hoạt hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khả năng tự nhận thức về bản thân mình, những ưu điểm, nhược điểm của mình để tự hoàn thiện; hiểu được những áp lực về mặt tâm lý từ gia đình, nhà trường, xã hội, và từ đó tìm ra những giải pháp hợp lý; giúp các em tạo được sự tự tin, có thói quen tốt, chủ động tránh xa các thói quen xấu trong quan hệ bạn bè và xã hội.

Để trả lời câu hỏi “Tôi là ai?” các em phải thật sự tin ở chính mình. Tại sao phải “Tin ở chính mình?”. Vì trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn mà không phải ai trong chúng ta cũng có đủ tự tin để đưa ra quyết định đúng. Chính vì lẽ đó mà ngay từ bay giờ, chúng ta hãy cùng rèn luyện sự tự tin vào bản thân mình”.

Trò chơi khởi động: Trò chơi “Alibaba đi tìm kho báu”

- Người điều khiển gợi lại câu chuyện “Alibaba và 40 tên cướp”, và Alibaba đã mở được kho báu bằng câu thần chú,”Vừng ơi, mở ra!”

- Chia lớp thành 2 đội A & B. Mỗi đội chọn ra 1 người đóng vai Alibaba. Yêu cầu Alibaba ra ngoài lớp, sau đó cả lớp cùng thống nhất chọn 1 vật làm kho báu. Người điều khiển giấu kho báu ở vị trí nào đó trong phạm vi lớp học. Alibaba của cả 2 đội sẽ đi tìm kho báu nhờ vào sự định hướng của đội mình thông qua tiếng vỗ tay (càng gần kho báu tiếng vỗ tay càng to và ngược lại, tiếng vỗ tay nhỏ dần khi Alibaba ở xa Kho báu).

- Đội thắng là đội tìm ra kho báu trong thời gian nhanh nhất. Để trò chơi hấp dẫn, 2 đội có thể vỗ tay, hò hét để làm nhiễu thông tin đối phương.

Phần thưởng cho đội thắng cuộc

Đánh giá trò chơi:

Người điều khiển: “Để đi tìm được kho báu, Alibaba cần phải tập trung sự phán đoán và quyết định hướng đi đúng - sai. Quả trình tư duy để phân tích này khá quan trọng cũng như khi ta trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”

Tất nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mình là ai và muốn gì? Vì vậy, việc trả lời câu hỏi này sẽ giúp chúng ta tự tin hơn, làm việc có mục đích rõ ràng hơn. Buổi sinh hoạt hôm nay chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này”

Người điều khiển dán tên chủ đề buổi sinh hoạt: “Tôi là ai? Ưu - nhược điểm, vai trò của tôi đối với gia đình, nhà trường và bạn bè?”.

Chia Nhóm:

Người điều khiển phát cho học sinh một mẫu giấy với 5 màu khác nhau.

Chơi trò chơi “Bão thổi” (3 lần) để nhóm các bạn có giấy cùng màu lại với nhau.

Đặt tên 5 nhóm: Gia đình, Nhà trường, Xã hội, Bạn bè và Bản thân

- Chơi trò chơi phạt các bạn không tìm được nhóm của mình (Hát và múa 1 bài, nhại tiếng kêu một loại nhạc cụ, ...)

Thảo luận:

Câu hỏi thảo luận: “Hãy viết vào giấy điều mà em tâm đắc nhất về bản thân mình”.

Ví dụ. Tôi là Vân. Tôi thích xem Ti vi. Tôi thường thức khuya nên hay dậy muộn và

đến lớp muộn. Tôi luôn nhường nhịn bạn bè và được mọi người quý mến.

- Người điều khiển yêu cầu tất cả học sinh ghi lại câu trả lời vào giấy màu được phát và thu các câu trả lời sau 3 phút.

- Người điều khiển đọc to hầu hết các câu trả lời và dán các câu trả lời lên bảng theo từng nhóm màu.

Chọn tình huống điển hình trong số những câu trả lời của học sinh và ghi tình huống đó lên bảng.

Ví dụ: Thảo luận một tình huống điển hình: “Tôi thích ăn mặc như ca sĩ, như thế mới tự tin”.

Câu hỏi. Là học sinh, theo em việc ăn mặc như ca sĩ có nên không?

Các nhóm thảo luận trong 5 phút. Người điều khiển mời nhóm Bản Thân trả lời câu hỏi. Tiếp theo đó, Người điều khiển mời các nhóm còn lại nêu ý kiến về tình huống cụ thể.

Ví dụ: hỏi nhóm Gia Đình, nếu là cha mẹ của bạn học sinh thích ăn mặc giống ca sĩ,

em sẽ có thái độ như thế nào?

Người điều khiển viết lên bảng 2 cột: “Nên và Không nên” theo ý kiến thảo luận của các nhóm học sinh.

Ghi chú cho Người điều khiển

Người điều khiển phải giải thích rõ vai trò của các thành viên trong từng nhóm

- Người điều khiển phải liên tục đưa ra các câu hỏi gợi mở liên quan đến tình huống điển hình được đưa ra thảo luận. (VD: Em hay mặc như thế nào? Nếu nhìn thấy một bạn trai đeo khuyên tai trong trường em thấy có đẹp không? Bạn ấy có tính nghệ sĩ không? Nếu em cho là không phù hợp, em hãy mô tả như thế nào là không đẹp (nhuộm tóc, đi dép lê…)

Đóng kịch tình huống.

Ví dụ: Vở kịch có nhân vật học sinh thích ăn mặc sành điệu (không theo nội quy nhà

trường: nữ không mặc áo lá, nam mang dép lê,…) đang tranh luận với đại diện nhóm Bạn Bè và nhóm Xã Hội về cách ăn mặc của mình.

Người điều khiển hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về các nhân vật trong vở kịch, từ đó rút ra cách ứng xử tốt – xấu.

Kết luận

Hãy là chính bạn và hiểu chính bạn!

Khắc phục điểm yếu của mình để tự hoàn thiện

Hãy phát huy ưu điểm của bạn và tự hào về điều đó!

- Người điều khiển dán các câu kết luận lên bảng

- Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau bằng cách:

“Hãy vẽ chân dung một người mà bạn mong muốn trở thành trong tương lai và giải thích tại sao bạn lại muốn được như thế.”

SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 2: “MỤC TIÊU CỦA TÔI?”

Mục tiêu của tôi trong tương lai? Làm thế nào để đạt được mục tiêu?

Khởi động: Có thể khởi động bằng một trong các phương pháp khởi động đã nêu. (Bắt bài hát, bằng reo, trò chơi vui…)

Người điều khiển: “Chào các em. Rất vui được gặp lại các em. Trong buổi sinh hoạt trước chúng ta đã cùng thảo luận chủ đề “Tôi là ai?”. Hôm nay, chúng ta lại sinh hoạt và tiếp tục thảo luận chủ đề mới.

Trước khi bắt đầu, Anh/Chị có vài nhận xét về phần bài tập của các em. Anh/Chị thấy rất bất ngờ về sự sáng tạo và óc tưởng tượng của các em thông qua các bức vẽ. Phần giải thích của các em rất hay và ý nghĩa, chứng tỏ các em đã dành thời gian để tạo ra tác phẩm này. Những nhân vật mà các em vẽ có nhiều đức tính rất đáng quý. Để thành công và được mọi người yêu quý như vậy chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều và phải có phương pháp thích hợp.

Trò chơi khởi động “Tự thiết kế danh thiếp”

Người điều khiển: “Trong Xã hội hiện nay, các em có thấy đa số những người đi làm công sở đều có danh thiếp phải không? Các em tưởng tượng và tự thiết kế cho mình một danh thiếp cho 20 năm sau, bao gồm: tên, chức vụ, bằng cấp, nghề nghiệp.

Ví dụ: Bây giờ Anh/Chị 21 tuổi, là sinh viên. Sau 20 năm, trên tấm danh thiếp của

anh, chị sẽ ghi tên mình, trình độ: tiến sĩ, chức vụ: Giám đốc hành chánh của tổ chức UNECEF, hỗ trợ các dự án về xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Người điều khiển phát cho mỗi học sinh một tờ giấy trắng và thu lại 5 phút sau đó.

- Người điều khiển thu lại các mẫu danh thiếp, đọc nhanh và phỏng vấn nhanh các danh thiếp trình bày đẹp, ý tưởng hay.

- Các em đã tự thiết kế cho mình một tấm danh thiếp, đó chính là mục tiêu dài hạn mà bạn mong muốn đạt được. Nhưng để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta phải cố gắng ngay từ bây giờ. Buổi sinh hoạt hôm nay với chủ đề “Mục tiêu của tôi” sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này

Chia nhóm:

Người điều khiển phát cho học sinh một mẩu giấy với 5 màu khác nhau.

Chơi trò chơi “Bão thổi” (3 lần) để nhóm các bạn có giấy cùng màu lại với nhau.

Đặt tên 5 nhóm: Gia đình, Nhà trường, Xã hội, Bạn bè và Bản thân.

Chơi trò chơi phạt các bạn không tìm được nhóm của mình

Thảo luận:

Câu hỏi: Mục tiêu trong năm học này của em là gì?

Ví dụ: Anh/Chị mong muốn trở thành một giám đốc Hành chính trong tương lai nhưng mục tiêu trong năm nay của Anh/Chị là tốt nghiệp đại học loại giỏi sẽ giúp Anh/Chị có cơ hội xin được học bổng để học bằng cấp cao hơn.

- Người điều khiển yêu cầu tất cả học sinh ghi lại câu trả lời vào giấy màu và thu lại các câu trả lời sau 3 phút.

Người điều khiển đọc to hầu hết các câu trả lời và dán các câu trả lời lên bảng theo từng nhóm màu.

Chọn tình huống điển hình từ các câu trả lời và ghi tình huống lên bảng.

Ví dụ tình huống điển hình:

Tôi muốn được danh hiệu Học sinh giỏi trong năm học này.

Câu hỏi: Làm thế nào để đạt học sinh giỏi?

Thảo luận nhóm trong 5 phút. Người điều khiển mời một nhóm lên trả lời câu hỏi trên. Thêm vào những câu hỏi gợi mở.

Ví dụ: Em đã là học sinh giỏi chưa? Có môn học nào em cần cố gắng hơn không? Cố gắng bằng cách nào?

Tiếp theo, Người điều khiển mời đại diện của các nhóm còn lại nêu ý kiến về tình huống cụ thể.

Ví dụ: Hỏi nhóm Gia đình, là cha mẹ, nếu biết con mình muốn đạt học sinh giỏi thì em sẽ khuyên con mình nên và không nên làm gì?

Người điều khiển ghi lại Nên và Không nên do học sinh nêu ra.

Ghi chú cho Người điều khiển

- Người điều khiển phải giải thích rõ vai trò của thành viên thuộc từng nhóm.

- Các câu hỏi mở (Ví dụ: Mục tiêu của em là gì? Tại sao cần phải đạt được mục tiêu đó? Em có tin rằng mình sẽ đạt được mục tiêu đề ra hay không? Em có luôn phấn đấu để đạt được mục tiêu không?...)

Đóng kịch tình huống:

Ví dụ: Một bạn đang đặt mục tiêu cho mình là học tập tốt, hoặc tăng – giảm cân, hoặc muốn học bơi… nhưng cha mẹ hoặc bạn bè hoặc hàng xóm cứ rủ làm việc khác. Các em sẽ thuyết phục nhau như thế nào?

Người điều khiển hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về các nhân vật trong vở kịch, từ đó rút ra cách ứng xử tốt – xấu.

Kết luận:

Người điều khiển đưa ra những câu kết luận cho chủ đề buổi sinh hoạt.

Hãy đặt ra mục tiêu cho mình và lên kế hoạch thực hiện!

Luôn tự nhận xét mình để thấy mình có đang tiến gần đến mục tiêu mà mình đặt ra hay không?

- Sau đó dán các câu kết luận lên bảng.

- Sinh hoạt chia tay bằng những bài hát ngắn, vui và dặn dò các em chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau bằng cách:

“Hãy làm một chiếc diều và viết những ước mơ của bạn lên đó”.

CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG ÁP LỰC XUNG QUANH TÔI?

Áp lực từ bản thân,việc học tập,...

Giới thiệu:

Đánh giá bài tập về nhà

Giới thiệu chủ đề sinh hoạt hôm nay.

Trò chơi khởi động.

Trò chơi “Thầy bói mù vẽ voi”

Một phần của tài liệu Kỹ năng tổ chức sinh hoạt nhóm trong trường phổ thông (Trang 25 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)